Những lỗi dễ mất điểm khi thi
lượt xem 7
download
Ở những kỳ thi trước không ít thí sinh bị hỏng thi hoặc mất điểm do những lỗi rất nhỏ. Theo các chuyên gia, để làm bài thi tốt thí sinh cần có tâm lý tự tin, sức khỏe tốt và nắm vững quy chế Kiệt sức đúng ngày thi Do áp lực thi cử, không ít thí sinh đã căng sức chạy gấp rút trong những ngày gần thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những lỗi dễ mất điểm khi thi
- Những lỗi dễ mất điểm khi thi Ở những kỳ thi trước không ít thí sinh bị hỏng thi hoặc mất điểm do những lỗi rất nhỏ. Theo các chuyên gia, để làm bài thi tốt thí sinh cần có tâm lý tự tin, sức khỏe tốt và nắm vững quy chế Kiệt sức đúng ngày thi Do áp lực thi cử, không ít thí sinh đã căng sức chạy gấp rút trong những ngày gần thi. Theo chuyên gia tâm lý, sức khỏe đây là một sai lầm trầm trọng vì nó sẽ khiến thí sinh bị kiệt sức, mắc bệnh quên, ốm đau trước giờ thi. Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, những thí sinh có tâm trạng lo lắng là do không xác định được kiến thức của mình. Do đó, một số thí sinh đã thức khuya, thậm chí thức trắng đêm để học. Hậu quả là do quá căng thẳng nên có thí sinh khi bắt đầu đặt bút làm bài thì quên hết. “Những ngày cuối trước khi thi này, thí sinh nên bình tĩnh rà soát lại toàn bộ kiến thức của mình xem phần kiến thức nào mình còn thiếu thì bổ sung. Tuyệt đối không nên thức quá 23h, nên giành thời gian cho vui
- chơi giải trí. Nếu trước giờ thi sức khỏe và tinh thần giảm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài thi, thậm chí có thể gây tai nạn khi các em trên đường tới trường thi”, ông Chất khuyến cáo. Để giúp các em bớt căng thẳng, tự tin làm bài, tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Tùng Lâm khuyên thí sinh trước khi vào phòng thi hít thật sâu, giữ thái độ điềm tĩnh trước giờ phát đề. ên cạnh chuẩn bị tâm lý vững vàng, việc chăm sóc sức khỏe trước và trong những ngày thi cũng rất quan trọng. Ông Bùi Ngọc Lâm, Phó phòng khám ngoại, Bệnh viện Saintpaul cho biết, nếu không có kế hoạch ôn tập hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học, thí sinh sẽ dễ bị ốm trước khi thi. “Tốt nhất, trong những ngày này phụ huynh nên cho thí sinh ăn những thức ăn dễ tiêu, chủ yếu là hoa quả và ăn ra bữa. Một số phụ huynh do quá chăm chút con cái cũng có thể dẫn đến sai lầm như cho ăn nhiều chất một lúc có thể bị rối loạn tiêu hóa”, ông Lâm khuyến cáo. Cũng theo ông Lâm, đang là mùa hè nên muỗi rất nhiều nên khi đi ngủ thí sinh cần phải bỏ màn, tuyệt đối không được học cố rồi ngủ quên trên
- bàn học, bị muỗi đốt có thể bị sốt xuất huyết. Đồng thời, trong những ngày thi, phụ huynh nên tự nấu thức ăn cho thí sinh, hạn chế ăn thức ăn bán sẵn và thức ăn vỉa hè. “Sốc” vì lệch tủ Theo giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh, điều gây sốc nhất với thí sinh khi đọc đề thi là bị lệch tủ. Điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý thí sinh suốt buổi thi. Ông Cương cho biết, những năm trước, cứ gần ngày thi thí sinh thường đi mò đề thi, thậm chí đến 22h hôm trước còn gọi điện thoại cho nhau hỏi dò đề rồi về chăm chăm học tủ, thậm chí thức trắng đêm để học thuộc bài đó. “Việc làm này rất nguy hiểm. Có thể các em không tin nhưng hầu hết thí sinh đều có tâm lý cứ nghe thử xem, nhỡ đúng thì sao? Điều này dẫn đến
- sáng hôm sau mở đề thi ra không phải sẽ gây sốc, ảnh hưởng đến tâm lý thi”, ông Cương nói. Do đó, ông Cương khuyến cáo thí sinh nên tuyệt đối tin tưởng vào sức học của chính mình, vào cả quá trình 12 năm học và ôn tập. Có như vậy thí sinh mới sẽ tránh được sự cuốn hút của các thông tin nhiễu. Đánh dấu bài vì “tái bút” Không cố tình nhưng một số thí sinh đã bị quy vào lỗi đánh dấu bài vì viết thêm ngoài bài thi. Bà Nguyễn Kim Anh, giáo viên dạy văn THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, bà từng gặp trường hợp thí sinh bị hủy bài thi vì phần ghi thêm ngoài lề. Thí sinh này bị nhầm nhân vật Độ trong tác phẩm “Đôi mắt” của nhà văn Nam Cao thành nhân vật Hoàng nên cuối bài thi văn, thí sinh ghi: “Xin thầy cô chuyển cho con tất cả các từ ‘Độ’ trong bài sang ‘Hoàng”.
- Cũng theo bà Kim Anh, trường hợp thí sinh bị nhầm tên nhân vật không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, trong trường hợp này thí sinh cần bình tĩnh, nhanh chóng chỉnh sửa lại từng tên nhầm, tuyệt đối không được đề xuất, đề nghị bên lề với giáo viên chấm thi như trường hợp trên. “Đề có thời gian soát lỗi, sửa lỗi, thí sinh nên chia thời gian làm bài thi hợp lý. Tốt nhất nên giành 10 - 15 phút cho đọc đề và soát lại bài”, bà Kim Anh nhắn nhủ thí sinh. Phân bổ thời gian không hợp lý Không ít thí sinh những mùa thi trước phải mang theo cảm giác tiếc nuối khi ra khỏi phòng thi vì không biết phân bổ thời gian hợp lý. Theo giáo sư Văn Như Cương, việc phân bổ thời gian các bài thi, câu thi rất trọng quan Do đó, ngay khi nhận đề thi, thí sinh nên đọc lướt để chọn những câu dễ làm trước, câu khó làm sau, tránh sa đà vào làm câu khó khiến mất thời
- gian. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần nhìn điểm để cân thời gian phù hợp. Câu nào nhiều điểm thì ưu tiên hơn. Với các môn tự nhiên, thí sinh nên bài nào vừa sức làm trước, câu khó để làm sau. Nếu định hướng giải bị lệch hướng, thí sinh phải dừng lại, chuyển sang làm bài khác, không nên suy nghĩ lan man, mất thời gian các câu khác. Với môn xã hội, thí sinh nên đọc kỹ đề rồi chọn câu nào dễ kiếm được điểm thì làm trước. Các bài tự luận, nhất là đề văn không nên làm quá dài, câu chữ khúc triết. Còn theo bà Kim Anh, giáo viên dạy văn THPT Phan Huy Chú, để đạt điểm cao, các em nên chia bài viết thành nhiều đoạn, mỗi đoạn có một ý rõ ràng, mạch lạc. Bài viết cần trình bày rõ ràng, tránh viết ẩu, chữ xấu hay gạch xóa.
- Với đề thi trắc nghiệm, theo ông Cương, những câu đã chắc chắn, thí sinh nên làm trực tiếp vào bài thay vì làm tạm vào nháp để tiết kiệm thời gian. Nếu gặp câu khó, có thể áp dụng phương thức loại trừ. Thí sinh nên cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi, không nên bỏ phí câu nào để tận dụng tối đa khả năng có điểm. “Thí sinh nên chú ý trong việc tích đáp án trả lời. Do việc chấm thi trắc nghiệm được thực hiện trên máy tính nên nếu tô đáp án không rõ, máy tính không đọc được, thí sinh sẽ bị thiệt điểm. Hoặc trong trường hợp thay đổi phương án trả lời, thí sinh không tẩy sạch phương án cũ trước khi tô phương án mới, máy tính có thể vẫn đọc nhầm và chấm đáp án sai’, ông Cương lưu ý. Lơ mơ quy chế thi Theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, BộGD - ĐT, mặc dù các trường rất chú trọng khâu phổ biến quy
- chế nhưng hàng năm, vẫn có nhiều thí sinh vi phạm quy chế thi, cả ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học. Lỗi phổ biến nhất là thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Dù thí sinh đã tắt máy, không sử dụng nhưng khi bị phát hiện, các em vẫn bị đình chỉ thi do theo quy định, các em phải để điện thoại ở bên ngoài. Bên cạnh đó là lỗi do làm cả hai phần tự chọn của đề thi. Điều này một phần do tâm lý căng thẳng, thí sinh dễ nhầm. Vì thế, để tránh nhầm lẫn, khi nhận đề, thí sinh nên xác định ngay phần tự chọn mình sẽ làm. Theo ông Nghĩa, thí sinh dễ mất điểm ở khâu vẽ hình. Theo quy định, thí sinh chỉ được dùng bút chì với com pa để vẽ hình tròn, tất cả các hình vẽ còn lại trong bài, từ biểu đồ, đồ thị, bảng biểu, thí sinh đều phải dùng bút mực. Tuy nhiên, không ít thí sinh sợ bài thi bẩn, dùng bút chì để vẽ hình, dẫn đến vi phạm quy chế thi. Khánh Tường
- 01/06/2011 – baodatviet.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề bài: Kể lại một buổi sinh hoạt lớp
3 p | 810 | 46
-
Giáo án bài Tập đọc: Cây xoài của ông em - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
5 p | 816 | 45
-
Giáo án tuần 12 bài Tập đọc: Mẹ - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 1068 | 44
-
Giáo án bài Tập làm văn: Cảm ơn, xin lỗi - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
4 p | 591 | 37
-
Giáo án tuần 11 bài Tập đọc: Bà cháu - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
8 p | 618 | 33
-
Bài 9: Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 595 | 26
-
Giáo án tuần 14 bài Tập làm văn: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
3 p | 310 | 24
-
10 điều cần nhớ khi làm đề toán
6 p | 86 | 18
-
Giáo án tuần 7 bài Kể chuyện: Người thầy cũ - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 229 | 17
-
Bài 8: Bạn đến chơi nhà - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 308 | 11
-
Đề thi tuyển sinh môn vật lý
6 p | 63 | 10
-
Bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 292 | 7
-
Vẻ đẹp bi tráng của ngươi lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
5 p | 124 | 5
-
Bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 188 | 4
-
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... Đất Nước có từ ngày đó
7 p | 100 | 4
-
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn trích "Đất Nước" của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 153 | 4
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
6 p | 143 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn