intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ở trên, chúng tôi đã nói đến việc tái sử dụng những chất liệu văn hoá, văn học dân gian của tác giả trích đoạn mà nhiều nhà nghiên cứu coi là một sự sáng tạo mang tính cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước

  1. Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước
  2. ở trên, chúng tôi đã nói đến việc tái sử dụng những chất liệu văn hoá, văn học dân gian của tác giả trích đoạn mà nhiều nhà nghiên cứu coi là một sự sáng tạo mang tính cá nhân. Chỉ cần có một hiểu biết tối thiểu về văn chương Trung đại Trung Quốc và Việt Nam cũng có thể thấy thủ pháp này là đồng dạng với việc dùng điển cố, điển tích của các tác gia văn chương Trung đại. Chất liệu có thể khác nhưng phương thức ứng xử với chất liệu là tương tự, nếu không muốn nói là một. Và chính sự đồng dạng về phương thức ứng xử này đã tạo nên những hiệu quả tương cận về thẩm mỹ. Nếu như khi Cao Bá Quát viết về một người tài tử đa cùng “khổ dạng trâm anh – nết na chương phủ” với những hành vi: Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đàm(8) mời mọc trích tiên(9) Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng hoạ thì thầm lão Đỗ(10) khi đó nhân vật đã có tầm vóc hiện hữu vượt lên trên lịch sử cụ thể của một cá nhân. Và khi Nguyễn Khoa Điềm viết về một Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại đã : Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi Biết quí công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi đến ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu khi đó nhân vật trữ tình cũng đã đến những chiều kích tồn tại khác, siêu cá nhân. Từ tầng tầng lớp lớp cuộc đời những con người trong lịch
  3. sử, những giá trị văn hoá đã hoá thân thành ca dao thần thoại và đến lượt mình, ca dao thần thoại lại thác sinh trong cuộc sống của một con người hiện đại. Như vậy là bằng nghệ thuật, quá khứ và hiện tại, cái siêu cá nhân và cái cá nhân cùng hoà trộn cùng hiển hiện trong một khoảnh khắc, một con người hiện tại. Và đến tận cùng, một thủ pháp không thuần tuý chỉ là một kỹ thuật mà quan trọng hơn, đã trở thành hiện thân vật chất cho một cách cảm nhận về Con người, về Cuộc sống. Ở điểm cuối cùng của một sự thức nhận thẩm mỹ về một tác phẩm thi ca, sẽ chạm mặt với câu hỏi quan trọng cuối cùng: mạch ngầm, cội nguồn năng lượng văn hoá nào đã làm nên sức mạnh thẩm mỹ, làm nên vẻ đẹp cho Đất nước. Thông qua hàng loạt những yếu tố đặc trưng về thủ pháp nghệ thuật như sự luân phiên của các câu ngắn – dài, sự sử dụng phép đối, sự xuất hiện dày đặc của điển cố (theo kiểu hiện đại, hiển nhiên), và quan trọng hơn, sự trải bày của tầng tầng lớp lớp hình ảnh, cảm xúc, suy tư trong một lối trình bày trực tiếp không thông qua các tượng trưng, ẩn dụ, thấy vọng lên từ trích đoạn thơ ca âm hưởng của một thứ văn chương cổ xưa: âm hưởng của những bài phú(11). Chính xác hơn, âm hưởng của những bài phú cổ thể , khi mô hình thể loại còn chưa bị qui tắc hoá nghiêm ngặt, với nhiều nguyên tắc hình thức đã được tự do hoá kết hợp với những thủ pháp hình thức của những thể văn khác (văn xuôi chính luận). Ở đây, sẽ thấy Bakhtine là hoàn toàn có lý khi ông cho rằng thể loại là trí nhớ siêu cá nhân của nghệ thuật(12). Theo đó mỗi thể loại tương đương với một chùm những nguyên tắc đặc thù về hình thức – nội dung nghệ thuật gắn với một cái nhìn, một cách cảm nhận về thế giới với một quá trình kết tụ, điển phạm hoá và rồi phân giải cấu trúc, tan hoà vào kho tàng kinh nghiệm nghệ thuật của mỗi nền văn hoá sau mỗi thời đại lớn của lịch sử. Và đến một thời đại mới, những yếu tố này sẽ tái sinh trong một sự tổng hợp mới. Theo cái nhìn ấ y thì Đất nước được tạo nên từ kinh nghiệm nghệ thuật, từ năng lượng văn hoá của một bề dày văn
  4. hoá cả dân gian và bác học. Sự hiện đại đích thực và đẹp đẽ nhất lại cắm rễ sâu vào một truyền thống. Cũng phải nói thêm, tư tưởng “Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” hoàn toàn không phải là một cái gì quá hiện đại và mới mẻ. Ngay từ đầu thế kỷ, tư tưởng ấy đã được phát ngôn bởi các nhà chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền một cách giản dị đầy sâu sắc và cảm động: “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Cảm động và sâu sắc trong ý nghĩa của một quá trình tự phủ định, tự nhận thức lại phải đánh đổi bằng máu và tính mạng(13). Và cuộc gặp gỡ giữa văn học bác học và văn học dân gian trong thơ ca yêu nước cũng đã được bắt đầu từ đó. Chỉ có điều đến Nguyễn Khoa Điềm, cuộc gặp gỡ này đã đạt đến một cấp độ tổng hợp khác, trong tinh thần tự do của thời đại. Từ đó thấy rằng, đóng góp quan trọng nhất của một nhà nghệ sỹ sẽ không chỉ là làm sâu sắc thêm một tư tưởng, mà quan trọng hơn, là làm cho một tư tưởng - đẹp một cách phi nghệ thuật – “bắt lên thành câu hát” trong tính độc đáo không lặp lại của một thông điệp nghệ thuật. Và như vậy thì tiếp nhận, cảm thụ văn chương cũng chính là cảm thụ chính cái quá trình “gọi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” ấy, hay chính xác hơn cảm nhận cái vẻ đẹp của một thông điệp phi nghệ thuật được hiển hiện trong hình thức cảm tính đặc thù của một thông điệp nghệ thuật./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2