Những điều cần biết về ung thư bàng quang - Phần 2
lượt xem 13
download
Nhiều chương trình thử nghiệm lâm sàng cho mọi thời kỳ của ung thư bàng quang đang tiến hành để tìm cách chữa hiệu quả hơn, quý vị nên hỏi bác sĩ về những chương trình thử nghiệm này. Phần Thử Nghiệm Lâm Sàng có nhiều chi tiết về cách chữa trị này. Giải phẫu là cách chữa trị chính cho ung thư bàng quang; và phương cách giải phẫu tùy thuộc vào thời kỳ và ""mức độ" của ung thư. • Transurethral resection (TUR): Dùng để chữa loại ung thư superficial; Bác sĩ dùng phương pháp nội soi,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những điều cần biết về ung thư bàng quang - Phần 2
- Những điều cần biết về ung thư bàng quang Phần 2 Nhiều chương trình thử nghiệm lâm sàng cho mọi thời kỳ của ung thư bàng quang đang tiến hành để tìm cách chữa hiệu quả hơn, quý vị nên hỏi bác sĩ về những chương trình thử nghiệm này. Phần Thử Nghiệm Lâm Sàng có nhiều chi tiết về cách chữa trị này. Giải phẫu là cách chữa trị chính cho ung thư bàng quang; và phương cách giải phẫu tùy thuộc vào thời kỳ và ""mức độ" của ung thư. • Transurethral resection (TUR): Dùng để chữa loại ung thư superficial; Bác sĩ dùng phương pháp nội soi, chuyển một ống nhỏ, mềm qua ống tiểu, ở đầu ống có gắn một dụng cụ dùng để "cạo" tế bào ung thư, sau đó dùng điện để đốt những tế bào còn lại gọi là fulguration. Bệnh nhân được chữa tại bệnh viện và có thể cần thuốc mê. Sau cuộc giải phẫu này, bệnh nhân có thể cần hóa chất trị liệu và sinh hóa trị liệu. • Radical cystectomy: Loại ung thư lậm sâu hơn (invasive), bác sĩ sẽ cần cắt bỏ bàng quang. Đôi khi, với loại ung thư cạn (superficial) nhưng với một diện tích lớn, bác sĩ cũng cần cắt bỏ bàng quang. Khi cắt bỏ bàng quang,
- bác sĩ sẽ cắt bỏ cả hạch bạch huyết lân cận, một phần ống tiểu (urethra), và có thể một phần những bộ phận khác nơi ung thư đã lan đến. Ở phái nam, những bộ phận này có thể bao gồm tuyến tiền liệt (nhiếp hộ tuyến, prostate), túi chứa tinh dịch (seminal vesicles) và cả ống dẫn tinh (vas deferens). Ở phái nữ, dạ con, buồng trứng, ống dẫn trứng (fallopian tubes) và một phần âm hộ sẽ bị cắt bỏ. • Segmental cystectomy: Bác sĩ cắt bỏ một phần bàng quang, phương pháp này được sử dụng khi có một khối u nhỏ nhưng lậm sâu đến thành bàng quang. Đôi khi, ung thư đã lan đến những bộ phận lân cận và không thể cắt bỏ hoàn toàn mọi bộ phận, bác sĩ sẽ cắt bỏ bàng quang, hoặc giữ lại bàng quang nhưng tạo một ống thoát nước tiểu. Khi bàng quang bị cắt bỏ, bác sĩ có thể tạo ra một túi bên trong cơ thể bằng ruột non để chứa nước tiểu hoặc tạo ống dẫn ra ngoài cơ thể và đặt túi chứa. Trước khi giải phẫu, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ: -Bác sĩ sẽ thực hiện cách giải phẫu nào cho tôi? - Tôi có thể tiểu tiện bình thường không?
