Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước _2
lượt xem 7
download
Trong số những tác phẩm văn chương được tuyển chọn và giảng dạy trong chương trình Trung học cơ sở, chương Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm(1) không thuộc vào số những tác phẩm gây nhiều tranh cãi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước _2
- Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước
- Trong số những tác phẩm văn chương được tuyển chọn và giảng dạy trong chương trình Trung học cơ sở, chương Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm(1) không thuộc vào số những tác phẩm gây nhiều tranh cãi. Không chứa đựng những hình tượng thơ huyên náo, những lớp ngôn từ cổ xưa và hàm xúc đến mức trở thành bí ẩn, ý kiến của các nhà phê bình, nghiên cứu và giảng dạy văn học là thống nhất trong cách đánh giá cũng như cách hiểu tác phẩm: một áng thơ trữ tình – chính luận đặc sắc, tiêu biểu cho sáng tác của những nhà thơ trẻ thế hệ chống Mỹ cứu nước. Đoạn thơ chứa đựng sự gặp gỡ của những yếu tố văn hoá, văn học dân gian với một tư duy thơ hiện đại, với những cảm nhận, suy tư sâu sắc về Đất nước chứa đựng trong tư tưởng chủ đạo được thể hiện trực tiếp trong tác phẩm: Đất nước của Nhân dân. Toàn tác phẩm là một bản tụng ca mà hình tượng trung tâm là Đất nước, một Đất nước được tạo dựng bởi tầng tầng lớp lớp những con người vô danh “không ai nhớ mặt đặt tên”, một Đất nước được cảm nhận qua không gian và thời gian, qua những tầng sâu văn hoá, qua sự thống nhất, hoà quyện giữa cuộc sống thầm kín cá nhân và của cộng đồng dân tộc – cái siêu cá nhân. Qua những gì đã được thể hiện trong các sách giảng văn, văn mẫu, sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên, có cảm giác dường như là chỉ cần nắm được những điều đó là đã có thể đi được đến tận cùng chiều sâu Đất nước. Nhưng phải chăng toàn bộ giá trị của một tác phẩm văn chương, dẫu là thơ trữ tình-chính luận, cũng chỉ chứa đựng trong sự độc đáo và sâu sắc của một tư tưởng? Và phải chăng tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ chỉ đồng nghĩa với việc phân tích đến hết kiệt một tư tưởng – dẫu đó là tư tưởng chủ đạo, tư tưởng trung tâm của tác phẩm? Tuyệt đại bộ phận những nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi phân tích trích đoạn thơ Đất nước đều nhấn mạnh đến sự xuất hiện dày đặc của những yếu tố được chắt lọc từ kho tàng văn hoá, văn học dân gian trong
- văn bản thơ. Điều này là không thể chối cãi. Một học sinh đã qua bậc Trung học cơ sở với học lực khá và có một vốn hiểu biết nhất định về văn hoá, văn học dân gian là có thể nhận diện và thống kê được tần số xuất hiện của những yếu tố này trên văn bản thơ. Tuy nhiên, xét về mặt thể loại, lại thấy rằng trong tổng số 89 câu thơ, ngoại trừ hai câu biến thể từ một bài ca dao (Hàng năm ăn đâu làm đâu- Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ) gần như tuyệt đối không có bất cứ dấu vết của một thể loại thơ ca dân gian nào hiện diện trên văn bản ngôn từ. Cách lý giải thuận tiện nhất là quy cho tài năng nghệ thuật của nhà thơ, người đã biết sử dụng một cách sáng tạo chất liệu văn học dân gian. Tuy nhiên, nếu đặt trong hoàn cảnh một trích đoạn thơ thể hiện tập trung tư tưởng “Đất nước của Nhân dân- Đất nước của ca dao thần thoại (chúng tôi nhấn mạnh)” thì sự vắng mặt này, theo chúng tôi là một hiện tượng không bình thường, nhất là khi so sánh với một số tác phẩm khác cùng thời và cùng mạch chủ đề, chẳng hạn, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Từ một phía khác, nếu khảo sát tổng thể 89 câu thơ, có thể thấy một sự xuất hiện với tần số cao của phép đối: 18 câu thơ, chiếm tỷ lệ gần 20% tổng số câu thơ. Thủ pháp này có thể hiện diện dưới hình thức tiểu đối trong nội bộ một số câu thơ kiểu “Khi ta lớn lên/Đất nước đã có rồi” hoặc những cặp câu đối khá chỉnh theo cái nhìn của từ chương học phương Đông như : Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” hoặc khó nhận diện hơn, là những đoạn thơ, mà nếu tổ chức lại sẽ trở thành những cặp câu mang dáng dấp đối khá rõ dù số lượng âm tiết trong từng vế không hoàn toàn trùng khớp : Khi hai đứa cầm tay
- Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi hai đứa cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn to lớn Một thủ pháp nghệ thuật vốn là đặc trưng của văn chương bác học Trung đại Việt Nam và Trung Quốc lại xuất hiện trong tác phẩm thơ ca hiện đại của một tác giả trẻ với một tần số cao, theo chúng tôi, chắc chắn không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Chúng tôi nhất trí với ý kiến của nhà phê bình Phan Ngọc khi ông cho rằng nghệ thuật, vốn tự bản chất là một sự lựa chọn(2). Từ phía người nghệ sĩ, sự lựa chọn đó có thể diễn ra một cách vô thức dưới sự tác động của cảm hứng nghệ thuật và vốn văn hoá và công việc của người nghiên cứu, không gì khác hơn, là chỉ ra logique của sự lựa chọn đó. Nếu không, khoa học về văn chương không có lý do tồn tại. Trên một cái nhìn tổng thể hơn, chúng tôi cho rằng âm hưởng hoà quyện giữa sự tha thiết, trang nghiêm của cảm xúc với những trầm lắng của suy tư (một sắc thái thẩm mỹ không dễ tìm thấy trong văn học dân gian) chắc chắn không chỉ bắt nguồn từ nguồn mạch văn hoá, văn học dân gian. Vấn đề là phải tìm thấy cái mạch ngầm văn bản, cái sức mạnh âm thầm đã làm nên vẻ đẹp cho Đất nước. Đã trở thành một quy ước, khi phân tích, bình giảng cũng như khi giảng dạy, trích đoạn thơ Đất nước thường được chia thành hai phần lớn. Phần thứ nhất bao gồm 42 câu thơ gắn với cảm nhận về Đất nước trên chiều rộng “mênh mông” của không gian và chiều dài “đằng đẵng” của thời gian lịch sử văn hoá với “sự thống nhất của những phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng”. Phần thứ hai của trích đoạn qui tụ về tư tưởng trung tâm “Đất nước của Nhân dân Đất nước của ca dao thần thoại”(3). Sự phân chia này là chính xác và đặc biệt là tương ứng
- với việc phân tích nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Có điều, đó không phải là cách phân đoạn duy nhất. Theo chúng tôi, nếu lấy cơ sở là sự vận động của dòng cảm xúc- suy tư của chủ thể trữ tình, hoàn toàn có thể phân chia phân đoạn thơ thành chín phân đoạn nhỏ, dù sự phân tách này không hiện diện bằng vật chất trên bề mặt văn bản. Từ điểm nhìn này sẽ thấy toàn bộ trích đoạn thơ hiển hiện như một dòng chảy cuồn cuộn nối tiếp nhau của những cảm xúc, những thức nhận về Đất nước gắn với những hình ảnh cụ thể về từng phương diện của Đất nước hiển hiện trong đời sống của mỗi cá nhân. Đó có thể là thức nhận về cội nguồn Đất nước hiện diện trong đời sống của mỗi gia đình Việt (đoạn 1), là nỗi bâng khuâng về một Đất nước – kỷ niệm, tình yêu (đoạn 2), là cảm nhận về Đất nước – huyền thoại, Đất nước – văn hoá, Đất nước của những lớp người “những ai đã khuất – Những ai bây giờ” đang hoà trộn trong “máu xương của mình” (đoạn 3)... Và ở đây sẽ thấy xuất hiện một nhân tố quan trọng tổ chức mạch xúc cảm và làm nên vẻ đẹp của tổng thể tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: nhịp điệu. Có nhiều yếu tố tham gia vào quá trình hình thành nên một tác phẩm nghệ thuật thi ca: chữ và nghĩa trong thơ, hình tượng thơ, những yếu tố ngữ âm như thanh điệu, vần hay nhịp điệu... Trong từng tác phẩm cụ thể sẽ có một yếu tố mang tính nổi trội, chi phối sự tổ chức những yếu tố khác, tạo nên cái chủ âm về mặt hình thức của tác phẩm (la dominante) – một sáng tạo của chủ nghĩa hình thức Nga(4) – và mang lại vẻ đẹp mang tính đặc thù cho toàn bộ tác phẩm thơ. Theo chúng tôi, yếu tố “chủ âm” trong trích đoạn Đất nước chính là nhịp điệu. Chính nhịp điệu là nhân tố quan trọng nhất tổ chức cấu trúc tổng thể các hình tượng thơ và thể hiện sự vận động của mạch cảm xúc-suy tư trong tác phẩm. Ngay trong sách Hướng dẫn giảng dạy giành cho giáo viên, phần Văn học Việt Nam, lớp 12, khi viết về Cảm nhận chung về đoạn thơ, các tác giả cũng đã lưu ý về tính linh hoạt về nhịp điệu của tác phẩm. Vấn đề là tìm hiểu xem tính linh hoạt
- về nhịp điệu đó đã được thể hiện thông qua những con đường nào. Theo chúng tôi, có bốn thủ pháp chính phối hợp tạo nên nhịp điệu cho toàn bộ trích đoạn thơ: sự đối lập về số lượng âm tiết giữa các câu thơ, hay nói cách khác, sự luân phiên các câu ngắn - dài (một yếu tố hình thức gợi nhớ đến thể phú và văn biền ngẫu thời Trung đại); việc sử dụng thủ pháp đối; sự phân xuất câu thơ - văn xuôi mang tính chính luận thành nhiều dòng thơ và việc sử dụng thủ pháp trùng điệp. Một ví dụ dễ thấy, đó là đoạn thơ thứ hai, theo cách phân đoạn của chúng tôi: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất nước là nơi chúng ta hò hẹn Đất là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Vượt lên trên nội dung thông tin của từng câu chữ cụ thể, có hai hiện tượng đáng chú ý. Thứ nhất, cảm giác “dư ra” của câu thơ thứ tư khỏi văn mạch của cả đoạn thơ. Ba câu thơ đầu của đoạn được xây dựng theo mô thức: “Đất là..... Nước là..... Đất nước là.....”, sau câu thơ thứ tư sẽ là một chu kỳ lặp lại khác của mô thức này. Thứ hai, đó là sự đối lập về số lượng âm tiết giữa câu thơ thứ tư và ba câu thơ còn lại. Chính sự “dư ra” khỏi mô thức ngữ pháp, sự đối lập về số lượng âm tiết cũng như việc kết thúc câu thơ bằng một thanh bằng đã gợi nên cái cảm giác bâng khuâng của những kỷ niệm riêng tư trong toàn bộ đoạn thơ - điều không biểu hiện trực tiếp trên ngôn liệu của văn bản. Một hiện tượng khác, xuất hiện với một tần số cao trong tác phẩm, đó là sự phân tách thành nhiều dòng thơ của câu thơ-văn xuôi chính luận (hiện diện trên 48 câu thơ chiếm gần 53% tổng số câu thơ)(5) và sự sử dụng thủ pháp trùng điệp (35 câu thơ, chiếm gần 40%)(6). Đáng chú ý là
- những thủ pháp này thường được phối hợp để tạo thành sức mạnh gợi cảm cho toàn phân đoạn thơ. Bốn câu thơ kết thúc của phân đoạn thứ năm chính là một minh chứng của điều này: Em ơi Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân trong dáng hình xứ sở Làm nên Đất nước muôn đời Nếu thêm vào đoạn thơ trên một số hư từ mang chức năng lập luận như “vì, nên, để”, hoàn toàn có thể khôi phục lại một câu văn chính luận hoàn chỉnh. Chính sự tỉnh lược của những hư từ kéo theo sự phân rã của câu văn xuôi chính luận cùng với việc sử dụng điệp ngữ đã tạo nên nhịp điệu dồn nén của một sự tự ý thức thiêng liêng của đoạn thơ. Cũng bằng con đường này (chứ không chỉ bằng sức mạnh ngữ nghĩa) mà nhiều câu thơ như: Để Đất nước này là Đất nước Nhân dân Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại đã trở thành những điểm tập trung năng lượng cảm xúc, những điểm nhấn, hay chính xác hơn, những cao trào, về nhịp điệu trong dòng chảy của ngôn từ thơ. Trên một phương diện, điều này làm nhớ đến những ý tưởng về thơ của ngữ pháp và ngữ pháp của thơ mà R. Jakobson đã từng phát biểu(7). Có thể nói chính những yếu tố hình thức ngôn ngữ này (sự phân đoạn, điệp ngữ) đã cho phép người tiếp nhận, trong tận cùng cảm giác, thậm chí cả bằng vô thức, cảm nhận về một Đất nước, như một thứ
- trầm tích được đắp bồi bởi tầng tầng lớp lớp những con người vô danh; một Đất nước, như dòng sông chảy xuyên qua lịch sử với những khúc quanh khi bình lặng, bâng khuâng, khi cuồn cuộn dồn nén. Vậy là chính những vận động của một ngôn ngữ tuyến tính một cách tất định đã lại góp phần tạo nên cái cảm giác mang tính tạo hình về hình tượng Đất nước được triển khai trên cả hai chiều. Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn thi đại học môn văn – Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
10 p | 570 | 210
-
ĐẤT NƯỚC ( Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm )
6 p | 237 | 24
-
Chuyên đề 4: Tổ hợp - xác suất
19 p | 145 | 23
-
Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 238 | 22
-
Tài liệu: Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa
8 p | 157 | 15
-
Văn mẫu lớp 9: "Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ “Việt Bắc”"
12 p | 185 | 12
-
Soạn bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm số 2
6 p | 147 | 12
-
Soạn bài Ông già và biển cả
6 p | 138 | 9
-
Những sắc màu thi ca trên dòng sông đất nước
4 p | 52 | 8
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa... Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
4 p | 139 | 5
-
Cảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời thịnh Lê
18 p | 149 | 5
-
So sánh gương mặt đất nước trong hai bài thơ cùng mang tên Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm
6 p | 51 | 4
-
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn trích "Đất Nước" của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 153 | 4
-
Phân tích giá trị hiện thực của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
15 p | 95 | 3
-
Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
3 p | 192 | 3
-
Bình giảng nét đặc sắc nghệ thuật qua khổ thơ sau: “Con sóng dưới lòng sâu... cả trong mơ còn thức” trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
7 p | 62 | 3
-
Bình luận hai câu thơ: “Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?” (Đề đền Sầm Nghi Đống - Hồ Xuân Hương)
3 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn