Những nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh
lượt xem 322
download
Tham khảo tài liệu 'những nguyên tắc đạo đức hồ chí minh', khoa học xã hội, tư tưởng hcm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh
- Phát triển những nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên Phạm Thị Nết * TS, Học viện Chính trị quốc gia Khu vực I Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Người là hiện thân của đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về rèn luyện đạo đức cách mạng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định, đạo đức là "gốc" của người cách mạng. Người nhấn mạnh: "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"(1). "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa"(2). Tìm hiểu đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức mới của Hồ Chí Minh, nổi bật những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cơ bản sau đây: 1 - Tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ hằng ngày gắn với thực tiễn cách mạng Theo quan niệm của Hồ Chí Minh: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"(3). Muốn có được những phẩm chất đạo đức, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và cả quần chúng nhân dân lao động phải "gian nan rèn luyện", "kiên trì và nhẫn nại". Bởi, khác với nhiều lĩnh vực khác của đời sống con người, ở đây, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người cũng như việc xây dựng một nền đạo đức mới trong xã hội không phải là một việc đơn giản, có thể hoàn thành ngay trong một sớm, một chiều. Mà, ngược lại, đây là một quá trình liên tục, lâu dài, thường xuyên và cực kỳ gian khó. Trong mỗi con người cũng như trong toàn xã hội, đều có mặt thiện và mặt ác, có phần tốt và phần xấu cùng tồn tại. Các mặt đối lập đó thường xuyên đấu tranh, giằng co lẫn nhau. Việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức sẽ làm cho phần tốt, cái thiện sẽ "nảy nở như hoa mùa xuân", còn phần xấu, cái ác sẽ dần bị hạn chế, thu hẹp đi đến bị loại bỏ. Muốn làm được vậy phải có đức tính dũng cảm, đức hy sinh. Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn khác so với việc "tu thân dưỡng tính" trong Phật giáo, "tu thân tề gia" của Nho giáo. Bởi đạo đức mới là đạo đức giải phóng cho con người. Biện pháp rèn luyện, tu dưỡng đạo đức là dựa vào nhận thức khoa học chứ không phải dựa vào niềm tin mù quáng. Môi trường rèn luyện, tu dưỡng đạo đức mới là ở trong lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng đất nước, là ở trong bang giao để làm "tăng thế nước", làm lợi cho dân... Trong tác phẩm "Đạo đức cách mạng" (12-1958), Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người"(4). Khác với sự hình thành và tác dụng điều chỉnh hành vi của luật pháp là bắt buộc, cưỡng bức; đạo đức cách mạng chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận quần chúng cách mạng. Nói cụ thể, rèn luyện đạo đức
- cách mạng phải dựa trên tinh thần của sự tự nguyện, tự phê phán và thông qua sinh hoạt tự phê bình và phê bình trong tập thể cùng với sự tác động của dư luận, của nhân dân và sự định hướng tuyên truyền, giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong đó, tự phê bình là phương sách tốt nhất trong rèn luyện đạo đức mới. Hồ Chí Minh cho rằng, người đời không phải là thánh thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm. Tu dưỡng đạo đức mới phải gắn với thực tiễn, kiên trì, bền bỉ, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Trong buổi nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ Công an, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ"(5). Do không chú ý đến điều này, nên đã có một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong lúc đấu tranh, giáp mặt với quân thù thì dũng cảm, hăng hái, trung thành, không sợ hy sinh, gian khổ. Song, đến khi có ít quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí, quan liêu; không tự giác mà biến thành kẻ có tội với cách mạng, với nhân dân. Qua xem xét các vụ án lớn, nhỏ những năm gần đây cho thấy, ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đơn vị, cuộc đấu tranh này chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng bao che, dung túng cho những hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu hoành hành. Nếu xem xét nguyên nhân của thực trạng trên, chúng ta càng thấm thía lời căn dặn của Bác: "Bệnh quan liêu đã dung túng, ấp ủ, che chở cho nạn tham ô, lãng phí". Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, "muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí... thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu"(6). 2 - Tự giác nêu gương, nói đi đôi với làm Đây là một nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Khác hẳn với đạo đức của giai cấp bóc lột, phản động, chỉ nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo; đạo đức mới - đạo đức của giai cấp vô sản là nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, nêu gương đạo đức. Nghiên cứu đặc điểm các dân tộc phương Đông, ngay từ sớm, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"(7). Tự mình gương mẫu, đồng thời, Hồ Chí Minh còn chú trọng đến tác dụng giáo dục đạo đức của các tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và trong hiện thực đấu tranh xây dựng, bảo vệ đất nước. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm: "Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước"; "hô hào nhân dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã". Nói tóm lại, "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"; "quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức và "không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến". Những tấm gương đạo đức phải được hiểu theo một nghĩa rộng. Có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần. Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc khi những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biến trong toàn xã hội, mà những tấm gương đạo đức của những người tiêu biểu, những gương người tốt, việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình đó. Xuất phát từ thực tế của công cuộc lao động, chiến đấu, bảo vệ đất nước ở các địa phương, các ngành trong cả nước, Hồ Chí Minh cho rằng, lấy gương "người tốt, việc tốt" để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Người đề xướng việc thiết lập tủ sách "Người tốt, việc tốt", để
- không chỉ nêu những tấm gương anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, mà còn nêu cả những "Việc nhỏ nghĩa lớn" để giáo dục cho mọi người, cho mọi lứa tuổi... 3 - Đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái đúng với cái sai, cái tốt với cái xấu, xây đi đôi với chống Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái phi đạo đức... vẫn thường đan xen, đối chọi nhau, thông qua hành vi của những con người khác nhau, ngay trong bản thân mỗi con người. Chính vì vậy, phải kiên quyết, dũng cảm đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, đấu tranh giữa cái đúng với cái sai, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu... Song, đây là công việc rất khó khăn. Bởi, nó thuộc lĩnh vực tình cảm, đạo đức, được tiến hành dưới hai dạng chính là xây và chống. Xây đi liền với chống, trong đó mục đích xây dựng là chính, chống là để nhằm mục đích xây. Có thể nói, "xây" đi đôi với "chống" là một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục, rèn luyện đạo đức mới. Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội, nhất là trong những đơn vị tập thể - nơi mà phần lớn thời gian cuộc đời mỗi người gắn bó bằng hoạt động thực tiễn của mình. Phải khơi dậy đạo đức lành mạnh ở mọi người, để mọi người tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở chúng ta rằng, do thoát thai từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhiều tàn dư văn hóa nô dịch thực dân vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức không ít người, hơn nữa, ở mỗi người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Vì thế, cần phải kết hợp giữa xây và chống. Làm như vậy, một mặt không ngừng trau dồi, xây đắp, phát triển đạo đức mới, tăng cường cái đúng, cái tốt; mặt khác, hạn chế cái xấu, cái lạc hậu để bảo đảm cho sự lành mạnh, trong sạch của đạo đức mới. Để xây dựng và chống có hiệu quả, phải tạo phong trào quần chúng rộng rãi. Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào như vậy: Năm 1952, có phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Năm 1963, có cuộc vận động "Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" (gọi tắt là cuộc vận động "ba xây, ba chống"). Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân; có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Qua đó, lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh rất cụ thể, rõ ràng, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân, để mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Ngành bưu điện, từ cuối năm 1963 đến 1965, Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh đã thực hiện cuộc vận động "ba xây, ba chống". Qua cuộc vận động, các đơn vị trong ngành đã nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về vị trí, tính chất, đặc điểm và phương hướng của ngành, nên đã có nhiều chuyển biến tư tưởng trong công tác và trong lãnh đạo; bước đầu thấy rõ hơn chỗ mạnh, khẳng định rõ được những thành tích ưu điểm của ngành, đồng thời cũng thấy rõ những thiếu sót và bất hợp lý trong tổ chức quản lý và công tác quản lý của ngành; tìm ra nguyên nhân gây ra tham ô, lãng phí. Từ đó có phương hướng, biện pháp sửa chữa, bổ khuyết. Ở những địa phương đã tiến hành "ba xây, ba chống", chất lượng thông tin, bưu điện, truyền thanh được nâng cao. Đó chính là kết quả tốt nhất của cuộc vận động "ba xây, ba chống" trong ngành bưu điện Việt Nam (1963-1965)(8).
