Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam
lượt xem 155
download
Chèo cổ có những đặc điểm sau: Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã có phần nhân dân - hóa) Ở xã hội ta trước đây dường như đã có sự "phân cấp" đề tài giữa Tuồng và Chèo, mặc dầu cùng trên một nền tảng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam
- Những đặc điểm cơ bản của chèo cổ Việt Nam Chèo cổ có những đặc điểm sau: Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã có phần nhân dân - hóa) Ở xã hội ta trước đây dường như đã có sự "phân cấp" đề tài giữa Tuồng và Chèo, mặc dầu cùng trên một nền tảng: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình. Sở trường của tuồng khai thác các chuyện quân quốc đưa ra những tấm dương quân thần mẫu mực, trong đó, tôi trung kẻ kiếm xung đột nhau bạo liệt, để cuối cùng dẫn tới kết thúc "chém nịnh, định đô, tôn vương tức vị". Nếu tiết mục có đề cập tới mối quan hệ vợ chồng, bè bạn, anh em, tớ thày,...là đều nhằm tạo thuận lợi cho các phi hậu quan tướng sáng rỡ chữ trung...Là nói loại tuồng Thày mà khoan nói loại tuồng Ðồ (còn gọi là tuồng hài). Chèo lại chủ yếu đi vào các câu chuyện hàng ngày xảy ra nơi thôn dã, hoặc trong nhà "quan", để nói những mối quan hệ tốt xấu về mẹ chồng nàng dâu, dì ghẻ con chồng, vợ chồng bè bạn, anh em tớ thày,...Các tích chèo (cổ) thường là những câu chuyện kể về cuộc đời hoặc một quãng đời có tác dụng quyết định số phận nhân vật, trong đó, nhân vật thư sinh (hoặc một viên khoa bảng) giữ vai trò chủ chốt, cầm cân nẩy mực trong gia đình, lấy tam cương ngũ thường làm giường mối, lấy việc học hành thi đỗ làm đường tiến thân; còn người thân của họ (số nhiều là vợ con, còn thì là bạn, là con, là mẹ) phải lo nuôi nấng chăm sõc chồng, con,"sẽ phải gặp" những biến cố xã hội xẩy đến, để bộc lộ tâm trạng và cách ứng phó hữu hiệu khả dĩ vượt qua cơn khó khăn, làm sao nổi lên những khía cạnh đạo đức, đúng với yêu cầu đề ra cho tiết mục của tác giả. Số khía cạnh đạo đức này cũng nằm trong phạm trù tam tòng tứ đức, cụ thể ở chèo là hiếu, nghĩa, tiết, giúp chồng con họ gắng đạt tới tốt chữ trung quân. Trong chèo, các thư sinh nói sử xưng danh báo tính, kể "gia thế bần bạc" rồi hát cách nói lên chí tiến thủ: Quyết chí tu thân, Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo. Khi nên Trời giúp công cho, Làm trai năm liệu bẩy lo, mới hào ! Họ là những "cột cái" trong gia đình, mà cái việc "quyết chí tu thân" ở đây chỉ có nghĩa"dùi mài kinh sử" cho đến khi thi đỗ "làm quan", còn mọi việc "nợ nần ăn ở" những là bảo dưỡng cha mẹ, nuôi chồng đi học, dạy con nên người,ở nhà, đều"phó mặc" cho vợ tất thảy. Nói cách khác, tích trò sẽ "rơi xuống" những người thân của họ, nhận chịu các sự biến xã hội xảy đến, làm cơ hội bộc lộ phần đạo đức quyết định số phận mỗi người. Như Thị Phương "lược giắt trâm cài", hát sử câu: ...đạo cha đức mẹ, con xem bằng non Thái thêm xuân,
- Cha vun trồng, mẹ xây đắp nên nhân... Để qua mấy đận hết than đổ sang vãn, kể về những nỗi khốn khó mà mẹ chồng nàng dâu gặp phải trên đường "chạy giặc", sau rốt, gói ghém tất cả trong bài hát Trần tình chứa chan tính nhân bản, làm "quan Thái Tể Trương Viên chuyển động tâm thần", qùy xuống nhận mẹ, nhận vợ đang phải hát xẩm kiếm ăn cơ cực. Như nàng Châu Long "chẳng quản công phu" "vâng lời chàng đi nuôi bạn ăn học", biết kín đáo đoan tiết với chồng: Tâm là lớn, ý cũng là lòng Thiếp xin trở về tiết sạch giá trong. nên sau khi Lưu Bình "hữu chí cánh thành', trở về với Dương Lễ vẹn toàn, nổi tiếng người phụ nữ "dạ sắt gan vàng"... Như "bà" Thị Kính bên cạnh chữ nhẫn thật đã sáng tỏ, còn bật lên chữ hiếu lóng lánh khôn bì. Khi còn ở nhà thờ cha mẹ, hay khi đã theo nuôi chồng ăn học, bà luôn canh cánh câu hát "nhất hiếu lập nhi vạn thiện tòng"(một điều hiếu làm sẽ kéo theo muôn điều thiện) và lúc nào cũng nghĩ chuyện "lo trả cù lao chí đức. "Tới khi "hóa Phật", bà vẫn một dạ: Công nuôi nấng gọi là một chút Viếng thăm thay mặt buổi thần hôn... Những người phụ nữ này trước sau một dạ bảo dưỡng cha mẹ, nuôi chồng dạy con, chu tất mọi việc trong nhà, từ đầu đến cuối và ăn vận nói năng ứng xử vẫn "bình thường"như các vai lão, mụ, hề khác. Còn các vai thư sinh chồng con họ thì sau khi thi đỗ, đã được nghệ nhân "lập tức" thay đổi cung cách thể hiện với phong thái và diễn xuất khác trước nhiều (sáp gần loại kép văn của tuồng). Như chàng Kim Nhan, vừa nghe Xá Lại báo tin thi đỗ, đã ngẩng cao đầu dõng dạc nói lối (hơi tuồng) câu nửa Hán nửa Nôm: Thiếu niên sơ đăng lệ Hoàng gia đắc ý hồi Võ môn tam cấp lãng, Bình địa nhất thanh lôi. Tôi, Kim Nham vừa chiếm tam khôi, Cho bõ lúc thư trung càn khổ... Tới khi được vua cho đi trán nhậm một huyệt, chàng ta lại nói lối xưng danh: Bảng Thám hoa tay chiếm, Chức Tri huyện quyết phong Luật ngôn giả ngôn công, Thỉnh tụng cầu vô tụng... Và từ đấy, mọi cử chỉ lời nói của "quan", nghệ nhân phải thể hiện sao cho chững chạc nương theo cung cách diễn tuồng, mới không bị nhà nghề kêu là "non vốn". Như thế, chỉ trong 1 vở, Kim Nham phải 3 lần xưng danh (hàn sỹ, thi đỗ, phong quan), với 2 lần thay đổi trang phục: Khi còn là thư sinh thì khăn lượt áo the, quần trắng, chân giày, tay quạt, nói năng dễ dàng, đi đứng khoan thai, nói sử, hát cách,... khi là quan đã mũ mãng hia hốt, đi đứng khuỳnh khoàng, nói lối hát nam, (có khi hát khách). ở những vở khác, mấy chàng Chu Mãi Thần, Trần Tử Lệ, Tống Trân,...cũng được nghệ nhân tùy thời, tùy lúc mà có cách thể hiện tương tự. Tất nhiên gọi là mũ mãng hia hốt ở chèo cũng hiểu là hết sức giản tiện, không nghiêm cấm như
- bên Tuồng. Số vở chèo có vai Vua (thường xuất hiện ở thế kỷ XIX) có khi còn mặc "thường phục", ở dạng thừa tướng (về hưu) đã thấy trong chèo Trương Viên, song vẫn" buộc" nghệ nhân phải đóng sao cho có "màu Tuồng", không thể "nhuế nhoá" xong thôi. Như vua trong chèo Hán sở nói lối xưng danh: Ta, Ðại sở ngôi cao chính vị, Lòng những mong lợi nước yên nhà ... Vua trong chèo Nữ tú tài cũng nói lối xưng danh rành rẽ Nối ngôi trời sửa trị, Trẫm hoàng đế Tống vương Uy ra đẹp dạ bốn phương, Ðức xuống thấm thuần trăm họ... Tức là, mấy câu "thiếu niên sơ đăng đệ, võ môn tam cấp lãng" (với diễn xuất và trang phục tương hợp) đã báo hiệu sự thay đổi vị trí xã hội của các thư sinh đang từ thân phận "bạch đinh". Mấy vị Tống Trấn (chèo Tô Thị vọng phu), Tham Tướng (chèo Nữ tú tài) hoặc các vai vua, vào chiếu chèo, dầu có "bình - dân - hoá" theo con mắt nông dân thời cũ thé nào, cũng vẫn phải dữ "khoảng cách" nhất định trên nhiều mặt diễn xuất. Việc thay đổi và lưu ý trong cung cách thể hiện các vai vua quan của chèo, có nguồn gốc từ một quan niệm triết mỹ hẳn hoi, mà tuyệt nhiên không phải do nghệ nhân thể hiện tùy tiện. Nói chung, chiếu chèo xưa được đưa ra