NHỮNG BỆNH NHIỄM KHUẨN THÔNG THƯỜNG TRẺ EM
lượt xem 6
download
1/ CÁCH TRUYỀN BỆNH CỦA VIRUS BỆNH SỞI? Bằng tiếp xúc trực tiếp với các giọt nhỏ gây nhiễm hoặc bằng sự phát tán bằng đường không khí. 2/ THỜI GIAN Ủ BỆNH CỦA BỆNH SỞI? Từ lúc tiếp xúc đến lúc phát khởi triệu chứng là 8 đến 12 ngày. Từ lúc tiếp xúc đến khi phát ban là 14 ngày.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG BỆNH NHIỄM KHUẨN THÔNG THƯỜNG TRẺ EM
- NHỮNG BỆNH NHIỄM KHUẨN THÔNG THƯỜNG TRẺ EM 1/ CÁCH TRUY ỀN BỆNH CỦA VIRUS BỆNH SỞI? Bằng tiếp xúc trực tiếp với các giọt nhỏ gây nhiễm hoặc bằng sự phát tán bằng đường không khí. 2/ THỜI GIAN Ủ BỆNH CỦA BỆNH SỞI? Từ lúc tiếp xúc đến lúc phát khởi triệu chứng là 8 đ ến 12 ngày. Từ lúc tiếp xúc đến khi phát ban là 14 ngày. 3/ KHI NÀO THÌ CÁC BỆNH NHÂN SỞI GÂY LÂY NHIỄM? Các bệnh nhân gây lây nhiễm 1 đến 2 ngày trước khi có triệu chứng. Chúng cũng gây lây nhiễm trong 3 đến 5 ngày trước khi phát ban, cho đến 4 ngày sau khi ban xuất hiện. 4/ LIỆT KÊ NH ỮNG TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU CHỨNG CHÍNH NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN BỊ SỞI? Sốt cao Viêm kết mạc
- Sợ ánh sáng Sổ mũi Ho Ban sởi Các đốm Koplik (Koplik's spots) 5/ CÁC ĐỐM KOPLIK LÀ GÌ VÀ KHI NÀO CHÚNG XUẤT HIỆN? Các đốm Koplik (Koplik’s spots) là các đốm màu trắng-xanh nhạt, 1-3 mm, nằm trên một bề mặt sáng đỏ, xuất hiện trước hết trên niêm mạc miệng, đối diện với các răng hàm dưới. Các nốt này là nội ban (enanthem) đặc hiệu của bệnh sởi. Chúng xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi nhiễm bệnh (trong vòng 48 giờ sau khi phát khởi triệu chứng). Chúng thường hiện diện khi bắt đầu phát ban. Các đốm lan ra trên niêm mạc miệng và môi và biến mất vào ngày thứ hai sau khi phát ban. 6/ MÔ TẢ BAN ĐIỂN H ÌNH CỦA BỆNH SỞI Một ban dát-sần (maculopapular), đỏ và riêng biệt, trước hết xuất hiện ở trán, trở nên hợp lại khi lan xuống thân mình, và xuống đến chân vào ngày thứ ba của bệnh. Sau đó, ban phai màu cũng từ đầu đến chân như lúc xuất hiện. Ban sởi xuất hiện vào ngày thứ 14 sau khi nhiễm bệnh. 7/ KỂ HAI BIẾN CHỨNG THÔNG THƯỜNG CỦA BỆNH SỞI Nhiễm trùng tai giữa và viêm phế quản phổi
- viêm tai giữa là biến chứng thông thường nhất của sởi viêm phổi và viêm não, do bội nhiễm vi khuẩn, là những biến chứng hiếm xảy ra của sởi. các trẻ b ị sởi thường cần nhập viện là vì viêm phổi o viêm não và các di chứng thần kinh có thể xảy ra o 8/ VIÊM TOÀN NÃO XƠ CỨNG BÁN CẤP (SUBACUTE SCLEROSING PANENCEPHALITIS) LÀ GÌ? Viêm toàn não xơ cứng bán cấp là một bệnh thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, hiếm gặp, gây nên bởi một nhiễm trùng sởi tiềm tàng, xảy ra khoảng 10 năm sau bệnh sởi nguyên phát. Bệnh nhân bị thoái hóa dần dần trí thông minh và hành vi và có những cơn co giật. Bệnh này không lây nhiễm. 9/ TẠI SAO CẦN MỘT LIỀU TIÊM CHỦNG SỞI THỨ HAI? Có 5% trường hợp chủng ngừa thất bại sau liều tiêm chủng sởi đầu tiên, ngay cả khi được cho sau tuổi 12 tháng. Sau hai liều tiêm chủng, thất bại ít thường xảy ra. Vaccin được sử dụng hiện nay là một vaccin được chế tạo từ virus sống đã được làm giảm độc lực (attenuated live virus vaccine). Sốt xuất hiện nơi 5-15% các trẻ em, 5-6 ngày sau khi được tiêm chủng nhưng hiếm khi hiện diện vào ngày đầu sau khi chủng. Tuổi tiêm chủng được khuyến nghị hiện nay là 12 đến 15 tháng, với một liều thứ hai sau 5 tuổi hoặc ở lứa tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi) hoặc ở lứa tuổi tiểu học (11-12 tuổi)
- 10/ MÔ TẢ NGOẠI BAN (EXANTHEM) ĐƯỢC THẦY TRONG BỆNH BAN ĐÀO (RUBELLA) Nhiều ban dát-sần (maculopapules), màu hồng và riêng rẽ, trước hết xuất hiện ở mặt và, cũng như trong b ệnh sởi, lan xuống thân và các chi. Ban trên mặt phai dần vào ngày thứ hai, và ban ở thân trở nên kết hợp lại. Vào ngày thứ ba, ban biến mất, điều này giải thích tại sao bệnh ban đào (rubella hay German measles) cũng còn được gọi là bệnh sởi 3 ngày (3-day measles). Ban thường chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và có thể liên kết với một nội ban (enanthem) gồm các đốm đỏ trên vòm miệng mềm (Forschheimer spots). 11/ CÁC ĐỐM FORSCHHEIMER LÀ GÌ? Là các chấm dát đỏ, ở vòm miệng mềm (soft palate), được thấy trong giai đoạn đầu của bệnh ban đào. Tuy nhiên, trái với các đốm Koplik, chúng không phải là dấu chứng đặc hiệu của bệnh ban đào. 12/ THỜI KỲ Ủ BỆNH CỦA BỆNH QUAI BỊ? 16 đến 18 ngày 13/ KHI NÀO THÌ BỆNH NHÂN QUAI BỊ ĐƯỢC XEM LÀ GÂY NHIỄM? 1 đến 2 ngày (đến 7 ngày) trước khi b ắt đầu sưng tuyến mang tai. Bệnh
- nhân không còn gây nhiễm nữa 7 đến 9 ngày sau khởi đầu sưng tuyến mang tai 14/ K Ể CÁC BIẾN CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH QUAI BỊ? viêm não -màng não: xảy ra trong 0,5% các trường hợp, thường xảy ra ở nam giới hơn là nữ giới và với tỷ lệ mắc bệnh hơi cao hơn sau tuổi thiếu niên. Điếc ho àn toàn, thường một b ên có thể là do thương tổn thần kinh. viêm tinh hoàn : tỷ lệ mắc phải viêm tinh hoàn có thể cao đến 20% nơi các thiếu niên nam sau tuổi dậy thì, nhưng hiếm khi xảy ra cả hai bên ; vì vậy nguy cơ bị vô sinh thấp. vô sinh (hiếm) viêm khớp, thương tổn thận, viêm tuyến giáp, viêm vú, và rối loạn thính giác. vaccin chống bệnh quai bị được sử dụng hiện nay, là virus sống được làm giảm độc lực, và thường đ ược kết hợp với các vaccin chống bệnh sởi và bệnh ban đào. 15/ MỘT SINH VIÊN Y KHOA BÁO CÁO VỚI ANH RẰNG MỘT ĐỨA BÉ 3 TUỔI, SỐT, DƯỜNG NH Ư BỊ MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ TÁT VÀO HAI MÁ.ANH SẼ NGHĨ ĐẾN BỆNH NHIỄM KHUẨN G Ì? Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectiosum), hay còn được gọi là bệnh thứ 5 (fifth disease), là biểu hiện thông thường nhất của nhiễm trùng bởi parvovirus B 19. Nhiễm trùng này liên kết với một ban, đặc trưng bởi hai má đỏ đậm (hình dáng má bị tát : slapped-cheeked appearance) với vẻ tái nhợt quanh miệng (circumoral pallor).Trên thân và các chi nổi ban dát-
- sần (maculopapular rash), với hình dạng như ren và mắc lưới (a lace-like or reticular appearance) 16/ NÓI RÕ TÁC NHÂN GÂY BỆNH CỦA BAN ĐỎ NHIỄM KHUẨN (ERYTHEMA INFECTIOSUM)? Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectiosum) còn được gọi là mégalérythème épidémiologique hay bệnh thứ 5 (fifth disease). Virus gây bệnh là Human parvovirus B 19 17/ K Ể CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG CHẨN ĐOÁN BAN ĐỎ NHIỄM KHU ẨN? Tuổi: 4 đến 10 tuổi Thời gian tiềm phục: 6 đến 15 ngày Sốt nhẹ + ban đỏ dát-sần, trước hết ở mặt, với vẻ mặt bị tát (aspect souffleté) ban dát ở gốc các chi có dạng vẻ mắc lưới (aspect réticulé) bệnh lành ngẫu nhiên trong 6 đến 10 ngày 18/ MÔ TẢ BAN ĐẶC TRƯNG TRONG BAN ĐỎ NHIỄM KHUẨN Hai tai đỏ và một ban dát-sần (maculopapular rash) trên hai má kết hợp lại tạo nên hình dạng má bị tát (slapped-cheek appearance) là những dấu chứng khởi đầu của bệnh. Sau đó, ban lan xuống các chi với hình ren hay mắc lưới (lace-like or reticular appearance), được tạo nên khi vùng trung tâm của ban kết hợp trở nên sáng ra.
- 19/ BỆNH NHÂN VỚI BAN ĐỎ NHIỄM KHUẨN CẦN PHẢI CÁCH LY TRONG BAO LÂU? Bệnh nhiễm trùng này được gây nên bởi parvovirus. Đối với hầu hết các bệnh nhân với bệnh cảnh điển hình của má bị tát (slapped cheek) và một ban hình ren (lace-like rash) trên các cánh tay và cẳng chân, thì không cần đến biện pháp cách ly vào lúc chẩn đoán.Vào lúc ban trở nên rõ rệt trên phương diện lâm sàng, những bệnh nhân này không còn có thể gây nhiễm. Ban thường biến mất trong 3 đến 5 ngày sau khi khởi phát. 20/ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BAN ĐỎ NHIỄM KHUẨN? érythroblastopénie phù toàn thân thai-nhau (anasarque foeto-placentaire) trong thời kỳ thai nghén : nhiễm trùng bởi parvovirus trong thời kỳ thai nghén có thể đ ưa đ ến thai chết hay bất sản hồng cầu (red blood cell aplasia) với phù thai nhau (hydrops foetalis). 21/ N ẾU MẸ BỊ NHIỄM BỞI PARVOVIRUS B19 TRONG THAI KỲ, NGUY CƠ GÌ X ẢY RA VỚI THAI NHI? Tỷ lệ mất thai là 2-10% và cao nhất khi nhiễm trùng mẹ xảy ra trong nửa đầu của thai kỳ. Mất thai xảy ra là hậu quả của phù thai (hydrops) do thiếu máu gây nên bởi parvovirus. Nồng độ alpha-foetoprotein tăng cao trong máu của người mẹ có thể là một chỉ dấu của tiên lượng xấu. Các dấu chứng nhiễm trùng bởi parvovirus ở người lớn không đặc biệt lắm nhưng có thể gồm có sốt, một ban dát-sần hay hình ren, và đau khớp 22/ ĐIỀU TRỊ BAN ĐỎ NHIỄM KHUẨN
- điều trị thuần triệu chứng cách xa các phụ nữ có thai 23/ BỆNH CẢNH LÀM SÀNG CỔ ĐIỂN CỦA BAN ĐỎ ĐỘT NGỘT (ERYTHEMA SUBITUM)? Ban đỏ đột ngột (erythema subitum) còn gọi là roseola infantum Trường hợp điển hình, một đứa bé từ 6 tháng đến 2 tuổi (lớn nhất là 4 tuổi) có bệnh sử sốt cao 3 ngày với các triệu chứng nhẹ, hoặc không có triệu chứng nào. Sau 3 ngày, sốt hạ đột ngột, sau đó xuất hiện một ban đỏ dạng sởi với những dát hồng và riêng rẽ. Ban bắt đầu ở thân và sau đó lan nhanh chóng đến các chi, cổ và mặt. Vào lúc đó thì ban làm bố mẹ lo lắng hơn là bệnh nhân. 24/ NÓI RÕ TÁC NHÂN GÂY BỆNH CỦA BAN ĐỎ ĐỘT NGỘT Human herpesvirus-6 Ban đỏ đột ngột là một bệnh sốt cấp tính, gây bệnh chủ yếu nơi các trẻ nhỏ tuổi từ 6 đến 36 tháng. Hiện nay, người ta nghĩ rằng hầu hết các trường hợp đ ược gây nên bởi human herpes virus 6, một virus DNA thuộc họ Herpesviridae. 25/ THỜI GIAN Ủ BỆNH CỦA BỆNH THỦY ĐẬU 10 đến 20 ngày 26/ KHI NÀO THÌ BỆNH THỦY ĐẬU GÂY LÂY NHIỄM?
- Từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban, cho đến khi không có các thương tổn mới (thường là 7 đến 10 ngày sau khi phát ban). Các thương tổn không cần phải biến mất hoàn toàn mới không còn lây nhiễm nữa, nhưng phải đóng vảy và khô 27/ K Ể CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU? Bội nhiễm tụ cầu khuẩn vàng (staphylocoque doré) Bệnh phổi do thủy đậu (pneumopathie varicelleuse) vào ngày thứ 3-4 của phát ban biến chứng thần kinh : co giật do tăng nhiệt, thất điều cấp tính tiểu não (acute cerebellar ataxia), hộp chứng Rye, viêm não-màng não ban xuất huyết đột ngột (purpura fulminans), đông máu rải rác trong lòng mạch (CIVD), ban xuất huyết giảm tiểu cầu (purpura thrombopénique) viêm thanh quản, viêm giác kết mạc biến chứng nội tạng : viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm gan, viêm khớp. 28/ THẤT ĐIỀU CẤP TÍNH TIỂU NÃO THƯỜNG ĐƯỢC GÁN CHO BỆNH SIÊU VI TRÙNG NÀO? Bệnh thủy đậu. Trong trường hợp điển hinh, thất điều cấp tính tiểu não xảy ra trong vòng mười ngày sau khi bị bệnh do siêu vi trùng. Thất điều (ataxia) có khởi đầu cấp tính. Có thể có nhãn chấn (nystagmus) và nói lắp (slurred speech), nhưng hầu hết trẻ em đều bình thường. Trong trường hợp điển hình, sự phục hồi cần vài tuần, và có thể có những di chứng thần kinh.
- 29/ MỘT ĐỨA TRẺ BỊ BỆNH THUỶ ĐẬU VỚI CÁC BAN THỦY ĐẬU, SỐT CAO, VÀ VẺ MẶT NHIỄM ĐỘC. ANH NÊN NGH Ĩ ĐẾN BIẾN CHỨNG GÌ? Khám kỹ đứa trẻ để tìm bằng chứng của nhiễm trùng thứ phát do S.aureus và S.pyogenes (nhóm A). Nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn là nguyên thân thông thường nhất gây bệnh nặng nơi các trẻ bị thủy đậu. Các đặc điểm lâm sàng gồm có sốt cao, vẻ mặt nhiễm độc, và một thương tổn thủy đậu trở nên đỏ, ấm, và đau đ ớn. Bội nhiễm với streptococcus nhóm A có thể tiến triển đến hoại tử tổ chức mềm, viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis), và nhiễm trùng máu (sepsis). 30/ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU KHÔNG BIẾN CHỨNG NƠI TRẺ EM? Điều trị triệu chứng Sát trùng da : sau khi tắm xong, các thương tổn có thể được thấm bằng chlorhexidine aqueuse ( Hibitane, Mefren). Không nên dùng éosine nữa bởi vì éosine làm nhạy cảm với ánh sáng và gây dị ứng . Kháng sinh nếu có impétignation Nếu ngứa : antihistaminiques (diphenhydramine) Cắt các móng tay nơi trẻ em Paracétamol (hay acetaminophen) nếu sốt: paracétamol 15mg/kg, 4 lần mỗi ngày. Salicylates bị chống chị định trong bệnh thủy đậu bởi vì liên kết với hội chứng Rye. 31/ NHỮNG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ CHỐNG VIRUS BẰNG
- ACICLOVIR TĨNH MẠCH TRONG TRƯỜNG HỢP BỆNH THỦY ĐẬU? suy giảm miễn dịch (immunodépression) : mặc dầu không cần thiết đối với các trẻ khỏe mạnh, varicella-zoster immune globulin và acyclovir có thể cần đối với các trẻ bị suy giảm miễn dịch. Những trẻ với hệ thống miễn dịch bị suy yếu, đặc biệt có nguy cơ b ị bệnh thủy đậu thể nặng. trẻ sơ sinh: thương tổn có triệu chứng, mẹ bị ban thủy đậu từ 5 ngày trước đến 2 ngày sau khi sinh phụ nữ có thai nếu nổi ban thủy đậu 8 đến 10 ngày trước khí sinh. Bệnh thủy đậu trong tam cá nguyệt đầu hoặc trong giai đoạn sớm của tam cá nguyệt thứ hai có thể gây nên b ệnh phôi (embryopathie) nếu mẹ không được miễn dịch các thể có biến chứng nhũ nhi dưới 1 năm trẻ sơ sinh: 20mg/kg/8 giờ nhũ nhi: 500mg/ m2/ 8 giờ trong 8 đến 10 ngày. 32/ NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CẦN PHẢI THỰC HIỆN TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ THỦY ĐẬU? nghỉ học cách ly các bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị thủy đậu vaccin vivant atténué: trẻ không có tiền sử nhiễm trùng b ởi VZV, bị bệnh máu ác tính hay ung thư cơ quan đặc. Tiêm chủng được thực hiện cách xa với thời gian hoá học trị liệu. Các thành viên
- trong gia đình và nhân viên điều dưỡng tiếp xúc với trẻ suy giảm miễn dịch cần được tiêm chủng. Phòng ngừa sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị thuỷ đậu : Varicella- zoster immune globulin (VZIG) được khuyến nghị đối cới các trẻ bị suy giảm miễn dịch, các phụ nữ có thai, và các trẻ sơ sinh tiếp xúc với mẹ bị thuỷ đậu. 33/ NÓI RÕ CÁCH TRUYỀN BỆNH VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (infectious mononucleosis), được truyền do tiếp xúc trực tiếp và kéo dài với các chất tiết khẩu hầu. Bệnh được gây nên bởi Epstein-Barr virus. 34/ LIỆT KÊ CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN bệnh có thể khởi đầu âm ỉ và thường kéo d ài vài tuần đến vài tháng sốt kéo dài một đến hai tuần viêm hạch bạch huyết ( lymphadenopathy) : thường không đau, da trên hạch không đỏ, thường ở hai bên cổ, với các hạch ở vùng trên ròng rọc (epitrochlear) của khuỷu tay, làm gợi ý bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.. viêm amiđan và hầu (tonsillopharyngitis): thường có chất xuất tiết, cần cấy họng to lách và to gan
