<br />
<br />
chính sách & thị trường tài chính- tiền tệ <br />
<br />
Những rào cản đối với các doanh nghiệp<br />
Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị<br />
dệt may toàn cầu<br />
Ngô Dương Minh<br />
Ngày nhận: 28/09/2017 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 03/11/2017 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 22/03/2018<br />
<br />
Dệt may Việt Nam là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng<br />
trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và giải quyết việc làm<br />
cho người dân Việt Nam. Nhưng, một thực tế là ngành dệt may của<br />
nước ta đơn thuần chỉ gia công cho nước ngoài, trong khi hầu hết<br />
nguyên phụ liệu của ngành dệt may đều phải nhập khẩu khiến cho<br />
ngành Dệt may Việt Nam khó phát triển bền vững. Vậy, doanh nghiệp<br />
Việt Nam đang đứng ở đâu giữa thị trường dệt may rộng lớn cùng<br />
hàng loạt những tên tuổi như Mỹ, Trung Quốc, EU... Bài viết sẽ tập<br />
trung vào việc định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may<br />
toàn cầu, cũng như chỉ rõ những rào cản gia nhập chuỗi của các<br />
doanh nghiệp dệt may Việt Nam.<br />
Từ khóa: dệt may, chuỗi giá trị, doanh nghiệp Việt Nam, toàn cầu<br />
hóa<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
rong bối cảnh<br />
toàn cầu hóa<br />
ngày càng phát<br />
triển mạnh,<br />
mỗi nền kinh<br />
tế quốc gia trở thành một bộ<br />
phận không tách rời của kinh<br />
tế toàn cầu, và có xu hướng bị<br />
chi phối bởi các tập đoàn kinh<br />
tế với mạng lưới công ty con,<br />
chi nhánh dày đặc được đặt<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
tại nhiều quốc gia khác nhau.<br />
Trên phạm vi quốc tế, các giá<br />
trị của một ngành kinh doanh<br />
nào đó được hình thành từ<br />
những công đoạn khác nhau<br />
tại nhiều quốc gia trên thế giới<br />
sẽ trở thành giá trị gia tăng<br />
toàn cầu. Theo cách nhìn này,<br />
các công ty đa quốc gia sẽ<br />
đóng vai trò như những mắt<br />
xích quan trọng và chi phối<br />
sự phát triển của chuỗi giá trị.<br />
Việc phân tích hoạt động kinh<br />
<br />
34<br />
<br />
doanh của doanh nghiệp theo<br />
quan điểm chuỗi giá trị chính<br />
là một phương pháp hữu hiệu<br />
để đánh giá tốt nhất năng lực<br />
cạnh tranh cũng như vai trò và<br />
phạm vi ảnh hưởng của quốc<br />
gia trong chuỗi giá trị toàn<br />
cầu.<br />
Ở Việt Nam, dệt may là một<br />
trong những ngành công<br />
nghiệp chủ lực và được chú<br />
trọng phát triển, nhằm phục vụ<br />
cho quá trình công nghiệp hóa,<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
hiện đại hóa đất nước. Trong<br />
suốt thời gian Việt Nam tham<br />
gia vào sân chơi toàn cầu,<br />
ngành dệt may đã tận dụng<br />
cơ hội và phần nào chuyển<br />
hóa thách thức thành những<br />
kết quả đáng ghi nhận của<br />
ngành. Cụ thể, dệt may hiện là<br />
mặt hàng xuất khẩu hàng đầu<br />
của Việt Nam và có tốc độ<br />
tăng trưởng cao qua các năm.<br />
Hàng dệt may của Việt Nam<br />
đã được xuất khẩu đi hơn 180<br />
nước và vùng lãnh thổ trên thế<br />
giới và đã có mặt ở hầu hết<br />
những thị trường lớn như Nhật<br />
Bản, EU, Bắc Mỹ, các nước<br />
Đông Âu, Trung Đông… Sự<br />
đón nhận của các thị trường<br />
này chứng tỏ hàng dệt may<br />
của Việt Nam bước đầu đã có<br />
khả năng cạnh tranh về giá cả<br />
và chất lượng trên thị trường<br />
quốc tế. Tuy nhiên, nếu phân<br />
tích sâu hơn thì dệt may Việt<br />
Nam vẫn có quá ít lợi thế và<br />
quá nhiều bất lợi cho sự phát<br />
triển bền vững, đặc biệt là<br />
trong khả năng tiếp cận và<br />
tham gia vào chuỗi giá trị toàn<br />
cầu. Nhìn chung, các doanh<br />
nghiệp dệt may Việt Nam<br />
vẫn chủ yếu tập trung vào các<br />
khâu gia công, cắt may, trong<br />
khi vẫn chưa thể tham gia vào<br />
những khâu tạo ra giá trị gia<br />
tăng cao hơn trong chuỗi giá<br />
trị.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, trên<br />
cơ sở lý thuyết về chuỗi giá<br />
trị dệt may toàn cầu, bài viết<br />
tập trung làm rõ 2 vấn đề: (1)<br />
Vị trí của các doanh nghiệp<br />
dệt may Việt Nam trong chuỗi<br />
giá trị toàn cầu, và (2) Những<br />
rào cản nào ngăn dệt may Việt<br />
Nam gia nhập sâu hơn vào<br />
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
2. Lý thuyết về chuỗi giá trị<br />
dệt may toàn cầu<br />
Chuỗi giá trị có thể được thực<br />
hiện trong phạm vi một khu<br />
vực địa lý hoặc trải rộng trong<br />
phạm vi nhiều quốc gia và trở<br />
thành chuỗi giá trị toàn cầu<br />
(global value chain). Điều<br />
này có nghĩa là, các doanh<br />
nghiệp từ nhiều quốc gia trên<br />
thế giới sẽ đóng vai trò như<br />
những mắt xích quan trọng và<br />
có thể chi phối sự phát triển<br />
của chuỗi giá trị. Theo tài liệu<br />
nghiên cứu về chuỗi giá trị<br />
của Kaplinsky (2000), chuỗi<br />
giá trị bao gồm các hoạt động<br />
cần thiết của một chu trình sản<br />
xuất sản phẩm hoặc dịch vụ kể<br />
từ giai đoạn nghiên cứu sáng<br />
chế, qua các giai đoạn khác<br />
nhau của quá trình sản xuất,<br />
phân phối đến người tiêu dùng<br />
cuối cùng, cũng như xử lý rác<br />
thải sau khi sử dụng.<br />
Từ lý thuyết về chuỗi giá trị,<br />
Gereffi (2001) đã xây dựng<br />
lý thuyết về chuỗi cung ứng,<br />
và cho rằng có hai yếu tố liên<br />
quan đến việc tạo ra giá trị<br />
hay quyết định dạng chuỗi<br />
cung ứng của một ngành:<br />
- Thứ nhất là chuỗi cung ứng<br />
do phía cung tạo ra. Đây là<br />
những chuỗi hàng hóa mà<br />
trong đó tác nhân chính các<br />
nhà sản xuất lớn, thường là<br />
những nhà sản xuất xuyên<br />
quốc gia đóng vai trò trung<br />
tâm trong việc phối hợp các<br />
mạng lưới sản xuất quốc tế<br />
(bao gồm cả những liên kết<br />
về phía trước và phía sau<br />
chuỗi giá trị). Các ngành công<br />
nghiệp thâm dụng vốn và công<br />
nghệ như sản xuất xe hơi, máy<br />
bay, điện tử là đặc trưng của<br />
<br />
chuỗi cung ứng do phía cung<br />
quyết định.<br />
- Thứ hai là chuỗi cung ứng<br />
do phía cầu hay người mua<br />
quyết định. Đây là đặc trưng<br />
của những ngành công nghiệp<br />
sản xuất hàng tiêu dùng thâm<br />
dụng lao động như ngành may<br />
mặc, giày dép, và các hàng<br />
thủ công khác. Các nhà bán<br />
lẻ lớn, các nhà buôn và các<br />
nhà sản xuất có thương hiệu<br />
là những tác nhân chính đóng<br />
vai trò cốt yếu trong việc hình<br />
thành các mạng lưới sản xuất<br />
được phân cấp tại nhiều quốc<br />
gia xuất khẩu. Đặc điểm chính<br />
của chuỗi giá trị do người mua<br />
quyết định là sự hợp nhất theo<br />
mạng lưới để thúc đẩy sự phát<br />
triển của các khu chế xuất và<br />
thực hiện thuê gia công toàn<br />
cầu của các nhà bán lẻ.<br />
Ngành dệt may là một minh<br />
họa kinh điển của chuỗi giá<br />
trị do người mua quyết định.<br />
Sự dễ dàng trong việc thành<br />
lập các doanh nghiệp dệt may,<br />
cùng với sự phổ biến của chủ<br />
