CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN GAN - Thói quen của người Việt Nam
lượt xem 7
download
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN GAN Thói quen của người Việt Nam ta hay ăn rau cải sống , gỏi cá sống , hải sản , thịt tái……..thịt chó ,….những món ăn thật ngon ….nhưng đâu biết rằng đó là nguồn mang ký sinh trùng :giun , sán ….sán chó , sán lá gan …gây nên những bệnh gan nguy hiểm mà việc điều trị đôi khi không phải dễ dàng…. Nhiểm trùng do vi khuẩn tiên phát ở gan thường hiếm. Tuy nhiên một số nhiễm trùng toàn thân có thể gây thay đổi kết quả chức năng gan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN GAN - Thói quen của người Việt Nam
- CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG LIÊN QUAN ĐẾN GAN Thói quen của người Việt Nam ta hay ăn rau cải sống , gỏi cá sống , hải sản , thịt tái……..thịt chó ,….những món ăn thật ngon ….nhưng đâu biết rằng đó là nguồn mang ký sinh trùng :giun , sán ….sán chó , sán lá gan …gây nên những bệnh gan nguy hiểm mà việc điều trị đôi khi không phải dễ dàng…. Nhiểm trùng do vi khuẩn tiên phát ở gan thường hiếm. Tuy nhiên một số nhiễm trùng toàn thân có thể gây thay đổi kết quả chức năng gan từ mức độ nhẹ đến vàng da thực sự, hiếm khi có suy gan Nhiều loại xoắn khuẩn, ký sinh trùng đơn bào, giun sán, nấm có thể gây bệnh liên quan đến gan. Nhiễm xoắn khuẩn capillariasis, giun chó , giun lươn làm tăng đáp ứng viêm và xơ hóa góp phần vào các biểu hiện ở gan. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét và Leishmaniasis dẫn đến bệnh trước hết bằng cách phá hủy hệ thống võng nội mô. Nhiễm sán lá gan và giun đũa gây viêm đường mật và phì đại túi mật, sán lá gan thường kèm với ung thư đường mật. Echinococcosis (một giống sán dây ký sinh nhỏ) gây bệnh đường mật rất quan trọng, cần chẩn đóan phân biệt với bệnh nang gan.
- I.BỆNH GAN DO VI TRÙNG Những bệnh này có thể ảnh hưởng gan trực tiếp, thường biểu hiện trên lâm sàng bởi tình trạng viêm gan cấp 1.Legionella pneumophila Viêm phổi là triệu chứng lâm sàng nổi bật, các xét ghiệm về chức năng gan thường xuyên thay đối, thường không kèm vàng da Xét nghiệm Tế bào gan không đặc hiệu Điều trị bằng fluoroquinolone hoặc azithromycin 2.Staphylococcus aureus ( hội chứng shock nhiễm độc) Bệnh đa cơ quan gây bởi độc tố gây shock nhiểm độc staphylococcal ( TSST-1) với tỉ lệ tử vong 8%.
- Các dấu hiệu điển hình bao gồm sốt, nổi ban, nôn ói, tiêu chảy, hạ huyết áp và tiến triển nhanh suy đa cơ quan. Luôn luôn có biểu hiện ở gan với các triệu chứng vàng da, men gan tăng cao. Biểu hiện mô học có: nhiễm mở, hoại tử, ứ mật… Chẩn đoán xác định bởi cấy + S.aureus từ dịch máu Điều trị với nafcillin hoặc vancomycin 3.Clostridium perfringens đi kèm với hoại tử cơ hay hoại thư khi, thường đi kèm nhiễm trùng yếm khí hổn hợp. Bệnh tiến triển nhanh với đau vết thương tại chỗ, đau bụng, tiêu chảy. Vàng da xảy ra ở 20% bệnh nhân, tăng bilirubin gián tiếp Điều trị thường là phẩu thuật phối hợp Penicillin và clindamycin hoặc doxycycline 4.Listeria monocytogenes Bệnh đặc trưng bởi hội chứng viêm não-màng não và viêm phổi, hiếm liên quan gan hay nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh hoặc bệnh nhân với bệnh gan mãn tính tiềm ẩn thường bị nhiễm Men gan đặc biệt cao, kèm các biến đổi tế bào gan. Điều trị với ampicillin hoặc vài trường hợp với trimethoprim- sulfamethoxazole 5.Neisseiria gonorrhea Phân nửa bệnh nhân với nhiễm trùng gonococcal lan tỏa có các xét nghiệm gan bất thường, chủ yếu phosphatase alkaline và men AST tăng cao. Vàng da ít gặp.
- Perihepatitis ( hội chứng Fitz-Hugh-Curtis) là biến chứng thường gặp của nhiễm trùng gonococcal, đặc biệt ở phụ nữ Chẩn đoán bằng cấy + N. Gonorrhea ở âm đạo Điều trị bằng Cephalosporin thế hệ 3 6.Burkholderia pseudomallei (melioidsis) bệnh do B. pseudomallei là một loại vi khuẩn gram -, gặp nhiều ở vùng Đông Nam Á và An độ . Lâm sàng thay đổi từ nhiễm trùng không triệu chứng đến nhiễm trùng huyết cấp tính. Thể bệnh nặng liên quan đến phổi, dạ dày ruột, gan to, biến đổi mô học gao gồm thấm nhiễm, đa áp – xe lớn, nhỏ, hoại tử. Điều trị bằng kháng sinh beta-lactam 10-14 ngày, sau đó duy trì bằng đưòng uống theo liệu trình 20 tuần. 7.Shigella và Samonella * Viêm gan ứ mật có thể góp phần vào nhiễm trùng đường ruột do các chủng Shigella. Các biến đổi mô học ở gan bao gồm: thấm nhiễm tế bào đa nhân ở cửa gan và xung quanh, hoại tử và ứ mật. *Salmonella Typhi gây sốt kiểu thương hàn, thường liên quan đến gan với: viêm gan cấp tính, sốt, gan to nhẹ vừa, viêm đường mật, viêm túi mật , abces gan có thể xảy ra làm bệnh gan thêm trầm trọng. * Bilirubin tăng nhẹ đến trung bình ( 16% các trường hợp), men gan tăng trong 60% các trường hợp * các bất thường ở gan dường như không ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh và thường thoái lui sau 2-3tuần điều trị với quinolone, cephalosporin thế hệ 3 hoặc ampi
- 8.Yersinia enterocolitica Thường biểu hiện bởi viêm hồi đại tràng ở trẻ em, viêm hồi tràng đoạn cuối hay viêm hạch mạc treo ở người lớn. Bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến gan thường có kèm các bệnh toàn thân khác như: xơ gan, xơ gan, nhiễm sắc ở các mô Thể nhiễm trùng huyết bán cấp thường giống như thương hàn hay sốt rét. Đa ổ abces lan tỏa có ở gan, lách. Tỉ lệ tử vong khoảng 50% Điều trị với fluoroquinolone 9.Coxiella burnetii ( Q fever) * Bệnh đặc trưng bởi sốt hồi quy, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, viêm phổi, viêm nội tâm mạc , gan thường bị tổn thương. Bất thường đáng lưu ý nhất là phosphatase kiềm huyết thanh tăng cao. 10.Rickettsia rickettsii ( Rocky Mountain Spotted fever ) Actinomyces israelii ( actinomycosis) Bartonella bacilliformis (bartoneliosis) Có thể lây nhiễm từ heo nhiễm bệnh, súc vật nuôi, dê, cưù…. Bệnh biểu hiện bằng sốt cao cấp tính, đau khớp, đau đầu, mệt mỏi…. gan to, bất thường các xét nghiệm chức năng gan…. Điều trị với doxycycline hoặc kết hợp với gentamycin, streptomycin hoặc rifampin II. BỆNH GAN DO NHIỄM XOẮN KHUẨN
- 1.Leptospirosis: bệnh ở người, biểu hiện bằng hai hội chứng: anicteric leptospirosis hoặc icterohemorrhagic (Weil’s) disease Anicteric leptospirosis chiếm hơn 90% các trường hợp. Một số ít các bệnh nhân có gan to, men gan và bilirubin tăng cao. Bệnh diễn tiến theo hai phase: Phase khởi phát: bắt đầu đột ngột, triệu chứng giống nhiễm virus, sốt, máu nhiễm leptospirose. Phase này kéo dài 4-7 ngày, trong giai đoạn này leptospirae hiện diện ở máu hoặc dịch não tuỷ. Phase tiếp theo: theo sau 1-3 ngày cải thiện và kéo dài từ 4-30 ngày, đặc trưng bởi đau cơ, ói mửa, chướng bụng , viêm màng não vô trùng có đến 80% bệnh nhân. Weil’s disease là một dạng cấp tính nhiễm leptospiro chiếm từ 5-10% các trường hợp. Bệnh cũng biểu hiện bằng hai phase nhưng kém rõ nét : Phase khởi phát : vàng da kéo dài vài tuần Phase tiếp theo: sốt có thể cao, với các biểu hiện ở gan, thận. Có thể dẫn đến suy thận, loạn nhịp tim, viêm phổi xuất huyết..Tỉ lệ tử vong từ 5-40% Chẩn đoán dựa vào cấy máu và dịch não tủy + trong phase đầu, nước tiểu + trong phase sau. ĐIỀU TRỊ bằng doxycycline 200mg/day. Đa số bệnh nhân hồi phục không để lại di chứng suy các cơ quan. 2.Treponema pallidum (Syphilis) Syphilis bẩm sinh liên quan đến gan có thể do cơ chế miễn dịch học, bệnh nặng hơn do điều trị với Penicilline.
