intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo) _4

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

6. Thật ra, trong tư tưởng Nguyễn Thượng Hiền sau khi xuất dương, những mặt buồn nản tuy có tạm thời bị lấn át đi nhưng không phải đã hoàn toàn biến mất. Nó vẫn tồn tại như hình với bóng bên cạnh con người nhập cuộc của ông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo) _4

  1. Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo)
  2. 6. Thật ra, trong tư tưởng Nguyễn Thượng Hiền sau khi xuất dương, những mặt buồn nản tuy có tạm thời bị lấn át đi nhưng không phải đã hoàn toàn biến mất. Nó vẫn tồn tại như hình với bóng bên cạnh con người nhập cuộc của ông. Và nhà thơ hoạt động giữa phong trào Đông du buổi ấy, so với mọi người, có phần chậm chạp và khó khăn. Mãi rất lâu sau khi cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc đã thành công, Phan Bội Châu và nhiều người khác đã từ bỏ lập trường quân chủ và Duy tân hội để thành lập Việt Nam Quang phục hội như một xu thế không thể đảo ngược, ông vẫn canh cánh món nợ “trung quân” trong lòng. Bản tâm ông có lẽ cũng thấy nỗi niềm “kẻ bề tôi cô đơn” đã là lỗi thời, nhưng một đôi khi vô tình vẫn trở trăn như một ám ảnh: Dao dạ mộng hồi thiên chướng ngoại, Cô thần tâm tử thập niên lai. (Tự Lĩnh Nam phó Hàng ngụ giang biên phế tự) (Giấc mộng đêm xa xăm thường hiện về từ ngoài hàng nghìn dãy núi, Tấm lòng kẻ bề tôi cô đơn đã chết từ mười năm nay) Cũng dễ hiểu, một lúc nào đấy, khi cả cái tập thể những người con đất Việt ở hải ngoại lâm cảnh sẩy đàn tan nghé, mất chỗ dựa, chắc chắn nhà thơ lại sẽ trở lại với tâm thế đơn độc ban đầu: Thử thân như cô bồng, Khứ quốc thập dư tải. Tứ cố vô tương thân… (Thuật hoài) (Thân này như ngọn cỏ bồng cô đơn, Bỏ nước đã hơn mười năm. Ngoảnh nhìn bốn phía không có ai thân thích…) Ông bắt đầu đi vào triết lý về vũ trụ và đời người với cái nhìn sâu sắc, tinh tế, nhưng hình như cũng là những luận đề vô phương giải đáp. Trong một số bài thơ ngắn, ông đưa ra những ý tưởng thoạt nghe có vẻ tầm thường mà càng nghĩ càng thấy đúng. Chẳng hạn, về các hiện tượng
  3. trái ngang vô lý thường nổi cộm lên giữa đời sống làm người ta phẫn uất, bất bình, nhưng oái oăm là chúng vẫn cứ tồn tại, muốn dẹp phăng đi chỉ là ảo tưởng: Thùy điếu đắc song ngư, Quy lai cô tửu chước, Phủ trung tuy thống khổ, Tịch thượng tự hoan lạc. (Tạp vịnh, X) (Buông câu bắt được hai con cá, Quay về mua rượu uống chơi. Mặc dầu vật trong nồi đang đau thương thống thiết, Nhưng kẻ trên tiệc lại tự lấy thế làm vui sướng) Hoặc giả, việc một ông vua mất sạch xã tắc cứ tưởng là việc lớn (cả thế hệ Nguyễn Thượng Hiền đều đã từng tưởng thế), nhưng bình tâm lại, lấy con mắt triết nhân mà nhìn, thì so với những việc mất mát rất nhỏ cũng chưa hẳn đã khác gì nhau: Lũ nhân thất nhất kim, Đỗng khốc kỳ lộ trung. Kiêu vương táng kỳ quốc, Bi thảm lược tương đồng. (Tạp vịnh, III) (Người nghèo mất đồng kẽm, Gào rống ngay trên đường. Ông vua kiêu mất nước, Bi thảm cũng tương đương)
  4. Trong lời chiêm nghiệm khó chối cãi về cái tương đối ở đời, ta tưởng như có ẩn nụ cười chua chát đắng cay của chính nhà thơ. Sau bao nhiêu biến thiên của thời cuộc làm mọi thứ trở nên điên đảo, Nguyễn Thượng Hiền có vẻ ngờ vực cả khả năng con người có thể tìm ra chân lý khách quan trong cuộc sống tạm bợ này. Cũng bởi vậy, cân nhắc cho xác thực cái giá của hạnh phúc - hay cũng là cái lý tưởng mà mình đeo đuổi - theo ông, chỉ là điều mình tự biết với mình, chưa chắc đã đúng với người khác: Lâm lý phùng cao thụ, Luy luy tử mãn chi. Trích lai khê thượng khiết, Cam khổ tự gia tri. (Tạp vịnh, I) (Giữa rừng gặp được một cây cao, Quả chiu chít đầy cành. Hái lấy đem đến bờ khe ngồi ăn, Ngọt hay đắng chỉ mình mình biết) Rộng hơn chút nữa, cũng đã thấp thoáng đâu đây trong thơ ông một dấu hỏi mơ hồ về lẽ tồn tại của con người giữa vũ trụ: Cổ mộ đa kinh cức, Cổ đạo đa trần ai. Tích nhân thùy khu khứ? Kim nhân thùy khu lai? (Tạp vịnh, XIII) (Mộ cổ gai góc lắm, Đường cổ bụi trần phơi. Người xưa qua, ai đuổi? Người nay đến, ai mời?)
  5. Cái hư vô chủ nghĩa lại trở về dằn vặt ông nặng hơn trước: “Nhân hải hồi đầu vạn sự không / Bi hoan đô phó thủy thanh trung” - Bể người quay đầu lại xem, muôn việc đều là không / Buồn hay vui đều phó vào trong tiếng nước chảy (Đồng Đại Hưu Thiền sư nhập sơn). Thơ ông trở nên siêu hình hơn nhưng có lẽ cũng nhờ đó chất nặng những dấu hỏi vũ trụ, nhân sinh thâm thúy hơn so với những bài thơ “hướng ngoại” thời khởi xướng công cuộc Duy tân. * Cuộc đời Nguyễn Thượng Hiền là một mẫu hình tiêu biểu của lớp nhà nho yêu nước Việt Nam trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ, đã phải chịu một sự bàn giao không trọn vẹn của lịch sử. Nhưng đấy không phải là hạn chế của một cá nhân. Ngay Phan Bội Châu, tầm nhìn xa rộng hơn, tính cách xông xáo hơn, cũng không tránh khỏi những hạn chế, dù mức độ có khác với Nguyễn Thượng Hiền. Công bằng mà nói, sĩ phu họ Nguyễn đã có những cố gắng đáng quý: biết vứt bỏ vinh hoa mà băng mình theo cách mạng. Quá trình “lột xác” của ông tuy chưa trọn vẹn nhưng cũng đã đưa lại những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ảnh hưởng của thơ văn ông. Giai đoạn đầu, Nguyễn Thượng Hiền sáng tác cơ hồ như chỉ để thỏa mãn cái “tôi”. Đến giai đoạn giữa, bên cạnh nhân vật trữ tình / nhà thơ, thơ ông đã xuất hiện một nhân vật thứ hai / những người dân đen, có phát ngôn riêng, tách ra khỏi chủ thể. Họ chưa phải là nhân vật được cá thể hóa mà chỉ mới là một khối người chung chung, đông đảo, vì nhận thức của nhà thơ về họ cũng vẫn còn trừu tượng. Nhưng ông hiểu rằng cần phải tác động đến họ, làm cho những con người này thức tỉnh, biết quần tụ lại với nhau để tiến kịp trào lưu mới. Thơ ông đã vang lên lời hô hào kêu gọi, mở đầu cho cả một cuộc vận động văn chương duy tân sâu rộng của Hà thành và của đất Bắc. Tính đại chúng trong những lời kêu gọi lại ảnh hưởng trở lại nghệ thuật thơ. Từ câu thơ điển cố cầu kỳ, nhà thơ trở về với ngôn ngữ thuần Việt, với những thể loại thơ ca dân tộc, với âm điệu của ca dao tục ngữ. Sang giai đoạn thứ ba thì nhờ gắn mình vào công cuộc Đông du và tiếp thu ảnh hưởng của tư tưởng mới từ Nhật Bản, Trung