nghĩa bảo hộ của các nước<br />
phát triển trong ngành này, đã<br />
dẫn tới sự hình thành đa dạng<br />
của các nhà xuất khẩu tại các<br />
quốc gia đang phát triển. Việc<br />
tạo ra sản phẩm cuối cùng<br />
phải qua nhiều công đoạn và<br />
mỗi công đoạn bao gồm nhiều<br />
khác biệt về các yếu tố như<br />
vị trí địa lý, kỹ năng và điều<br />
kiện lao động, công nghệ,<br />
quy mô và loại hình doanh<br />
nghiệp. Những đặc điểm này<br />
cũng ảnh hưởng đến việc phân<br />
phối tiềm năng và lợi nhuận<br />
trong chuỗi giá trị. Các nhà<br />
sản xuất với thương hiệu nổi<br />
tiếng, các nhà buôn, nhà bán<br />
lẻ lớn đóng vai trò then chốt<br />
<br />
Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
35<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
Hình 1. Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm trong chuỗi<br />
giá trị dệt may<br />
<br />
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2010)<br />
<br />
trong việc thiết lập mạng lưới<br />
sản xuất và định hình việc tiêu<br />
thụ hàng loạt thông qua các<br />
thương hiệu mạnh (Gereffi,<br />
2001). Các nhà nghiên cứu đã<br />
biểu diễn chuỗi giá trị dệt may<br />
thế giới hiện nay gồm 5 mắt<br />
xích chính (Hình 1).<br />
Mắt xích 1- Thiết kế: Công<br />
đoạn thiết kế là một mắt xích<br />
quan trọng trong chuỗi giá<br />
trị của hàng may xuất khẩu,<br />
bởi vì kiểu dáng và mẫu mã<br />
sẽ quyết định giá trị của sản<br />
phẩm. Đây cũng là khâu có tỷ<br />
suất lợi nhuận cao trong chuỗi<br />
giá trị và rất thâm dụng tri<br />
thức. Các nước đi trước trong<br />
ngành công nghiệp dệt may,<br />
sau khi đã dịch chuyển hoạt<br />
động sản xuất sang các nước<br />
đi sau, thường chỉ tập trung<br />
vào khâu nghiên cứu và thiết<br />
kế sản phẩm mới nhằm tạo ra<br />
những thương hiệu nổi tiếng<br />
cũng như để đạt được tỷ suất<br />
lợi nhuận cao nhất. Việc cạnh<br />
tranh thương hiệu đang rất<br />
khốc liệt trên thị trường dệt<br />
may thế giới, các thương hiệu<br />
<br />
36 Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
cạnh tranh nhau bằng các mẫu<br />
thiết kế đẹp, sáng tạo. Yếu<br />
tố quan trọng để thâm nhập<br />
và trụ vững được ở mắt xích<br />
này đòi hỏi các doanh nghiệp<br />
cần có các nhà thiết kế có khả<br />
năng nắm được xu hướng, thị<br />
hiếu thời trang của người mua<br />
toàn cầu.<br />
Mắt xích 2- Sản xuất nguyên<br />
phụ liệu: Đây là mắt xích<br />
quan trọng hỗ trợ cho ngành<br />
may mặc phát triển và là khâu<br />
thâm dụng đất đai và vốn. Đối<br />
với hàng may mặc, giá trị của<br />
phần nguyên phụ liệu chiếm<br />
tỷ trọng lớn và quyết định đến<br />
chất lượng sản phẩm. Nguyên<br />
phụ liệu trong ngành dệt may<br />
thường chia thành hai phần:<br />
nguyên liệu chính và phụ liệu.<br />
Nguyên liệu chính là thành<br />
phần chính tạo nên sản phẩm<br />
may mặc, chính là các loại<br />
vải. Phụ liệu là các vật liệu<br />
đóng vai trò liên kết nguyên<br />
liệu, tạo thẩm mỹ cho một sản<br />
phẩm may mặc.<br />
Mắt xích 3- Cắt & May: Đây<br />
là mắt xích thâm dụng lao<br />
<br />
động nhất nhưng lại có tỉ suất<br />
lợi nhuận thấp nhất. May là<br />
khâu mà các nước mới gia<br />
nhập ngành thường chọn để<br />
thâm nhập đầu tiên vì nó<br />
không đòi hỏi đầu tư cao về<br />
công nghệ và thâm dụng lao<br />
động. Những nước đang tham<br />
gia ở khâu này thường thực<br />
hiện việc gia công lại cho<br />
các nước gia nhập trước, đây<br />
chính là đặc điểm chung của<br />
khâu sản xuất trong ngành<br />
dệt may thế giới. Đối với các<br />
doanh nghiệp tham gia hoạt<br />
động may, tỷ lệ giá trị thu về<br />
trong phân khúc may cũng sẽ<br />
khác nhau tùy theo phương<br />
thức sản xuất và xuất khẩu là<br />
CMT, FOB, ODM hay OBM.<br />
Mắt xích 4- Mạng lưới xuất<br />
khẩu: Đây là khâu thâm dụng<br />
tri thức, gồm các công ty may<br />
mặc có thương hiệu, các văn<br />
phòng mua hàng, và các công<br />
ty thương mại của các nước.<br />
Một trong những đặc trưng<br />
đáng lưu ý nhất của chuỗi<br />
dệt may do người mua quyết<br />
định là sự tạo ra các nhà buôn<br />
với các nhãn hiệu nổi tiếng,<br />
nhưng không thực hiện bất cứ<br />
việc sản xuất nào. Các công<br />
ty này đóng vai trò trung gian<br />
kết hợp chuỗi cung ứng giữa<br />
các nhà may mặc, các nhà<br />
thầu phụ với các nhà bán lẻ<br />
toàn cầu.<br />
Mắt xích 5- Thương mại hóa:<br />
Mắt xích này bao gồm mạng<br />
lưới marketing và phân phối<br />
sản phẩm, đây cũng là khâu<br />
thâm dụng tri thức. Các nhà<br />
bán lẻ nổi tiếng trên thế giới<br />
đang nắm giữ khâu này và thu<br />
được nguồn lợi nhuận rất lớn.<br />
Đây là mắt xích có suất sinh<br />
lợi cao nhất, do các công ty<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
lớn trên thế giới nắm giữ và<br />
họ thường tạo ra các rào cản<br />
gia nhập ngành nên các quốc<br />
gia mới gia nhập chuỗi giá trị<br />
rất khó để thâm nhập được<br />
khâu này.<br />
<br />
về giá trị gia tăng trong chuỗi<br />
giá trị theo mô hình đường<br />
cong nụ cười thì đây là khâu<br />
sẽ cho lợi nhuận cao, kéo theo<br />
đó nâng giá trị gia tăng trong<br />
các mặt hàng dệt may xuất<br />
khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên<br />
khâu nghiên cứu và thiết kế<br />
sản phẩm lại là khâu yếu nhất<br />
của các doanh nghiệp Việt<br />
Nam. Đa phần các công đoạn<br />
thiết kế cho các sản phẩm may<br />
ở nước ta được thực hiện tại<br />
những nước có ngành công<br />
nghiệp thời trang phát triển<br />
như Anh, Pháp, Mỹ, Hồng<br />
Kông… Sau đó, các mẫu thiết<br />
kế được chuyển về Việt Nam,<br />
các công ty may của nước ta<br />
chỉ gia công theo đúng mẫu<br />
mã đơn đặt hàng.<br />
Mặc dù chưa đảm nhận được<br />
công việc thiết kế nhưng<br />
trong thời gian qua, đã có<br />
một số nhà sản xuất của Việt<br />
Nam cố gắng xây dựng và<br />
đưa thương hiệu của mình<br />
vào sản phẩm xuất khẩu như<br />
May Phương Đông xuất khẩu<br />
sản phẩm F-House, May Việt<br />
Tiến xuất khẩu San Sciaro<br />
và Manhattan, Công ty Thời<br />
trang Việt Nam với thuơng<br />
hiệu Nino Maxx, Công ty<br />
<br />
3. Định vị dệt may Việt Nam<br />
trong chuỗi giá trị toàn cầu<br />
Tiếp cận và tham gia vào<br />
những khâu tạo ra giá trị gia<br />
tăng cao trong chuỗi giá trị<br />
hay chuỗi cung ứng toàn cầu<br />
là một trong những hướng<br />
đi mới và bền vững cho các<br />
ngành sản xuất tại các quốc<br />
gia hiện nay. Chiếm từ 4%5% thị phần dệt may toàn cầu,<br />
ngành dệt may của Việt Nam<br />
đã góp phần tạo ra việc làm và<br />
mang lại kim ngạch xuất khẩu<br />
cao. Tuy nhiên, chỗ đứng<br />
của Việt Nam hiện nay trong<br />
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu<br />
là khâu cắt may, khâu tạo ra<br />
giá trị gia tăng thấp nhất trong<br />
chuỗi giá trị.<br />
Đi sâu hơn vào chuỗi giá trị<br />
dệt may toàn cầu, mức độ<br />
tham gia của Việt Nam trong<br />
các mắt của chuỗi giá trị cụ<br />
thể như sau:<br />
Khâu thiết kế: Theo lý thuyết<br />
<br />
Scavi có Corel... Tuy nhiên,<br />
các thương hiệu xuất khẩu<br />
của Việt Nam cũng mới chỉ<br />
đang ở giai đoạn thăm dò thị<br />
trường. Đối với hàng may<br />
xuất khẩu, các doanh nghiệp<br />
của Việt Nam phải sản xuất<br />
theo mẫu thiết kế của những<br />
người đặt hàng nước ngoài,<br />
giá trị gia tăng từ khâu thiết<br />
kế thời trang lại thuộc về các<br />
hãng may mặc nước ngoài<br />
khiến cho giá trị xuất khẩu<br />
của hàng dệt may Việt Nam<br />
rất hạn chế.<br />
Khâu sản xuất nguyên phụ<br />
liệu: Đối với công đoạn sản<br />
xuất nguyên phụ liệu, một<br />
kịch bản tương tự lại diễn ra<br />
đối với ngành may xuất khẩu<br />
Việt Nam, dù cho tình hình có<br />
khả quan hơn đôi chút.<br />
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ<br />
cung cấp được 0,3% nhu cầu<br />
về bông, 40% nhu cầu xơ,<br />
còn lại là phải nhập khẩu từ<br />
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài<br />
Loan... Sản lượng sợi đạt 1,4<br />
triệu tấn/năm nhưng hơn 70%<br />
trong đó là xuất khẩu; mặt<br />
khác lại phải nhập khẩu gần<br />
0,1 triệu tấn sợi chỉ số cao<br />
từ Trung Quốc, Hàn Quốc,<br />
Đài Loan… Khâu dệt vải tạo<br />
<br />
Bảng 1. Số liệu xuất nhập khẩu ngành dệt may<br />
Năm<br />
<br />
2014<br />
<br />
2015<br />
<br />
2016<br />
<br />
Đơn vị: tỷ USD<br />
8 tháng đầu<br />
năm 2017<br />
<br />
Nhập khẩu bông các loại<br />
<br />
1,443<br />
<br />
1,623<br />
<br />
1,7<br />
<br />
1,63<br />
<br />
Nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại<br />
<br />
1,558<br />
<br />
1,519<br />
<br />
1,6<br />
<br />
1,17<br />
<br />
Nhập khẩu vải các loại<br />
<br />
9,423<br />
<br />
10,154<br />
<br />
10,5<br />
<br />
7,35<br />
<br />
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may<br />
<br />
4,689<br />
<br />
5,003<br />
<br />
5,1<br />
<br />
3,63<br />
<br />
20,911<br />
<br />
22,802<br />
<br />
23,8<br />
<br />
16,86<br />
<br />
81,83% 80,25% 79,41%<br />
<br />
81,73%<br />
<br />
Kim ngạch xuất khẩu dệt may<br />
Tỷ trọng nguyên phụ liệu đầu vào trên kim ngạch xuất khẩu<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014, 2015, 2017) và Bộ Công thương (2016)<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
37<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
Bảng 2. Các phương thức xuất khẩu chính trong ngành dệt may Việt Nam<br />
Phương thức<br />
CMT (Cut- MakeTrim)<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Người mua cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản<br />
xuất sản phẩm bao gồm: nguyên liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế và các yêu 65%<br />
cầu cụ thể. Nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt may và hoàn thiện sản phẩm<br />
<br />
OEM/FOB (Original<br />
Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ thu mua nguyên liệu<br />
Equipment<br />
đầu vào từ một nhóm các nhà cung cấp do khách mua chỉ định.<br />
Manufacturing) cấp 1<br />
25%<br />
Các doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này sẽ nhận mẫu thiết kế sản<br />
OEM/FOB cấp 2<br />
phẩm từ khách mua nước ngoài và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu,<br />
sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua.<br />
ODM (Original<br />
Đây là phương thức sản xuất xuất khẩu bao gồm khâu thiết kế và cả quá<br />
design<br />
trình sản xuất từ thu mua vải và nguyên liệu, cắt, may, hoàn tất, đóng gói và 9%<br />
Manufacturing)<br />
vận chuyển.<br />
Đây là phương thức sản xuất được cải tiến dựa trên hình thức ODM, song ở<br />
OBM (Original brand<br />
phương thức này các hãng sản xuất tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp 1%<br />
Manufacturing)<br />
hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu riêng của mình.<br />
Nguồn: Bộ Công thương (2016)<br />
<br />
ra khoảng 2,8 tỉ mét vải/năm<br />
(chiếm 30% nhu cầu), vẫn<br />
phải nhập khẩu 6,1 tỷ mét vải<br />
từ các nước như Trung Quốc,<br />
Hàn Quốc, Đài Loan là những<br />
nước không tham gia các Hiệp<br />
định thương mại tự do lớn như<br />
TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm<br />
hơn 70%). Về phụ liệu may,<br />
trong nước hiện đã có các<br />
cơ sở sản xuất một số chủng<br />
loại phụ liệu chính như chỉ<br />
may, bông tấm, mex dính, cúc<br />
nhựa, khóa kéo, băng chun,<br />
nhãn mác, bao bì... nhưng<br />
cũng chỉ đáp ứng được một<br />
phần nhu cầu của thị trường<br />
trong nước, phần còn lại vẫn<br />
phải nhập khẩu.<br />
Như vậy, dệt may xuất khẩu lệ<br />
thuộc lớn vào nguồn nguyên,<br />
phụ liệu nhập khẩu, mà chủ<br />
yếu không phải từ các nước<br />
ký các FTA với các thị trường<br />
xuất khẩu chủ lực của ngành<br />
dệt may Việt Nam. Việc<br />
không chủ động được nguyên,<br />
phụ liệu trong nước, phải phụ<br />
thuộc vào các nhà cung cấp<br />
<br />
38 Số 190- Tháng 3. 2018<br />
<br />
nước ngoài đã làm hạn chế<br />
khả năng cạnh tranh của các<br />
doanh nghiệp dệt may Việt<br />
Nam, khiến giá trị gia tăng<br />
trong sản phẩm dệt may còn<br />
thấp.<br />
Qua đó, có thể thấy rằng cả<br />
một ngành công nghiệp dệt<br />
may Việt Nam gần như hoàn<br />
toàn phụ thuộc vào nước<br />
ngoài. Do quá phụ thuộc vào<br />
nguyên liệu nhập khẩu, nên<br />
mỗi khi giá nguyên liệu tăng,<br />
lập tức ảnh hưởng đến giá trị<br />
gia tăng của chuỗi giá trị xuất<br />
khẩu dệt may của Việt Nam.<br />
Khâu cắt may và xuất khẩu:<br />
Ngành dệt may Việt Nam<br />
hiện nay gần như chỉ tham gia<br />
vào khâu cắt may sản phẩm,<br />
được đánh giá là tạo ra giá trị<br />
gia tăng thấp nhất. Xuất khẩu<br />
tuy có tạo ra giá trị gia tăng<br />
nhưng giá trị này chỉ cao khi<br />
tự thiết kế, sản xuất và bán,<br />
trong khi các doanh nghiệp<br />
Việt Nam chủ yếu là xuất<br />
khẩu gia công. Các phương<br />
thức may và xuất khẩu của<br />
<br />
Việt Nam hiện nay thể hiện ở<br />
Bảng 2.<br />
Có thể thấy phương thức<br />
thực hiện chủ yếu là CMT<br />
(gia công xuất khẩu). Toàn<br />
bộ khâu này (cắt may, hoàn<br />
thiện, đóng gói, vận chuyển...)<br />
chiếm giá trị 5- 7% trong<br />
chuỗi giá trị toàn cầu (bao<br />
gồm cả các thủ tục xuất nhập<br />
khẩu). Vì thế, tuy sản phẩm<br />
dệt may của Việt Nam được<br />
xuất đi nhiều nơi hay Việt<br />
Nam có tên trong top 10 nước<br />
xuất khẩu dệt may lớn nhất<br />
thế giới nhưng giá trị thu về<br />
rất thấp. Nội dung mối quan<br />
hệ này được tóm tắt trong<br />
Bảng 3.<br />
Bên cạnh đó, chính vì Việt<br />
Nam chỉ xuất khẩu dưới<br />
phương thức CMT hoặc FOB<br />
1 nên những doanh nghiệp<br />
may xuất khẩu của Việt Nam<br />
không chịu rủi ro trong quá<br />
trình xuất khẩu, đương nhiên<br />
là mức giá xuất khẩu, theo đó<br />
cũng thấp hơn nhiều. Nghiệp<br />
vụ xuất khẩu của những doanh<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />