intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

110
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

hông nên dừng lại ở phương pháp luận nghiên cứu văn học chung, mà phải tiến đến lí thuyết về những phân môn chính của nó, tức là phương pháp luận lí luận văn học, phương pháp luận phê bình văn học và phương pháp luận văn học sử

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử

  1. Những mối quan hệ chủ thể với đối tượng trong nghiên cứu văn học sử hông nên dừng lại ở phương pháp luận nghiên cứu văn học chung, mà phải tiến đến lí thuyết về những phân môn chính của nó, tức là phương pháp luận lí luận văn học, phương pháp luận phê bình văn học và phương pháp luận văn học sử. Phương pháp luận văn học sử hiển nhiên cũng bao hàm nhiều nội dung, nhưng có lẽ trước hết phải giải quyết những mối quan hệ cơ bản giữa chủ thể và đối tượng trong nghiên cứu. Văn học sử, hay lịch sử văn học thật ra có hai tầng nghĩa. Xét về mặt khách thể, văn học sử là sự vận động của văn học như nó đã diễn ra trong thực tế, và đây hiển nhiên là nền tảng. Nhưng văn học sử thông thường
  2. mang nghĩa là sự khái quát đúc kết của người đời sau đối với thực tế diễn biến của văn học trong quá khứ trước đó. Chủ thể của lịch sử văn học như đã diễn ra trong thực tế chính là những nhà văn và bạn đọc trong quá khứ, nhưng nó sẽ biến thành đối tượng cho một loại chủ thể khác là những nhà nghiên cứu đời sau. Như thế văn học sử như tồn tại khách quan thì là duy nhất, nhưng các công trình văn học sử không thể chỉ có một. Trước hết công trình văn học sử không phải là một tập hợp tư liệu sử có tính chất biên niên, mà là một sự nhận thức lí thuyết nhằm đúc kết bản chất và quy luật của nó. Chủ thể của các công trình này lại là của một thời đại nhất định, không thể không mang ý thức thời đại của mình vào sự nhận thức lí thuyết đó. Hơn nữa, và điều này không phải là không quan trọng: những chủ thể này khi viết những công trình văn học sử không thể tự loại bỏ ra ngoài thiên hướng và tài năng cá nhân. Đây là những vấn đề phải đề cập đến, để rút ra những hướng giải quyết thỏa đáng. I. Lịch sử văn học và sự nhận thức lí thuyết ở đây (xét trên bình diện chung nhất) có vấn đề kết hợp giữa nguyên tắc lịch sử và nguyên tắc lôgic, (mặc dù) vẫn biết rằng những nguyên tắc này là khác nhau tùy theo thời đại và cá nhân. Sự kết hợp này tuy có thể ở những mức độ khác nhau, nhưng là tất yếu, không thể tách rời, song tạm thời có thể phân biệt để luận bàn. Nguyên tắc lịch sử đòi hỏi nhà viết văn học sử phải nắm bắt toàn diện đến mức tối đa có thể được những hiện tượng văn học trong lịch sử cùng những nguyên nhân và trình tự của nó. Nhưng muốn từ đấy tiến lên rút ra bản chất và quy luật phát triển của văn học, phải vận dụng nguyên tắc lôgic của tư duy lí thuyết. Phải dùng sự phán đoán suy lí với những khái niệm, phạm trù hoặc mệnh đề để rút ra những kết luận có ý nghĩa khái quát. Tất nhiên lịch sử được phản ánh theo tư duy lôgic, không hoàn toàn giống với bản thân lịch sử vốn có. Bởi vì trong thực tế, lịch sử phát triển thiên biến vạn hóa, bao gồm nhiều ngẫu nhiên, quanh co, đột biến, trong lúc tư duy lôgic buộc phải tước bỏ những tiểu tiết vụn vặt, thứ yếu, cảm tính, chỉ dồn sức vào cái cốt lõi với những hình thức “dồn
  3. nén”, “tinh chất” nhất. Angghen đã từng nói: “Lịch sử thường diễn biến quanh co, nhảy cóc. Nếu cứ phải bất cứ đâu đâu cũng chạy theo nó, thì tất yếu không những phải chú ý đến nhiều tư liệu không quan trọng, mà còn thường thường làm gián đoạn tiến trình tư duy... Cho nên, phương thức nghiên cứu lôgic là duy nhất thích dụng. Nhưng trên thực tế, đây không thể không là phương thức nghiên cứu lịch sử, chẳng qua là nó thoát khỏi tính ngẫu nhiên gây nhiễu trong hình thức của lịch sử mà thôi” (Mac, Anghen tuyển tập, II, 122). Lôgic cũng chính là một cách diễn dịch khác của chính lịch sử mà thôi. Lôgic với lịch sử không thể tách rời nhau là như vậy. Biểu hiện tách rời giữa hai nguyên tắc này trong các công trình văn học sử có nhiều, nhưng có thể quy vào hai loại chính. Một là quá thiên về những tư liệu lịch sử tủn mủn, trình bày la liệt những hiện tượng về tác gia tác phẩm, mà không thấy quy luật diễn biến nội tại ở đâu cả, hoặc ngược lại nêu ra nhiều quy luật, rút ra không ít kết luận, nhưng rất ít luận cứ từ thực tế phong phú của hiện tượng văn học. Như thế có thể thấy tư duy lôgic phải có cơ sở lịch sử, hơn nữa phải tương ứng với sự phong phú của lịch sử. Không được dựa vào lôgic để làm nghèo nàn lịch sử tước bỏ hết mọi hiện tượng mà mới xem qua thấy không hợp quy luật, có vẻ ngẫu nhiên. ở đây phải phân biệt hai cấp độ của ngẫu nhiên. Có ngẫu nhiên ở cấp độ chi tiết không có mấy ý nghĩa, nhưng có loại ngẫu nhiên ở cấp độ chỉnh thể. Đó thường là những hiện tượng văn học hoàn chỉnh có ý nghĩa, chẳng qua là mới tiếp cận ở một số mặt nào đó, không đủ để giải thích, đành phải cho nó là ngẫu nhiên mà thôi. Nó chính là thường “xuất hiện ở điểm giao thoa của nhiều quá trình tất yếu” (Plêkhanốp). Do đó, phải xem xét những hiện tượng như vậy từ nhiều nguồn gốc, và sẽ phát hiện ngay tính tất yếu của chúng. Trong lịch sử văn học Trung Quốc, trong mấy trăm năm đằng đẵng thời Chiến quốc, thành tựu thơ văn là có, nhưng không phát triển dồn dập, bỗng đâu chỉ có trên dưới 10 năm lại xuất hiện Sở từ với ngọn cờ Khuất Nguyên, phải nói là đột xuất, không khỏi gây cảm giác ngẫu nhiên. Nhưng nếu tiếp cận từ truyền thống văn hóa chung của nước Sở, xem xét quá trình ảnh hưởng văn hóa
  4. Trung nguyên, đặc biệt là khảo sát tình hình chính trị đương thời của nước Sở, thì sẽ thấy ngay tính tất yếu của cao trào này trong lịch sử văn học Trung Hoa. Lôgic khi nào cũng mang dạng thái trừu tượng, và mặc dầu “những trừu tượng khoa học... phản ảnh giới tự nhiên sâu sắc hơn”, nhưng “mỗi cái trừu tượng chỉ phản ảnh được một mặt trong bản chất và quy luật... Nó chỉ là một giai đoạn trên con đường đi tới nhận thức cái cụ thể”. Và do đó “Một tổng số vô hạn những khái niệm chung, những quy luật v.v..., mới đem lại cái cụ thể trong tính toàn thể của nó” (Bút ký triết học). Như thế bức tranh lí thuyết được dựng nên bởi tư duy lôgic (bao gồm những khái niệm, phạm trù và quy luật) phải thật phong phú mới tương ứng với những biểu hiện đa dạng của thực tế lịch sử của văn học. Trong đó tất yếu phải bao hàm cả những hiện tượng văn học mới xem qua có vẻ ngẫu nhiên, nhưng nếu xem xét kĩ sẽ thấy hàm chứa trong đấy những nhân tố của bản chất và quy luật tất yếu, mà nếu bỏ qua, thì cũng là một biểu hiện coi thường của lôgic đối với lịch sử. Sự kết hợp giữa lịch sử và lôgic (luận lí) như thế là tất yếu trong công tác văn học sử. Giới văn học sử Trung Quốc cũng đều thống nhất nêu cao khẩu hiệu “sử luận kết hợp”. Nhưng kết hợp ra sao, theo tỉ lệ mỗi bên như thế nào, thì ý kiến lại khác nhau. Sau đây là những bình luận về hàng loạt ý kiến vốn cũng đã cô đúc thành công thức. Tất nhiên quan trọng hơn là việc làm (vì nói và làm không phải lúc nào cũng trùng khớp). ở đây chỉ thiên về mặt bình luận ngữ nghĩa của những công thức ấy mà thôi. 1) “Luận cao ư sử” (Lí luận cao hơn lịch sử). Công thức này mặc dù có nhân tố hợp lí, là sự phản ứng chính đáng đối với những công trình văn học sử chỉ mô tả kể lể, yêu cầu phải có những phân tích sâu sắc giàu chất lí luận. Tuy nhiên, đây là lí luận trong văn học sử, cho nên lí luận càng sâu sắc thì càng phải hòa quyện với thực tế lịch sử văn học, chứ không thể nói
  5. cao hơn, vì dễ nảy sinh khuynh hướng chưng diện lí luận tư biện hoặc gán ghép. 2) “Dĩ luận đại sử” (Lấy lí luận thay thế cho lịch sử). Rõ ràng công thức này hoàn toàn sai. Chỉ cần nói rằng ngay bộ môn lí luận văn học cũng vẫn phải dựa vào cơ sở thực tế của lịch sử văn học. Trở lên là hai khuynh hướng tuy mức độ có khác nhau, nhưng đều cực đoan. 3) “Ngụ luận ư sử” (Gửi gắm lí luận vào lịch sử). Công thức này đúng mực ở chỗ không quá phóng đại vị thế của lí luận, xem trọng cơ sở lịch sử. Tuy nhiên còn có chỗ bất cập, chưa toát lên được vai trò của lí luận. Vấn đề không phải là chỉ gửi gắm, mà là gửi gắm để làm gì? 4) “Luận tòng sử xuất” (Lí luận toát ra từ lịch sử). Công thức này có chỗ chính xác mà sâu sắc ở chỗ chất lí luận cuối cùng trong công trình văn học sử dù có sâu sắc bao nhiêu, cũng phải được đúc kết từ thực tế tư liệu của lịch sử văn học, chứ không phải là khiên cưỡng, gán ghép. Tuy nhiên đây là nói cái kết quả, nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu, nhà văn học sử đã phải sử dụng lí luận rồi. 5) “Dĩ luận đái sử” (Lấy lí luận để dẫn dắt lịch sử). Công thức nếu hiểu quá theo nghĩa đen của mặt chữ thì sẽ bao hàm một nguy cơ là cắt xén, nhào nặn lịch sử cho vừa những khung lí luận nào đó. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa lí luận là chìa khóa, là công cụ để khám phá lịch sử, thì rất hợp lí, có tính chất bổ sung cho điểm 4) nói trên. Điều đó cũng có nghĩa là công thức này mới nêu tầm quan trọng của lí luận với tư cách là công cụ, chứ chưa đề cập đến lí luận với tư cách là kết quả, là một thành phần của thành phẩm. Tóm lại công thức toàn diện phải là sự tổng hợp của điểm 4) và 5). Cụ thể là Dĩ luận đái sử, luận tòng sử xuất. Diễn giải cho rõ ràng hơn là khi bắt
  6. tay vào công tác văn học sử, người ta vốn đã phải chọn lựa những tiền đề lí thuyết đúng đắn, thích hợp để làm công cụ khám phá dần, rồi trong quá trình đó, do cọ xát với thực tiễn tư liệu, người ta có thể đúc kết, rút ra những kết luận giàu tính chất lí thuyết, nhưng cũng rất sát hợp với đối tượng nghiên cứu. Cần nhấn mạnh thêm rằng, chưa nói chuyện đúng sai, muốn hay không, tự phát hay tự giác, thì chủ thể nghiên cứu văn học sử vốn đã có một khung lí luận nào đó là tất yếu. Điều này sẽ được làm sáng tỏ hơn khi bàn cụ thể đến các vấn đề ý thức thời đại và thiên hướng cá nhân không hoàn toàn tách rời nhau trong nghiên cứu văn học sử tiếp theo. II. Lịch sử văn học và ý thức thời đại Ý thức thời đại đây là tương ứng với từng thế hệ của chủ thể nghiên cứu văn học. Đối với chúng ta là thời hiện đại, nhưng bất kì chủ thể nghiên cứu nào trước đây, hiển nhiên cũng đều có thời hiện đại của họ. Di sản văn học là quá khứ, nhưng người nghiên cứu là “hiện tại”. Trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể nghiên cứu ở đây, có vấn đề giữa thực tế lịch sử văn học với ý thức thời đại. Nó bao gồm, nhưng không phải chỉ có quan điểm lí luận, mà rộng rãi hơn, nó hàm chứa một hệ thống quan niệm về nhiều mặt. Phải định hướng giải quyết mối quan hệ này nên như thế nào? Có rất nhiều ý kiến, nhưng để cho thật tập trung, nên tiếp cận vấn đề này chủ yếu từ Giải thích học (Hermeneutics). Sự đối lập giữa Giải thích học cổ điển và Giải thích học hiện đại ở đây sẽ phản ảnh tương đối đầy đủ nhất các thái độ cơ bản trên vấn đề này. Giải thích học là một ngành khoa học nhằm giải thích ý nghĩa của các loại văn bản triết học, tôn giáo, lịch sử, ngôn ngữ, tâm lí, xã hội, và hiển nhiên cũng bao gồm cả văn học. Nó manh nha trong thời cổ đại từ nhu cầu giải thích những quẻ bói, thần thoại và ngụ ngôn. Từ đó qua thời Trung cổ
  7. với A. Augustinus, rồi thời Phục hưng với M. Luther, mãi đến thế kỉ XVIII Giải thích học cổ điển mới chính thức ra đời với F. Schleiermarcher. Ông yêu cầu chủ thể giải thích phải gạt bỏ cá tính và những thái độ chủ quan khác, phải tưởng tượng mình chính là tác giả trong tình huống sáng tác cụ thể đó, để nắm cho được nguyên ý của văn bản. Tất nhiên đây phải là một quá trình không chút dễ dàng, cho nên F. Schleiermarcher nêu ra quy trình “giải thích tuần hoàn”. Cụ thể là sự giải thích phải không ngừng từ chỉnh thể đến bộ phận, rồi từ bộ phận đến chỉnh thể. Ông còn lưu ý ở đây có hai phương diện chủ quan và khách quan theo nghĩa xác định của chính ông ta. Phương diện “chủ quan” là mọi yếu tố trong văn bản đều thuộc chỉnh thể của đời sống nội tâm của tác giả. Phương diện “khách quan” là mỗi một văn bản tác phẩm phải được lí giải trong chỉnh thể toàn bộ sáng tác của tác giả, rồi toàn bộ sáng tác ấy phải được lí giải từ trong chỉnh thể của một trào lưu hoặc của toàn bộ nền văn học. Phải triển khai sự giải thích cả trong hai cấp độ bộ phận và chỉnh thể về chủ quan và khách quan như vậy, thì có khả năng đạt đến sự giải thích nguyên ý của tác giả. Quan niệm trên được tiếp nối và bổ sung mãi về sau. Thế kỉ XIX, W. Dilthey cho rằng để hiểu được nguyên ý của tác giả, thì trên cơ sở một số dữ liệu nhất định, có thể vận dụng thêm phương pháp “thể nghiệm” (erlebnis). ý nói cũng như nhà văn viết về một cuộc đời khác, nhưng do “thể nghiệm”, cho nên vẫn thể hiện được rất chân thật và sinh động, thì người nghiên cứu mặc dù cách xa tác giả quá khứ, nhưng vẫn có thể “thể nghiệm” được ý đồ trước tác của họ. Thế kỉ XX, E.D. Hirsch cho rằng nhà văn viết bằng ngôn từ (parole), tức là một diễn ngôn, một hành động phát ngôn của một con người cụ thể trong một tình huống cụ thể, cho nên văn bản chỉ có một “ý nghĩa” (sinn) xác định. Nhưng tất nhiên, ngôn từ là dựa trên cơ sở ngôn ngữ (langue), cộng đồng, cho nên người khác có thể căn cứ vào ngữ nghĩa chung mà lĩnh hội, nhưng đó không phải là “ý nghĩa”, mà chỉ là những “ý tứ” (bedeutung). “ý nghĩa” là duy nhất trong văn bản, nhưng “ý tứ” thì có thể có nhiều bởi vì nó được sản sinh khi “ý nghĩa tiếp xúc với những sự vật khác” (Mục tiêu của giải thích). Giải thích tác phẩm quá khứ là đi khám phá
  8. “ý nghĩa” mà tác giả cấp cho nó, chứ không phải dựa vào những “ý tứ” mà người khác lĩnh hội nó. Có thể tán thành với Giải thích học cổ điển ở chỗ đã nói nghiên cứu văn học sử, thì phải khám phá chân lí của đối tượng là những cái đã qua, mà then chốt là tác phẩm, và đó là mục tiêu cơ bản, nếu không muốn nói là duy nhất. Cho dù nghiên cứu để loại bỏ hoặc kế thừa phát huy cho nền văn học trước mắt, thì cũng phải giải thích cho đúng đắn đến mức tối đa có thể được những cái phải loại bỏ hoặc kế thừa đó là như thế nào. Giải thích sai lầm thì không những xuyên tạc lịch sử, mà còn nguy hại cho hiện tại. Nhưng Giải thích học cổ điển muốn loại bỏ hoàn toàn cái chủ quan của chủ thể giải thích là ảo tưởng, bộc lộ sai lầm về mặt nhận thức luận. Giải thích cũng là một hoạt động nhận thức, dứt khoát phải có một thành phần chủ quan của chủ thể nhận thức. Và chính vì thế không thể nào nhận thức chân lí khách quan tuyệt đối được. Lênin đã từng nói: “ý thức xã hội phản ảnh tồn tại xã hội, đó là học thuyết của Mác. Hình ảnh có thể phản ảnh vật thể một cách trung thực, hoặc nhiều hoặc ít, nhưng ở đây mà nói giống hệt thì ngu xuẩn... ý thức chỉ là phản ánh của tồn tại, nhiều lắm thì cũng chỉ là một sự phản ảnh gần đúng mà thôi” (Lênin bàn về văn học và nghệ thuật, Nxb. Văn học nghệ thuật quốc gia, Maxcơva 1960, tr.67, 68). Trong thực tế có những nhà nghiên cứu rất uyên thâm, thái độ rất khách quan khoa học, nhưng kết quả nghiên cứu của họ đối với cùng một đối tượng vẫn khác nhau, điều đó là vì chủ quan của họ là khác nhau. Cái gọi là “ý nghĩa” tự nó vốn có trong văn bản mà A.D. Hirsch nêu ra, thì làm sao biết, trừ phi có một người đứng ra xác định. Nhưng như thế thì dù có tài đức mấy, vẫn phải tiến hành xác định theo lăng kính chủ quan của họ, và do đó cũng chỉ có thể là một loại “ý tứ” mà thôi. Đó là chưa kể sáng tác không phải thu ần lí tính, mà có yếu tố trực giác, vô thức, có nghĩa là có những cái mà chính tác giả viết ra không nằm trong ý thức chủ quan của họ. Vả chăng nghệ thuật là một sự sáng tạo tinh thần tinh vi, giữa cái muốn nói với cái nói được, do đó, không phải lúc nào cũng trùng khớp nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2