- Thực tiễn chứng minh, những cuộc vận động đó đã mang lại một sắc thái mới trong sản xuất, kinh doanh, làm thay đổi nếp nghĩ, phong cách làm việc, kích thích việc phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và hiệu quả công tác với tinh thần ích nước, lợi nhà. Và thông qua các phong trào quần chúng, cái tốt được tăng cường, phát triển, cái xấu bị đẩy lùi. 4 - Tự phê bình và phê bình Hồ Chí Minh quan niệm: "Đã có hoạt động thì khó tránh khỏi khuyết điểm". Nhưng, điều đáng nói ở đây là, khi đã có khuyết điểm thì phải có thái độ thật thà, nhận rõ khuyết điểm và tìm cách sửa chữa, khắc phục. Phương thức tốt nhất là nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Điểm này hoàn toàn đối chọi với chủ nghĩa cá nhân. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân không dám tự phê bình mình, khi có khuyết điểm thì không kiên quyết sửa chữa. Trái lại, với người cộng sản phải xem tự phê bình và phê bình là một quy luật phát triển của mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng. Nâng cao đạo đức cách mạng trong tình hình mới hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải biết khai thác, phát huy mặt tích cực, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Đẩy lùi cái xấu, cái lạc hậu, khơi dậy cái tốt, cái hay, cái tích cực, cái tiên tiến - đó là vấn đề mà mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra cho mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, đạo đức... Xét trên lĩnh vực đời sống đạo đức, trong Đảng, Nhà nước và xã hội ta hiện nay, có thể rút ra một số vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, trong thời gian qua, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí xảy ra ở không ít các cơ sở đảng được công nhận danh hiệu "trong sạch, vững mạnh", thậm chí còn được công nhận trong nhiều năm. Có những cán bộ, đảng viên đã thực sự biến thành "quan tham", sa đọa về đạo đức, lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị... Xét đến cùng, đó là vi phạm những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới, là do chủ nghĩa cá nhân phát triển và mắc bệnh quan liêu. Kết quả là dẫn đến những hành vi tham ô, lãng phí, chạy theo địa vị danh lợi, dối trá... Vì vậy, phải xử lý thật nghiêm những hành động tiêu cực, xấu xa trên, góp phần làm trong sạch đạo đức cách mạng. Thứ hai, từ các vụ án kinh tế - xã hội lớn, nhỏ, thời gian qua, có thể thấy, có sự suy thoái về đạo đức xã hội. Một trong những nguyên nhân đó là ý thức phê bình và tự phê bình của chúng ta chưa cao. Biểu hiện cụ thể là có rất ít trường hợp cán bộ, đảng viên mắc bệnh tham ô, lãng phí mà được phát hiện do kết quả của tự phê bình và phê bình trong nội bộ, mà chủ yếu là do quần chúng và công luận phát hiện. Do đó, thời gian tới, các cấp ủy và tổ chức đảng cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hoạt động tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng cũng như trong thực tế lãnh đạo. Thứ ba, việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay cũng như sự giúp đỡ lẫn nhau của cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng còn có những yếu kém và hạn chế. Nói cách khác, cán bộ, đảng viên còn có những biểu hiện chưa gương mẫu rèn luyện về phẩm chất đạo đức, đấu tranh chống các tệ nạn chưa quyết liệt, nói mạnh, làm nhẹ, nể nang, ô dù, bao che cho nhau... Những tệ nạn ấy đã gây ra những bất bình trong nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Thời gian tới, tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn của cán bộ phải được xác định cụ thể. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ, tu dưỡng rèn luyện theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Hồ Chí Minh. Tiếp tục xây dựng cơ chế nhân dân giám sát cán bộ, có cơ chế cụ thể bố trí lại cán bộ khi có dấu hiệu vi phạm đạo đức (tham ô, lãng phí, dối trá, sa đọa trong cuộc sống, làm mất đoàn kết nội bộ...) và loại bỏ những cán bộ
- vi phạm. Quy định cụ thể, rõ ràng hơn chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Đó cũng là những vấn đề mấu chốt về nguyên tắc của việc xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cuộc vận động do Đảng ta phát động. Cuộc vận động này có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, không chỉ nhằm đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta mà còn là cơ sở để xây dựng chuẩn mực đạo đức mới trong đời sống xã hội. Từ khi cuộc vận động chính thức được phát động đến nay, ít nhiều đã tác động đến tâm tư, tình cảm, hành vi đạo đức của nhiều người qua những nội dung được truyền đạt, những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác. Chúng ta tin tưởng rằng, ở mỗi con người, dù như thế nào đi nữa, nếu nhận thức được sự hy sinh cao cả của Bác, tấm gương đạo đức bình dị của Bác thì đều có sự soi rọi, chiêm nghiệm, điều chỉnh hành vi của mình. Yêu cầu thứ hai trong nội dung cuộc vận động này là “làm theo”. Học tập là để nhận thức, nhưng từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình. Có người hiểu được nhưng lại không làm hoặc chưa biết làm như thế nào. Cho nên yêu cầu “làm theo” là nội dung rất quan trọng. Ở phạm vi bài viết này, tôi xin đề cập đến ba nguyên tắc cơ bản về xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như sau: Trước hết, nguyên tắc “Nói đi đôi với làm, phải có hành động nêu gương về đạo đức”. Trong suốt cuộc đời mình, Bác rất coi trọng giáo dục mọi người và chính bản thên Bác đã thực hiện điều này một cách nghiêm túc. Qua học tập, nghiên cứu những câu chuyện kể về Bác, ta thấy Bác nói ít nhưng làm nhiều hoặc có những vấn đề về đạo đức Bác hành động nêu gương mà không nói nhưng mọi người cũng dễ nhận ra. Đi sâu vào hành vi đạo đức của Bác, ta càng khám phá ra bản chất sâu xa trong tư tưởng đạo đức của Người. Nói đi đôi với làm trước hết là ở sự nêu gương. Không thể nói mà không làm hoặc nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo. Lúc sinh thời Bác đã nêu một luận điểm quan trọng đối với cán bộ, đảng viên là: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Bác cho rằng đảng viên phải đi trước để làng nước theo sau, “một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Một nền đạo đức mới phải được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã trở thành hành vi đạo đức ngày càng phổ biến trong xã hội. Chính những tấm gương đạo đức của cán bộ, đảng viên, những người tiêu biểu, người tốt việc tốt trong xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình đó phát triển. Sự nêu gương của thế hệ đi trước với
- thế hệ đi sau, của cán bộ lãnh đạo với cấp dưới; của đảng viên với quần chúng, của cha mẹ với con, của thầy cô giáo với các em học sinh… vì thế rất quan trọng. Nguyên tắc thứ hai “Xây đi đôi với chống”. Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích để xây dựng đạo đức mới một cách hiệu quả hơn. Chúng ta đều biết trong cuộc sống con người vốn có rất nhiều mối quan hệ đa dạng, phức tạp đòi hỏi phải giải quyết. Những hiện tượng tốt – xấu, phải – trái, đúng – sai, thiện – ác… luôn đan xen, giằng xéo nhau ngay trong bản thân của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải có sự lựa chọn, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới hoàn toàn không đơn giản. Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức. Điều quan trọng là phải thấy trước những gì có thể xảy ra để chủ động đề phòng, ngăn chặn. Nguyên tắc “Tu dưỡng đạo đức suốt đời” cũng là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Bác đã nhiều lần chỉ rõ: “Mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc soi gương, rửa mặt hàng ngày” và đưa ra những lời khuyên “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trong thực tế, do không chú ý việc “soi gương, rửa mặt” hàng ngày (tu dưỡng, rèn luyện) nên có những người mới hôm qua còn được mọi người tin yêu, quý mến thì ngày hôm sau đã trở thành người có tội với Đảng, với dân. Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ hiểm nguy, khổ cực. Song, đến khi có ít quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí, quan liêu… Người xưa thật có lý khi cho rằng “Người ta không chết bởi núi non cao nhưng có khi chết bởi mô đất thấp”. Núi non cao người ta còn thấy được mà tránh còn mô đất thấp thì do chủ quan không để ý nên dễ dàng vấp ngã. Theo Bác, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu; ai cũng có thiện, ác trong lòng. Vấn đề là chúng ta có dám nhìn thẳng vào mình không, thấy cái hay, cái thiện để phát huy và thấy cái dở, cái xấu để khắc phục. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, bao giờ cũng đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ mới, với những khó khăn, thử thách mới. Cái khó khăn của cuộc chiến đấu mới không những chỉ ở tầm vóc, vị thế của nước ta hiện nay và quy mô của sự nghiệp đổi mới đang thực hiện. Mà ở chổ mọi người phải biết khắc phục những yếu kém của mình, chiến thắng “giặc ở trong lòng” cũng như “giặc nội xâm ở trong tổ chức của mình”. Đó là giặc “vô hình, vô ảnh” nhưng rất mạnh. Nó luôn luôn tiềm ẩn trong ta khĩ thấy, khó biết. Việc đấu tranh vớikẻ địch nơi tuyền tuyến dể thấy , nhưng đấu tranh với kẻ địch trong người, trong nội bộ, trong tinh thần rất khó khăn, đôi khi đau xót. Vì thế mà việc tự tu dưỡng, rèn luyện đạođức cách mạng ở mọi ngườiu chúng ta sẽ không kém gian nan. Nhưng theo Bác: “Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tợ bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công” Tóm lại, nâng cao đạo đức cách mạng trong thời kỳ mới là yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Bác, ra sức đẩy mạnh cuộc vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
- Minh” vận dụng và thực hiện tốt các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Bác đã nêu để xây dựng nền tảng đạo đức trong đời sống xã hội ở nước ta ngày càng tốt đẹp, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phải chú ý tới con đường và phương pháp hình thành đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây: a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu tới vấn đề đạo đức. Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản, bàn về tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "nói thì phải làm. Tại sao nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức? Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Nói đi đôi với làm còn nhằm chống thói đạo đức giả. hiện tượng nói không đi đôi với làm sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mớiNoi theo tấm gương của Lênin, Hồ Chí Minh cũng đào tạo các thế hệ cách mạng người Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng, mà bằng chính tấm gương đạo đức cao cả.Theo Hồ Chí Minh hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng "đạo làm gương". Giai đoạn cách mạng nào cũng cần có nhiều tấm gương. Tùy theo nhiệm vụ và tình hình cụ thể mà tấm gương đó được biểu hiện ở những mặt nào, trong chiến đấu, lao động, học tập, cuộc sống đời thường trong gia đình, ngoài xã hội... Việc bồi dưỡng, nêu gương "người tốt, việc tốt" là rất quan trọng và cần thiết, không được xem thường. Nhiều giọt nước hợp lại mới thành suối,thành sông, thành biển cả. Không nhận thức được điều đó là "chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc". Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân "người tốt, việc tốt" tiêu biểu. b) Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Xây dựng đạo đức mới lại càng phải quan tâm điều này. Bởi vì trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải "người người đều tốt, việc việc đều hay". "Mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng". Mặt khác, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, cuộc chiến đấu khổng lồ. Trong cuộc chiến đấu đó, có nhiều kẻ địch nhưng thường có ba loại: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm; thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ; loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi người chúng ta; nó chờ dịp hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi để ngóc đầu dậy; nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia. Nhận thức như vậy để thấy rằng "đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng
- phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Có như thế mới thắng được địch và thực hiện được nhiệm vụ cách mạng". Đối với từng người, Hồ Chí Minh yêu cầu trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình, không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít lòng tham muốn về vật chất, vị công vong tư... Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài. Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tất nhiên, giáo dục đạo đức phải phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau. Đồng thời, phải chú ý tới hoàn cảnh, nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng. Xa rời thực tiễn và khư khư giữ lấy những nội dung cũ khi thực tiễn đã vượt qua đều không phù hợp với quan điểm xây dựng đạo đức của Hồ Chí Minh. Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm. Trước hết mỗi người và tổ chức phải có ý thức tự giác trau dồi đạo đức cách mạng. Bản thân sự tự giác cũng là phẩm chất đạo đức quý đối với từng người và tổ chức. Điều này càng cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Bởi vì: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính"1. Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã luôn phát động phong trào quần chúng rộng rãi và đem lại những hiệu quả thiết thực Sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam Nghiên cứu kinh nghiệm về sự lãnh đạo và xây dựng đảng của Đảng ta là việc làm thiết thực, trọng yếu, bảo đảm cho cách mạng phát triển vững chắc, nhằm thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc- người sáng lập Đảng ta - đã thấy phải có đảng cách mạng và đảng có vững thì cách mạng mới thành công. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (nǎm 1930) ghi rõ: "Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành". Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc tính đúng
- đắn của luận điểm nói trên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tổng kết quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng, đã nêu lên một bài học cơ bản: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm về sự lãnh đạo và xây dựng đảng của Đảng ta là việc làm thiết thực, trọng yếu, bảo đảm cho cách mạng phát triển vững chắc, nhằm thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. I- VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI 1. Đảng Cộng sản Việt Nam - người duy nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng từ nǎm 1930 Ngày 3-2-1930, lịch sử Việt Nam diễn ra một sự kiện trọng đại: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng ta ra đời là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đồng chí Nguyễn ái Quốc và các đồng chí tiền bối của Đảng. Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá vào Việt Nam. Người đã kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để tổ chức ra Đảng ta. Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, đề ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh cách mạng của Đảng một cách đúng đắn ngay từ đầu. Nhờ đó mà Đảng sớm trở thành một lực lượng chính trị vững mạnh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hơn 60 nǎm qua, lịch sử Việt Nam ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Vai trò đó không ngừng được mở rộng và nâng cao, vượt qua mọi sự chống phá của kẻ thù và sự tranh chấp của những thế lực đối lập. Việc Đảng ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng là điều tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luật của thời đại và điều kiện hiện thực của Việt Nam. Sự phù hợp với quy luật của thời đại được chứng minh bởi vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Mác- Lênin. Còn điều kiện hiện thực của Việt Nam được nhận thức qua phân tích tính chất, đặc điểm xã hội Việt Nam; tình hình và thái độ các giai cấp, tầng lớp xã hội; từ đó thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội và đòi hỏi khách quan của lịch sử đối với giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng - đội tiên phong của giai cấp. 2. Sự lãnh đạo của Đảng - nguồn gốc thành công của công cuộc giải phóng dân tộc
- Lịch sử Việt Nam ghi nhận: từ khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta đã liên tiếp diễn ra nhiều cuộc đấu tranh yêu nước, song tất cả đều thất bại. Khi Đảng ta ra đời, dân tộc ta vẫn đứng trước một nhiệm vụ lịch sử to lớn: tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại nền độc lập của đất nước. Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là thành quả đầu tiên của cuộc đấu tranh đó, đã lật đổ ách thống trị đế quốc, phátxít cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà dân chủ. Tiếp đó là thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Bắc sau đó giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập dân tộc và dân chủ. Công cuộc giải phóng dân tộc được hoàn thành triệt để từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975 được bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Trước thực tế lịch sử hiển nhiên đó, mà vẫn có người cố tình phủ nhận hoặc hạ thấp ý nghĩa, vai trò của Đảng đối với những thắng lợi của dân tộc Việt Nam thì là điều phi lý. Và thực tế lịch sử đó cũng đã bác bỏ sự xuyên tạc của các thế lực thù địch. - Cách mạng Tháng Tám thắng lợi do có những điều kiện khách quan thuận lợi, song nếu thiếu những điều kiện chủ quan, nhất là thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, thì cách mạng không thể thành công. Đảng đã lãnh đạo việc chuẩn bị khởi nghĩa một cách chu đáo, đồng thời nắm vững thời cơ lịch sử để phát động Tổng khởi nghĩa trong những ngày tháng tám. Đó là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945. - Kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, trước hết do Đảng đề ra và nắm vững đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài. Đảng lại giải quyết đúng hàng loạt vấn đề trọng yếu: xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện từng bước vấn đề ruộng đất cho nông dân, chǎm lo phát triển sản xuất trong kháng chiến, xây dựng hậu phương, phục vụ kháng chiến, công tác vùng địch tạm chiếm, v.v.. - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc đụng đầu lịch sử, một thử thách lớn đối với Đảng và dân tộc Việt Nam. Đảng đã khéo kết hợp sức mạnh của hai miền Nam - Bắc, sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại. Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng sáng tạo do Đảng đề ra, không những đã tránh cho dân tộc bị mất nước, làm nô lệ, mà còn giành thắng lợi vẻ vang, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 3. Vai trò của Đảng trong điều kiện lãnh đạo chính quyền, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa Tiếp tục sự nghiệp và truyền thống của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ngay khi ra đời, sau khi giành được chính quyền, từng bước thực hiện chuyển biến giai