Quốc, sáng tác của Nguyễn Thượng Hiền có một bước đột biến: trong thơ văn ông xuất hiện một nhân vật chưa từng thấy / người nghĩa sĩ anh hùng. Con người này đi vào tác phẩm của Nguyễn Thượng Hiền như một vầng sáng lóe lên chốc lát rồi cũng vụt tắt, tuy vậy đã đủ làm cho đất trời, non nước trong thơ văn ông đổi thay. Nếu đánh giá về mặt thể loại, những áng văn tiếng Việt và những bài văn xuôi tự sự chữ Hán của ông đã phục vụ kịp thời yêu cầu cách mạng trong giai đoạn đầu thế kỷ, nhưng dẫu sao đấy chưa phải là sản phẩm độc đáo của Nguyễn Thượng Hiền, khi xếp chúng bên cạnh tác phẩm
  6. của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Song thơ chữ Hán trong Nam chi tập thì khó có ai sánh được với ông. Ở đấy hiện diện sừng sững cái “tôi” trữ tình của nhà thơ, phong phú và hàm súc, nhiều cung bậc, nhiều diện mạo, đa nghĩa, có cả thực và mộng, hữu thức và tiềm thức, duy lý và siêu hình. Thơ chữ Hán Đường luật không còn phù hợp với khẩu vị của số lớn công chúng bạn đọc Việt Nam thế kỷ XX, tuy thế, thơ Nguyễn Thượng Hiền vẫn được truyền tụng rộng rãi kể cả ở Trung Quốc, bởi đó là những sáng tạo nghệ thuật đích thực, là tiếng nói của một con tim giàu thi hứng. Cũng như mọi thứ thơ văn tuyên truyền khác không thoát khỏi sự đào thải của thời gian khi tính thời sự qua đi, ngày nay, phần lớn thơ văn tuyên truyền của ông cũng chỉ còn giá trị lịch sử. Duy thơ chữ Hán của ông là vẫn còn nguyên sức hấp dẫn; nó cho ta tiếp xúc từng bước - bằng trực quan hơn là bằng thấu thị - với thế giới bí ẩn bên trong của ông, từ đó hiểu được ông, con người tiêu biểu cho một loại hình trí thức đặc biệt, đứng trên mép lề giữa hai thế kỷ, đã phải chấp nhận mọi đắng cay mất mát không thể nào tính xuể, để vượt qua những giới hạn nghiệt ngã gần như là định mệnh của chính mình. Nói về nhà thơ Pháp Satôbriăng (F.R. Chateaubriand, 1768-1848), người sống “bắc cầu” giữa hai thế kỷ XVIII và XIX và ở tuổi trưởng thành khi cách mạng Pháp 1789 nổ ra, Tibôđê (A. Thibaudet) cho rằng ông là cha đẻ của một hế hệ nhà thơ lãng mạn sau mình nhưng là cha đẻ của cái phần cổ điển trong họ nhiều hơn cái phần lãng mạn trong họ, và phần lớn sáng tác của ông sẽ bị quên đi song dấu vết con người cá nhân của ông thì vẫn còn lại, lớn hơn cả những gì chứa đựng trong số thơ văn của ông mà người đời đánh giá là sẽ tiếp tục sống(18). Ít nhiều cũng có thể nghĩ như vậy về Nguyễn Thượng Hiền. Ông không trực tiếp khai sinh ra thế hệ nhà văn lãng mạn Việt Nam lớp sau đã bắt đầu tiếp xúc với văn học phương Tây hoặc sống trong không khí xã hội Việt Nam đang đô thị hóa, như Cao Ngọc Anh, Phạm Tất Đắc, Đoàn Như Khuê, Đông Hồ, Tương Phố, Tản Đà…, nhưng tấm gương quên mình vì nước cao cả của ông, cái chất cô đơn u hoài nặng trĩu trong tâm hồn ông, và truyền thống nghệ thuật cổ điển tài hoa mà ông giữ được của quá khứ, trước sau đã ảnh hưởng đến họ một cách sâu sắc. Trên văn đàn cách mạng 30 năm đầu thế kỷ XX, sau Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, phải kể đến vị trí quan trọng của Nguyễn Thượng Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2