trước bà con nông dân những" mẫu" thư sinh lý tưởng, cố công học tập để tiến thân, thi đỗ xuất chính và khi là "quan" thì xả thân "phục vụ đấng quân vương", cùng với những người vợ hiền thục, người dâu hiếu nghĩa, dám hy sinh tất cả cho chồng con yên tâm mà dùi mài kinh sử chiếm bảng khôi khoa làm rạng rỡ tông môn, cả những kẻ thất đức bất nhân ngãng trở đường đi của họ, hoặc chịu ở vị trí "đối tỷ" cốt làm bật nổi các vai chủ chốt chính diện, nhằm treo gương cho ngườpi đời, hoặc khêu gợi kích thích ngưỡng mộ cố gắng nói theo, hoặc đem kết cục nhãn tiền chẳng ra gì để họ răn ngừa, né tránh. Ðiều đó nói rõ ngay ở lớp giáo đầu mỗi vở, như: Tiết nghĩa ai bằng nàng Thi Phương Thờ chồng nuôi mẹ trọn đôi đường... (Chèo Trương Viên) Kim Nham có nghĩa lại có nhân Tiết nghĩa Súy Quỳnh, Súy Vân ... (Chèo Kim Nham) Nhiều khi còn lặp lại lần nữa ý chính của chủ đề tiết mục trong lớp vãn trò, như: Quan dương Lễ ở hết lòng cùng bạn Nàng Châu Long dạ sắt gan vàng Chú Hề Ðồng tận lực tận tâm (Chèo Lưu Bình Dương Lễ) Vì cần đề cao những nhân vật mẫu mực về phẩm chất đạo đức đủ sức quyết định số phận con người, các tích chèo, đúng ra các bản trò, đều có đầu có đuôi, trong đó sự cố biến đưa ra phải làm sao chứng minh chân lý, rằng người tốt, tức là người giữ đúng lễ nghĩa thánh hiền, người có đạo đức, dầu trước mắt có chịu bao cực khổ đắng cay, rốt cuộc cũng sẽ đạt tột đỉnh hạnh phúc (vợ chồng con cái sống thuận hoà trong một gia đình quan lại khá giả ); kẻ xấu sống không
- đúng hoặc trái với quy phạm tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, dẫu có lúc thoả thuê no đầy, sau cùng tất bị trừng phạt, sa đoạ, nghèo hèn. Quả là, phần nhiều tích chèo xoay quang trục bĩ (cực) thái (lai), dựa trên mấy tiêu điểm ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, lấy trung hiếu tiết nghĩa làm cơ sở mà mỗi số phận mỗi người đã do "ông xanh" an bài từ trước. Như câu vãn trò ở vở Trương Viên: Tạp hoá xoay vần Qua cơn bĩ cực có ngày thái lai Trời chung trời chẳng riêng ai Vun trồng cây đức ắt tài nên nhân Hễ ai có phúc có phần Giàu nghèo tại số, gian truân bở trời. Mấy câu đó, tuy chỉ hát trượt ngoài môi nghệ nhân, và chỉ thấp thoáng bay qua tai người xem, song ai dám nói chúng không dần dần hằn vào tâm khảm hàng ngàn triệu nông dân hiền lành chất phác thủơ trước ? Rõ ràng, trong khi loại trò tôn giáo (Ðức Chúa Ba, Quan Âm trò...) ngợi ca những gương Phật Thánh cứu dân độ thế hiếu nghĩa với cha mẹ, khơi gợi mọi người ngưỡng kính noi theo tu nhân tích đức; thì những trò khai thác chuyện ngoài đời, lại đề cao và biểu dương hết mức những thư sinh lý tưởng và những thục nữ mẫu mực lấy tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, cụ thể hoá bằng(trung) hiếu tiết nghĩa, làm thước đo phẩm cách đạo đức nhân vật, làm lẽ sống đòi hỏi khêu gợi mọi người vươn tới noi theo bắt chước. Ðấy chính là giường mối đạo đức mà giai tầng phong kiến mong muốn"khai tâm luyện chí" cho những người lớp giữa và lớp dưới trong cộng đồng, đồng thời cũng là mục tiêu muốn đạt tới ở các tầng lớp xã hội. Rằng những người ăn ở ứng xử có đạo đức phải được đền bù, đời họ phải đạt được hạnh phúc; từ đấy các tích truyện khai thác cùng với những tình tiết, sự cố cả diễn xuất, phải cao hơn thực trạng ngoài đời, những gì mà cuộc sống trước mắt chưa đem lại cho họ thì cần gắng biến chúng thành điều có thể vươn tới, cả những kẻ sống phi đạo đức và số việc làm xấu xa tàn độc của họ cũng phải đậm đà và sắc làm nổi rõ mặt chính, để người xem, cả người diễn thanh thoả tin tưởng hơn vào tương lai, vào chính cuộc đời và con người hôm nay. Không phải chỉ là chuyện nông dân chịu ảnh hưởng của tư tưởng thống trị "vô tình" hay "hữu ý" đưa vào "tác phẩm" của mình, mà chính là nho sỹ được nhồi học mà tự nguyện nhận lấy "thiên chức"của người "quân tử" sử dụng bản trò để "tải dạo thánh hiền" để"giáo hoá" những kể"đần ngu" "dốt nát" bà con lối xóm với họ. Xem xét kỹ từ bản trò đến diễn xuất, cả từng chi tiết thuộc phạm vi ứng diễn (cả ứng tác) của nghệ nhân, càng khó thể phủ nhận hoặc coi nhẹ vai trò tác giả là nho sĩ. Dường như mỗi bước vươn lên hay trệch đường, mỗi xu hướng nghệ thuật hé lộ trong tiết mục, ở từng thời kỳ, đều thấy có bàn tay nho sỹ, mà vô số bác Thơ, ông Trùm chẳng chính là nho sỹ sao? Trong nhiệm vụ được trao, nghệ nhân chỉ làm phong phú, sát thực và sống động những tích trò với số nhân vật đã do tác giả hoạch định các sự cố chính, khả dĩ làm lộ ra bản sắc đạo đức tính cách. Cũng do đó, ở số vở, số đoạn trò, số nhân vật mà kẻ viết (nho sỹ), người diễn (nông dân) cùng đồng tình về mặt nhân sinh triết lý, thì hiệu quả sân khấu của tiết mục và hình ảng nhân vật sẽ thuần nhất, dễ nổi đậm (như Quan Âm, Trương Viên, Lưu Bình...) còn vo số vở, số đoạn trò, số vai đóng mà đôi bên có nhận thức và cách giải quyết không giống nhau, thì kết cấu vở diễn dễ lỏng lẻo, cái hay cái dở dễ lấn át lẫn nhau làm mờ nhoà hoặc đi trệch chủ đề của tác giả (như Từ Thức, Chu Mãi Thần,...). Ðủ thấy vai trò nho sỹ trong cấu thành mỗi tiết mục chèo quan trọng là chừng nào, mặc dù nghệ nhân giữ vai trò trung tâm trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật. Chú ý là, nho sỹ (kẻ sỹ) nước ta tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu đạm của cả đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Ðiều đó toát ra khá rõ trong các bản trò (cả trong đời tư và việc công của vô số vua quan thâm nho, như Lê Thánh Tông, Nguyễn Ðăng Cảo, Minh Mạng...) Thì đấy, trong xã hội ta, suốt thời phong kiến, những thầy bói, thầy cúng ...vẫn được pháp luật xếp vào hạng "kẻ sỹ". Và trên thực tế, tầng lóp nho sỹ chưa bao giờ trở thành một giai cấp đích
- thực. Phần đông họ là con em nông dân, sống chan hoà mọi mặt với họ hàng xóm giềng, song do bị hạn chế của thời đại, họ đã lấy những giường mối nhân sinh đạo đức xã hội của phong kiến, đưa vào các bản trò, vở diễn để "giáo hoá chúng dân". Từ đấy, thông qua nghệ thuật của người diễn, bà con chỉ chấp nhận những gì phù hợp với đà tiến xã hội, với bản thân cuộc sống của họ mà tùy nghi chấp nhận hay lạnh nhạt. Chính mục đích khuyến giáo đạo đức (đạo đức phong kiến đã nhiều ít nhân - dân -hoá) đó, là đặc điểm quan trọng, chi phối hầu khắp các mặt nghệ thuật, từ thể loại thể tài, cấu trúc bản trò đến phương pháp sân khấu, nguyên tắc kịch thuật, kể cả vô số khuyết nhược điểm và hạn chế nội dung và hình thức của chèo (cổ). Chèo thuộc loạt kịch hát dân tộc, một dạng hát - múa - nhạc - kịch mang tính nguyên hợp với sắc thái độc đáo Ở nước ta, các nhà hoạt động sân khấu xếp Cải lương, Tuồng , Chèo cùng loại kịch hát dân tộc, ý chí cả 3 bộ môn đồng thời dùng hát, múa tạo hình làm thủ pháp thể hiện cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật kịch chủng. Cụm từ kịch hát dân tộc chỉ Chèo (cả tuồng và cải lương) là có ý: - dựa theo câu cửa miệng của nhân dân ta xưa nay vẫn nói hát chèo (hoặc xem hát) với nghĩa bao gồm hát (bằng miệng và tâm) và diễn (bằng động tác hình thể). Vì thế, thưởng thức biểu diễn chèo được gọi là xem hát. Nhân dân Nam Bộ vẫn dùng từ xem hát, song dường như đòi hỏi nghệ nhân gia tăng kỹ thuật vận dụng hơi và dọng, họ đã dùng từ ca (Cải lương) cho phân biệt; - rằng trước hết, chèo là một chủng loại kịch đòi nhân vật phải hành động, dĩ nhiên thiên nhiều về hành động nội tâm, cả ước vọng và tâm trạng do ngôn ngữ nghệ thuật sở trường tả ý chi phối; - rằng vai trò của nho sỹ, kẻ sỹ (trí thức bình dân và quý tộc) là rất đáng quan tâm; để thuận tiện khi đề cập vấn đề thể loại kịch hát (dân tộc) dùng - hát - múa - nhạc và diễn xuất tạo hình tương hợp làm ngôn ngữ nghệ thuật, không hẳn giống Tuồng (hoặc Cải lương). Ði vào thực tế mỗi kịch chủng, quả thấy chúng lộ ra nhiều điểm khác nhau qua nghe và nhìn, như Cải lương phần nhiều dùng kịch mêlô, vài mươi năm gần đây có ghé sang thế hệ Stanhilapxki vận dụng kỹ thuật tâm lý khi đóng vai, với kho bài bản ca nhạc nằm vào 3 điệu thức Nam, Bắc, Oán, trong đó điệu thức Oán giữ vai trò chủ thể, châu tuần quanh bản nhạc "vua", Vọng cổ, và 2 dàn nhạc Ta và Tây song song "phục vụ" tiết mục. Như Tuồng thì từ đề tài và nhân vật trung tâm đến y trang diễn xuất đều cách điệu ở mức cao hơn chèo một bậc (có nhà nghiên cứu gọi là biểu trưng), về nhạc chia ra 2 hệ (hệ làn điệu và hệ bài bản), trong đó, hệ làn điệu rất quan trọng, gọi là những bản lớn (hát khách, hát tẩu, hát nam, bạch, thân,...) "là những điệu ngâm xướng lời kịch thơ, nhờ nhạc đệm nâng cao, mà không phải là những bài hát thật sự", còn hệ bài bản (gọi là những điệu nồi niêu) lại xuất phát từ "các điệu dân ca" chỉ dùng cho số vai bình dân (như Quán, "con" Mọi,...) và mang tính ca khúc khá rõ dàn nhạc thì trống và kèn giữ vai trò quán xuyến buổi diễn. Với chèo, trên cơ sở bản trò (viết bằng thơ văn vần và nói thường) nghệ nhân sẽ kết hợp khôn khéo hát múa với động tác cách điệu tương ứng, để "kể lại" tích chuyện và thể hiện phẩm cách nhân vật, sao cho hiệu quả và sống động. Việc đòi hỏi bản trò phải viết theo niên luật thơ ca cũng là điều tất nhiên, bởi tiếng nói con người vốn đã là hình thức cổ nhất, đơn giản nhất của âm nhạc và chỉ riêng nói với ngữ điệu riêng biệt từng cộng đồng người, mới có thể biểu đạt cảm xúc suy nghĩ vô cùng phong phú của mỗi cá nhân sống trong đó. Tiếng nói dân tộc Việt vốn đang mang ngữ điệu đặc biệt (6 thanh chưa kể dọng nói nói có sắc thái "riêng" ở một số vùng) lại khuôn vào niêm luật thơ ca mỗi từ đều mang ý nghĩa cô đọng xúc tích, nay vừa kết hợp với nhạc có cách vận động âm thanh cao thấp độc đáo, theo tiết nhịp sắp
- xếp thật tinh tế, vừa kết hợp với múa, loại nghệ thuật của động tác và điệu bộ cũng cách điệu; tức là cả ba loại thơ, hát, múa cùng chầu tuần vào sở trường của mình, là biểu lộ sáng rõ và mạnh mẽ những cảm nghĩ, những tâm tư muôn hình muôn vẻ của con người, thông qua diễn kỹ cách điệu tương hợp thì mới phối kết được với nhau và tác động tới khán thính giả sẽ càng sâu sắc, càng truyền cảm. Nói cách khác, âm nhạc cũng là loại "ngôn ngữ thơ ca đặc biệt" phát lên bằng giọng nói con người, hoặc bằng những công cụ đặc biệt nhiều ít phù hợp với âm thanh của tiếng người, làm cho những cảm nghĩ nội tâm nhân vật được phát lộ, trở nên nghe được (giúp mọi người xung quanh cảm thông) và trông thấy được (qua động tác thể hiện). Thành ra, chèo nhờ kết hợp 3 thành tố đó, thông qua diễn xuất của nghệ nhân, mà có khả năng phản ánh thế giới nội tâm, chẳng những của từng cá nhân, mà có khả năng phản ánh thế giới nội tâm, đóng, mà còn có thể "nói lên" bối cảnh xã hội với nội dung tinh thần cả khía cạnh tâm linh của cộng đồng dân tộc. Vào chiếu diễn, nghệ nhân sẽ tùy vai, tùy nơi, tùy lúc (và chính là tùy tài riêng) mà vận dụng linh hoạt mỗi bộ môn nghệ thuật đã trở thành thủ pháp cấu thành ngôn ngữ chèo; khi dùng nghiêng về hát múa kết hợp với tạo hình, như hát múa bình tửu của Lão say,...; cũng nghiêng về hát múa nhưng gia tăng "tính kịch" bằng mất tiếng " niệm" (đệm) kết hợp với tạo hình, như đận hát múa bình thảo của Thị Màu,...; khi chỉ dùng múa kết hợp với nhạc (gõ) như đoạn múa điên, đoạn múa hái dâu, xe sợi, dệt vải, may áo của Súy Vân,...; khi đưa ra "loại" nhân vật có tính biểu trưng dùng nói thường nói vần và tiết tấu của lối biền văn phần nhiều, như Hương "câm", Ðồ "điếc", Thày "mù",...ở lớp Việc làng;...Tức là trên cơ sở quy định ở bản trò, nghệ nhân có thể vận dụng các thủ pháp hát, múa, nhạc, tạo hình, nói thường...và thông qua diễn xuất mà xây dựng hình tượng cùng các bạn nghề sắm vai, kể lại câu chuyện đã chuyển thành tích trò, sao cho ngọt tai (hát hay truyền cảm), sướng mắt (diễn xuất linh hoạt, hấp dẫn) để thoả mãn đông đảo người xem "hát", nghe "hát" chèo. Ðúng là chèo kết hợp hát múa nhạc và diễn xuất để mô tả, tất nhiên nghiêng về tả ý, mà dựng lên hình ảnh con người có phẩm cách và diễn xuất để mô tả, tất nhiên nghiêng về tả ý, mà dựng lên hình ảnh con người có phẩm cách và bản sắc, thông qua hoạt động hình thể và chủ yếu là nội tâm, dù chứng tỏ người ấy có đạo đức hay không có "đạo đức", qua đấy, đáng nói theo hay không nên bắt chước. Có nhân vật thật đáng yêu về cái hồn hậu chất phát, như lão say mà tính cách và bản sắc con người lộ ngay ra sau câu múa hát bình tửu nhịp một, với lời chỉ là cặp thơ 6/8 nghe cứ như một "thanh niên" nào dó. Ai ơi chơi lấy kẻo già Măng mọc quá lứa duyên ta nhỡ thì. Nhưng qua nhạc phổ, cấu 6 thành đảo 4 nhắc lại 6, câu 8 đi xuôi rồi láy đuôi sẽ ra: Chơi chơi lấy a/a/a/a/ kẻo ối a/ối/i i già i/i i i /i i i (xuyên tâm 4 nhịp) Này ối ai ơi chơi lấy kẻo i già, măng mọc quá lứa duyên đôi ta nhỡ i/ới/i i/i i i i/thì //a// nhỡ thì đôi ta. Kết hợp với hình ảnh "nghệ nhân" râu tóc bạc phơ, khăn quấn, áo cánh lụa điều, quần lụa mỡ gà, bỏ lá tọa, ống hơi xếch, mắt hóm hỉnh, tay chống gậy trúc "dài", bước bập bỗng xiêu vẹo, chân nam đá chân chiêu, rõ ra ông già say rượu phóng khoáng, mát tính, lấy câu tửu lạc vong bần (rượu vui quên nghèo) tiêu khiển... khiến ai xem cũng cười xoà thoải mái. Như vai thư sinh lúc nào cũng khăn lượt áo chùng the (sa) đen (hoặc tím phớt) trong áo cánh trắng (hoặc lụa mỡ gà), chân dận giầy, tay phe phẩy quạt, đi đứng khoan thai, nói năng trang trọng, thường nói sử và hát cách"'quyết chí tu thân"...và mở miệng là "sách có chữ" ... Như nhân vật nữ chín (thục nữ) khăn vấn, áo tứ thân khép vạt, thắt lưng nền nã, chân bước khoan thai, khép gối, thẳng thớm, mắt trông trước đoan trang, hát câu sử bằng "cha mẹ càn không cao hậu..." tay xòe quạt che ngang mày, rồi mới "trình cha, con đã ra hầu"...
- Có lẽ trừ mấy nữ chín "siêu nhân"(như Thị Kính, Chúa Ba, Mẫu Thoải...) giữ vai trò chủ chốt của tích trà, còn nhiều thục nữ chỉ là nhân vật thứ yếu, song do cách viết bản trò và nghệ thuật biểu diễn, mà họ trở nên nhân vật làm thành bản thân câu chuyện đang kể lại trên chiếu chèo (như Thi Phương, Cúc Hoa,...). Thái độ cảm mến, ngưỡng mộ của khán giả là nhằm vào họ, kinh qua mấy sự biến với những suy nghĩ ứng phó, thể hiện bằng lời thơ phổ vào hát múa diễn kỹ đan kết tinh tế, ngọt ngào... Cũng không ít nhân vật không hát múa mà nhờ diễn kỹ khoa trương kèm theo những câu nói ngoa ngoắt, trào lộng, kết hợp với trang phục "lôi thôi" xoàng xõa (như vợ Mõ, Thương đầu (tức Nô), cả Xã Dốt,...), hoặc áo quần chỉn chu, ứng xử rõ ra kẻ quen "ăn trên ngồi trốc" chốn đình trung (như Xã Trưởng, Khán Thủ, Trương Tuần,...), qua nghệ nhân thể hiện cũng nổi lên hơi hướng "màu sắc" của phong cách chèo khó chối cãi... Nhìn chung, các tính cách (đạo đức) nhân vật chèo thường được nghệ nhân kể lại hoặc miêu tả bằng những thủ pháp hát, múa, động tác cách điệu tạo hình, liều lượng tùy theo yêu cầu thực tế gọi chung là ngôn ngữ nghệ thuật chèo. Mấy bộ môn mặc dầu khi đứng độc lập, có những nét đặc tính miêu tả cuộc sống và con người không thể lẫn lộn, không cái nào thay thế nổi cái nào (như nhạc thì đặc trưng là âm thanh, tiết nhịp; múa là động tác, điệu bộ, họa là đường nét, màu sắc;... nhưng khi đã trở nên một trong mấy thủ pháp thể hiện cấu thành ngôn ngữ nghệ thuật chèo, chúng sẽ phải tự hạn chế nhiều mặt, thông qua nghệ thuật biểu diễn của người nghề mà khuôn mình vào phong cách của kịch chủng, của tiết mục. Tất nhiên, nghệ nhân sẽ lợi dụng triệt để sở trường mỗi loại, rồi điều tiết các phương diện khi vận dụng tạo dựng hình ảnh và phẩm cách nhân vật. Như âm nhạc du nhập vào chèo sẽ từ yêu cầu thể hiện của bản trò và ý đồ của người ghim ghép (bác Thơ, ông Trùm) xem đâu là trọng điểm, đâu chỉ lướt qua, đâu phải bắc cầu, mà dùng lối nói hay điệu hát, cùng với dàn nhạc (trong đó, bộ phận gõ hết sức quan trọng) giữ độ dài ngắn nhanh chậm nặng nhẹ cho tiết mục, thể hiện nội tâm nhân vật, tạo không khí và phong cách kịch chủng, đỡ dọng hoặc phụ trợ cho nghệ nhân hát múa... Âm nhạc làm nền cho tiết mục, gắn bó với bản trò như hình với bóng, bộc lộ rõ nhất phong cách nghệ thuật chèo. Nó hoà quyện, thẩm thấu vào lời thơ, câu kể suốt vở diễn, ở trạng thái khi ẩn khi hiện, không đứt quãng. Cả khi nghệ nhân "nói thường" biền ngẫu hay lúc khán giả "đế" hứng theo vai đóng, cũng phải cùng độ cao với "dọng nhạc" chung của đoạn trò. Thậm chí lúc chiếu chèo im lặng, người nghề (và người xem ) vẫn phải giữ vững không khí chứa hơi nhạc chung của vở diễn. Sự đa thanh đa hình đa sắc của tiếng Việt, với thích thú hầu thành tập quán của dân ta nói năng ví von bóng bẩy, lại khuôn vào thể biền ngẫu tính tự sự, tính trữ tình, tiết tấu mà mỗi câu mỗi vế đều đối tỷ sát sao, nên trên cơ sở nội dung, chỉ vận dụng ngữ khí tình điệu thích hợp khi ngâm ngợi, đã đủ hình thành những kiểu nói lối mang sắc thái không lẫn. Cho dầu nói sử, cả sử rầu, sử xuân, sử chuyện mà nhiều người xếp chúng vào loại làn (hát) của chèo, có quan hệ ruột rà với dạng nói sử hơi Xuân, hơi Ai, sử chuyện của hát thẻ (ca trù) truyền thống. Còn những điệu (chèo) mang tính ca khúc hoàn chỉnh (tương đối) thì hoặc từ dân ca du nhập (như Bình tảo của Thị Màu là từ hát đúm nâng lên...) hoặc do tích diễn đòi phổ thơ mà nương theo hơi nhạc, nét nhạc của một điệu dân ca, một bản nhạc thính phòng hay điệu nhạc tôn giáo nào dó, thì cũng phải tuân thủ số quy định về kết cấu của loại nhạc hát nói kể chuyện, dùng cho nhân vật bộc lộ tâm trạng hoặc dẫn tích. Nhớ nhất thiết phải thực thi nguyên tắc tròn vành rõ chữ (rõ tiếng, rõ dấu) để khán giả nắm vững ý tứ mỗi câu mỗi lời, đồng thời thưởng thức tài diễn với những cái hay cái đẹp của nghệ thuật, vừa "sướng mắt" vừa "khoái tai". Nói lối chiếm số lượng lớn trong chèo, mang nhiều vết tích của những cung cách đọc xướng trong các lễ tiết cúng tế, ngâm ngợi trong dân ca, ca trù,... chỉ ổn định hơi nhạc trên nét lớn và chịu phụ thuộc vào tiết nhịp, ý tứ câu thơ. Chúng làm nhiệm bắc cầu giữa nói thường (cách điệu) sang hát hoặc từ hát sang nói thường; lắm khi đứng độc lập (phần nhiều là nói sử) có giá trị như một điệu hát. Chúng mang tính co giãn sinh động và khái quát cao, chứng minh mức trưởng thành và là bộ phận quan trọng tạo dựng phong cách nghệ thuật kịch chủng.
- Loại Ðiệu hay bài hát thành hình từ việc phổ thơ của bản trò, hết sức tôn trọng làm rõ các dấu lời, nhắm vào trọng âm và ý tứ câu thơ, để tạo vế trống về mái mà thành trổ, với nhịp nội nhịp ngoại và những đoạn nhạc xuyên tâm (xen giữa vế) lưu không (kết trổ kết điệu). Chúng giữ vai trò quan yếu trong việc đặc tả các khía cạnh tâm trạng nhân vật, bộc lộ sáng rõ quy luật phát triển của chèo cổ. Khai thác nhiều loại dân ca phía Bắc, chúng có khuôn hình tiết nhịp riêng với những nét nhạc sắc sảo, đậm đà tính dân tộc, với sức thể hiện và sức truyền cảm mạnh. Tuy có cùng chất liệu với loại nói lối, chúng thường có cấu trúc ổn định mang tính ca khúc rõ ràng, đánh dấu mức phát triển cao của loại hát nói phổ thơ kể chuyện dân tộc. Múa vào chèo cũng phải căn cứ theo yêu cầu thể hiện của nhân vật và bản trò, dùng diễn kỹ múa hay động tác cách điệu mang tính múa, phối kết máu thịt với hát và nhạc, khi xây dựng hình tượng nhân vật (25). Nghệ nhân có câu "nhất cử nhất động giai điểm vũ" tức mỗi động tác chèo đều mang tính múa. Mới thấy chèo cổ dùng mấy điệu múa tương đối hoàn chỉnh, như Chạy trái, vở Từ Thức, Chạy đàn (chỉ in lại một bạ múa trong Ðàn Trai) vở Quan Âm, chuỗi múa điên và chuỗi múa quay sợi, Dệt vải, May áo, vở Kim Nham, còn phần nhiều là những động tác cách điệu hoà nhuyễn với hát và tạo hình dựng nên khuôn diễn đẹp như múa. Múa chèo rất hay dùng đôi tay, đủ cả múa cánh tay, múa cổ tay, guộn ngón tay, tương nhập với diễn xuất của toàn thân, đặc biệt đôi mắt, một cách linh hoạt uyển chuyển, làm cho nhân vật mỗi khi múa hát, cứ như bay lên với sự mời vẫy của đôi bàn tay uốn lượn... Bàn tay chèo, bàn tay biết "nói" là nhụy hoa của tâm hồn, là những gì tinh túy bộc lộ tế vi thần thái nhân vật chèo. Tháp tùng theo múa, nghệ nhân cũng hay dùng quạt; hoặc cây quạt thước của các vai lão kép; hoặc lá quạt của hoa vai đào, biến hoá sinh động trong nhiều khuôn dáng ước lệ, khi xoay khi mở, khi xòe khi khép, khi là trang sách, khi để đề thơ ...Múa (lá tay...) quạt trong diễn xuất của nghệ nhân góp phần nhất định cho việc gia tăng tích múa trong việc thể hiện các vai chèo. Loại diễn xuất cách điệu mang nhiều ít tính múa này, dẫu chỉ minh họa sinh hoạt đời thường hoặc mô phỏng thiên nhiên vạn vật, cũng bộc lộ phần nào tâm trạng vai đóng đồng thời hoà quyện với toàn vở để giữ sự thuần nhất phong cách mang sắc thái riêng của chèo. Thấy ra múa chèo và diễn xuất chèo chịu ảnh hưởng sâu đậm về nguyên tắc cấu thành đường nét, dung dáng của các loại dân vũ, các lễ tiết diễn xướng dân gian vùng châu thổ sông Hồng. Cũng như họa vào chèo, do hạn chế lịch sử, không có trang trí hay phông hậu, nhưng đã lộ ra ở y trang với kiểu cách và màu sắc quần áo các vai, ăn nhịp với điều kiện ánh sáng và trình độ diễn xuất, mà thành "phông cảnh" nói lên không gian, thời gian, với bút tháp phù hợp của "soạn giả", của bác Thơ, mà giành khoảng trống thích đáng cho người đóng, vừa làm nền cho nhân vật ra trò. Tức là các ngành văn học, âm nhạc, múa, hoạ khi gia nhập vào ngôn ngữ nghệ thuật chèo,sẽ không còn (thực ra không thể) giữ nguyên các đặc trưng cố hữu, mà thông qua diễn xuất sáng tạo của nghệ nhân, phối kết hoà hợp với nhau, cùng nhằm chủ yếu vào việc xây dựng (đúng ra là thể hiện) cho tốt các tính cách (đạo đức) nhân vật chèo, nằm trong phong cách nghệ thuật của một vở diễn, một kịch chủng. Nói chèo thuộc thể loại kịch hát dân tộc, hay chèo thuộc loại hát múa nhạc kịch dân tộc, hay nói tính tổng hợp nghệ thuật độc đáo của sân khấu chèo là để trình bày sự khác biệt về hình thức thể hiện giữa chèo với tuồng, cả cải lương mà phần quan trọng hơn cả là từ cung cách và biều lượng sử dụng các thủ pháp nằm trong ngôn ngữ nghệ thuật mỗi kịch chủng thông qua diễn xuất của nghệ nhân mà tạo ra được âm hưởng và sắc màu hương vị riêng. Ðương nhiên, điều đó còn phụ thuộc phần không nhỏ vào bản trò, đề tài, nhân vật và ...tài năng người nghề. Chèo thuộc loại kịch hát bi - hài hay là sự kết hợp giữa cái bi và cái hài hầu thành nguyên tắc kịch thuật của chèo (cổ)
- Phần lớn nhân vật chính yếu, trước hết là những nhân vật nữ của chèo (cổ) đều có quãng đời hết sức khổ cực (nghiêng về khổ cực vật chất, kẻ nghiêng về khổ cực tinh thần) ở đủ dạng, đủ vẻ, mang tính bi rõ dệt, như những Thị Phương, Cúc Hoa, Thị Kính, Châu Long, Phương Hoa, Kiều Liên, Mẫu Thoải, Chúa Ba,... tất tật. Có điều, những con người đó khi lên chiếu chèo, qua diễn xuất tài tình và nhiều khi tinh tế của nghệ nhân, kết hợp với đòi hỏi những hình thức quen thuộc của đông đảo bà con, rất nhiều cái cười đủ kiểu, đủ mức "pha" vào suốt thời gian diễn trò từ đầu đến cuối, chiếm tỷ lệ hàng 1/2 tới 2/3 buổi hát. Ðiều "quá đáng" lại được cái có hậu của tất cả các tích chèo hậu thuẫn, nên càng làm gia tăng tính lạc quan và góp phần quan trọng tạo sự thoải mái cho bà con khi thưởng thức. Vì thế nhiều nhà khảo cứu sân khấu dân tộc từng "duy danh" mà cắt nghĩa chèo xuất phát từ chữ trào (trào lộng) mà ra. Chèo thường diễn trong các hội hè đình đám khắp vùng đồng bằng và trung châu miền Bắc mấy tháng Xuân, Thu hàng năm trước đây, mà không ít người xem đã thuộc làu cả tích, chí ít cũng đôi đoạn, dăm câu, khen chê tài diễn của nghệ nhân đâu ra đấy. Vì thế, đã có người đặt chèo vào loại sân khấu hội hè, vừa để nói tính quần chúng vừa nói đến cái cười trong diễn xuất của nó. Song không mấy loại sân khấu hội hè ở phương Tây thế kỷ XV hoặc XVI với phần lớn kịch ngắn vui nhộn diễn cương. Chèo cũng có số nhân vật chuyên làm hề và không ít nhân vật "'đá" vào pha trò đây đó, dùng kể chuyện hoặc hát múa gây cười, lấy ứng tác ứng diễn là chính và dẫu chiếm thời gian dài của đêm hát, song những đoạn trò cười đó còn rời rạc, ít ăn nhập với tích trò (thường mang tính bi). Thêm nữa, tuy đã có sự tiến triển từ câu lẻ, trò lẻ đến từng lớp, từng mảng, nhưng những cái cười pha trò ấy vẫn phải bám vào tích diễn mới đứng nổi. Có nghĩa là cái hài không làm nên câu chuyện do nghệ nhân kể lại trên chiếu chèo, mà chính là cái bi toát ra từ bản trò do nho sỹ viết. Tình trạng đó dẫn tới hiện tượng bi hài xen kẽ, đúng ra là hài pha vào bi, trong các vở diễn, thể hiện trong mỗi tình tiết, mỗi lớp, mỗi nhân vật, dưới các dạng: Khi là sử dụng cái hài để nhấn thêm cho cái bi "sâu" hơn, cười trong nước mắt (đoạn Lão Sùng"đùa" ông Mãng), lớp "giết chồng" chèo Quan Âm; đoạn hề Mồi hát bài Cu lớn cu bé lớp Lưu Bình gặp Trù Phòng khi sang nhờ bạn;... Khi dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích; chê trách những hiện tượng chướng tai gai mắt, những hành động "vô đạo đức" của các bề trên, cả những thói hợm hĩnh kệch kỡm trong bà con xóm giềng (như vô số lớp hề theo Bác, Hề Mồi đồ đá, Mụ Mối - Xã Dốt, vợ Mõ - Xã trưởng ) khi "cố tình" vượt khối tích trò, cốt kéo dài đêm diễn khi hát "đếm hương"hoặc theo yêu cầu của địa phương thích nghe và xem riễu (như lớp hề theo Bác đi kiếm củi vở Chu Mãi Thần, lớp Phù thủy - Cô Ðồng vở Kim Nhan, những lớp hề kể chuyện làm vui cho Bác, cho Quan...) đôi khi có những lớp gây cười dài cốt làm loãng hoặc "phá rối"chủ đề tiết mục (như lớp hề tiểu, lớp xem tướng Tiên ở vở Từ Thức...) hoặc cố ý xoá nhoà hay xoay chuyển chủ đề bản trò (như lớp đánh ghen của vở Chu Mãi Thần mà không ít gánh hát thời thuộc Pháp đã chuyển thành vở "riêng" Tuần Ty đào Huế. Thành ra, trong mỗi tiết mục chèo cổ, thấy cứ mỗi một lớp bi lại chen vào một lớp hài, lớp trữ tình, hoặc ngay trong một đoạn cũng có câu hài câu bi "tiếp nhau" chưa kể vô số câu "pha trò" ngoài "tích". Cũng thấy lộ ra khuynh hướng là càng ở những vở diễn ra đời sau, cái hài càng chiếm ưu thế về thời gian, càng nói nhiều tới mặt sinh hoạt và các mối quan hệ của cuộc sống hàng ngày; rằng tuy vẫn còn những câu hài xen vào những đoạn bi hoặc lớp hài cốt đưa vào cho "xôm trò" chẳng mấy cần thiết cho tích diễn, nhưng đã thấy không ít câu hài, đoạn hài, lớp hài ăn nhập vào trò diễn tới mức không thể bứt ra khỏi tích (như những câu hát "cười trong nước mắt" của hề, đoạn Trù Phòng "xỉ nhục"Lưu Bình, lớp Thày Ðồ dạy Tôn Mạnh Tôn Trọng,...). Thực ra, chèo rất tôn trọng tính nhất lưỡng của mỗi sự vật, mỗi con người.
- Từ đấy mà quy phạm chèo vào loại hát bi hài dân tộc với cái hát ngày càng cao có sức nặng hơn, do khán giả trước đây rất coi trọng và thích thú xem riễu, tới mức cho rằng: "chèo mà không làm cười thì không thể gọi là chèo". Vẫn biết cái hài "nặng"như thế và vẫn phải dựa vào tích chuyện mới đứng được; vẫn biết tích chuyện đã hoạch định số phận cả nhân vật chính diện lẫn nhân vật "không chính diện" và tích truyện vẫn mang tính bi có hậu. Nhưng quan trọng ở chỗ, cái hài phải nương theo cái có hậu mới tồn tại phát triển mà làm cho sân khấu chào gia tăng tính lạc quan, tính chiến đấu và tính đời thường. Ðiều trớ trêu trên cũng chứng minh sự chưa hoàn chỉnh, hay nói cách khác sự đang trên con đường hoàn chỉnh của nghệ thuật sân khấu chèo (cổ). Thêm nữa, kết cấu của mỗi tiết mục chèo (cổ) thường gồm 2 bộ phận không tách rời: tích diễn cũng gọi là bản trò (của nho sỹ) mang tính định hình hay dùng thủ pháp ước lệ, và diễn xuất của nghệ nhân. Bộ phận diễn lại gồm 2 phần: những gì diễn ra do yêu cầu thể hiện bản trò (kể lại câu chuyện, sáng tạo hình tượng vai sắm) thì định hình tương đối và thường dùng động tác ước lệ hoặc cách điệu tương hợp; còn những gì ứng tác diễn tại chỗ kịp đáp ứng ngay đối tượng ngồi xem thì thường phóng túng tùy nghi và nhiều khi là câu cú động tác tả thực dung tục, thậm chí tự nhiên chủ nghĩa. Bộ phận ứng tác diễn thường làm cười, bất chấp chèo đã có không ít vai hề như hề áo ngắn ( Hề gậy, Hề mồi, Hề đồng,...) hề áo chùng (Phù thủy, Thày Ðồ, Thày Bói,...). Ðừng quên, cũng chính các vai hề chuyên đó là "chủ nhân" của những gì ứng tác, ứng diễn tùy tiện trên phần nhiều, đồng thời cũng ghi nhận nhiều câu hát câu hề ngoài tích có giá trị. Chúng sẽ giảm theo đà tiến sân khấu hoàn chỉnh (bác học) của chèo. Thì đấy thời kỳ chèo văn minh rồi chèo cải lương, song song với việc xuất hiện trên sách báo quảng cáo tên nghệ nhân tài năng đang được khán giả mến mộ, rồi tới tên soạn giả, thì cũng có ngay yêu cầu nghệ thuật phải diễn thuộc: thuộc lời trò và thuộc diễn kỹ đối với từng vai, từng vở cụ thể. Sau này, cho dù soạn giả và người diễn không còn nhận thức trái nhau về nhân sinh và triết mỹ trong cách nêu và cách giải quyết các vấn đề xã hội ở một vai, một tiết mục, và các vai "pha trò" sẽ nằm hẳn vào tuyến chuyện của tích trò, cho dù sân khấu hôm nay không mấy tán thành để diễn viên ứng tác ứng diễn (người xưa nói trắng ra là cương bịa) tùy tiện vô lối, trong khi vẫn khuyến khích biểu dương những sáng tạo mạnh dạn ngẫu hứng mỗi khi ra vai, thì với truyền thống thưởng thức nghệ thuật thoải mái cố hữu thân quen, khán giả Việt Nam chứ chả riêng khán giả phía Bắc (đất nước), sẽ vẫn coi trọng và thích thú đặc điểm bi hài dân tộc độc đáo đa dạng và đa nghĩa của sân khấu chèo. Cũng chính điều đó tạo thành cung cách biểu diễn và thưởng ngoạn nghệ thuật chèo một cách thoải mái sảng khoái, không đòi nghệ thuật hoà nhịp hẳn vào vai sắm từ đầu đến cuối, không truy cầu hiệu quả ảo giác trong khán giả để lầm tưởng những gì đang kể lại trên chiếu diễn là "đời thật", mà bỏ quên mất tính năng động khi xem biểu diễn. Cũng thể nói, đây là do tính nhất lưỡng của diễn xuất chèo chi phối. Ðiều khẳng định trên có nguyên nhân sâu xa. Bởi khi những người nông dân hai sương một nắng suốt ngày vất vả, bị lũ cường hào ác bá đè đầu bóp cổ tàn tệ, khi mà xã hội nông nghiệp lạc hậu với điều kiện sinh hoạt còn cổ sơ, kỹ thuật canh tác còn thô lậu, đời sống tâm linh lại bị những thế lực thần quyền quán thống với đủ trò phù trấn yềm, nên mỗi người lành hiền tận cùng hàng ngày bị cái xấu cái ác đe dọa lấn lướt, thì việc viết lại những cảnh đời bi đát phẫn uất của những "con sâu cái kiến" đó vào truyện, vào tích là điều tất nhiên. Song do bản năng, cả ý thức sinh tồn thúc đẩy, những con người đó không thụ động nhận chịu mọi áp bức bất công rơi xuống đầu, mà bằng sức lực và trí tuệ bản thân, họ kiên quyết vươn lên giành lấy cuộc sống khấm khá hơn, dân chủ hơn, và phần nhiều vì điều kiện thực tế quá khắt khe, không cho phép đoạt tới, họ phải gửi vào những ước mơ, nhờ cậy vào quyền phép của những Ông Bụt, Bà Tiên, Ðức thánh ban phát, độ trì. Với nữa, ngay giai tầng thống trị chủ trương ru ngủ "dân đen" bằng những chiếc "bánh vẽ" về một ngày "không xa" nhất định sẽ tốt đẹp hơn thực tại, trong cái "khuôn trời" bĩ thái, định mệnh. Vì thế, những câu chuyện nói về mặt này mặt khác cuộc sống đen tối vì đoạ đầy của những
- người lao động, bao giờ cũng ánh lên cái có hậu tưởng như tất yếu, bao giờ cũng nẩy lên những tiếng cười, tràng cười đủ cỡ, đủ mức, vào cung cách đối xử của lũ thống trị và kẻ "bề trên" miệng ra rả giảng đạo đức cho "mọi người", còn bản thân chúng thì đê tiện, bỉ ổi hết sức. Có nghĩa niềm lạc quan yêu cuộc sống của lớp người "dưới đáy" thời phong kiến đã là nguyên nhân làm nảy sinh những tiếng cười trong mọi sinh hoạt cộng đồng dân dã, ngay cả trong những đám tang, đám cúng (tạo công vòi ăn trong chèo đò dẫn linh, trò thằng Ngô con đĩ chen vào múa chạy đàn ,...). Ðấy cũng đồng thời là nguyên nhân của những tiếng cười đủ cung độ kích cỡ trong chèo (cổ). Và do vậy mà nói chèo vẫn mãi thuộc loại kịch hát bi bài hát dân tộc độc đáo, đặc sắc. Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện (Việt Nam), hay nói rõ hơn loại sân khấu kịch hát kể chuyện dân tộc Nghệ nhân vừa bước vào chiếu chèo đã nói rõ là sẽ kể lại câu chuyện (đã xảy ra) bằng trò diễn, để khán giả qua đấy mà khách quan nhận xét những sự hay dở, phải trái trong suy nghĩ và ứng phó của nhân vật. Họ vừa thưởng thức tài nghệ người đóng vai, từng lúc thông cảm hay xúc động trước tình huống hoặc sự biến mà nhân vật nhận chịu, đang thể hiện trên chiếu, vừa nhắc nhau phẩm bình diễn kỹ của nghệ nhân hoặc tự rút ra bài học thiết thân trong cuộc sống thường ngày. Ở vở cổ nào cũng vậy, ngay trong lớp giáo đầu, sau câu hát chúc "trăm họ câu ca cổ vũ" hoặc dân làng "bình an khang thái" là tiếp đến: Nhớ xưa tích cũ Có một chàng tên gọi Trương Viên Nghệ nhân ra chiếu là dễ dàng xưng danh nói tên tuổi gia thế khát vọng cho khán giả biết sẵn nhân vật mình sắm thuộc loại người nào: Tôi họ Chu tên gọi Mãi Thần Tài học đà thông kinh quán sử, Tuổi đã cao, nhà lại khốn khó, Ðấng trượng phu, sinh chửa gặp thì... Tiếp theo là các sự biến xảy đến tuần tự, làm cớ cho nhân vật bộc lộ suy nghĩ và hành động. Số sự biến này, về gốc gác không có "dây mơ rễ má" gì với nhau, nghe qua tưởng chúng là những hiện tượng xã hội xảy đến ngẫu nhiên; song xét kỹ chúng phải được đặt đúng theo trình tự đã do bản trì sắp xếp mới chứng minh được đạo đức nhân vật, từ mỏng đến dày, kỳ tới khi đạt yêu cầu giáo huấn mà toà soạn giả đề ra cho bản trò. Hay nói khác đi, cách chọn lựa và trình bày những sự biến trong một tích với cách ứng phó của mỗi nhân vật đều có đặc điểm khuyến giáo đạo đức chi phối. Nhìn bên ngoài, những sự được xếp theo thứ tự tự nhiên, không xáo trộn việc sau đi lên việc trước. Tỷ như Thị Phương được phát lộ phẩm chất để xứng đáng là "nàng dâu nuôi mẹ thế gian mấy người", qua mấy sự biến: một, dọc đường chạy giặc bị đói, nàng cắt thịt cánh tay đem nấu cháo dâng mẹ hai, vào động Qủy bị Quỷ đói ăn thịt, nàng kể lệ sự tình, được Quỷ vợ thương, xin Quỷ chồng tha và cho vàng; ba, gặp Hổ bị Hổ đòi ăn thịt 1 trong 2 người, mẹ và con đều dành nhau xin chết, làm Hổ thông cảm mà tha cả hai. bốn, Thần rừng đòi nàng khoét mắt làm thang thuốc chữa bệnh cho mẹ, nàng vâng chịu và bị mù... Hoặc Châu Long nuôi bạn thay chồng 3 năm dòng, đã ở danh phận "vợ chồng" với Lưu Bình, phải chịu 3 lần thử thách mỗi khi chàng đòi giao hoà, và phải có cách từ chối khôn khéo làm sao
- không làm mếch lòng, trái lại càng tâm phục, xứng đáng là người phụ nữ "dạ sắt gan vàng" Ở mỗi nhân vật trên, xét nguyên nhân nội tại, các sự biến xảy đến với họ dường như không dính dáng với nhau; chúng xảy đến ngẫu nhiên chẳng khác chuyện đi đường bị phân chim rơi xuống đầu. Có điều mỗi sự biến đó đòi hỏi nhân vật phải có suy nghĩ và ứng phó chứng minh một khía cạnh phẩm cách; và các khía cạnh phẩm cách bộc lộ sau khi giải quyết sự biến đó, cần theo trình tự của bản trò quy định, để đạo đức nhân vật dày lên từng lần, kỳ tới khi đạt đủ mức giáo huấn của bản trò. Mọi sự thể hiện lẫn lộn trật tự trên dưới các sự biến đã chọn lựa, sẽ chỉ làm giảm sút hiệu quả sân khấu, vi phạm vào quá trình chuyển hoá tâm lý môi sinh vẫn quen quan niệm ở địa bàn. Là xét mối quan hệ cơ khí giữa các sự biến trong quy trình bộc lộ đạo đức mỗi nhân vật chèo. Chứ nhìn tổng quát cả đời một nhân vật thì thấy chúng vẫn nằm trong luật nhân quả thông thường; người tốt trước sau sẽ đạt hạnh phúc cá nhân, nhiều khi là hạnh phúc cả gia đình; kẻ xấu sẽ chịu hậu quả chẳng ra gì Trong khi kịch dram đòi sự đối đãi nhân quả ngay giữa các sự biến trước sau, dắt dây chúng lại để rồi cùng nằm trong chuỗi sự biến của mối mâu thuẫn đã biến thành xung đột mà tác phẩm khai thác... Cũng vì không ràng buộc vào mối xung đột đang phát triển từ thấp lên cao, mà từng sự biến của chèo có thể tách ra biểu diễn độc lập, và tùy giá trị nghệ thuật (nội dung, diễn xuất) mà nổi lên từng mảng, lớp (nay gọi là trích đoạn). Có điều các mảng lớp này phải được se nối vào một tích trò có đầu đuôi, có kết hậu, làm cho ai xem cũng nhớ và kể lại được câu chuyện về một hay đôi người sống đạo đức hay không có đạo đức; kèm theo vô số cảnh đoạn bài câu hát ,về những hiện tượng trái tai chướng mắt, xảy ra trong sinh hoạt thường ngày ở nông thôn hay cung đình chùa đền. Do đó, không ít câu chuyện cổ trong dân gian được các ông Trùm, bác Thơ, nghệ nhân tài năng soạn lại thành bản trò. Chuyện cổ ở đây có thể mới ở dạng ngắn hoặc vừa, như số chuyện ghi lại trong Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, cũng có thể là số truyện thơ nôm dài khá phổ biến trong xã hội ta mấy thế kỷ XVII, XVIII, như Phạm Công Cúc Hoa, Hoàng Trìu ,... Trong quá trình kể lại, việc lược bỏ, kể lướt hoặc nhấn mạnh vào tình tiết hay sự biến nào là hoàn toàn tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đề tiết mục, để tích truyện thích hợp với đặc điểm nghệ thuật kịch chủng mà thêm cô đọng, hấp dẫn. Vì phải kể lại câu chuyện bằng diễn xuất chèo, nghệ nhân không có ý gây cho người xem tưởng nhầm những sự biến đang "xảy ra" trên chiếu diễn là cuộc đời thật, đến mức tê liệt tính năng động chủ quan mà đi tới hoà nhập, tự nguyện làm "tù binh" cho tác giả và đạo diễn (như kịch dram'). Trái lại, nghệ nhân chèo nói rõ và đúng mọi cách để khán giả giữ nguyên trí sáng suốt, bám chắc vào cương vị khách quan, mà cùng họ khảo sát, đánh giá tích hát, đánh giá hành động của nhân vật. Không ít khi, khán giả còn giúp đỡ nghệ nhân thể hiện tốt hơn vai đóng (qua tiếng đế, tiếng trống khẩu, trống chầu,...) góp phần thúc đẩy buổi diễn tiến triển một cách phóng khoáng, thích thú sinh động. Ở chèo, khán giả và nghệ nhân cùng đứng về một phía mà định giá, thẩm xét lại tích truyện đang trình diễn. Bằng những lời xưng danh báo tính, những tiếng Ðế hỏi, Ðế hứng, những câu làm cười...đôi bên giúp nhau dẫn truyện, nhắc nhau tỉnh táo theo dõi và thể hiện câu chuyện sao cho linh hoạt. Từng lúc gặp chỗ "đất tốt" mà soạn giả dành sẵn, nghệ nhân lại vươn lên đóng vai "giống như lột" cốt gây cảm xúc cần thiết cho nhữnh người ngồi thưởng ngoạn vây quanh thống khoái mà ngấm trò. Nghệ nhân không quan tâm nhiều đến "bản thân" sự biến, chỉ thụ động nhận chịu, nhưng phải có cách ứng phó với những tác dộng của sự biến đó sao cho hợp tình hợp lý, chẳng những" bảo toàn"mà còn làm lộ phẩm chất (đạo đức) con người nhân vật, còn nguyên nhân đưa sự biến đến cho "mình" thì đổ tại "hoàng thiên", "tạo hoá xoay vần",... Do đó, các sự biến có sự tách biệt dễ dàng làm thành những "lớp diễn" riêng, như chèo (cổ) có vô số lớp mà ngày nay quen gọi là trích đoạn khả dĩ bứt ra trình bày "độc lập": lớp Phù thủy, lớp Việc làng, lớp đánh ghen...
- Những sự biến"ngẫu nhiên" được" soạn giả" chọn lọc sắp xếp làm thành bản trò, nhằm vào một chủ đề nhất quán, trên nguyên tắc làm sao cho phẩm chất nhân vật chính yếu, thứ yếu ngày càng sáng rõ, và từ sự biến đó, nghệ nhân thể hiện thành những lớp trò, rồi tùy quan điểm và nhận thức (đối với bản trò) và tài năng của những người ghim ghép chúng thành một vở diễn tổng thể, mà đưa ra công chúng tiết mục mạch lạc, chặt chẽ hoặc bề bộn rối ren. Nói nhân vật chính thứ yếu vì trong số nhiều vở cổ, nhân vật thứ yếu lại là người "làm nên" thân chuyện của tích, trong khi nhân vật chính yếu chỉ như "chủ hờ" là "cột cái" trong gia đình và có mỗi một việc; đi học, đi sứ, đi đánh giặc hoặc làm quan, như Thị Phương trong vở Trương Viên, Châu Long trong vở Lưu Bình Dương Lễ, Cúc Hoa trong vở Tống Trân Cúc Hoa ... Ðừng quên, cả những câu chuyện "vừa xảy ra" hay "có thể xảy ra" khi được khai thác để soạn thành bản trò, cũng phải "cũ hoá", tức đẩy lùi về thời quá khứ, ngó hầu nhà nghề, trước hết là soạn giả, có thêm điều kiện mà vận dụng số lề thói truyền đời của loại sân khấu kể chuyện, như "nhớ xưa tích cũ" "vậy có thơ rằng" "xưng danh báo tính" đế hỏi tung hứng "...Ðấy cũng là số quy tắc đòi người đóng vai, dẫn tích phải tuân thủ, đồng thời gợi nhắc khách xem thưởng thức nghệ thuật năng động. Cho nên nói chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện dân tộc trong đó, nghệ nhân sử dụng linh hoạt sáng tạo các yếu tố tự sự, trữ tình, hài hước, phối hợp trong một kết cấu kịch hát độc đáo. Ðánh ngang bằng thể loại kịch hát kể chuyện dân tộc (Việt Nam) với yếu tố tự sự cũng như yếu tố trữ tình, yếu tố hài ước là không thỏa đáng. Vì quá trình phát triển của các loại hình nghệ thuật Tự sự (épique), Trữ tình(lyrique) đến Kịch(théâtre) đã coi là những bước tiến mang tính quyết định thể loại. Chèo là loại kịch hát nhưng vẫn rất coi trọng và sử dụng hiệu quả những yếu tố tự sự, trữ tình, hài ước, ngay khi biết kết hợp các hình thức nghệ thuật khác (như giáo, chèo đò, trò diễn dân gian, bao gồm cả những trò trình mặt, trò trình nghề ...) để tạo thành một loại kịch hát và từng bước chuyển hóa sáng tạo mà "tiến lên". Cái lõi kịch bộc lộ qua số vở có truyền thống, thấy có mức gia tăng rõ dệt, như từ sự nhận chịu thụ động của mẹ con Thị Phương trước những lục lượng hắc ám thiên nhiên, của xã hội, của Thị Kính chịu "nhẫn " trước thái độ lấp trùm của mụ Sùng, trước sự trơ trẽn của Thị Màu, đến "đụng độ" âm thầm nhưng không kém kịch liệt giữa Cúc Hoa và Trưởng Giử, giữa Châu Long và Lưu Bình,... hoặc đụng độ công khai gay gắt vẫn ở mức "nhẹ nhàng" giữa Thị Màu với Thị Kính qua tiếng mõ, giữa Súy Vân với Kim Nham qua lời lẽ diễn,... đến cuộc đối mặt quyết liệt "nảy lửa" giữa Ðào Huế với Tuần Ty và nhân tình... Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ - cách điệu Tách bạch ra thì ước lệ chỉ số quy phạm nghệ thuật do các thế hệ nhà nghề đúc kết trong quá trình diễn tả, đã được đông đảo người xem chấp thuận, nhưng không gian, thời gian, sự cố trong bản trò hoặc các khía cạnh tâm trạng của mỗi tính cách nhân vật, cô đọng và xúc tích xét cả mặt hiệu quả sân khấu và ý nghĩa thẩm mỹ. Cũng như (diễn xuất) cách điệu là sự chọn lọc, khoa trương, tô phóng động tác biểu tả, làm nổi hơn và đẹp hơn những góc cạnh của sự việc hoặc tâm trạng nhân vật, tương hợp với đặc tính của số thủ pháp cùng nằm trong ngôn ngữ kịch chủng (là hát, múa, nhạc, thơ), nhằm tạo dựng phong cách nghệ thuật một vở diễn hay một lớp trò. Với chèo sàn diễn không đơn thuần chỉ là đôi chiếu trải, mà tùy thuộc vào hình thái miêu tả của nghệ nhân, nó có thể là đường đi, cảnh nhà hoặc đò giang, rừng núi; là liền kề gang tấc hay xa xôi cách trở. Nó kết hợp sát sao với thời gian để cùng mang tính giả định co giãn không chừng, giúp ích chèo bao quát nhiều nhiều loại vai, từ nhân vật chủ đề đến nhân vật tình tiết, theo sát câu chuyện mở dần từ đầu đến cuối. Trong đó, nhân vật được thể hiện bằng hành động bên trong và bên ngoài, bằng suy tư tâm trạng với ước vọng cuộc sống hạnh phúc, theo bản năng sinh tồn hoặc ngưỡng tín về một quyền phép siêu giới huyền hoặc mà còn rất chú trọng các mặt cấu thành môi trường sống của mỗi con người. Vì thế chèo hết sức quan tâm đến tính nhất lưỡng của mỗi sự vật, mỗi con người, để thành quả đưa ra được toàn diện chân thật. Nó đòi nghệ nhân khi đóng vai phải tùy lúc tùy nơi mà khi thì
- thoát, đem thân mình làm công cụ thể hiện với thái độ phẩm bình, định giá trở lại nhân vật; khi thì nhập, vươn lên đóng "giống như lột", gia tăng sức truyền cảm để khán giả ngấm trò mà tiêu nhuyễn nhẹ nhàng chủ đề câu chuyện. Nó vừa phải yêu cầu diễn xuất phải ước lệ thoả đáng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm sân khấu cải lương
9 p | 461 | 127
-
Nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của nghệ thuật hát bội
8 p | 640 | 61
-
Kết hợp trang điểm với kiểu tóc
7 p | 150 | 25
-
Mỹ thuật 8 - Thường thức mĩ thuật Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê
6 p | 574 | 23
-
Nguyên tắc cơ bản khi trang điểm
5 p | 121 | 17
-
Sẹo biến mất với nghệ thuật trang điểm
4 p | 131 | 16
-
Đặc điểm da dầu và cách cải thiện
3 p | 126 | 10
-
Make up xinh cho gương mặt hình tam giác
4 p | 104 | 9
-
Trang điểm làm nổi bật xương má
2 p | 92 | 9
-
Sẹo biến mất với các nghệ thuật trang điểm
8 p | 93 | 9
-
Công dụng của thực phẩm giống hệt như bộ phận cơ thể
11 p | 75 | 7
-
Bí quyết trang điểm cho cô dâu trong tiết trời mùa đông
9 p | 99 | 7
-
Những thói quen hỗ trợ đắc lực cho bạn trong cuộc chiến lão hoá
8 p | 88 | 6
-
Những hiểu lầm tai hại về mụn trứng cá
8 p | 59 | 4
-
Những cô nàng trán rộng nên để kiểu tóc nào?
8 p | 131 | 4
-
Kiểu tóc đẹp cho những cô nàng trán rộng Trán cao, rộng là đặc điểm cho
5 p | 140 | 3
-
Điểm nhấn cho mùa Thu
5 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn