intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những dấu hiệu thất bại của lãnh đạo

Chia sẻ: Bánh Bèo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

86
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những dấu hiệu thất bại của lãnh đạo Khi đang là lãnh đạo - vị trí mà bạn phải phấn đấu rất nhiều mới có được bạn sẽ không nghĩ đến thất bại. Nhưng thực tế, khoảng cách giữa nhà lãnh đạo thành công, được yêu mến và nhà lãnh đạo thất bại, bị coi khinh gần hơn chúng ta tưởng.Do vậy, hãy để ý những "triệu chứng" sau đây. Mất mục tiêu trọng tâm Mục tiêu trọng tâm có thể bị thay đổi khi người lãnh đạo không biết điều gì là thực sự quan trọng, hoặc có thể...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những dấu hiệu thất bại của lãnh đạo

  1. Những dấu hiệu thất bại của lãnh đạo Khi đang là lãnh đạo - vị trí mà bạn phải phấn đấu rất nhiều mới có được - bạn sẽ không nghĩ đến thất bại. Nhưng thực tế, khoảng cách giữa nhà lãnh đạo thành công, được yêu mến và nhà lãnh đạo thất bại, bị coi khinh gần hơn chúng ta tưởng.Do vậy, hãy để ý những "triệu chứng" sau đây. Mất mục tiêu trọng tâm Mục tiêu trọng tâm có thể bị thay đổi khi người lãnh đạo không biết điều gì là thực sự quan trọng, hoặc có thể họ bị mờ mắt bởi sự giàu có và danh vọng. Nhà lãnh đạo thường được phân biệt bằng khả năng “nghĩ lớn”. Khi mục đích trọng tâm thay đổi, tự nhiên họ trở nên “nghĩ nhỏ”. Họ quản lý một cách chi li, để ý những cái tầm thường, và nhất là rất cầu toàn. Do vậy, hãy xác định mục tiêu hàng đầu của mình hiện nay là gì? Nếu như không có câu trả lời ngay lập tức, có thể việc lãnh đạo của bạn đang thiếu thiếu rõ ràng, rành mạch. Hãy dành thời gian cần thiết để xem mục tiêu nào là quan trọng. Bạn phải luôn luôn sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của công việc, nhưng đừng bao giờ đảm nhận cả những việc mà những người khác có thể làm tốt như bạn. Nói ngắn gọn, hãy nhớ rằng công việc chính của bạn là lãnh đạo.
  2. Truyền đạt kém Khi nhà lãnh đạo không biết rõ mục đích của mình, họ thường truyền đạt mơ hồ, thiếu tập trung. Do vậy nhân viên không thể hiểu ý muốn thực sự của bạn. Lãnh đạo thường nghĩ rằng nhân viên sẽ tự động biết phải làm gì mà không cần phải nói ra. Còn nếu nhân viên không hiểu ý mình, họ cho rằng vì nhân viên không chú ý lắng nghe chứ không phải vì họ truyền đạt kém. Vì vậy hãy chắc chắn là bạn muốn nói điều gì trước khi truyền đạt nó cho nhân viên. Không dám mạo hiểm Đa số các nhà lãnh đạo phải chịu áp lực từ những thành công đã có. Những câu hỏi: Liệu mình có thể vượt được những thành công trước đây không? Mình phải làm gì để lại có được điều đó... luôn ám ảnh họ. Thực tế, một nhà lãnh đạo càng thành công, họ càng hiểu ý nghĩa của sự thất bại. Khi bị lo sợ thất bại chi phối, lãnh đạo sẽ không dám mạo hiểm và nhiều khi để mất những cơ hội quý giá. Người lãnh đạo giỏi sẽ thận trọng để không đánh mất những cái họ đã giành được, nhưng họ cũng không tê liệt trước những thách thức. Người ta thường bảo, bước nhảy của lãnh đạo là hai bước tiến và một bước lùi.
  3. Trượt dốc đạo đức Uy tín của nhà lãnh đạo được xem xét trên 2 mặt vừa riêng biệt vừa thống nhất, đó là họ làm được gì và họ là ai. Nguyên tắc tối cao của lãnh đạo là sự liêm khiết. Khi lãnh đạo không xem liêm khiết là phẩm chất hàng đầu, khi có sự thoả thuận mờ ám về đạo đức, khi họ cố gắng có được kết quả bằng mọi giá, kể cả mánh khoé, đó là lúc nhà lãnh đạo bắt đầu trượt dốc. Những nhà lãnh đạo như thế chỉ xem nhân viên của mình là những con tốt thí, là phương tiện để đạt đến đích. Họ lẫn lộn giữa sự lôi kéo và sự lãnh đạo. Họ mất dần sự cảm thông và không còn là những người luôn thấu hiểu. Do vậy, hãy xem lại cách lãnh đạo của bạn. Có mâu thuẫn giữa những điều bạn nghĩ và cách bạn cư sử hay không. Có những thoả thuận mờ ám nào không? Một cách nữa là hỏi nhân viên xem họ có thấy bạn đang lợi dụng và coi thường họ hay không. Không tự chăm sóc bản thân Nếu một nhà lãnh đạo không tự quan tâm đến mình thì không ai làm điều đó cả. Sẽ không ai để ý đến những biểu hiện mệt mỏi hay căng thẳng của bạn trừ những nhân viên nhạy cảm hơn bình thường. Người ta quen nghĩ lãnh đạo là siêu nhân, là người có sức khỏe vô biên.
  4. Hãy tự quan tâm đến chính mình. Đúng là cần tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng lãnh đạo nhưng bạn chỉ làm được điều đó khi bạn có đủ sức khỏe. Đánh mất đam mê Dấu hiệu cuối cùng của thất bại là những nhà lãnh đạo cần phải lưu ý là họ rời bỏ đam mê và mơ ước ban đầu. Khi nhà lãnh đạo đánh mất niềm đam mê, họ nhận trách nhiệm lãnh đạo một cách khiên cưỡng. Họ tự thấy mình làm việc vì những điều mình không thực sự mong muốn. Nhà lãnh đạo phải biết mình đam mê cái gì, cái gì là động lực của việc lãnh đạo. Để chắc chắn mình đang theo đuổi những đam mê ban đầu, bạn hãy thường xuyên tự hỏi “Tại sao mình nhận trách nhiệm lãnh đạo?”, “Những lí do ấy có thay đổi không?”, “Mình vẫn muốn làm lãnh đạo chứ?” Thử đối chiếu 6 dấu hiệu trên vào bản thân chính bạn. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào giống như trên, hãy kịp thời hành động để tránh những thất bại không đáng có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2