- đoạn cách mạng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta vẫn là lực lượng duy nhất lãnh đạo tiến trình cách mạng của dân tộc. Đây là thực tế lịch sử đã diễn ra ở miền Bắc từ tháng 7 nǎm 1954 và trên cả nước từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975- giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng đã và sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi, vì: - Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng tự giác. Chỉ có Đảng, người nắm vững lý luận Mác - Lênin, mới nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật phát triển của xã hội, đề ra đường lối và phương pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn nước ta. - Trong thời kỳ quá độ, tất yếu còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, có những lợi ích và nhận thức khác nhau, nhưng sự lãnh đạo của Đảng đã bảo đảm thực hiện đúng đắn các mối quan hệ kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động - mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Về tổ chức thực tiễn, do trong xã hội có nhiều tổ chức khác nhau, cần quy tụ sự hoạt động của mọi tổ chức xã hội nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng đóng vai trò người tổ chức, phối hợp sự hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, đoàn thể và tổ chức xã hội. Trước đây, ở miền Bắc đã từng có những lực lượng thù địch và đối lập đòi Đảng chia quyền lãnh đạo. Ngày nay, lại có một số người chịu ảnh hưởng của thuyết đa nguyên chính trị, đòi lập chế độ đa đảng, đòi xét lại vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi Đảng trả lại quyền cho "nhân dân"... thực chất là tìm cách thủ tiêu, hoặc hạ thấp vai trò của Đảng. Song sự thật lịch sử dân tộc ta từ khi có Đảng đã chứng tỏ rằng: - Đảng ta nắm vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng là một tất yếu lịch sử. - Có sự lãnh đạo của Đảng ta mới có những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. - Tình trạng có nhiều lực lượng đối lập trong xã hội không phải là biểu hiện của dân chủ chân chính; ngược lại, làm trở ngại, khó khǎn cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng ta là bài học lớn của lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc. II- MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG
- Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng là tất yếu khách quan song không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên mà Đảng ta đã phải đấu tranh và phấn đấu gian khổ để tạo ra những điều kiện nhằm củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo, đồng thời thường xuyên phấn đấu nâng cao nǎng lực và hiệu quả lãnh đạo bảo đảm thắng lợi ngày càng nhiều, hạn chế được sai lầm, khuyết điểm. Thực tế trên chứng tỏ Đảng ta tuân thủ nghiêm ngặt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và nǎng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được củng cố khi có tổ chức đảng vững mạnh. Vì thế, việc nâng cao nǎng lực lãnh đạo phải gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhằm làm cho Đảng luôn luôn xứng đáng là đội tiên phong cách mạng của giai cấp và dân tộc. A- KINH NGHIỆM VỀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ Là người lãnh đạo chính trị của giai cấp và dân tộc, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng là đề ra đường lối chính trị đúng đắn. Đường lối chính trị đúng là nhân tố trọng yếu nhất để xác lập, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, là điều tiên quyết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đường lối chính trị đúng đắn thể hiện nǎng lực và hiệu quả của sự lãnh đạo, còn là nhân tố quyết định tính chất giai cấp và tính tiên phong của Đảng. Những thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta hơn 60 nǎm qua đã chứng minh đường lối chính trị của Đảng ta cǎn bản là đúng đắn. Tuy nhiên, Đảng ta đã mắc một số sai lầm, khuyết điểm, lớn nhất là sai lầm trong lãnh đạo cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956) và sai lầm về chỉ đạo chiến lược, về một số chủ trương, chính sách lớn trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước (1975-1985). Từ thực tế lịch sử các mặt trên, có thể rút ra những kinh nghiệm: 1. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đúng đắn những nguyên lý phổ biến với đặc điểm dân tộc Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi rõ, Đảng lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời đến nay, thấy rõ: khi quyết định đường lối trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong lãnh đạo khởi nghĩa cũng như chiến tranh cách mạng, Đảng ta đều quán
- triệt, vận dụng sáng tạo những nguyên lý, quan điểm... của chủ nghĩa Mác - Lênin, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Đảng luôn coi trọng giáo dục phương pháp tư duy lý luận khoa học, tránh mắc giáo điều hay xét lại, phủ nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam thật sự là kết quả của sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin sát hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn ái Quốc vạch ra khi thành lập Đảng là một tiêu biểu cho sự vận dụng sáng tạo trên. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản; cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, tự lực, tự cường và đoàn kết hợp tác quốc tế... Trong đó, yếu tố dân tộc, tinh thần yêu nước, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được coi là chủ yếu nhất, phù hợp với đặc điểm và truyền thống dân tộc ta, một dân tộc có tinh thần yêu nước nồng nàn, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với đặc điểm dân tộc, đòi hỏi phải tránh khuynh hướng thổi phồng đǎc điểm dân tộc, coi nhẹ quy luật phổ biến, hoặc ngược lại. Cả hai đều dẫn đến sai lầm xét lại hoặc giáo điều, hữu hoặc "tả" khuynh. 2. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo Muốn vận dụng đúng đắn học thuyết Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm dân tộc, đòi hỏi phải có tinh thần độc lập, tự chủ, với phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo. Nét nổi bật và cũng là cơ sở của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là Đảng ta và đồng chí Nguyễn ái Quốc đánh giá đúng sức mạnh của yếu tố dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân tộc; nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, lập mặt trận đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại... Sử dụng sức mạnh bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc đấu tranh giải phóng. Vận dụng sáng tạo quy luật ấy, Đảng ta cho rằng: "Bạo lực cách mạng nhằm lật đổ giai cấp thống trị nhất thiết phải là bạo lực của quần chúng". Mặc dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song khái quát chung lại, "bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, và bao gồm hai hình thức đấu tranh: đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy". Đảng cộng sản ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, đó là quy luật phổ biến. ở Việt Nam trong cuộc vận động thành lập Đảng, đồng chí
- Nguyễn ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong các tổ chức yêu nước, và dựa vào đó, thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội - tổ chức tiền thân của Đảng. Đảng ta ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Để vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, cần chống bệnh giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm. Nguồn gốc của chủ nghĩa kinh nghiệm là trình độ lý luận thấp và hiểu biết thực tiễn không sâu. Còn nguồn gốc của chủ nghĩa giáo điều là nắm lý luận một cách sách vở và rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, không chú ý đầy đủ đến đặc điểm dân tộc. 3. Bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán giữa đường lối chiến lược và chủ trương, chính sách cụ thể, giữa chỉ đạo chiến lược và hình thức, bước đi cụ thể Trong lãnh đạo cách mạng, điều quan trọng hàng đầu là vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn. Kinh nghiệm lịch sử của Đảng ta chỉ rõ: đường lối chiến lược đúng bảo đảm cho cách mạng phát triển thuận lợi, vững vàng trong mọi tình huống, đoàn kết được nội bộ, do đó mà cách mạng chắc chắn thành công. Song nghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi phải cụ thể hoá đường lối thành chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện, phải đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt, bước đi, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy: lãnh đạo chính trị mà dừng lại ở đường lối chung, không cụ thể hoá đường lối sát đúng từng thời kỳ với những điều kiện lịch sử cụ thể thì đường lối chung không thể trở thành hiện thực được. Trong thực tế, ban đầu thường chỉ có thể vạch ra những nét lớn, nét cơ bản nhất, sau đó phải từng bước cụ thể hoá đi tới hoàn chỉnh đường lối thành một hệ thống nhất quán từ đường lối chiến lược đến các chủ trương, chính sách lớn. Đảng ta đã có nhiều thành công trong việc cụ thể hoá đường lối. Thí dụ: sau khi xác định mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản lâu dài của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đánh đổ đế quốc và địa chủ phong kiến, giành "độc lập dân tộc" và "người cày có ruộng", Đảng đã xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ 1930-1931, 1932-1935, 1936-1939, 1939-1945... Đảng ta đã kết hợp một cách đúng đắn mục tiêu lâu dài của giai đoạn cách mạng với mục tiêu trước mắt của từng thời kỳ. Kinh nghiệm cho thấy: mục tiêu cụ thể phải thích hợp với từng thời kỳ, nhưng vẫn phải quán triệt tư tưởng của đường lối chiến lược. Những sai lầm, khuyết điểm trong thời kỳ 1975-1985 như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chỉ ra, trong đó có sai lầm về chỉ đạo chiến lược không thật sát đúng với điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, nên đề ra một số chủ trương, chính sách lớn không phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ cụ thể của chặng đường đầu. Nhiệm vụ lãnh đạo chính trị của Đảng hiện nay đòi hỏi tiếp tục hoàn chỉnh và cụ thể
- hoá đường lối một cách đồng bộ và nhất quán. 4. Hướng vào thực tiễn mà kiểm nghiệm, hoàn chỉnh cụ thể hoá đường lối Để có đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo, Đảng phải tuân theo các quy luật khách quan. Chủ quan, duy ý chí đã là nguồn gốc của nhiều sai lầm, dẫn tới nhiều tác hại trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề đặt ra làm thế nào để nhận thức được đúng quy luật khách quan - nhất là tìm ra được nội dung và cơ chế tác động của quy luật trong điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta. ở đây, không thể chỉ cǎn cứ vào nguyên lý có sẵn của học thuyết Mác - Lênin, đề ra đường lối, chính sách, quá trình biến lý luận và đường lối thành hành động của hàng triệu quần chúng, và nhờ tổng kết thực tiễn, Đảng mới dần dần nhận thức và vận dụng được quy luật một cách đúng đắn. Lịch sử chứng tỏ rằng Đảng ta, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối cách mạng dân tộc đúng đắn ngay từ đầu. Song, đó mới chỉ là những nét cơ bản. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã giúp Đảng ta hoàn chỉnh, cụ thể hoá đường lối, từng bước nhận thức đúng đắn những quy luật vận động cách mạng. Thái độ hoài nghi tính đúng đắn của đường lối, chính sách là một sai lầm. Song, không bám sát những diễn biến của thực tiễn trong quá trình thực hiện để kiểm nghiệm, phát triển, cụ thể hoá đường lối, chính sách sẽ không nâng cao được hiệu quả lãnh đạo. Thực tiễn còn cho thấy, nếu Đảng mắc sai lầm trong việc định chủ trương, chính sách, lại quan liêu, xa rời thực tiễn, thì sai lầm có thể kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng. Coi trọng khảo sát thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, trân trọng sáng kiến của các địa phương và cơ sở, đó là những kinh nghiệm quý, rất cần thiết cho việc hoàn chỉnh, cụ thể hoá đường lối, chính sách ngày càng đúng đắn. B. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG Nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, một nhiệm vụ trọng yếu là thường xuyên tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng đồng thời lãnh đạo công tác tư tưởng trong mọi tổ chức và toàn xã hội. Công tác tư tưởng có nhiệm vụ góp phần làm phong phú và quán triệt học thuyết Mác-Lênin, tạo cơ sở cho việc đề ra đường lối chính trị đúng đắn, truyền bá thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng cùng đường lối của Đảng trong các cấp bộ đảng và toàn dân; nâng cao nhận thức và cổ vũ nhân dân hành động theo con đường cách mạng mà Đảng đã vạch ra; đấu tranh chống những quan điểm tư tưởng sai trái, phản động.
- Những nét chính của quá trình Đảng ta lãnh đạo công tác tư tưởng như sau: - Trong cao trào cách mạng 1930-1931, Đảng tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên, dựa vào đó mà giáo dục ý thức cách mạng, động viên quần chúng đấu tranh. Gắn với việc truyền bá Cương lĩnh, Đảng phê phán chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi, chống khuynh hướng khủng bố cá nhân, không thấy vai trò quyết định của quần chúng. - Trong cao trào cách mạng 1936-1939, Đảng hướng công tác tư tưởng vào việc quán triệt chủ trương lập Mặt trận dân chủ, đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, dân sinh, uốn nắn các khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, không thấy cần phải tranh thủ, lôi kéo các tầng lớp trung gian và tầng lớp trên; có khuynh hướng lại quá đề cao các tầng lớp này, coi nhẹ vai trò công nông. Khuynh hướng sai lầm khác là coi thường hoặc quá say sưa với hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp. - Trong cao trào cách mạng 1939-1945, trên cơ sở chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sát đúng là tập trung thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, công tác tư tưởng của Đảng đã khơi dậy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng mặt trận dân tộc cứu nước rộng rãi, đẩy mạnh xây dựng lực lượng và đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang. Đảng cũng phê phán tư tưởng hữu khuynh, rụt rè không dám đẩy mạnh đấu tranh phù hợp với điều kiện và thời cơ lịch sử, đồng thời chống khuynh hướng nóng vội, muốn khởi nghĩa sớm khi điều kiện chưa thật chín muồi. - Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng tiếp tục bồi dưỡng tinh thần yêu nước, động viên toàn dân cống hiến sức lực, của cải, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Phê phán, sửa chữa sai lầm trong thực hiện chủ trương chỉnh đốn Đảng và cải cách ruộng đất về mặt công tác tư tưởng là giản đơn, giáo điều, gò ép ... gây nên những khó khǎn, tổn thất cho Đảng và cách mạng. - Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng coi trọng công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời tuyên truyền, phổ biến đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng, làm cho nhân dân hiểu biết và tin theo chủ nghĩa xã hội. Song trên lĩnh vực lý luận đã phạm một số sai lầm, nhận thức giản đơn về chủ nghĩa xã hội, mắc bệnh giáo điều, rập khuôn, làm cho việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách không được sát đúng với thực tiễn nước ta. Bệnh chủ quan, một chiều cũng chi phối công tác giáo dục tư tưởng. Dân chủ hoá trong sinh hoạt tư tưởng và hoạt động xã hội chưa được coi trọng, chưa uốn nắn kịp thời và phê phán sắc bén những khuynh hướng cực đoan về các mặt trên. Từ quá trình lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng, có thể nêu lên những kinh nghiệm sau:
- - Cần nắm vững công tác lý luận, làm cho lý luận luôn bám sát thực tiễn, thực sự có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách. Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng đã có nhiều thành tựu về nghiên cứu lý luận, nhất là lý luận về con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam. Sự lạc hậu về lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ bệnh giáo điều, sùng bái kinh nghiệm nước ngoài; mặt khác, lại chủ quan, duy ý chí, không coi trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang đòi hỏi đảng phải đổi mới tư duy lý luận , nhất là tư duy về chủ nghĩa xã hội. Để làm việc đó, cần khắc phục nếp nghĩ giáo điều, chủ quan, duy ý chí, đề cao tinh thần sáng tạo, đi sâu tổng kết quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, tham khảo kinh nghiệm của các nước, từ đó rút ra những kết luận, từng bước đổi mới và nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta. - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, cần gắn việc giáo dục tư tưởng với đường lối, chính sách của Đảng. Tư tưởng, nhất là tư tưởng chính trị, là cái cốt lõi của đường lối, chính sách. Hiểu đường lối, chính sách, trước hết là quán triệt tư tưởng chính trị chỉ đạo đường lối, chính sách đó. Trong lịch sử công tác tư tưởng của Đảng, nhìn chung, Đảng ta đã xuất phát từ những mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn, từng thời kỳ để đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp công tác tư tưởng, vừa bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, vừa nâng cao trình độ chính trị, giác ngộ cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. - Lãnh đạo tư tưởng phải bảo đảm tính đảng, tính khoa học. Đó là những nguyên tắc cơ bản của công tác tư tưởng. Hết sức tránh những sai lầm đã diễn ra trong lịch sử như gò ép, chủ quan, giản đơn một chiều..., đề cao dân chủ, tôn trọng sự thật là điều kiện để làm tốt công tác tư tưởng. Song, phải tránh những khuynh hướng cực đoan lợi dụng dân chủ để xuyên tạc sự thật, làm lạc hướng tư tưởng. Đối với lịch sử, truyền thống, quá khứ... cần khắc phục cách nhìn theo kiểu "tô hồng", chỉ thấy thắng lợi, thành công, ưu điểm, song phải chống khuynh hướng "bôi đen", nhìn lịch sử chỉ thấy sai lầm và thất bại... C. KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Vai trò lãnh đạo chính trị đòi hỏi Đảng nắm vững và làm tốt mặt lãnh đạo tổ chức và tổ chức công tác thực tiễn. Theo học thuyết Mác - Lênin, Đảng không phải là một câu lạc bộ, mà là đội tiên phong trong cuộc đấu tranh nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, Đảng hành động cách mạng bằng tổ chức, do đó phải gắn việc xác định đường lối, lãnh đạo tư tưởng với lãnh đạo tổ chức.
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã nhận rõ ý nghĩa trọng yếu của công tác tổ chức. "Nếu công việc đó làm không đúng thì nguy hại cho Đảng rất lớn". Thử thách lớn đầu tiên đối với nǎng lực lãnh đạo tổ chức của Đảng ta là ở giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, chứng tỏ Đảng ta không chỉ thành công trong việc vạch đường lối chính trị, mà còn trong lãnh đạo tổ chức. Có thể khẳng định khi hoạt động bí mật, khi công khai, trong lãnh đạo khởi nghĩa cũng như tiến hành chiến tranh cách mạng, Đảng ta đều coi trọng công tác tổ chức, từng bước đạt tới trình độ khoa học, bảo đảm động viên, tập hợp mọi lực lượng và nǎng lực đó một cách có hiệu quả. Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, công tác tổ chức có quy mô rộng lớn, với những nội dung mới mẻ, với những khó khǎn, phức tạp hơn nhiều. Đảng trở thành người lãnh đạo thực tế toàn bộ xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, vǎn hoá, tư tưởng... Đảng không chỉ lãnh đạo tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chính trị, mà còn lãnh đạo việc tổ chức quản lý toàn bộ đời sống xã hội. Mặc dù còn nhiều yếu kém, và khuyết điểm trong tổ chức thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, song Đảng ta cũng đã có những thành công nhất định và từng bước nâng cao tri thức, kinh nghiệm về mặt này. Dưới đây là một số kinh nghiệm về lãnh đạo tổ chức, nhất là tổ chức thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 1. Bảo đảm tính đúng đắn của các quyết định cụ thể Ra quyết định cụ thể, đó là khâu đầu tiên để bảo đảm hiệu quả của tổ chức hoạt động thực tiễn. Những nǎm qua, Đảng và Nhà nước ta, từ trung ương tới cơ sở đã phạm một số sai lầm trong việc ra quyết định. Đó là tình trạng quyết định chung chung, không hiệu quả đối với thực tiễn. Đó là tình trạng chồng chéo, phủ định lẫn nhau, gây trở ngại cho quá trình thực tiễn, còn mang tính chủ quan, gắn ép, thiếu sát thực. Kinh nghiệm thực tiễn đòi hỏi phải: - Xuất phát từ thực tế khách quan trong quá trình chuẩn bị và ra quyết định. Để làm việc đó, cần tiến hành điều tra nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về đặc điểm của ngành, của địa phương, cơ sở..., cần coi trọng những sáng kiến của địa phương, của cơ sở đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Đối với những quyết định quan trọng, nên tiến
- hành thử nghiệm ở một số địa phương, đơn vị, sau hoàn chỉnh thành quyết định chung. - Hết sức hạn chế tình trạng chồng chéo, trái ngược nhau giữa các quyết định. ở đây, cần tránh tư tưởng cục bộ, bản vị, địa phương, đồng thời phải có sự điều hành đúng đắn và tập trung của cấp trên, của người lãnh đạo và quản lý các đơn vị giống như điều khiển của nhạc trưởng đối với cả dàn nhạc. Đặc biệt lưu ý bảo đảm tính nhất quán giữa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với quyết định cụ thể của ngành, địa phương; quyết định cụ thể của ngành, địa phương phải bảo đảm thực hiện đường lối, chính sách, chứ không được trái ngược, gây trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chung. 2. Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức với hoạt động kinh tế - xã hội - Nhằm vào mục tiêu tổ chức, hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần gắn chặt công tác tư tưởng và công tác tổ chức. Trong hoạt động thực tiễn thường không kết hợp chặt chẽ hai mặt công tác tư tưởng và công tác tổ chức. Thực tiễn cho thấy, tư tưởng tách rời tổ chức sẽ sa vào lý thuyết suông, phong trào cách mạng sẽ không thể sâu rộng và bền bỉ; ngược lại, công tác tổ chức không gắn liền với công tác tư tưởng sẽ rơi vào mệnh lệnh, gò ép, làm mất tính tự giác của phong trào cách mạng. Kết hợp tư tưởng với tổ chức bảo đảm tinh thần tự nguyện, tự giác của quần chúng, và dựa trên cơ sở đó, đưa quần chúng đi vào hành động cách mạng có tổ chức, mọi người chấp hành nhiệm vụ theo những thể chế và nguyên tắc thống nhất. - Trong thời kỳ cách mạng mà các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trở thành trọng tâm cần gắn chặt công tác tư tưởng, công tác tổ chức với hoạt động kinh tế - xã hội. Hoạt động lãnh đạo kinh tế là vạch ra đường lối chiến lược, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế... Đảng chỉ quyết định đúng những vấn đề đó khi đứng vững trên quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, giữ vai trò định hướng cho những hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế mà tách rời tư tưởng chính trị, không lấy mục tiêu xã hội chủ nghĩa làm điểm xuất phát cho những chủ trương, chính sách kinh tế thì sẽ mất phương hướng. Ngược lại, công tác tư tưởng và tổ chức mà tách rời với những hoạt động kinh tế thì sẽ không còn nội dung sát thực và do đó sẽ hạn chế tác dụng đối với đời sống kinh tế - xã hội. 3. Nâng cao hiệu lực của bộ máy, tǎng cường công tác cán bộ Nhằm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cách mạng, nhất thiết phải xây dựng bộ máy có hiệu lực.
- Trong lãnh đạo khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, Đảng ta đã giải quyết thành công vấn đề bộ máy. Kinh nghiệm là phải đặt bộ máy trong mối quan hệ với nhiệm vụ cách mạng, trong sự vận động của thực tiễn cách mạng. Đảng xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, ra sức làm cho bộ máy đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ, đồng thời phấn đấu làm cho tổ chức và cơ chế hoạt động của nó phù hợp với thực tiễn nước ta ở từng thời kỳ lịch sử. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, bộ máy bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cách mạng là toàn bộ hệ thống Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội. Vấn đề bao trùm là xác định đúng vai trò, chức nǎng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức nói trên. Vai trò và mối quan hệ đó phải được cụ thể hoá phù hợp với mọi ngành, mọi cấp, bảo đảm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống bộ máy trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với mỗi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, quần chúng..., công tác tổ chức thực tiễn lại đòi hỏi Đảng lãnh đạo, xây dựng tổ chức như thế nào cho đúng. ở đây, cần vận dụng kinh nghiệm thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ là phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng để tổ chức bộ máy. Hơn thế, để tác động tích cực đến đối tượng tổ chức phải phản ánh đúng những yêu cầu khách quan của nó. Mọi vấn đề về tổ chức mà xuất phát từ ý chí chủ quan, như vì con người mà lập ra tổ chức, phát triển tổ chức vì động cơ cá nhân ... đều dẫn đến sai lầm, làm giảm hiệu quả của tổ chức. - Bộ máy có vai trò rất quan trọng, nhưng suy đến cùng thì "cán bộ quyết định tất cả". Vì thế, việc đào tạo, phân công, đề bạt... cán bộ, phải là một trong những mối quan tâm lớn của Đảng. Sau khi chính quyền cách mạng được thiết lập, đương nhiên các cơ quan nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn giải quyết vấn đề cán bộ của mình. Song, Đảng không thể không nắm vấn đề cán bộ, Đảng không thể buông lỏng lãnh đạo ở khâu có ý nghĩa quyết định đó. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề cán bộ là phải xuất phát từ yêu cầu bảo đảm nhiệm vụ cách mạng mà bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Mặt khác, phải nhận thức rõ mối quan hệ giữa tổ chức với cán bộ: cán bộ phải thích ứng với đòi hỏi của tổ chức, bảo đảm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, tổ chức phải tạo điều kiện cho phát triển tài nǎng, phẩm chất của cán bộ và của mọi bộ phận hợp thành tổ chức. Tổ chức cũng như con người chỉ có sức mạnh khi có sự phát triển hoà hợp trong thể hữu cơ. 4. Dựa vào sức mạnh làm chủ của nhân dân, thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng để thực hiện mọi nhiệm vụ Tổ chức thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng nhất thiết phải dựa vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiển luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
9 p | 5570 | 1702
-
Giáo án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương VII - Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới - Tạ Văn Sang
11 p | 2889 | 523
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
9 p | 1383 | 461
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
21 p | 3879 | 422
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
7 p | 1050 | 304
-
Bài tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
12 p | 932 | 233
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đạo đức và xây dựng con người mới - Tạ Văn Sang
34 p | 724 | 210
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và văn minh Cộng sản trong xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
7 p | 974 | 189
-
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh
4 p | 1232 | 172
-
Những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2 p | 451 | 106
-
Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân: Phần 1
34 p | 294 | 62
-
Những nguyên tắc xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh
8 p | 194 | 32
-
Phát triển những nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên
24 p | 133 | 26
-
Khắc sâu những lời Bác dạy: Phần 2
47 p | 99 | 20
-
Tấm gương sáng trung với nước, hiếu với dân - Hồ Chí Minh: Phần 2
50 p | 130 | 11
-
Tích hợp nội dung “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh” trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp THCS
35 p | 79 | 9
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp “nêu gương” trong giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay
5 p | 123 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn