intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản

Chia sẻ: Xylitol Blueberry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản, là sự kết hợp sáng tạo những giá trị văn hoá bản địa và các giá trị văn hoá nước ngoài, cũng do vậy, là nơi hội tụ của văn hoá phương Đông và phương Tây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản

NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA NHẬT BẢN<br /> Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động hàng ngàn năm của những cư dân<br /> trên quần đảo Nhật Bản, là sự kết hợp sáng tạo những giá trị văn hoá bản địa và các giá trị<br /> văn hoá nước ngoài, cũng do vậy, là nơi hội tụ của văn hoá phương Đông và phương Tây.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trước khi có tiếp xúc văn hoá đầu tiên với Trung Quốc trên quần đảo này đã tồn tại những<br /> cộng đồng người với những đặc trưng sinh hoạt văn hoá riêng. Những giá trị tinh thần thể<br /> hiện nhân sinh quan và thế giới quan độc đáo của những cư dân cổ xưa trên quần đảo này<br /> còn lưu lại khá rõ nét trong các vật phẩm chế tác, các truyền thuyết, nhất là trong những tín<br /> ngưỡng đa thần mà sau này được gọi chung là Thần đạo.<br /> Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo<br /> bắt đầu vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi to lớn diện mạo văn hoá Nhật<br /> Bản từ lối sống trong triều đình Thiên hoàng đến sinh hoạt ngoài dân chúng. Cùng với thời<br /> gian các giá trị văn hoá này đã dần dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hoá bản địa, nhất<br /> là với Thần đạo để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng riêng của văn hoá Nhật<br /> Bản.<br /> Khoảng giữa thế kỷ XVI đã xuất hiện những người phương Tây đầu tiên đến Nhật Bản đem<br /> theo sự ảnh hưởng của những tri thức khoa học phương Tây và Kitô giáo. Tuy nhiên phải<br /> đến cuộc cải cách Minh Trị (1868) thì tiếp xúc của Nhật Bản với văn hoá phương Tây mới<br /> trở nên đậm nét. Với đường lối mở cửa đất nước để học hỏi phương Tây, chỉ trong vài thập<br /> kỷ sau đó Nhật Bản đã trở thành một quốc gia hùng mạnh với cơ sở kinh tế, thể chế chính trị<br /> và mô hình xã hội, văn hoá hiện đại- điều mà phương Tây đã phải mất hàng thế kỷ mới có<br /> được.<br /> Sau kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, mặc dù là một nước bại trận với nền kinh tế kiệt<br /> quệ song nhờ tinh thần quyết tâm cao độ Nhật Bản đã tạo nên một kỳ tích trong phục hồi<br /> kinh tế. Đến giữa những năm 1960 Nhật Bản đã có đủ sức mạnh để cạnh tranh trên trường<br /> quốc tế. Theo đó, nền văn hoá hiện đại cũng nhanh chóng phát triển ngày một đa dạng trên<br /> cơ sở phát huy những giá trị truyền thống và tiếp thu những thành quả tiến bộ của văn hoá<br /> nước ngoài.<br /> Tuy là một nền văn hoá phát triển mang tính hỗn dung, song việc tiếp thu các thành quả văn<br /> hoá nước ngoài của Nhật Bản không phải là việc vay mượn, sao chép cứng nhắc, mà luôn<br /> luôn là quá trình tiếp thu có cải biến. Tư tưởng, tín ngưỡng, lối sống nước ngoài một khi<br /> được du nhập vào Nhật Bản đều buộc phải biến đổi để phù hợp với hệ giá trị văn hoá bản địa<br /> và tồn tại như là cái có tính độc đáo Nhật Bản. Chính nhờ vậy mà ngày nay Nhật Bản không<br /> chỉ là một cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế mà còn là đất nước có nền văn hoá phát<br /> triển đa dạng và giàu bản sắc<br /> Ngôn ngữ và phong tục của người Nhật gồm những thành tố văn hóa của cả phương Bắc lẫn<br /> phương Nam. Dưới góc độ sử dụng và cú pháp, rõ ràng tiếng Nhật thuộc hệ ngôn ngữ Altai<br /> của các dân tộc phía Bắc lục địa châu Á, song trong từ vựng lại có nhiều từ gốc từ phía Nam.<br /> Trong các tập quán và tín ngưỡng, ta thấy các lễ nghi gắn với văn hóa lúa nước vốn có nguồn<br /> gốc ở phía Nam; còn huyền thoại lập nước bởi vị thần - ông tổ của nòi giống - từ thiên đường<br /> xuống hạ giới thì có nguồn gốc ở phía Bắc. Vì vậy, người ta cho rằng dân cư ở đây có xuất<br /> xứ từ cả phương Bắc lẫn phương Nam, đến quần đảo Nhật Bản từ thời tiền sử và qua một<br /> quá trình hoà trộn các chủng tộc dần dần tạo ra dân tộc Nhật Bản.<br /> 4. Đời sống văn hóa<br /> Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn đến sự ra<br /> đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật. Sự ảnh<br /> hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc trưng<br /> của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò chơi<br /> game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980.<br /> - Hội họa<br /> Từ lâu, tranh Nhật Bản vẫn được công nhận là có khả năng gợi vẻ đẹp thiên nhiên rất tinh tế,<br /> hoặc những bức tranh đạo thì cách thể hiện rất dễ cảm xúc lòng người. Khách sành điệu tại<br /> các phòng tranh thấy ngay những nét đặc trưng ấy và rất hâm mộ. Hoàn cảnh sáng tác tranh<br /> lại thường khó tìm được. Trong khi đó, nếu biết chúng, ta có thể phân biệt được sắc thái của<br /> những bức tranh chưa rõ xuất xứ.<br /> Tranh Nhật xuất hiện đầu tiên dưới sự bảo trợ của các tông phái Phật giáo và giới quý tộc<br /> triều đình. Sau đó, các vị tướng quân lãnh đạo và giới thương nhân là những nhà bảo trợ rất<br /> ham chuộng tranh. Họa sĩ đa số là chuyên nghiệp, dù Phật giáo có khuyến khích vẽ tranh làm<br /> phương tiện định tâm. Đặc biệt thời kỳ Edo (1615-1868), một số dân trí thức Nhật Bản bắt<br /> chước giới Nho gia Trung Hoa vẽ tranh, xem đó là một trong những sinh hoạt không thể<br /> thiếu của tầng lớp thượng lưu văn hóa cao.<br /> Phật giáo là yếu tố xúc tác sớm nhất, quan trọng nhất đối với sự phát triển ngành họa Nhật<br /> Bản. Bắt đầu từ thế kỷ VII, và nhiều thế kỷ sau, khi thăng khi trầm, một số lớn kiểu tranh<br /> Phật giáo đã thịnh hành ở lục địa Á châu được người Nhật hấp thu và đồng hóa. Phật giáo<br /> khi du nhập vào đất Nhật phân chia thành nhiều tông phái. Mỗi tông phái đề cao một số khía<br /> cạnh nào đó trong hệ thống giáo lý tổng quát. Cho nên sự khác biệt về quan điểm và pháp<br /> môn tu tập khiến nội dung và chức năng của tranh cũng khác. Dù thuộc trường phái nào, với<br /> chỉ một bức tranh hay cả bộ tranh, họa sĩ cũng cố gắng tạo một cảnh trí, hoặc gây những<br /> khoảnh khắc tác động mạnh mẽ vào tâm người xem, khiến lòng tin họ được vững mạnh,<br /> hoặc tăng trưởng thêm niềm tin sẵn có, và chuyển hóa cuộc sống thường ngày thành an lạc,<br /> giải thoát.<br /> Vào thế kỷ XIII, trong cuộc biến động xã hội rộng lớn lật đổ quyền cai trị của vương triều<br /> Nhật Bản, các phong trào Phật giáo mới của giới bình dân không chấp nhận lối tu Phật theo<br /> kiểu huyền bí và độc quyền đẳng cấp dưới sự bảo hộ của vương triều. Họ chủ trương theo<br /> những đường lối trực tiếp, thẳng tắt và quân bình hơn để tiến đến giác ngộ giải thoát. Tông<br /> phái lớn nhất của họ, tông Tịnh Độ, lấy tên theo một cõi Phật huy hoàng, an lạc, là cõi tái<br /> sanh của những kẻ chỉ cần nhất tâm tu theo niềm tin đơn giản nhưng chắc thật nhất.<br /> Phật tử Tịnh độ hâm mộ những bức tranh vẽ các vị Bồ tát hiền hòa, đầy lòng từ và dễ thân<br /> cận, thường hóa hiện vào đời, cứu nhân độ thế. Thể loại tranh “raigozu” thường vẽ Đức Phật<br /> Di Đà, vị Phật giáo chủ của tông đồ phái Tịnh Độ, và chư Bồ tát hiện xuống trần rước thần<br /> thức người mới chết. Loại tranh này treo ở nơi người hấp hối dễ thấy, cho tâm được an ổn.<br /> Vương triều Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nội dung và chức<br /> năng của ngành hội họa, vì phần nhiều các thi hào cổ đại xuất thân từ hoàng tộc. Thơ họ cho<br /> thấy các vấn đề của nhân loại và của tâm mỗi người phản ánh nơi thiên nhiên. Giáo lý nhà<br /> Phật nói về tính vô thường, tạm bợ của vạn pháp làm đậm nét thêm những bài học từ thiên<br /> nhiên của các thi hào ấy. Do đó, chủ đề chính yếu của ngành hội họa Nhật Bản vẫn là các<br /> dáng vẻ của thiên nhiên trời đất qua bốn mùa. Tranh thuật sự, kể chuyện, nói lên phong cách<br /> vương giả, những tập tục lối sống của vua quan triều đình, cũng là nguồn đề tài phong phú<br /> khác. Thời kỳ Edo, những thay đổi xã hội nâng cao quyền hạn của giới thương nhân cho<br /> phép họ hấp thu khiếu thẩm mỹ và tập tục của giới quý tộc. Cho nên một thương nhân buôn<br /> rượu sa kê giàu có đã đặt họa sĩ Ikeda Koson (1806-1866) vẽ bộ tranh đẹp miêu tả những<br /> nghi lễ của hoàng tộc.<br /> Tranh Nhật Bản tại các phòng trưng bày phần lớn được họa vừa có mục đích giáo dục, vừa<br /> để thưởng lãm. Tuy nhiên, hai mục đích này thường không hẳn có ranh giới rõ rệt. Tranh tại<br /> các phòng trưng bày được xếp loại theo chủ đề, có thể là cùng giai đoạn lịch sử, hoặc cùng<br /> đề tài, hay đánh dấu một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển nét họa riêng của mỗi<br /> họa sĩ. Truy tìm bối cảnh sáng tác và lưu hành của tất cả các bức tranh trong một nhà bảo<br /> tàng là công việc rất nản lòng, nếu không muốn nói là không thể thực hiện nổi. Tuy nhiên,<br /> mỗi khi người ta có thể tạo lập lại gốc tích, ý nghĩa của một bức tranh, ta càng có cơ hội thấy<br /> rõ được những giao xen phức tạp giữa các vai trò xã hội và mỹ học của bức tranh ấy.<br /> - Hoạt động điện ảnh<br /> Điện ảnh Nhật Bản được xem là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Nhật Bản.<br /> Trong suốt hơn 100 năm qua kể từ ngày ra đời (20/6/1899), điện ảnh Nhật Bản đã trải qua<br /> nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn luôn có những tác phẩm đặc sắc và những thế mạnh<br /> riêng, trong đó phải kể tới các bộ phim hoạt hình Nhật Bản, hay anime.<br /> Hai bộ phim đầu tiên được làm tại Nhật Bản là Bake Jizo và Shinin no sosei, đều được thực<br /> hiện năm 1898. Bộ phim tài liệu đầu tiên, Geisha no teodori được làm tháng 6 năm 1899.<br /> Điểm khác biệt của các bộ phim câm Nhật Bản so với các nền điện ảnh khác là bên cạnh đội<br /> ngũ tạo âm thanh và nhạc phim tại rạp chiếu, còn có sự xuất hiện của các benshi, những<br /> người dẫn chuyện có nhiệm vụ đọc lời thoại và các đoạn tường thuật cần thiết. Ngôi sao điện<br /> ảnh Nhật Bản đầu tiên là một diễn viên kịch kabuki tên là Onoe Matsunosuke, ông này đã<br /> tham gia đóng hơn 1000 bộ phim (chủ yếu là phim ngắn) trong khoảng thời gian từ 1909 đến<br /> 1926. Onoe và đạo diễn Makino Shozo là những người có công phổ biến thể loại jidaigeki<br /> (những bộ phim lịch sử lấy bối cảnh Nhật Bản thời Edo) với công chúng Nhật. Nữ diễn viên<br /> điện ảnh chuyên nghiệp đầu tiên của công nghiệp điện ảnh nước này là Takagi Tokuko<br /> Nagai, bà đã xuất hiện trong 4 bộ phim của hãng phim do Hoa Kỳ đầu tư Thanhouser<br /> Company thực hiện từ năm 1911 đến năm 1914[. Trong giai đoạn này, có một số bộ phim<br /> câm đáng chú ý được sản xuất, đặc biệt là những tác phẩm của đạo diễn Mizoguchi Kenji,<br /> tuy vậy đa số đã bị phá hủy trong Trận động đất Kantō năm 1923 và sau đó là trong những<br /> cuộc không kích suốt Thế chiến thứ hai của quân đội Đồng Minh xuống Nhật Bản.<br /> Trong thập niên 1930, trong khi các bộ phim câm tiếp tục được sản xuất với số lượng lớn thì<br /> các bộ phim có tiếng cũng bắt đầu xuất hiện. Các bộ phim có tiếng đáng chú ý thời kì này là<br /> ba tác phẩm của Kenji Mizoguchi, Gion no shimai (1936), Naniwa erejii (1936) và Zangiku<br /> monogatari (1939). Ngoài ra còn có thể kể đến Ninjo kami fusen (1937) của đạo diễn<br /> Yamanaka Sadao hay Tsuma Yo Bara No Yoni (1935) của Naruse Mikio, bộ phim Nhật đầu<br /> tiên được phát hành rộng rãi tại Mỹ.<br /> Cuối những năm 1930, sự kiểm soát của chính quyền đối với công nghiệp điện ảnh càng bị<br /> siết chặt, các bộ phim bị kiểm duyệt kĩ lưỡng đặc biệt là các tác phẩm có xu hướng thiên tả<br /> như phim của Daisuke Ito. Và Khi Thế chiến thứ hai nổ ra thì ngành điện ảnh Nhật Bản lâm<br /> vào tình trạng hoạt động cầm chừng. Tuy vậy đây lại là giai đoạn chứng kiến sự xuất hiện<br /> của một trong những nghệ sĩ điện ảnh vĩ đại nhất của Nhật Bản, đạo diễn huyền thoại<br /> Kurosawa Akira, ông thực hiện bộ phim đầu tay, Sanshiro Sugata vào năm 1943.<br /> Thập niên 1950 chứng kiến giai đoạn phát triển đỉnh cao của điện ảnh Nhật Bản với ba tác<br /> phẩm vào hàng kinh điển của điện ảnh thế giới, đó là Rashomon (1950), Bảy Samurai<br /> (1954), cả hai đều do Kurosawa thực hiện, và bộ phim của đạo diễn Ozu Yasujiro, Tokyo<br /> monogatari (1953). Riêng Rashomon của Kurosawa Akira đã mang về cho Nhật Bản Giải<br /> Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất đầu tiên và đem lại cho ngôi sao điện ảnh lớn của Nhật<br /> sau này là Mifune Toshiro vai diễn đột phá. Trong thập niên này điện ảnh Nhật Bản còn có<br /> hai giải Oscar phim nói tiếng nước ngoài khác, đó là Jigokumon (1954) của đạo diễn<br /> Kinugasa Teinosuke và Miyamoto Musashi (1955) của đạo diễn Inagaki Hiroshi.<br /> Năm 1954, đạo diễn Honda Ishirō giới thiệu bộ phim khoa học viễn tưởng Gojira, một tác<br /> phẩm có nội dung chống chiến tranh thông qua câu chuyện của một con thú biến thành quái<br /> vật do vũ khí hạt nhân. Godzilla đã nhanh chóng phổ biến ở các nước phương Tây và trở<br /> thành một biểu tượng quốc tế của Nhật Bản, nó cũng mở đầu cho dòng phim rất đặc trưng<br /> của điện ảnh nước này, dòng phim kaiju (phim quái vật).<br /> Điện ảnh Nhật Bản tiếp tục có những bộ phim xuất sắc trong thập niên 1960, trong đó phải<br /> kể tới tác phẩm kinh điển Yojimbo (1961) của Kurosawa Akira. Năm 1967 đạo diễn Suzuki<br /> Seijun thực hiện bộ phim siêu thực về yakuza (các tổ chức tội phạm có tổ chức ở Nhật) có<br /> tên Koroshi no rakuin , tuy không được đánh giá cao ở thời điểm ra đời nhưng về sau đây<br /> được coi là bộ phim hình sự kinh điển, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều đạo diễn nổi<br /> tiếng như Ngô Vũ Sâm, Park Chan-wook hay Quentin Tarantino.<br /> Bên cạnh các bộ phim có đề tài quen thuộc, các đạo diễn thuộc thế hệ Làn sóng mới Nhật<br /> Bản như Nagisa Oshima, Kaneto Shindo, Susumu Hani và Shohei Imamura cũng cho ra đời<br /> các bộ phim có tính sáng tạo cao như Seishun Zankoku Monogatari (1960), Nihon no yoru to<br /> kiri (1960) hay Koshikei (1968).<br /> Năm 1964 đạo diễn Teshigahara Hiroshi cho ra đời bộ phim đáng nhớ Suna no onna tác<br /> phẩm này đã giành giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo (Prix du Jury) trong Liên hoan<br /> phim Cannes và giúp Teshigahara trở thành người châu Á đầu tiên được đề cử giải Đạo diễn<br /> xuất sắc nhất tại Giải Oscar. Một bộ phim Nhật Bản khác cũng giành giải thưởng của ban<br /> giám khảo trong Liên hoan phim Cannes là Kaidan (1965) của đạo diễn Kobayashi Masaki.<br /> Một dòng điện ảnh mới, dòng phim pinku eiga (phim khiêu dâm loại nhẹ, vẫn được coi là<br /> phim điện ảnh) bắt đầu phát triển ở Nhật từ đầu thập niên 1970, đặc biệt là sau sự ra đời của<br /> bộ phim gây nhiều tranh cãi Ai no Korīda (1976), một tác phẩm nói về vụ án Sada Abe gây<br /> tiếng vang trong xã hội Nhật những năm trước chiến tranh. Bộ phim này tuy là được coi là<br /> phim điện ảnh nhưng đã vượt qua giới hạn kiểm duyệt thông thường khi quay trực tiếp<br /> những cảnh quan hệ tình dục thật của hai diễn viên, kết quả là phim phải thực hiện dưới danh<br /> nghĩa do một công ty điện ảnh Pháp đầu tư và sau khi ra đời nó cũng chưa bao giờ được<br /> chiếu bản đầy đủ ở chính Nhật Bản.<br /> Trong thập niên này, đạo diễn Fukasaku Kinji cũng hoàn thành loạt phim nổi tiếng về đề tài<br /> yakuza, Jingi naki tatakai, loạt phim này đã cực kì thành công về cả nghệ thuật và thương<br /> mại, chúng được coi là những phim tội phạm kinh điển của điện ảnh Nhật Bản, hay "Bố già"<br /> Nhật Bản.<br /> Vốn là đất nước hàng đầu thế giới về nghệ thuật truyện tranh, nhưng phải chờ đến thập niên<br /> 1980 các bộ phim hoạt hình Nhật Bản (anime) mới bắt đầu gây tiếng vang ở thị trường điện<br /> ảnh trong nước và thế giới. Năm 1984, đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng Miyazaki Hayao<br /> thực hiện bộ phim Kaze no Tani no Naushika năm 1984 mở đầu cho loạt phim hoạt hình nổi<br /> tiếng của ông sau này. Thành công của Naushika được nối tiếp bằng bộ phim Akira (1988)<br /> của Otomo Katsuhiro, tác phẩm này đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của phim hoạt hình<br /> Nhật cả về kĩ thuật thực hiện và đề tài khi phản ánh các vấn đề xã hội và thời sự đáng quan<br /> tâm lúc đó, Akira cho đến nay vẫn được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất thể<br /> loại phim hoạt hình của điện ảnh thế giới. Cùng năm này, đạo diễn Takahata Isao cũng cho<br /> ra đời bộ phim hoạt hình phản chiến nổi tiếng Mộ đom đóm, Mộ đom đóm được nhiều nhà<br /> phê bình phim nổi tiếng, trong đó coi Roger Ebert coi là một trong những bộ phim phản<br /> chiến hay nhất đã từng được thực hiện. Sự phát triển của phim hoạt hình cũng dẫn đến sự<br /> phát triển của các Seiyū, các diễn viên lồng tiếng cho nhân vật hoạt hình, nhiều người trong<br /> số này đã trở nên nổi tiếng hoặc trở thành diễn viên thực sự như Ōtsuka Chikao.<br /> Cũng trong những năm 1980, điện ảnh Nhật Bản đã tiếp tục truyền thống thắng lợi tại các<br /> giải thưởng điện ảnh uy tín với 2 giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes cho các phim<br /> Kagemusha (1980) của Kurosawa và Narayama bushiko (1983) của Imamura Shohei. Shohei<br /> sau này còn giành thêm một giải Cành cọ vàng khác cho bộ phim Unagi (1997) và là 1 trong<br /> số ít ỏi 4 đạo diễn từng có 2 phim chiến thắng tại hạng mục quan trọng nhất ở Liên hoan<br /> phim Cannes (cùng Francis Ford Coppola, Alf Sjöberg và Bille August).<br /> Thập niên 1990 và 2000 cũng là giai đoạn thành công nhất của hoạt hình Nhật Bản khi<br /> Miyazaki Hayao liên tục cho ra đời các tác phẩm thành công cả về mặt nghệ thuật và thương<br /> mại, trong đó đáng kể nhất là Công chúa Mononoke (1997) và Sen to Chihiro no<br /> Kamikakushi (2001), hai bộ phim hoạt hình đầu tiên phá kỉ lục doanh thu tại thị trường điện<br /> ảnh Nhật Bản. Sen to Chihiro cũng là bộ phim hoạt hình đầu tiên giành giải Phim hoạt hình<br /> hay nhất tại Giải Oscar. Bên cạnh Miyazaki còn phải kể tới một loạt đạo diễn anime thành<br /> công khác như Oshii Mamoru với Kōkaku Kidōtai (1995) hay Kon Satoshi với Perfect Blue<br /> (1997), Sennen Joyū (2001) và Tōkyō Goddofāzāzu (2003).<br /> Những năm cuối thế kỉ 20 cũn chứng kiến sự bùng nổ của cơn sốt phim kinh dị Nhật (J-<br /> Horror) trên toàn thế giới với những bộ phim nổi tiếng như Ringu (1998), Ju-on (1998),<br /> Kairo (2001) và Yogen (2002). Tất cả các bộ phim này đều đã được Hollywood hoặc điện<br /> ảnh Hàn Quốc làm lại, thậm chí đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng Nakata Hideo còn được mời<br /> sang Mỹ để đích thân làm lại phiên bản Hollywood cho bộ phim của ông.<br /> - Đời sống âm nhạc, nghệ thuật<br /> Âm nhạc Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng giềng và phát<br /> triển thêm các nét đặc trưng của Nhật, điển hình như đàn Koto được giới thiệu vào Nhật từ<br /> thế kỷ thứ 9 và 10, hay như thể loại kịch Nō từ thế kỷ 14 và âm nhạc dân gian đại chúng, với<br /> những cây đàn như shamisen, được truyền bá tới Nhật từ thế kỷ 16. Âm nhạc phương Tây,<br /> được giới thiệu vào Nhật cuối thế kỷ 19, giờ đã trở thành một phần nội tại quan trọng trong<br /> văn hóa Nhật Bản. Nước Nhật thời hậu chiến tranh thế giới thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề bởi<br /> âm nhạc Mỹ và âm nhạc hiện đại châu Âu, điều này đã dẫn đến sự phát triển của dòng âm<br /> nhạc gọi là J-pop.<br /> Ở Nhật, Karaoke được xem là hoạt động văn hóa phổ biến nhất ở Nhật. Từ tháng 11 năm<br /> 1993, cơ quan các hoạt động văn hóa đã tiến hành một cuộc thăm dò, kết luận rằng có nhiều<br /> người Nhật hát Karaoke hơn là tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như triết<br /> hoa hay trà đạo.<br /> Nghệ thuật Geisha<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhật Bản còn nổi tiếng với nghệ thuật Geisha, hay còn gọi là nghệ giả theo tiếng Nhật là<br /> những người sống bằng nghệ thuật. Họ có nhiều kĩ năng như đàn hát, múa, kể chuyện, pha<br /> trà…, được đào luyện kĩ và sống trong một khuôn khổ nhất định. Các Geisha ngày nay hầu<br /> hết phải tốt nghiệp Trung học hoặc có khi phải tốt nghiệp Đại học, công việc của họ là biểu<br /> diễn những kỹ năng nghệ thuật và trò chuyện với khách hàng. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ<br /> 17, đến nay Geisha đã có một truyền thống lâu đời, với nhiều kĩ năng độc đáo, và là một nét<br /> đặc trưng rất độc đáo của người Nhật. Hiện nay, số lượng Nghệ giả ở Nhật Bản không còn<br /> nhiều như trước nữa, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực tại Nhật Bản có số lượng Geisha khá<br /> đáng kể như Gion và Pontocho, và một số “khu phố hoa” khá nổi tiếng tại Tokyo.<br /> Yosakoi - Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Loại hình nghệ thuật cũng được biết đến tại Nhật đó là Yosakoi. Đây là một loại hình nghệ<br /> thuật hiện đại đặc trưng của Nhật Bản, được xem là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.<br /> Nó là một biến thể của điệu múa mùa hè truyền thống Awa Odori, được khai sinh từ tỉnh<br /> Kochi vào năm 1954. ‘Yosakoi’ là phương ngữ của Kochi, nghĩa là “Đêm nay mời bạn đến”.<br /> Câu nói này đã trở thành tên gọi của điệu múa trong dịp lễ hội của tỉnh Kochi, và từ đó<br /> Yosakoi cũng trở thành tên của lễ hội này.<br /> Là sự kết hợp giữa các động tác múa truyền thống Nhật Bản và âm nhạc hiện đại nên<br /> Yosakoi rất sôi động và mạnh mẽ. Các điệu múa thường được dàn dựng cho những đội múa<br /> đông người. Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác hay giới tính. Đây cũng là<br /> sự kiện nổi bật trong các kỳ lễ hội thể thao thường được các trường cấp một, cấp hai và cấp<br /> ba ở Nhật tổ chức. Điệu múa đi kèm với các bài dân ca của Kochi với cái tên Yosakoi-Buchi,<br /> tức giai điệu Yosakoi.<br /> Bunraku - Nghệ thuật kịch rối độc đáo<br /> Bunraku là nghệ thuật kịch rối chuyên nghiệp của Nhật Bản. Giống như kịch kabuki,<br /> bunraku là một hình thức nghệ thuật lâu đời, do tầng lớp thị dân phát triển trong thời kỳ Edo<br /> (1603-1867). Từ bunraku có nguồn gốc tương đối mới. Trong số nhiều nhà hát rối của thời<br /> kỳ Edo, duy nhất chỉ có Bunraku-za, do Banrakuken Uemura lập nên vào đầu thế kỷ 19 ở<br /> Osaka, hoạt động hiệu quả về mặt thương mại trong xã hội Nhật hiện đại, và bunraku trở nên<br /> có nghĩa là “kịch rối chuyên nghiệp”.<br /> Biểu diễn bunraku bao gồm 4 yếu tố: các con rối bằng một nửa hoặc 2/3 kích thước người<br /> thật; chuyển động của các con rối do những người điều khiển đảm trách; tiếng nói của các<br /> nhân vật do một người kể chuyện gọi là tayu phụ trách; và âm nhạc do một người chơi loại<br /> đàn 3 dây gọi là shamisen. Để tăng tính phức tạp, mỗi con rối trong vai các nhân vật chính<br /> do 3 người điều khiển.<br /> Rối bunraku không phải được điều khiển bằng dây. Người điều khiển chính dùng tay và bàn<br /> tay trái đỡ con rối, đồng thời điều khiển cơ cấu kiểm soát chuyển động của mí mắt, nhãn cầu,<br /> lông mày và miệng; còn dùng tay phải điều khiển tay phải của con rối. Người trợ lý thứ nhất<br /> chỉ phụ trách điều khiển tay trái con rối trong khi người trợ lý thứ 2 điều khiển 2 chân của<br /> con rối.Những người điều khiển các con rối thường mặc quần áo đen, chỉ người điều khiển<br /> chính để hở mặt còn các trợ lý thậm chí chụp kín đầu để trở nên “vô hình” trong mắt khán<br /> giả. Một người tayu phải lồng tiếng cho tất cả các con rối trên sân khấu, bao gồm cả nhân vật<br /> đàn ông, phụ nữ lẫn trẻ em, nên giọng nói phải có âm vực rộng.<br /> Một đặc điểm nổi bật về âm thanh trong bunraku là tiếng nhạc trầm du dương của đàn<br /> shamisen, trái ngược với âm thanh cao của đàn shamisen tenor trong kịch kabuki. Trong kịch<br /> kabuki có thể sử dụng giàn nhạc gồm 10 đàn shamisen trở lên nhưng trong bunraku thông<br /> thường chỉ có một nhạc công mà thôi. Trong bunraku, chuyển động của các con rối phải<br /> khớp với câu chuyện kể của tayu và âm thanh đàn shamisen. Nhạc công chơi shamisen thông<br /> thường là người quyết định tốc độ kể chuyện và thời gian đối với hành động của con rối.<br /> Về lịch sử của nghệ thuật rối Nhật Bản, những sách đầu tiên có ghi lại là vào thế kỷ 11.<br /> Người ta cho rằng thậm chí trước đó, những thợ săn lang thang đã kiếm tiền thêm bằng cách<br /> dùng các con rối nhỏ diễn kịch mua vui tại các thị trấn. Về sau nhiều người định cư tại Sanjo<br /> trên đảo Awaji, nơi sinh ra ngành kịch rối chuyên nghiệp.<br /> Trong thế kỷ 15 và 16, những người mù hát rong kể chuyện lịch sử thường dùng biwa, một<br /> loại đàn có nguồn gốc từ Ba Tư, gần giống với đàn tì bà của Việt Nam. Rồi cách kể chuyện<br /> thay đổi đáng kể vào thế kỷ 16 với sự phát triển của hình thức kể chuyện gọi là joruri. Cũng<br /> trong khoảng thời gian đó, đàn shamisen được đưa từ Okinawa đến Nhật Bản và được những<br /> người kể chuyện joruri ưa chuộng hơn đàn biwa. Trong khi đó, những người chơi shamisen<br /> sáng tác ra các khúc nhạc mới, có ảnh hưởng đến cách kể chuyện joruri. Sự phối hợp này là<br /> khởi nguồn của bunraku, tạo sự hấp dẫn cho tầng lớp thị dân, những người ở thang bậc thấp<br /> trong xã hội nhưng dần dần chi phối về kinh tế, nghệ thuật và văn hóa trong thời đại mới.<br /> Vào giữa thế kỷ 17, nhà hát rối phát triển mạnh mẽ ở Osaka và Kyoto, nơi những người biểu<br /> diễn rối và người kể chuyện joruri có nhiều sáng tạo mới về nghệ thuật. Trong thời kỳ này,<br /> sự phối hợp giữa nghệ sĩ kể chuyện tài ba Takemoto Gidayu I ở Osaka và nhà viết kịch vĩ đại<br /> nhất thời kỳ Edo, ông Chikamatsu Monzaemon, đã góp phần chuyển bunraku từ một hình<br /> thức giải trí quần chúng thành nhà hát nghệ thuật. Vào thế kỷ 18, nhiều kỹ thuật như chuyển<br /> động mí mắt và miệng được phát minh và hiện vẫn sử dụng trong bunraku ngày nay.<br /> Có thể nói kịch kabuki và kịch rối bunraku có những mối liên hệ qua lại. Các diễn viên<br /> kabuki chịu ảnh hưởng bởi phong cách của những người kể chuyện trong bunraku và thậm<br /> chí bắt chước những điệu bộ được cách điệu hóa của các con rối. Ngược lại, nếu một sáng<br /> tạo nhất định trong kabuki làm khán giả vui thích, những người trong ngành bunraku sẽ đưa<br /> vào các tác phẩm của họ. Do bị kịch kabuki dần dần lấn át, bunraku trở nên suy sút từ nửa<br /> sau thế kỷ 18, tuy các nghệ sĩ biểu diễn đã đạt những đỉnh cao mới về nghệ thuật và kỹ thuật.<br /> Rồi trong bối cảnh người Nhật quay sang các hình thức nghệ thuật sân khấu phương Tây và<br /> phát triển nhà hát hiện đại riêng, bunraku không thể cạnh tranh thu hút khán giả. Sau thế<br /> chiến 2, bunraku bị lu mờ vì nhiều người Nhật xa rời những khía cạnh truyền thống trong<br /> văn hóa, và vào đầu thập niên 60, môn nghệ thuật này gần như trở nên không có giá trị<br /> thương mại.<br /> Bunraku tồn tại được chủ yếu là nhờ sự hỗ trợ của chính phủ cũng như việc thành lập Nhà<br /> hát quốc gia ở Tokyo và Nhà hát bunraku quốc gia ở Osaka. Bunraku hồi sinh như hiện nay<br /> là nhờ một xu hướng mới tôn trọng truyền thống trong thanh niên Nhật.<br /> - Đời sống văn học<br /> Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có nhất thế<br /> giới nảy sinh trong môi trường nhân dân rộng lớn từ thuở bình minh của các bộ tộc Nhật<br /> Bản, rất lâu trước khi quốc gia Nhật Bản được thành lập. Chúng ta không biết ngọn nguồn<br /> của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua<br /> những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá là kiệt tác cổ điển<br /> như Vạn diệp tập thế kỷ thứ 8, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản và các<br /> cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư ký văn bản hóa các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc<br /> Nhật Bản.<br /> Theo một số học giả có lẽ do ảnh hưởng của Âu châu luận, lịch sử văn học Nhật Bản có thể<br /> được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ<br /> lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản<br /> văn học toàn sử do Tokyo Kodanshā xuất bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ<br /> ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.<br /> Các tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản bao gồm hai cuốn sách lịch sử Kojiki và Nihon<br /> Shoki cũng như tập thơ từ thế kỷ thứ 8 Man'yōshū, tất cả đều được viết bằng Hán tự. Vào<br /> giai đoạn đầu của thời kỳ Heian, hệ thống kí tự kana (Hiragana và Katakana) ra đời. Cuốn<br /> tiểu thuyết The Tale of the Bamboo Cutter được coi là tác phẩm kí sự lâu đời nhất của Nhật.<br /> Một hồi ký về cuộc đời trong cung cấm được ghi trong cuốn The Pillow Book, viết bởi Sei<br /> Shōnagon, trong khi Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu thường được coi là tiểu thuyết<br /> đầu tiên trên thế giới. Trong thời kỳ Edo, văn học không thực sự phát triển trong giới<br /> Samurai như trong tầng lớp người chōnin. Yomihon, là một ví dụ, đã trở nên nổi tiếng và tiết<br /> lộ sự thay đổi sâu kín này trong giới độc giả cũng như tác giả thời kỳ này. Thời kỳ Minh Trị<br /> chứng kiến một giai đoạn đi xuống trong các thể loại văn học truyền thống của Nhật, trong<br /> thời kỳ này thì văn học Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học phương Tây. Natsume Sōseki<br /> và Mori Ōgai được coi là những văn hào tiểu thuyết "hiện đại" đầu tiên của Nhật, tiếp đó có<br /> thể kể đến Akutagawa Ryūnosuke, Tanizaki Jun'ichirō, Yasunari Kawabata, Yukio Mishima<br /> và gần đây hơn là Haruki Murakami. Nhật Bản có hai nhà văn từng đoạt giải Nobel là<br /> Yasunari Kawabata(1968) và Kenzaburo Oe (1994).<br /> Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng được biết đến thông qua các loại truyện tranh và tranh biếm<br /> họa, hay còn gọi là Manga. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất<br /> phát từ Nhật Bản. Đa số người Nhật xem Manga là một món ăn tinh thần không thể thiếu.<br /> Ngày nay, Manga không chỉ rất phổ biến ở Nhật mà còn ở nhiều quốc gia tên thế giới, thu<br /> hút được sự quan tâm của rất nhiều người thích truyện tranh.<br /> - Thưởng thứ trà đạo Nhật Bản<br /> Đối với người Nhật, uống trà là cả một nghệ thuật, một nghi lễ. Theo ý nghĩa thông thường,<br /> nghệ thuật là cái hay, cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ<br /> bởi trình độ, tài năng, kỹ năng, kỹ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến hoặc khi<br /> một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức độ hoàn hảo với trình độ điêu luyện. Tại đây<br /> có sự tổng hợp của tính sáng tạo nghệ thuật, tính cảm thụ tự nhiên, tư tưởng tôn giáo và sự<br /> xã giao.<br /> Trà đạo ở Nhật được thế giới biết đến như một lối sống truyền thống của người Nhật chính -<br /> là nghệ thuật dùng trà ở mức độ hoàn hảo, tuân theo những quy định chặt chẽ. Sở dĩ như vậy<br /> bởi lẽ trà đạo đưa con người đạt tới tinh thần “hoà kính tịch mịch”.<br /> Phong tục uống trà xuất hiện ở Nhật Bản khoảng đầu thế kỷ thứ VIII cùng với sự ảnh hưởng<br /> của Phật giáo. Khoảng từ thế kỷ XII, khi các thiền sư Nhật Bản từ Trung Quốc trở về mang<br /> theo lối uống trà mới kiểu Tống với một loại trà xanh được tán mịn gọi là mạt trà (matcha)<br /> thì tục uống trà trở thành phổ biến. Suốt thời Trung thế, việc uống trà đã lan rộng từ các thiền<br /> viện tới nơi dân chúng với những phong cách mang tính thẩm mỹ khác nhau. Các hội uống<br /> trà và thi hương vị trà đã thu hút chú ý của cả Thiên hoàng và các tướng quân, các nhà buôn<br /> giàu có. Mặc dù việc uống trà không phải dành riêng cho các thiền viện, nhưng trà lễ (Sarei)<br /> với tư cách là các quy tắc và nghi thức tỉ mỉ cho việc pha và uống trà là do các thiền sư tạo<br /> ra. Sarei mang nhiều đặc tính của Thiền, trong đó sự thanh tịnh, tính giản dị và mộc mạc đã<br /> trở thành những đặc trưng thẩm mỹ và uống trà, do đó, dần dần trở thành một nghi lễ có tính<br /> nghệ thuật. Trà đạo với những đặc tính thẩm mỹ mà chúng ta được biết đến ngày nay đã đạt<br /> được sự phát triển đầy đủ từ thế kỷ thứ XVI.<br /> Trà đạo xuất hiện từ cùng lúc với nghi lễ cắm hoa và uống rượu sakê. Uống trà phải kết hợp<br /> nhiều đặc tính: Sự hài hoà giữa các đồ uống, tôn trọng ấm chén và khách, thể xác và tâm hồn<br /> phải trong sạch, phải đạt được sự tĩnh tâm theo tinh thần thần đạo. Vì vậy phòng trà phải hẹp,<br /> thể hiện sự khiêm tốn, nguyên liệu xây dựng và các đường nét phải giản dị, trang trọng, phải<br /> sử dụng các công cụ bằng tre hoặc các vật liệu bình thường khác, tránh khoe giàu sang. Trà<br /> đạo thể hiện lòng tin, tìm ý nghĩa sâu sắc, vẻ đẹp trong phong cách đơn giản.<br /> Trà đạo vừa là một thú vui thanh tao đồng thời vừa thể hiện một nét đẹp trong văn hoá lối<br /> sống truyền thống của người Nhật. Ở trà đạo, ta tìm thấy mối quan hệ đồng hoà khí giữa con<br /> người với nhau như là tình bạn hữu, tìm thấy sự tôn trọng, lòng tin. Sự bình đẳng xã hội<br /> trong trà đạo phải chăng chính là ước muốn lý tưởng về một xã hội thực tế. Khi lạc vào nghệ<br /> thuật uống trà đạo khiến cho con người ta có cảm tưởng rằng đó gần như trạng thái của cõi<br /> niết bàn của Phật giáo- trạng thái vắng lặng, tịch diệt, sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha…<br /> Có thể nói rằng trà đạo là một nét đẹp trong văn hoá lối sống truyền thống của người Nhật.<br /> Trà đạo thể hiện nét đẹp nội tâm của con người Nhật. Đằng sau cuộc sống náo nhiệt, sôi<br /> động của cường quốc có nền kinh tế phát triển, trà đạo đã tìm được chỗ đứng vững chắc của<br /> mình gần 7 thế kỷ trong lịch sử văn hoá Nhật. Nó thể hiện những giá trị tinh thần đầy chất<br /> nhân văn. Và trong xã hội ngày càng hiện đại như Nhật Bản thì trà đạo là một giá trị văn hoá<br /> lịch sử truyền thống được củng cố, đề cao và mở rộng.<br /> - Độc đáo nghệ thuật cắm hoa (Ikebana).<br /> Cắm hoa nghệ thuật (Ikebana) ở Nhật Bản còn được gọi là Hoa đạo (Kadò), có nguồn gốc từ<br /> nghi lễ dâng hoa trong các chùa chiền từ thế kỷ thứ VI, rồi dần dần phát triển thành một nghệ<br /> thuật vào khoảng thế kỷ thứ XV với nhiều nghi thức và trường phái khác nhau. Hoa đạo khác<br /> với cắm hoa thông thường ở chỗ nó đem lại sự nhận thức về mối liên quan giữa không gian<br /> xung quanh với hoa và cành lá, cách bố cục cành lá, việc lựa chọn hoa cũng như cây được sử<br /> dụng làm vật liệu.<br /> Một phong cách cắm hoa cổ điển và phức tạp có từ xưa, gọi là rikka (hoa đứng). Phong cách<br /> này tìm tòi sự thể hiện vẻ tráng lệ của thiên nhiên, quy ước rằng hoa phải được cắm theo<br /> hình núi Sumeru, một ngọn núi huyền thoại của thế giới nhà Phật tượng trưng cho toàn vũ<br /> trụ. Các vật liệu được sử dụng cho lối cắm hoa này đều có tính tượng trưng. Phong cách này<br /> đạt tới độ hoàng kim vào thế kỷ XVII, nay không còn phổ biến nữa.<br /> Từ thế kỷ thứ XV xuất hiện lối cắm hoa tự nhiên. Các ngôi nhà dù nhỏ đều có Kotonoma-<br /> một không gian nhỏ thụt vào của căn phòng để đặt các đồ mỹ nghệ hay để cắm hoa. Các luật<br /> lệ cắm hoa theo đó trở nên giản đơn để mọi người đều có thể thưởng thức được. Cuối thể kỷ<br /> XVI có lối cắm hoa tự nhiên gọi là nageire (quăng vào) như là một phần của nghi lễ trà đạo.<br /> Hoa được sử dụng trong trà đạo được gọi là chabana (trà hoa), chỉ cần một bông hoa trong<br /> một bình hoa tạo nên cảm giác giản dị, thuần khiết, thanh tao. Cắm hoa hiện đại mang ảnh<br /> hưởng nhiều của văn hoá phương Tây. Phong cách cắm hoa moribana (một rừng hoa) đã mở<br /> đường tự do cho nghệ thuật cắm hoa, tìm cách thu nhỏ một phong cảnh hay một mảnh vườn.<br /> Đó là phong cách cắm hoa có thể thưởng thức được ở bất cứ đâu và thích hợp với mọi khung<br /> cảnh.<br /> Ngày nay ở Nhật Bản có khoảng 3000 trường phái ikebana, trong số đó 3 trường phái có<br /> tiếng nhất là Ikenobò, Ohara và Sògetsu, với những quy luật có thể khác nhau về quan niệm,<br /> về ý tưởng, về phương pháp,. Mặc dù vậy, những trường phái nàyđều tựu trung lại một điểm<br /> là tình yêu thiên nhiên được nâng lên thành nghệ thuật.<br /> - Nét văn hóa trong Sumo<br /> Nhật Bản là nơi duy nhất môn Sumo được luyện tập, biểu diễn và thi đấu một cách chuyên<br /> nghiệp. Các võ sĩ Sumo (rikishi) thường được huấn luyện từ nhỏ và ở cùng nhau trong các<br /> trung tâm huấn luyện. Họ phải tuân theo những nguyên tắc, truyền thống nghiêm ngặt (quy<br /> định bởi Hiệp hội Sumo) chi phối mọi mặt từ thực đơn ăn uống hằng ngày cho đến trang<br /> phục, hành vi .v.v.<br /> Sumo xuất hiện khoảng 1500 năm trước và bắt nguồn từ tôn giáo, một nghi thức đi kèm với<br /> các điệu múa linh thiêng dâng lên các vị thần đạo Shinto để cầu nguyện cho mùa màng bội<br /> thu. Rất nhiều các nghi lễ mang đậm tính tôn giáo vẫn được giữ mãi cho đến ngày nay. Vào<br /> thời Nara, Sumo được giới thiệu đến giai cấp vua chúa tại Nhật và một giải đấu bắt đầu được<br /> tổ chức hằng năm. Các quy luật và kỹ thuật thi đấu bắt đầu được hình thành. Khoảng năm<br /> 1192, chiến tranh bắt đầu nổ ra và Sumo được đưa vào huấn luyện trong quân đội. Sau khi<br /> tướng Tokugawa thống nhất Nhật Bản và bắt đầu thời kỳ Edo thịnh vượng, các nhóm võ sĩ<br /> Sumo chuyên nghiệp hình thành (chính là các Samurai hoặc Ronin cần kiếm thêm thu nhập)<br /> và Sumo trở thành môn thể thao chính thống của Nhật Bản. Hiệp hôi Sumo Nhật Bản ngày<br /> nay chính là bắt nguồn từ những nhóm võ sĩ Sumo thời kỳ Edo.<br /> Trận đấu Sumo diễn ra trên sàn đấu bằng đất sét với 1 lớp cát rải lên trên. Các phần khác<br /> nhau của sàn đấu được đánh dấu bằng các bao rơm. Võ sĩ sẽ thi đấu trong một vòng tròn<br /> đường kính 4,55 met gọi là Dohyo. Phía trên vòng Dohyo là một cái trần được treo bằng dây<br /> cáp mô phỏng đền thờ đạo Shinto gọi là Tsuriyane. Một trận đấu thường diễn ra rất nhanh,<br /> chỉ vài giây đến 1 phút, và tất cả các hình thức như đấm, đá, giật tóc .v.v. đều bị nghiêm<br /> cấm. Người thắng trận là người đẩy được đối thủ của mình ra khỏi vòng Dohyo hoặc vật ngã<br /> đối thủ, làm cho anh ta chạm đất bằng bất cứ bộ phận nào ngoài lòng bàn chân. Chỉ cần 1<br /> phần gót chân nằm ngoài vòng tròn Dohyo hoặc chạm nhẹ đầu ngón tay xuống mặt sàn đấu,<br /> bạn sẽ bị xử thua cuộc. Hiếm khi trọng tài phải phân xử và quyết định người thắng trận khi<br /> cả hai võ sĩ chạm đất gần như cùng một lúc và khi đó, người chạm đất trước sẽ giành được<br /> phần thắng. Điểm đặc biệt thú vị ở Sumo so với Boxing và các môn đấu vật phương Tây là<br /> không hề có quy định về hạng cân. Một võ sĩ Sumo có khi đối đầu với đối thủ nặng gấp đôi<br /> trọng lượng của mình.<br /> Sumo là môn thể thao võ thuật rất coi trọng đẳng cấp và mỗi võ sĩ Sumo đều được phân cấp<br /> rõ ràng trong một danh sách gọi là Banzuke được phát hành 2 tuần trước mỗi giải đấu. Có 6<br /> đẳng cấp khác nhau: Makuuchi, Juryo, Makushita, Sandanme, Jonidan và Jonokuchi. Chỉ<br /> những võ sĩ nào đã đạt đến đẳng cấp Juryo trở lên mới được xem là võ sĩ Sumo chuyên<br /> nghiệp thật sự, được gọi là Sekitori và được trả lương. Đẳng cấp cao nhất là Makuuchi được<br /> chia thành 5 cấp bậc: Yokozuna, Ozeki, Sekiwake, Komusubi và Maegashira. Cấp bậc<br /> Yokozuna (Đại vô địch) là cấp bậc cao quý nhất và chỉ một số ít võ sĩ đạt được danh hiệu<br /> này.<br /> Sumo chuyên nghiệp được quản lý bởi Hiệp hội Sumo, gồm các thành viên được gọi là<br /> Oyakata, vốn là võ sĩ trước đây. Các võ sĩ Sumo sống và luyện tập cùng nhau trong các<br /> trường huấn luyện riêng điểu hành bởi 1 Oyakata. Hiệp hội Sumo và đẳng cấp của họ quy<br /> định rất chi tiết và nghiêm ngặt tất cả các hành vi ứng xử, trang phục, thực đơn ăn uống và<br /> hầu hết các mặt trong đời sống. Một võ sĩ Sumo phải để tóc dài và búi lên theo kiểu như các<br /> Samurai thời Edo, mỗi đẳng cấp võ sĩ khác nhau sẽ có kiểu búi tóc khác nhau. Khi tiếp xúc<br /> với công chúng, họ phải mặc trang phục truyền thống tùy theo đẳng cấp của mình. Từ đẳng<br /> cấp Jonidan trở xuống, các võ sĩ mặc trang phục truyền thống Yukata và dép Geta. Đẳng cấp<br /> cao hơn (Makushita và Sandanme) họ có thể mặc thêm 1 chiếc áo khoác ngắn trang trí theo<br /> kiểu truyền thống bên ngoài áo Yukata và mang dáp Zori. Những võ sĩ đã được công nhận là<br /> Sekitori thì mặc áo choàng bằng lụa và họ cũng búi tóc theo kiểu trau chuốt hơn, có tên là<br /> Oicho.<br /> Mỗi năm có 6 giải thi đấu Sumo, 3 giải tổ chức tại Tokyo, 1 giải ở Osaka, 1 giải ở Nagoya và<br /> 1 ở Fukuoka. Mỗi giải bắt đầu vào ngày Chủ Nhật và kéo dài 15 ngày. Mỗi võ sĩ tham gia sẽ<br /> thi đấu 1 trận mỗi ngày. Võ sĩ nào có tỉ lệ thắng cao nhất sẽ giành được chức vô địch. Ngoài<br /> cúp vô địch, còn có các giải khác như giải Kantosho trao cho võ sĩ có tinh thần thi đấu cao<br /> nhất, giải Ginosho trao cho võ sĩ có kỹ thuật giỏi nhất và giải Shukunsho trao cho võ sĩ dưới<br /> cấp Ozeki gây được ấn tượng nhất bằng cách đánh bại nhiều Yokozuna hoặc Ozeki nhất. Để<br /> được nhận các giải trên, võ sĩ phải có ít nhất 8 trận thắng trong tổng số 15 trận đấu.<br /> Một nét đặc sắc của Sumo chính là các nghi lễ truyền thống trang nghiêm, đầy màu sắc mà<br /> không có bất cứ môn thể thao nào khác có. Một trong số đó là nghi lễ Dohyo-iri, được thực<br /> hiện 4 lần trong mỗi ngày thi đấu, 2 lần cho đẳng cấp Juryo và 2 cho đẳng cấp Makuuchi.<br /> Các võ sĩ sẽ mặc Kesho-mawashi, một chiếc tạp dề được trang trí công phu bằng các hình<br /> thêu với đường viền bằng vàng và một Yokozuna sẽ thực hiện các nghi thức hướng tới thần<br /> linh và xua đuổi ma quỷ khỏi sân đấu bằng muối. Trong buổi lễ, các võ sĩ sẽ đứng thành<br /> vòng tròn và được giới thiệu tới khán giả. Một nghi lễ khác nữa là diễn ra vào cuối ngày thi<br /> đấu sau trận cuối cùng. Một Makuuchi được chọn sẽ lên sàn đấu và nhận chiếc cung từ trọng<br /> tài và thực hiện điệu múa với chiếc cung. Nghi lễ này bắt nguồn từ thời Edo khi một võ sĩ<br /> Sumo thắng trận đã được ban tặng một chiếc cung và ông đã thực hiện điệu múa này diễn đạt<br /> niềm vui chiến thắng.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2