- Trẻ em sơ sinh có các biểu hiện da niêm rất đặc trưng và viêm xương khớp, hội chứng gan lách to và vàng da. Syphilis thứ phát Những biểu hiện không đặc hiệu liên quan tới gan xảy ra 50% trường hợp. Hầu hết các bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý của hạch bạch huyết tóan thân Syphilis muộn Tổn thương gan thường gặp nhưng biểu hiện trên lâm sành lặng lẽ. III.BỆNH GAN DO NHIỄM KÝ SINH TRÙNG A/NHIỄM SINH VẬT ĐƠN BÀO 1. Abces gan do Amib 2. Sốt rét: do thoi trùng Plasmodium. Falciparum, P. malaria, P.Vivax, P. Ovale. Thể có tổn thương gan nặng nhất do P. Falciparum, thường do có kèm viêm gan do virus. 3. Babesiosis: do Babesia species, lây truyền bởi con ve Ixodes dammini. Có biểu hiện giống sốt rét, thường có thành dịch ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc nước Mỹ. 4. Leismaniasis: do Leismania species, hầu hết do L.donovanii, thường thành dịch bệnh ở các nước Địa Trung Hải, Trung đông , Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh 5. Toxoplasmosis: * Do Toxoplasma gondii, được tìm thấy khắp thế giới. Mèo là ký chủ chính, người và các động vật khác là ký chủ tình cờ do ăn phải kén trứng thụ tinh. Những kén trứng này trưởng thành trong đường ruột người và trở thành sporozoites – xâm nhập niêm mạc ruột và trở thành tachyzoites. Anh hưởng đến gan chỉ thấy ở những nhiễm trùn lan tỏa, nghiêm trọng. Biểu hiện lâm sàng: *
- - Có biểu hiện bệnh giống như bệnh mononucleosis với: sốt, ớn lạnh, đau đầu, bệnh hạch bạch huyết * Chẩn đoán: tốt nhất là phát hiện bằng kháng thể đặc hiệu IgM or IgG bằng phương pháp EIA hoặc cô lập T.Gondii từ máu, dịch tiết cơ thể hoặc mô. * Điều trị: Liệu pháp kháng sinh: Pyrimethamine và Sulfadiazine X 3-4 tuần B/NHIỄM GIUN SÁN: a. Nematodes Ascariasis Toxocariasis Hepatic Capillariasis Strongyloidasis Trichinosis b. Trematodes 1. Schistosomiasis 2. Fascioliasis 3. Clonochiasis and opisthorchiasis c. Cestodes . Echinococcosis IV.BỆNH GAN NHIỄM NẤM
- Nhiểm Nấm Candidia: Các chủng Candida được tìm thấy khắp thế giới. Chúng có thể gây nhiểm trùng toàn thân ở những người suy giảm miễn dịch, gan cũng bị nhiễm nấm khi bệnh lan toả toàn thân và đa cơ quan Một số bệnh cảnh có thể thúc đẩy tình trạng nhiễm nấm lan tỏa: có thai, suy giảm miễn dịch, HIV, tiểu đường, thiếu Fe và Zn trầm trọng ĐIỀU TRỊ với Amphotericin B IV hoặc kết hợp với Itraconazole, Fluconazole Nhiễm HistoPlasma: Nhiễm với Histoplasma capsulatum thường xảy ra trong vùng dịch và đa số bệnh nhân không có triệu chứng. Các bệnh có TC thì chủ yếu lá các TC ở phổi Điều trị với Amphotericin B, sau đó là Itraconazole.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm Đại cương về bệnh nhiễm trùng - truyền nhiễm
168 p | 477 | 83
-
CÁC KHÁI NIỆM VỀ DỊCH TỄ HỌC NHIỄM TRÙNG
5 p | 505 | 70
-
NHIỄM TRÙNG DO TỤ CẦU
6 p | 174 | 22
-
Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa sạch và sạch nhiễm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
5 p | 72 | 11
-
Nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS
74 p | 122 | 9
-
Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu và nhiễm trùng tiểu ở sản phụ tiền sản giật nặng có đặt thông tiểu lưu tại Bệnh viện Hùng Vương
6 p | 75 | 8
-
Nồng độ procalcitonin huyết thanh và mối liên quan với kết quả cấy máu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận năm 2021
5 p | 28 | 4
-
Kiến thức về nhiễm trùng TORCH của sinh viên nữ khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 10 | 4
-
Đặc điểm một số đa hình của gen IL-1B và IL-10 và mối liên quan với nhiễm helicobacter pylori trên người Việt Nam
7 p | 46 | 3
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
10 p | 10 | 2
-
Yếu tố liên quan đến tử vong của bệnh nhiễm trùng huyết ở người nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
7 p | 32 | 2
-
Tình hình tàn tật trên bệnh nhân phong và một số yếu tố liên quan tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
5 p | 38 | 2
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến lao đồng nhiễm HIV tại Thái Nguyên trong từ năm 2015 – 2019
6 p | 43 | 2
-
Gan nhiễm mỡ liên quan chuyển hóa và xơ vữa động mạch cảnh
12 p | 6 | 2
-
Khảo sát gây mê hồi sức ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2009 đến 31/12/2014
4 p | 17 | 1
-
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng và điều trị ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính tại Viện Huyết học - truyền máu trung ương
8 p | 88 | 1
-
Hội chứng thực bào máu liên quan đến nhiễm trùng ở bệnh nhân người lớn
8 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn