intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 3)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các dạng thức của chỉ số: Tần số (frequency) Biểu thị số lần xuất hiện của một quan sát nào đó Ví dụ: số người có test PAP dương tính khi làm xét nghiệm lấy bệnh phẩm ở cổ tử cung. + Tần số cộng dồn (cumulative frequency) thường được sử dụng trong khi trình bày trong bảng.Tần số cộng dồn của một ô nào đó bằng tần số của chính ô đó cộng với tần số của các ô trước nó. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 3)

  1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SÀNG LỌC SÀNG LỌC PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÚ (Phần 3) 1.2. Các dạng thức của chỉ số.  + Tần số (frequency) Biểu thị số lần xuất hiện của một quan sát n ào đó Ví dụ: số người có test PAP dương tính khi làm xét nghiệm lấy bệnh phẩ m ở cổ tử cung. + Tần số cộng dồn (cumulative frequency) th ường được sử dụng trong khi trình bày trong bảng.Tần số cộng dồn của một ô nào đó bằng tần số của chính ô đó cộng với tần số của các ô trước nó. + Tần số tuyệt đối (absolute frequency) và tần số tương đối (relative frequency): tần số tuyệt đối chính là tần số thực của một quan sát. Nó không phụ thuộc vào cỡ mẫu lớn hay nhỏ. Tần số tương đối hay còn gọi là tần suất là biểu thị của tần số trong một mối tương quan với cỡ mẫu.
  2. - Thời gian quan sát. Chúng ta đã xác định là tỷ lệ luôn luôn phải bao phủ một khoảng thời gian nhất định, th ường là một năm, nhưng cũng có thể là một khoảng thời gian dài ngắn bất kỳ nào. Nói chung khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm bảo sự ổn định của tử số khi tính tỷ lệ mắc, thí dụ một bệnh có chu kỳ thì thời gian quan sát phải bao gồm ít nhất cả chu kỳ đó là chính xác nhất. Đối với các bệnh có tần số thấp, thì việc tính các tỷ lệ mới mắc phải bao gồm ở tử số tổng dồn các trường hợp mới mắc của một số năm; trong trường hợp như thế này thì vấn đề quan trọng là phải làm như thế nào để có số đo của mẫu số chính xác, nếu có thể thì mẫu số rút ra từ năm điều tra dân số hoặc vào những năm của cuộc điều tra dân số. Đối với quần thể lớn như một tỉnh hoặc một thành phố, thì tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm được tính như sau: Số mới mắc một bệnh / 1thời kỳ 1 ––––––––––––––– x –––––––––– Dân số có nguy cơ ở giữa thời kỳ đó số năm trong thời kỳ đó Ở một quần thể lớn như vậy, thì không nên điều chỉnh mẫu số bằng cách chỉ tính số người có nguy cơ. Thí dụ như đối với bệnh Ung thư vú của một tỉnh một thành phố thì dùng ngay số dân trong điều tra dân số làm mẫu số mà không cần điều chỉnh bằng cách trừ những người đã mắc Ung thư vú ra. Còn đối với một
  3. quần thể nhỏ, mà quan sát lại tiến hành trong một khoảng thời gian ngắn, như khi nghiên cứu trong một nhà máy, một trường học, một gia đình trong một năm thì tử số của tỷ lệ mới mắc cần phải là một số chính xác của các trường hợp mới mắc, và mẫu số của nó phải bao gồm chỉ những người không mắc ở lúc ban đầu của khoảng thời gian ngắn đó. Một trường hợp đặc biệt nữa là khi trong một nghiên cứu có bao gồm những thời khoảng quan sát không bằng nhau đối với những cá thể khác nhau (không cùng vào nghiên cứu, và/ hoặc không cùng ra khỏi nghiên cứu cùng một lúc) thì mẫu số của tỷ lệ sẽ làm đơn vị thời gian- người, chỉ có giá trị khi có ba điều kiện sau: - Nguy cơ mắc (hoặc chết ) là ổn định trong suốt thời gian nghiên cứu. - Tỷ lệ mắc (hoặc chết) trong số những người không theo dõi được cũng tương tự như tỷ lệ mắc (hoặc chết)trong số những người theo dõi được. Điều kiện này là rất quan trọng, vì nếu tỷ lệ trong số những người bỏ cuộc lớn hơn trong số những người ở lại nghiên cứu thì nguy cơ thực tế sẽ bị ước lượng non đi, và ngược lại. Cho nên tốt hơn hết là đảm bảo được số người dự nghiên cứu là theo dõi được từ đầu đến cuối. Nếu không theo dõi được hoàn toàn, thì có thể tính tỷ lệ theo cả hai cực của hai khả năng, dựa trên một mặt được giả định là những người bỏ cuộc có quá trình tin cậy như những người còn dự cuộc, còn mặt khác về phía ngược lại, và giá trị thực phải nằm giữa 2 cực đó.
  4. 1.3. Tỷ số (Ratio). Tỷ số là một phân số, trong đó tử số có thể không thuộc mẫu số. Đ ơn vị tính của tử số và mẫu số có thể khác nhau. Công thức tính chung của tỷ số như sau: a Tỷ số = ———— b Ví dụ: Số dân trung bình của một khu vực trong khoảng thời gian xác định (người) Mật độ dân số = ------------------------------------------------ Diện tích của khu vực đó (km2) 1.4. Tỷ lệ (Proportion). Tỷ lệ (Tỷ trọng) là một phân số, trong đó tử số là một phần của mẫu số và có cùng đơn vị đo như nhau. Công thức chung của tỷ lệ như sau: a
  5. Tỷ lệ = —————— a+b Ví dụ: Số nam mắc ung thư trung bình của một khu vực và trong khoảng thời gian xác định Tỷ lệ nam mắc ung thư = –––––––––––––––––––––––––––––– Tổng số nam của khu vực đó trong cùng thời gian
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2