- -Nếu đau đớn, có thể dùng thuốc gì? -Tôi sẽ ở lại bệnh viện bao nhiêu lâu? -Cuộc giải phẫu ảnh hưởng ra sao đến đời sống tình dục? -Tôi có bị phản ứng phụ lâu dài hay không? -Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường? Xạ trị: Chữa trị ung thư tại chỗ bằng cách dùng chất phóng xạ để đốt ung thư. Bác sĩ có thể dùng xạ trị trước hoặc sau khi giải phẫu. Đôi khi không thể giải phẫu, bác sĩ dùng xạ trị để đốt khối u. Có hai loại xạ trị: Nội và ngoại xạ trị. • Ngoại xạ trị (external radiation): Một máy phóng xạ ở bện ngoài cơ thể rọi tia phóng xạ đến khối u (xuyên qua da), cách chữa trị này thường kéo dài 5 ngày một tuần và trong 5-7 tuần lễ. Đôi khi thời gian chữa trị có thể ngắn hơn nếu có một khối phóng xạ (radiation implant) được đặt trong cơ thể. • Nội xạ trị: Bác sĩ đặt một dụng cụ chứa chất phóng xạ vào bàng quang (qua ống tiểu hoặc cắt một lỗ nhỏ ở bụng). Bệnh nhân sẽ ở tại bệnh viện và giới hạn việc thăm viếng bảo đảm sự an toàn cho người thăm viếng.
- Sau khi dụng cụ chứa chất phóng xạ được lấy ra, cơ thể không còn chất phóng xạ nữa. Bác sĩ có thể dùng cả nội và ngoại xạ trị để chữa trị cho một số bệnh nhân. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị: -Tại sao tôi cần loại chữa trị này? -Bác sĩ chọn loại xạ trị nào cho tôi? Cả hai loại xạ trị có cần thiết không? -Khi nào thì việc chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong? Chữa trị bao nhiêu lần? -Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tôi có cần vào bệnh viện không? Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị? -Tôi có thể tự đến nơi chữa trị hay không? -Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không? -Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không?
- Hóa chất trị liệu: Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều loại hóa chất cùng lúc để chữa trị. Với loại ung thư cạn (superficial), Bác sĩ có thể dùng intravesical therapy, một loại chữa trị tại chỗ. Bác sĩ đặt một ống rỗng (catheter) vào bàng quang (qua ống tiểu) rồi truyền hóa chất vào bàng quang. Hóa chất này giữ trong bàng quang sau nhiều giờ, và chỉ ảnh hưởng đến tế bào tại bàng quang. Bệnh nhân được chữa trị mỗi tuần trong nhiều tuần lễ có khi kéo dài đến cả năm. Khi ung thư ăn sâu hoặc đã lan khắp cơ thể, bác sĩ dùng cách chữa toàn thân, hóa chất được đưa vào cơ thể qua mạch máu, máu luân lưu khắp cơ thể. Hóa chất được dùng từng giai đoạn, giữa giai đoạn trị liệu là một thời gian nghỉ ngơi. Bác sĩ có thể dùng hóa chất trước hoặc sau khi giải phẫu và cả với xạ trị. Hóa chất trị liệu thường được dùng tại trung tâm Y khoa, văn phòng bác sĩ. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và loại thuốc sử dụng, bệnh nhân có thể cần vào bệnh viện một thời gian ngắn. Sinh hóa trị liệu dùng sức đề kháng của cơ thể để chống lại ung thư. Cách này thường được dùng để chữa loại ung thư cạn (superficial) sau khi
- giải phẫu TUR để ngừa tái phát. Bác sĩ có thể dùng chất chứa bacille Calmette-Guerrin, BCG, một loại vi trùng để kích thích sức đề kháng của cơ thể và diệt tế bào ung thư. Dung dịch này được truyền vào bàng quang, giữ tại bàng quang khoảng 2 tiếng sau đó được bài tiết ra ngoài. Cách chữa này dùng mỗi tuần trong sáu tuần lễ. Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa chất hoạt sinh hóa tố: -Mục đích của việc chữa trị là gì? Có nhiều cách chữa để tôi chọn lựa không? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? -Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? -Có cách nào phòng ngừa không? -Việc chữa trị sẽ tốn bao nhiêu? Bảo hiểm của tôi có trả chi phí không? -Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? -Tôi có cần ở lại bệnh viện không? Nếu có, bao nhiêu lâu? -Thử nghiệm lâm sàng có phải là cách chữa trị cho tôi không?
- -Sau khi trị liệu, tôi có phải khám bệnh đình kỳ thường xuyên không? Phản ứng phụ của trị liệu Việc chữa trị ung thư thường gây hư hoại cho những tế bào lành mạnh, nên thường có phản ứng phụ. Phản ứng phụ tùy thuộc vào vị trí của khối u, cách chữa trị và mức đọ chữa trị nhiều hay ít. phản ứng phụ không xuất hiện giống nhau cho tất cả mọi người, có thể thay đổi từ lần chữa trị này so với lần chữa trị khác. Trước khi chữa trị, bác sĩ sẽ giải thích việc phản ứng phụ có thể xảy ra và cách ngăn ngừa. Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư, supportive care (tạm dịch là “chữa trị phụ” nhằm giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe, chịu đựng những phản ứng phụ, biến chứng từ việc chữa trị chính) cũng đ ược sử dụng để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Tin tức về việc chữa trị được đăng tải trên trang nhà của Viện Ung Thư Quốc Gia www.cancer.gov/cancertopics/coping, và hoặc LiveHelp1 Information Specialists at 1-800-4-CANCER (http://www.cancer.gov/help) Giải phẫu Vài ngày hậu giải phẫu TUR, bệnh nhân sẽ thấy máu trong nước tiểu (hematuria), khó tiểu tiện hoặc đau rát khi tiểu tiện. Hậu giải phẫu cắt bỏ
- một phần bàng quang, bệnh nhân đi tiểu nhiều lần vì dung tích bàng quang nhỏ hơn khi trước và cảm thấy đau đớn, bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau. Thời gian hồi phục không đồng nhất với mọi bệnh nhân. Khi bàng quang bị cắt bỏ hoàn toàn, bác sĩ thường dùng một mảnh ruột để tạo ra một ống rỗng, một đầu nối với ống dẫn nước tiểu từ thận, đầu kia mở ra ngoài bụng; lỗ hổng này gọi là stoma, một túi plastic được dán vào bụng để chứa nước tiểu thoát ra từ stoma. Cuộc giải phẩu tạo stoma gọi là urostomy hoặc ostomy. Đôi khi bác sĩ dùng một mảnh ruột non để chế tạo một túi chứa nước tiểu đặt trong bụng, miệng túi nối với ống tiểu (urethra) hoặc với một stoma để dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể. Với một số bệnh nhân, bác sĩ có thể tạo một túi chứa nước tiểu bên trong cơ thể gọi là "continent reservoir", nước tiểu tích tụ tại đây và được nối với ống tiểu hoặc lỗ hổng stoma. Ung thư bàng quang có thể ảnh hưởng đến tình dục hoặc cả việc sinh sản. Khi dạ con và buồng trứng bị cắt bỏ, phái nữ không thể sinh sản được nữa và bị tắt kinh (menopause). Những triệu chứng liên quan đến việc tắt kinh như nóng lạnh, khó chịu, khô da... xuất hiện ngay và thường là trầm trọng hon khi tắt kinh tự nhiên. Khi bác sĩ cắt bỏ cả một phần âm hộ thì việc giao hợp trở nên khó khăn.
- Trước đây hầu hết phái nam sau khi giải phẫu để chữa trị ung thư bàng quang đều bị liệt dương (impotent). Ngày nay kỹ thuật giải phẫu tiến bộ, liệt dương không còn là một biến chứng chính của hậu giải phẫu. Khi tuyến tiền liệt và túi chứa tinh (seminal vesicles) bị cắt bỏ, sẽ không còn tinh dịch(semen) khi thoát tinh (dry orgasm) hoặc không thoát tinh khi đến tuyệt đỉnh của sự khoái cảm (sexual climax). Nếu muốn có con, quý ông nên dự trữ tinh trùng (sperm banking) trước khi giải phẫu. Lo âu về phần tình dục là điều dễ hiểu, quý vị nên thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ, và nên thảo luận với quý vị tình cũng như tìm các phương cách khác để bày tỏ sự yêu thương gần gũi trong khi và sau khi chữa trị. Xạ trị Hầu hết mọi bệnh nhân đều chịu phản ứng phụ sau cuộc xạ trị. Phản ứng phụ tùy thuộc vào lượng và loại xạ trị. Phản ứng phụ thường biến mất một thời gian ngắn sau khi xạ trị. Ngoại xạ trị có thể làm sậm màu da tại nơi chiếu phóng xạ, da bị khô và đỏ rát cũng như rụng lông. Tránh mặc quần áo cọ xát vào vùng da, và không nên dùng kem thoa da nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bệnh nhân mệt mỏi mất sức sau xạ trị nhiều tuần lễ nên cần nghỉ ngơi; tuy nhiên sự vận động giúp bệnh nhân lấy lại sức lực nhanh chóng hơn. Xạ trị có thể gây giảm bạch cầu, loại tế bào máu giúp cơ thể đề kháng chống lại nhiễm trùng. Khi lượng bạch cầu xuống thấp, bác sĩ có thể cách ly bệnh nhân để ngừa nhiễm trùng hoặc ngưng xạ trị một thời gian cho đến khi số bạch cầu trở lại bình thường. Ngoài những biến chứng thông thường như khô da, phỏng da, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, xạ trị trị liệu có thể ảnh hưởng đến tình dục. Phái nữ thường bị khô âm hộ và phái nam thường bị liệt dương trong nhiều tuần lễ hậu trị liệu. Hóa chất trị liệu Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại và lượng hóa chất sử dụng. Ngoài ra phản ứng phụ thay đổi tùy theo bệnh nhân. Loại hóa chất dùng trong bàng quang gây đau rát và xuất huyết trong vài ngày, vài loại thuốc gây mề đay ngứa ngáy khi chạm vào da hoặc bộ phận sinh dục. Nói chung, hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư nên sẽ ảnh hưởng đến những tế bào tăng trưởng nhanh chóng:
- - Tế bào máu: Khi hóa chất chữa ung thư hạ thấp số tế bào máu khỏe mạnh, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng, và mệt mỏi, mất sức. Bác sĩ cần thử máu để đo lường số tế bào máu. Khi lượng tế bào xuống thấp, bác sĩ có thể dùng thuốc kích thích tủy xương chế tạo tế bào mới nhanh chóng hơn hoặc sẽ được truyền máu. - Tế bào bọc quanh chân tóc: Hóa chất gây rụng tóc. Tóc sẽ mọc trở lại sau khi chữa trị, tóc mới có thể khác màu hoặc thay đổi thể dạng. - Tế bào lót các bộ phận tiêu hóa: Hoá chất có thể gây kém ăn, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, lở miệng. Một vài loại hóa chất dùng để trị ung thư bàng quang có thể gây hoại thận. Để phòng ngừa, bác sĩ tiếp rất nhiều nước biển qua mạch máu trước và sau khi trị liệu. Bệnh nhân tiếp tục cần uống nhiều nước sau khi chữa trị. Vài loại thuốc khác gây tê dại hoặc cảm giác kim châm tại đầu ngón tay, ù tai hoặc điếc tai. các phản ứng phụ này sẽ giảm sau khi chữa trị xong. Sinh hóa tố trị liệu BCG gây khó khăn đau đớn khi tiểu tiện, tiêu chảy, xuất huyết và nóng sốt là các biến chứng thường thấy.
- Dinh dưỡng Dinh dưỡng rất quan trọng trong mọi giai đoạn, trước khi, trong khi và sau khi chữa trị ung thư. Bệnh nhân cần một lượng đầy đủ calorie, protein, sinh tố, và khoáng chất. Khi cơ thể được bồi bổ đúng mức, bệnh nhân thường cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống vì nhiều nguyên nhân, mệt mỏi, biếng ăn hoặc khó nuốt thức ăn. Khi dùng hóa chất trị liệu, bệnh nhân có thể không c òn nếm được thức ăn, hoặc cho rằng thức ăn không còn hương vị, thơm ngon như trước. Bệnh nhân cũng có thể chịu các phản ứng phụ như biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy. Có nhiều cách để bồi bổ cơ thể khi không thể ăn uống đầy đủ. Hãy thảo luận với chuyên viên về dinh dưỡng (registered dietitian) để chọn cách dinh dưỡng thích hợp với đầy đủ calorie, protein, sinh tố (vitamins), và khoáng chất (minerals). Khi có thể, nên duy trì sự hoạt động, đi bộ, yoga, bơi lội hoặc những hoạt động khác có thể gia tăng năng lực. Nên thảo luận với bác sĩ về việc vận động cơ thể và báo cho bác sĩ biết khi việc vận động gây đau đớn. Phục hồi
- Phục hồi là một phần quan trọng của việc chữa trị ung thư, bác sĩ và các chuyên viên y tế sẽ cố gắng giúp bệnh nhân phục hồi càng sớm càng tốt. Mục đích của phục hồi tùy thuộc vào mức độ hư họai và loại trị liệu. Chương trình phục hồi có thể từ cách chăm sóc lỗ hổng stoma, đến việc thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, tiêu tiểu và hoạt động tình dục. Thăm bệnh định kỳ Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả khi không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm soát theo dõi diễn tiến của bệnh trạng, các loại thử nghiệm như thử máu, thử nước tiểu, nội soi hoặc những loại thử nghiệm khác. Báo cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ. Những nguồn hỗ trợ Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu. Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu
- đựng và thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu. Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm hơn. Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua quý vị hữu, thân nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác. Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm: Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm trị liệu có thể trả lời hầu hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng. Chuyên viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần. Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà… Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và việc chữa trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện thoại, hoặc qua internet. Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại miễn phí trên lãnh thổ Hoa Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương trình hỗ trợ, dịch vụ và các tin tức tài liệu liên quan đến ung thư.
- Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư Bác sĩ tại Hoa Kỳ đang thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng được hoạch định với mục đích trả lời các câu hỏi quan trọng về cách trị liệu hữu hiệu nhất. Những tìm hiểu khoa học đã tạo được nhiều lợi ích, giúp con người sống lâu hơn, và khoa học tiếp tục tìm kiếm. Các chuyên gia đang tìm kiếm phương pháp ngăn ngừa ung thư, cách tìm ra bệnh sớm hơn, cũng như cách trị liệu hiệu quả hơn. Các chuyên gia đang thử nghiệm các hóa chất trị liệu. Họ tìm hiểu kiếm các loại thuốc mới, các cách dùng chung nhiều loại thuốc, và lượng thuốc mới. Ngoài ra các chuyên gia cũng tìm cách tiết giảm phản ứng phụ của việc trị liệu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Điều Cần Biết Về Ung Thư (phần 1)
7 p | 291 | 83
-
kiến thức nhãn khoa - Những điều cần biết khi sử dụng thuốc điều trị bệnh ở mắt
8 p | 197 | 43
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 1)
6 p | 98 | 30
-
Ung Thư - Những điều Cần Biết (Kỳ 2)
5 p | 161 | 28
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG (Kỳ 2)
5 p | 154 | 22
-
Vô sinh nam và những điều cần biết
5 p | 118 | 18
-
Những điều cần biết về ung thư gan (Kỳ 1)
6 p | 132 | 16
-
Những điều cần biết về ung thư tụy ngoại tiết
5 p | 147 | 15
-
Những điều cần biết về bệnh Viêm xoang (Kỳ 1)
5 p | 140 | 14
-
Những điều cần biết về bướu máu
7 p | 130 | 11
-
Những điều cần biết về ung thư ở trẻ em
3 p | 160 | 11
-
Cách giữ thức ăn an toàn, vệ sinh
4 p | 121 | 8
-
6 điều “nên” và “không nên” trong cuộc sống
3 p | 81 | 7
-
Những điều không nên khi ăn dưa hấu
5 p | 81 | 5
-
Dị ứng thực phẩm, làm sao tránh
7 p | 100 | 5
-
Các cô gái nên biết 4 điều này trước khi cưới…
4 p | 97 | 4
-
Có nên xem thường bệnh dị ứng?
4 p | 70 | 4
-
Những điều cần tránh sau khi ăn
3 p | 111 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn