intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những con vật có ích cho y học

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng động vật để tiến hành các nghiên cứu khoa học đã được con người thực hiện từ lâu bởi một số loài động vật có cấu trúc cơ thể giống với con người. Những con vật dưới đây được xem có đóng góp rất lớn cho nền y học của nhân loại nhằm tìm ra những phương pháp chữa bệnh cũng như những loại dược phẩm hữu ích. Ruồi giấm Ruồi giấm (fruit flies) là côn trùng nhỏ xíu nhưng lại rất hữu ích. Nhờ côn trùng này, con người đã tìm ra câu trả lời: “Chúng ta...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những con vật có ích cho y học

  1. Những con vật có ích cho y học Sử dụng động vật để tiến hành các nghiên cứu khoa học đã được con người thực hiện từ lâu bởi một số loài động vật có cấu trúc cơ thể giống với con người. Những con vật dưới đây được xem có đóng góp rất lớn cho nền y học của nhân loại nhằm tìm ra những phương pháp chữa bệnh cũng như những loại dược phẩm hữu ích. Ruồi giấm Ruồi giấm (fruit flies) là côn trùng nhỏ xíu nhưng lại rất hữu ích. Nhờ côn trùng này, con người đã tìm ra câu trả lời: “Chúng ta là ai?”. Ruồi giấm thuộc nhóm Drosophila melanogaster, đã được sử dụng làm vật liệu thử nghiệm trong lĩnh vực di truyền. Lợi thế của ruồi giấm là có tuổi thọ ngắn, cho phép các nhà khoa học quan sát và hiểu được nhanh quá trình di truyền chuyển tiếp qua nhiều thế hệ trong khoảng thời gian thích hợp. Ngoài ra, loài côn trùng này còn sở hữu một bộ nhiễm sắc thể ngắn, gen đơn đã được giải mã, thuận lợi cho việc cách ly trong quá trình nghiên cứu. Ếch móng vuốt châu Phi Ếch móng vuốt châu Phi (African Clawed Frogs) gọi tắt là ếch ACF, được các nhà khoa học ví như “Phòng nghiên cứu thí nghiệm di động” bởi nó rất hữu ích, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Mỗi năm, có tới hàng
  2. chục ngàn con ếch được đưa vào sử dụng. ACF thuộc loài ếch Xenopus laevis rất phù hợp cho các nghiên cứu về DNA. Trứng và phôi của ACF là những hệ thống khép kín có chứa các chất trong suốt, vật liệu nghiên cứu về di truyền rất tiềm ẩn. Ếch ACF còn là động vật có xương sống đầu tiên được nhân bản thành công. Năm 1992, một số vật liệu mẫu của loài ếch này đã được đưa lên tàu con thoi Endeavour để tìm hiểu quá trình sinh sản và phát triển của phôi thai trong môi trường phi trọng lượng. Ðộng vật gặm nhấm Trong số 10 loài động vật được sử dụng nhiều nhất cho thí nghiệm thì có 9 là chuột, hầu hết là chuột bạch mắt đỏ. Riêng tại Mỹ, trung bình mỗi năm có khoảng 20 triệu con chuột được đưa vào thử nghiệm, trong số này có cả chuột đồng và chuột lang. Mặc dù chuột nói chung được xem là vật liệu thí nghiệm lý tưởng nhưng tùy theo từng mục đích mà người ta sử dụng giống chuột cụ thể. Đại đa số là dùng cho mục tiêu nghiên cứu các loại bệnh di truyền và các thí nghiệm liên quan đến độc tố.
  3. Thỏ Thỏ trắng hay bạch tạng là động vật đã có rất nhiều đóng góp cho các nghiên cứu khoa học của nhân loại, đặc biệt là các nghiên cứu có liên quan đến căn bệnh đau mắt và an toàn của các loại mỹ phẩm, như một nghiên cứu nổi tiếng mang tên Draize Test thực hiện năm 1944. Mục đích của nghiên cứu này theo Cơ quan quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) là để tìm ra câu trả lời vì sao đôi mắt của thỏ tiết ra ít nước mắt hơn so với những động vật có vú khác. Ngoài ra, việc thiếu sắc tố trong mắt của thỏ trắng cũng là đề tài khoa học quan tâm, giúp con người hiểu được tác dụng phụ của các loại hóa chất dùng trong mỹ phẩm. Ngoài ra, thỏ còn là động vật có vú lý tưởng cho mục đích sản xuất kháng thể polyclonal dùng cho chữa bệnh. Chó Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mang tên Animal Welfare Report, chỉ riêng năm 2005, tại Mỹ có tới 66.000 con chó được sử dụng cho
  4. mục đích thử nghiệm. Đơn giản, loài vật này có nhiều điểm giống cơ thể con người, rất phù hợp cho các nghiên cứu về bệnh tim mạch, nội tiết và xương khớp. Cũng phải nói thêm rằng, chó là động vật chiếm một vị trí rất đặc biệt, có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử nghiên cứu khoa học của nhân loại. Trong thời gian diễn ra chiến tranh lạnh, Liên Xô đã từng truyển chọn gần 60 con chó để đào tạo, đưa lên thử nghiệm trên tàu không gian có người lái, trong số này có một con chó rất nổi tiếng tên là Laika. Khỉ Khỉ được xếp vào nhóm động vật NHP (động vật linh trưởng phi con người) do chúng có rất nhiều điểm tương đồng sinh lý với con người và phù hợp cho các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong y học. Theo USDA, hàng năm có khoảng 12.000 - 15.000 khỉ, như khỉ nâu, Cynomolgus, khỉ sóc, khỉ cú mèo... được nhập khẩu vào Mỹ phục vụ cho mục đích thử nghiệm. Khỉ nâu từng được sử dụng cho mục đích nghiên cứu về biến đổi gen. Trong nghiên cứu này, người ta cấy một gen sứa vào cơ thể khỉ để nó phát ra ánh sáng lân quang, giúp khoa học hiểu thêm về căn bệnh di truyền ở người, đặc biệt là bệnh rối loạn Huntington (còn gọi là bệnh múa giật Huntington do tiểu não bị teo). Tinh tinh Cùng với khỉ, tinh tinh cũng được coi là nhóm động vật linh trưởng rất hữu ích. Tính đến năm 2006, tại Mỹ có tới 1.133 con tinh tinh đã được nuôi để phục vụ cho các nghiên cứu về tâm lý và AIDS. Trong khi Liên Xô đưa lên quỹ đạo chó Laika thì Mỹ lại chọn một con khỉ và một tinh tinh đưa vào vũ trụ. Ngày 31/1/1961, sau một năm rưỡi đào tạo, “nhà du hành vũ trụ động vật” tên là Ham đã rời khỏi bệ phóng ở Cape Canaveral trong chuyến bay
  5. dài 16 phút, 39 giây. Ham thực hiện thành công một số nhiệm vụ quan trọng, dọn đường cho các chuyến bay của con người được tiến hành ngay sau đó
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2