intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo)_1

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cũng vẫn là những nét tượng trưng nhưng cảnh vật ở đây rộn ràng tươi tắn, không còn ảm đạm xám xịt như trong các bài thơ nói về thời cuộc. Cho hay, trong quan niệm của Nguyễn Thượng Hiền, không gian thời cuộc là một không gian đã bị cầm tù, bị chiếm lĩnh, còn không gian cho người ở ẩn vẫn là cái không gian tự tại, vì mình và cho mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo)_1

  1. Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền (tiếp theo)
  2. Cũng vẫn là những nét tượng trưng nhưng cảnh vật ở đây rộn ràng tươi tắn, không còn ảm đạm xám xịt như trong các bài thơ nói về thời cuộc. Cho hay, trong quan niệm của Nguyễn Thượng Hiền, không gian thời cuộc là một không gian đã bị cầm tù, bị chiếm lĩnh, còn không gian cho người ở ẩn vẫn là cái không gian tự tại, vì mình và cho mình. Cứ mỗi lần nhà thơ vùng ra khỏi những ràng buộc của cảnh sống tù túng nơi kinh thành Huế để trở về quê quán, hoặc đi ngao du, con người ông như đổi khác hẳn, một niềm vui bồng bột bỗng trào dâng, và chim chóc, hoa cỏ, đất trời cũng vui theo ông: Cầm điểu tranh phi minh. Tạp hoa mãn thôn ổ, Vạn vật hân đắc thời. Dư diệc nhàn xuất hộ, Cao ca lệ trường không. (Sơ quy sơn vũ hậu độc du ngẫu thành) (Chim chóc đua nhau bay hót, Nhiều thứ hoa nở đầy xóm thôn. Vạn vật hớn hở gặp thời, Ta cũng nhàn nhã bước ra cửa, Cất cao tiếng hát ca ngợi bầu trời trong sáng). Những lúc ấy, dù đối tượng nhìn ngắm là ở đâu, ông cũng nhận ra cái đẹp của đất nước. Một ánh mặt trời lóe lên khi triều dâng trên biển: Ngọc tiêu thanh lý xuất giang môn. Song minh hải nhật xung triều thượng, Phàm viễn xuân sơn tục ngạn bôn. (Chu xuất Thuận An tấn tức sự) (Trong tiếng đàn sáo thuyền ra khỏi cửa sông. Cửa song sáng rực ánh mặt trời trên biển làm
  3. dâng nước thủy triều. Cánh buồm xa đuổi dãy núi xuân hai bên bờ cùng chạy) Hay cái vắng lặng của cảnh rừng chiều: Thanh khánh phát hà tự ? Trường tùng dao bán thiên. Tịch dương tiều khứ tận, Vạn lĩnh chuyển thương nhiên. (Thu lâm vãn bộ) (Tiếng khánh trong trẻo từ ngôi chùa nào vang tới? Cây thông cao lớn lắc lư ở lưng chừng trời. Dưới nắng chiều, người kiếm củi đã về hết, Muôn ngọn núi chuyển sang một màu xanh biếc) Tâm hồn nhà thơ rộng mở biết bao nhiêu! Cảnh không có bóng người nhưng chính là được quy chiếu từ trong lòng người, nên vẫn có một con người vô hình, vừa quấn quýt yêu thương vừa ngạc nhiên trước cảnh. Có khi nhà thơ ngồi mãi trong đêm để ngắm nhìn Sầm Sơn nổi trên mặt nước mà không biết chán: Dạ cửu tinh thần câu áp lãng, Thiên thanh lâu các dục phù không. (Sầm Sơn quán dạ tọa quan hải) (Đêm về khuya, các vì sao đều đè trên lớp sóng, Trời trong vắt, lâu đài như nổi lên giữa tầng không) Có khi giữa một cảnh vật ngỡ như thật yên tĩnh, ông cũng nhìn ra cái sức cựa động bên trong nó: Mạc mạc tình sa điểu đạo hồi,
  4. Đăng lâm vạn lý vọng bồng lai. Sơn dao thủy ảnh phù không xuất, Hải bả thiên quang súc địa lai. (Đề Ngũ Hành sơn tuyệt bích) (Dưới bãi cát trắng xóa mênh mông có đường chim bay quanh co, Trèo lên đợt cao muôn dặm với nhìn tới cõi Bồng Lai. Bóng núi lung lay trên mặt nước nổi lên giữa tầng không, Biển ôm lấy ánh sáng bầu trời lướt giải đất mà đến) Đúng là khi trở về với thiên nhiên, con người bơ vơ trong Nguyễn Thượng Hiền đã gặp được một người bạn tri âm tri kỷ để có thể giao hòa. Nhưng cần nhớ là thiên nhiên dưới ngòi bút của ông cũng không hoàn toàn là một thiên nhiên thực tại. Vẫn có một điểm nhìn thứ hai để Nguyễn Thượng Hiền nhất thể hóa mình với thiên nhiên ấy - đó là cái thiên nhiên được nhìn ngắm, cảm thụ bởi con mắt Đạo gia và Thiền gia. “Dĩ Nho nhập Thích” vốn cũng là quy luật phổ biến từ xưa. Đương thời với Nguyễn Thượng Hiền chỉ có một người ít nhiều thoát được quy luật ấy là Hoàng giáp Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến đỗ đạt trước Nguyễn Thượng Hiền 21 năm và cũng quy ẩn trước Nguyễn Thượng Hiền có đến mười năm. Song với tâm hồn bình dị của một người vốn gắn bó với làng quê và vốn xuất thân từ một ông đồ nghèo kiết, dù có rong chơi hết núi Đọi đến núi An Lão, chứng kiến “Sư cụ nằm chung với khói mây”, thế giới thần tiên vẫn không cuốn hút được tâm hồn nhà thơ đất Hà Nam. Ngược lại, cuộc sống vùng đồng chiêm trũng nơi quê hương bản quán lại nhanh chóng trở thành môi trường nghệ thuật của thơ Yên Đổ. Sự va chạm hàng ngày với đời sống vật lộn của người dân lam lũ cộng với thói quen không xa lìa thực tiễn sẽ góp phần lay chuyển tư duy nghệ thuật Nguyễn Khuyến, giúp ông vượt qua những “trạm gác” khắt khe của cửa ải giao thời một cách cũng khá tự nhiên, khỏe nhẹ: cùng với Tú Xương, bút pháp hiện thực đã thấp thoáng ở phía trước tầm tay các ông. Trong khi đó, Nguyễn Thượng Hiền trẻ hơn Nguyễn Khuyến rất nhiều lúc này lại đang đứng lùi lại sau ông tương đối xa về hành trình nghệ thuật. Điều kiện sống sung túc của gia đình không buộc Nguyễn Thượng Hiền phải trở về sống
  5. giữa thôn làng mà ở tại biệt thự Na Sơn xa cách hẳn cuộc sống dân dã. Vì thế, hình ảnh nông thôn Việt Nam quanh năm vất vả nghèo khó còn lâu mới vào trong tầm ngắm nghệ thuật của ông. Ông hoàn toàn tự do thả lỏng mình trong giấc mơ “nước Bụt non Tiên” mà không một áp lực nào kiềm chế... Đây chính là lý do khiến cho phần thơ thiên nhiên của Nguyễn Thượng Hiền chưa phải đã rời bỏ được khuôn phép của cảm hứng nghệ thuật cũ, mà chỉ mới là sự chuyển hóa từ một hệ thống ước lệ này sang một hệ thống ước lệ kia. Nếu phần thơ thời cuộc của ông chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật Nho giáo, trong đó cái nhìn vũ trụ và con người đã ít nhiều mở rộng, chuyển biến, nhưng tựu trung vẫn chưa thoát tầm nhìn “trung nghĩa”, thì phần thơ triết lý và thơ thiên nhiên của ông lại chịu ảnh hưởng sâu nặng của quan niệm nghệ thuật Đạo gia và phần nào Thiền gia, trong đó mọi ý niệm mới về vũ trụ và con người đã phá vỡ khuôn sáo chật hẹp của những “vạc Hán”, “trời Nghiêu”, “trướng Sở”, “đình Tần”, “cừu Hàn”, “chùy Bác Lãng”, “ngọn gió Tây”, “nhịp kèn Hồ”... để thay vào đấy là những “Bồng Lai”, “Bích hải”, “chốn thái hư”, “tiếng sáo ngọc”, “chim hạc trắng”, “thôn đào hoa”, “rừng tùng bách”, “sông Thương Lang”, “tòa Kim đài”, “quán Ngọc vũ”, “người mặc áo lông chim”, “thuốc kim đan”, “Tây Vương Mẫu”, “nhạc Quân thiều”, “nhà sư yên giấc”, “cửa chùa tịch mịch”, “đấng Không vương”... nói chung là cả một hệ thống biểu tượng dành cho người tìm về núi cũ để sống cái mộng “xuất trần”. Thơ thiên nhiên của ông tuy rất chân thật nhưng vẫn tạo nên một thế giới thực thực hư hư, nó là bầu không khí tinh thần để hòa nhập cái đơn độc cá nhân với cái vô cùng của vũ trụ trong tâm thức. Thời gian nghệ thuật trong thơ thiên nhiên của ông là thời gian bị đẩy trở về quá vãng, thoát ly thời gian hiện tại. 5. Nhưng thiên nhiên và lối thoát vào tiên vào Phật có hoàn toàn khuây khỏa được tâm sự yêu nước của Nguyễn Thượng Hiền hay không? Cuộc đời của Nguyễn Thượng Hiền giai đoạn sau đã trả lời cho câu hỏi ấy. Nhà thơ muốn trốn nỗi đau mất nước mới đi tìm một chút thảnh thơi trong tiên, trong Phật, trong cái thú được chiêm nghiệm bản chất nguyên sơ của mình hồi sinh lại: “Mộng tùy hoa dĩ tỉnh” - Giấc mộng trần tục đã theo hoa mà tỉnh lại (Hoàn sơn). Thế nhưng là mối sầu của cả một dân tộc và một thời đại, thì dù trốn vào đâu đi nữa cũng chỉ là ảo tưởng: Ngã dục Bồng Lai lãm phương quế, Bích thiên hoa nguyệt nại sầu hà ? (Cửu Chân đạo trung)
  6. (Ta muốn tới Bồng Lai vin cây quế thơm, Trời xanh trăng đẹp nhưng còn khối sầu thì biết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2