- 35/ Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN BỊ BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN, KHÁNG SINH NÀO KHI CHO SẼ LÀM PHÁT BAN? Ampicillin, với một cơ chế tác dụng không được rõ, có thể gây phát ban nơi các bệnh nhân với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Khi điều trị viêm amiđan do chuỗi cầu trùng (streptococcal tonsillitis) nơi bệnh nhân với tăng bạch cầu đơn nhân, hãy sử dụng erythromycin thay vì ampicillin. Hầu như tất cả các bệnh nhân được điều trị với ampicillin đều phát triển một ban dát-sần đỏ. 36/ MỘT THIẾU NIÊN 15 TUỔI ĐẾN PHÒNG CẤP CỨU VỚI SỐT, VIÊM HỌNG XUẤT TIẾT, VIÊM HẠCH, VÀ TO LÁCH. ANH NGHĨ ĐẾN BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN. CẨN LÀM NH ỮNG XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ CHẨN ĐOÁN? Xét nghiệm đếm hồng cầu bạch cầu và trắc nghiệm kháng thể dị ái (heterophile antibody test). Đôi khi có thể thấy thiếu máu, giảm bạch cầu, và giảm tiểu cầu. Một gia tăng số bạch cầu lympho không điển hình ( >10%) là một dấu chứng đặc trưng của bệnh.Trắc nghiệm kháng thể dị ái (heterophile antibody test : Monospot test) là đặc hiệu đối với EBV.Tính nhạy cảm của trắc nghiệm này kém nơi các trẻ nhỏ (
- tăng lympho bào (lymphocytosis) hơn 50% và tăng lympho bào không điển hình 10% , là những dấu chứng điển hình của bệnh, mặc dầu tỷ lệ các lympho bào không điển hình nơi các trẻ nhỏ có thể thấp hơn so với người lớn. 38/ CÁC KHÁNG THỂ DỊ ÁI LÀ GÌ? Các kháng thể dị ái (heterophil antibodies) là các kháng thể IgM huyết thanh, với khả năng làm ngưng kết các hồng cầu ngựa (tốt hơn là cừu bò). Một nồng độ kháng thể dị ái trên 40 với một bệnh sử lâm sàng điển hình của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, là những yếu tố chẩn đoán. Các kháng thể dị ái dương tính trong 90% các trường hợp tăng bạch cầu đ ơn nhân, với ít các kết quả dương tính giả. Ở trẻ em nhỏ tuổi, cần xét nghiệm huyết thanh virus Epstein-Barr. 39/ MONOSPOT TEST LÀ GÌ? trắc nghiệm này được sử dụng để phát hiện các kháng thể dị ái huyết thanh trong bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.Trắc nghiệm dương tính nơi 70% các bệnh nhân trong tuần lễ đầu của bệnh và nơi 85% đến 90% các bệnh nhân trong tuần lễ thứ ba. Ở các trẻ d ưới 4 tuổi, xét nghiệm này có thể âm tính bởi vì nồng độ thấp của các kháng thể dị ái có thể phát hiện. Xét nghiệm huyết thanh virus Epstein-Barr, nhạy cảm hơn, nên được sử dụng trong nhóm tuổi này.
- đặc biệt là ở các trẻ em nhỏ tuổi, Monospot test hay kháng thể dị ái (heterophile) vẫn âm tính suốt trong thời kỳ bị bệnh, nhưng có nồng độ kháng thể chống Epstein-Barr virus đang hoặc đ ã tăng cao. 40/ MÔ TẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN KHÔNG BIẾN CHỨNG? trị liệu hổ trợ và nghỉ ngơi là trụ cột của điều trị điều trị giảm đau đối với đau họng, đau đầu và đau cổ. cho dịch bằng đường miệng để ngăn ngừa mất nước do đau lúc nuốt giảm hoạt động bình thường : bệnh nhân nên được cho những chỉ thị đặc biệt về việc hạn chế hoạt động, thay đổi tùy theo m ức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng dung nạp của bệnh nhân. nếu lách lớn, cần tránh thể thao va chạm cho đến khi dấu chứng này biến mất. Nếu một trẻ tham dự môn thể thao va chạm hay bị một chấn thương ở vùng hạ sườn trái, lách có thể bị vỡ. 41/ TÓM TẮT CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN? Hô hấp: nghẽn đường hô hấp giảm tiểu cầu(thrombocytopenia) Huyết học: thiếu máu tan huyết (hemolytic anemia) giảm bạch cầu hạt (granulocytopenia)
- viêm não, viêm màng não lympho thất điều tiểu não (cerebellar ataxia) Thần kinh: hội chứng Guillain-Barré viêm tủy ngang (transverse myelitis) liệt Bell viêm dây thần kinh thị giác viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim Tim: vỡ lách Cơ quan khác: viêm mạch màng nho (uveitis), viêm giác mạc bệnh mãn tính viêm amiđan, áp xe quanh amiđan Nhiễm trùng: viêm xoang viêm phổi 42/ VAI TRÒ CỦA CORTICOSTEROIDS TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN? Việc sử dụng steroids trong tắc nghẽn đường hô hấp trên có thể làm giảm nhu cầu cần đến những thủ thuật hung hãn hơn. Steroids làm giảm phù nề và sự tăng sản tổ chức lympho trong vùng tỵ hầu. Thường có sự cải thiện trong 6 đến 24 giờ sau khi cho steroids bằng đường tĩnh mạch. Steroids cũng có thể hữu ích đối với các biến chứng thần kinh, huyết, và tim. Corticosteroids đã không đ ược chứng tỏ là làm giảm chứng to lách hay
- nguy cơ vỡ lách. Dexamethasone có thể được cho bằng đường tĩnh mạch nếu bệnh nhân không thể uống thuốc. Liều lượng tấn công khởi đầu là 1 mg/kg/ngày (tối đa 10 ngày), theo sau là một liều 5mg/kg, mỗi 6 giờ. Sau đó bệnh nhân có thể chuyển qua thuốc uống khi dung nạp được: prednisone, 2mg/kg/ngày (liều tối đa, 60 đến 80 mg/ngày), chia ra mỗi 6 đến 12 giờ, trong 5 đến 7 ngày. 43/ CÁC THU ỐC CHỐNG ĐAU NÀO NÊN ĐƯỢC CHO TRONG BỆNH TĂNG BẠCH CẦU ĐƠN NHÂN NHIỄM KHUẨN? Acetamiophen và Ibuprofen 44/ TRONG THỜI GIAN BAO LÂU BỆNH NHÂN CẦN LO NGẠI NGUY CƠ VỠ LÁCH? Vỡ lách thường xảy ra trong tuần lễ thứ hai hoặc thứ ba của bệnh. Bệnh nhân phải tránh môn thể thao va chạm trong lúc to lách. Khám theo dõi để xác định xem khi nào mới an toàn để chơi thể thao va chạm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh lao phổi
9 p | 536 | 67
-
CÁCH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN LISTERIA
3 p | 243 | 43
-
CÁC VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
17 p | 180 | 27
-
NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU (Kỳ 1)
6 p | 161 | 27
-
NHIỄM KHUẨN DO PSEUDOMONAS
12 p | 172 | 23
-
BỆNH ZONA (Herpes Zoster, shingles, zoster) (Kỳ 1)
5 p | 190 | 22
-
Phòng 7 bệnh thường gặp ở nhi khoa
8 p | 151 | 18
-
Chế độ dinh dưỡng khi cơ thể nhiễm khuẩn
5 p | 160 | 17
-
Vi khuẩn gây đau lưng?
5 p | 118 | 11
-
Bệnh phong có đáng sợ?
5 p | 147 | 11
-
NHỮNG BỆNH NHIỄM KHUẨN THÔNG THƯỜNG TRẺ EM - Phần 2
13 p | 55 | 7
-
Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vì sao?
5 p | 96 | 7
-
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN GAN - Thói quen của người Việt Nam
9 p | 152 | 7
-
Cục ATVSTP cảnh báo nhiễm khuẩn listeria từ thực phẩm
5 p | 72 | 6
-
Sữa chua làm giảm các bệnh nhiễm trùng ở trẻ
3 p | 71 | 5
-
NHỮNG BỆNH NHIỄM KHUẨN THÔNG THƯỜNG TRẺ EM - Phần 1
11 p | 66 | 5
-
Nhiễm trùng da mùa hè: Bệnh thông thường nhưng có thể nguy hiểm
5 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn