Những thức ăn bà bầu nên tránh
lượt xem 17
download
Bạn đang mang bầu và rất cẩn thận giữ gìn, vậy thì danh sách các thức ăn sau đây bạn nên tránh nhé. Đó không chỉ là những thực phẩm có nguy cơ gây thai lưu mà còn không tốt cho thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Hạt bo bo: Đây là một loại thực phẩm thuốc,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những thức ăn bà bầu nên tránh
- Những thức ăn bà bầu nên tránh Bạn đang mang bầu và rất cẩn thận giữ gìn, vậy thì danh sách các thức ăn sau đây bạn nên tránh nhé. Đó không chỉ là những thực phẩm có nguy cơ gây thai lưu mà còn không tốt cho thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Hạt bo bo: Đây là một loại thực phẩm thuốc, gây kích thích các cơ trơn ở tử cung, khiến tử cung co bóp, làm tăng khả năng bị lưu thai. Rau sam: Đây cũng là loại thực phẩm thuốc, tính hàn mát. Thực nghiệm đã chứng minh nước ép rau sam có tác dụng kích thích tử cung rõ rệt, khiến mức độ co bóp của tử cung tăng lên, dễ gây lưu thai. Thực phẩm đóng hộp: Các loại thực phẩm đóng hộp trong quá trình sản xuất có thêm một số chất phụ gia nhất định như chất tạo màu, tạo hương vị, chất bảo quản…. Dù lượng các chất trên không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người nhưng bà bầu ăn quá nhiều sẽ không có lợi. Thực phẩm đóng hộp không phải là thức ăn dành cho bà bầu Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm đóng hộp không cao, thông qua xử lý ở nhiệt độ cao, vitamin và các thành phần dưỡng chất khác cũng đã bị phá huỷ phần nào.
- Rau chân vịt: Chúng ta vẫn nghĩ rằng rau chân vịt có hàm lượng sắt phong phú, có tác dụng bổ huyết, nên dùng làm loại rau chống thiếu máu cho bà bầu. Thực tế, hàm lượng sắt trong rau chân vịt không nhiều mà hàm lượng axit oxalic lại cao. Axit oxalic có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ can-xi và kẽm vốn đã rất ít trong cơ thể bà bầu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Sôcôla: Ăn nhiều sôcôla dễ khiến bà bầu có cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Kết quả là cơ thể phát phì, nhưng lại thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết. Gia vị tính nóng: Bà bầu ăn các gia vị tính nóng như bột ngũ vị hương, ớt, hạt tiêu…dễ làm tiêu hao các phần tử nước trong đường ruột, gây táo bón. Mì chính: Thành phần chính của mì chính là MSG, sẽ tác dụng với chất kẽm trong máu, rồi thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Ăn nhiều mì chính làm tiêu hao lượng lớn kẽm trong cơ thể, khiến bà bầu bị thiếu kẽm. Mà kẽm lại là chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Các loại rau dưa muối: Chất N-nitrosamine trong đó có thể khiến thai nhi bị biến dạng. Trà đặc: Một bác sỹ của Anh đã phát hiện ra trong lá trà có không ít fluoride. Hàm lượng fluoride trong 1 ly trà đặc có thể đạt tới 1,25mg. Nếu cho chuột mẹ ăn, các chuột con khi sinh ra sẽ bị biến dạng xương. Tính nguy hại của fluoride đối với thai nhi tuy chưa được khẳng định, nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh xa trà đặc. Bà bầu uống trà đặc không chỉ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai nhi. Mà trong trà đặc còn có cafein, khiến nhịp tim của người mẹ tăng nhanh, đồng thời gia tăng số lần tiểu tiện, làm tăng gánh nặng cho tim và thận, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi. Cà phê và các loại thức uống như côca: Thành phần chủ yếu của cà phê và côca là các chất alkaloid như cafein và clonidine hydrochloride… Thai nhi rất mẫn cảm với chất cafein. Thực nghiệm đã chứng minh, chuột con của chuột mẹ bị tiêm chất cafein có biểu hiện dị tật bẩm sinh như không mắt, rạn cột sống, xương dị dạng, nhỏ hơn bình thường, tứ chi kỳ quái… Rượu: Nghiên cứu đã chứng minh, bà bầu uống rượu sẽ khiến thai nhi bị dị tật hoặc ảnh hưởng đến trí não.
- Các nhà khoa học Pháp đã tiến hành quan sát với 127 đứa trẻ được các phụ nữ nghiện rượu sinh ra, phát hiện những đứa trẻ đều có khiếm khuyết như: mắt một mí, dù có hai mí cũng không rõ rệt, mũi tẹt, cằm ngắn, khuôn mặt nhỏ, hẹp…Những đứa trẻ bị trúng độc rượu trong bụng mẹ khiến khuôn mặt phát triển không toàn diện này chiếm 1/3 số lượng khảo sát. Nguy hiểm hơn cả là tác hại của cồn đối với trí não và tim. Bà mẹ uống rượu sẽ khiến đứa con sinh ra bị bệnh tim mạch chiếm tới 30%. Nhiều quốc gia đã tiến hành thực nghiệm với các trẻ em bị trúng độc rượu trong bụng mẹ, phát hiện chỉ số IQ của các em này thấp hơn hẳn bình thường, đa số có biểu hiện đần độn, hoặc phản ứng chậm. Ăn mướp đắng (khổ qua) không tốt cho phụ nữ mang thai Quả mướp đắng (trái khổ qua) là một vị thuốc quý thường được sử dụng để giúp giảm đường huyết, chống ung thư và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên ăn mướp đắng khi mang thai lại không hề tốt vì nó chứa 1 loại protein không tốt cho hệ sinh sản.
- Tác dụng tốt của mướp đắng Chứa nhiều lượng vitamin C giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt). Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào. Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Độc tính của mướp đắng Quả mướp đắng chưa già dùng làm thức ăn. Cao mướp đắng được xem là không độc. Mướp đắng tương đối lành ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao mướp đắng ở liều 50 ml. Nói chung, mướp đắng có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa. Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp. Hai em nhỏ đã bị hôn mê vì đường xuống thấp sau khi uống trà mướp đắng. Cả hai đều hồi phục sau khi chữa trị. Một báo cáo khác đường hạ thấp sau khi một phụ nữ 40 tuổi bệnh tiểu đường bị nguy hiểm đường xuống thấp sau khi uống chlorpropamid và ăn cà ri (có mướp đắng trong bột cà ri). Lớp màng đỏ bao quanh hạt mướp đắng độc cho trẻ con. Nước ép quả mướp đắng đã làm một em nhỏ bị nôn mửa, tiêu chảy và chết. Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan. Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê. Mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản, kể cả làm tử cung xuất huyết và co thắt làm hư thai.
- Kết luận Mướp đắng là một loại quả nhiệt đới dùng làm thức ăn, nhưng cũng được dùng làm thuốc ở các nước Đông Nam Á như Ấn độ và ngay cả Phi Châu, tác dụng giảm đường huyết rõ ràng đồng thời với tính kháng khuẩn và chống sinh sản. Nghiên cứu ở người cho thấy mướp đắng có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Mướp đắng có khả năng tiềm tàng chống ung thư và chống siêu vi như HIV và HSV Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai.. Những điều cấm kỵ trong ăn uống khi mang thai Ăn uống trong quá trình mang thai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thai nhi sau này. Nhưng nên ăn gì và không nên ăn gì trong thời gian này. 8 vấn đề thắc mắc dưới đây sẽ giúp những người sắp làm mẹ có kiến thức đầy đủ về mang thai. 1. Có thể ăn cay không? Đáp: Ớt chứa chất tê liệt thần kinh, ảnh hưởng phần nào đến thần kinh của thai nhi. Vì thế người mẹ khi ăn ớt không nên ăn quá nhiều làm tê rát đầu lưỡi khoang miệng, chỉ nên ăn ít, đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
- 2. Uống nước lạnh và nước đá gây co thắt tử cung? Đáp: Uống đồ lạnh đá có thể làm bụng cảm thấy đau, thực tế không phải do uống đồ lạnh đá gây co thắt tử cung, mà do nhiệt độ thực phẩm quá thấp nên khi ăn vào đột ngột dạ dày đường ruột không cảm thấy dễ chịu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tay chân của phụ nữ khi mang thai chạm vào đá sẽ làm huyết quản tử cung co thắt lại, tuần hoàn huyết dịch của thai nhi sẽ kém đi và ảnh hưởng đến phát triển. Vì thế khi mang thai, sản phụ nên ăn ít kem, đồ uống lạnh, chỉ nên dùng đồ uống trên 10℃. 3. Có thể ăn thực phẩm nóng như sầu riêng, gừng? Đáp: Khi ăn thực phẩm này có thể làm đường huyết trong cơ thể tăng cao, lúc này trẻ dễ bị vượt trọng lượng. Vì thế người mẹ nếu muốn ăn sầu riêng không nên ăn một phần nhỏ mỗi ngày để tránh thai nhi quá lớn. Gừng thuộc loại thực phẩm nóng có thể giảm nôn nghén, nhưng không nên hấp thụ quá lượng. 4. Ăn đu đủ, lô hội dễ bị sảy thai? Đáp: Trong các loại thực phẩm này chứa hóc môn giới tính, dễ làm thay đổi hóc môn trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là đu đủ xanh không những gây hại đối với thai nhi mà còn gây sảy thai. Tại một số quốc gia Đông Nam Á, người dân còn dùng loại quả này để tránh mang thai, tuy nhiên đu đủ non không có lợi cho việc mang thai. Cây lô hội cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên động vật, kết quả cho thấy lô hội dễ gây sải thai, vì thế những người mang thai không nên dùng lô hội là một loại thuốc.
- 5. Không nên uống rượu hoặc hút thuốc? Đáp: Nếu 3 tháng đầu khi mang thai, người mẹ hút thuốc hoặc liên tục chịu khói thuốc từ người cha có thể làm trẻ sau này mắc bệnh hở hàm ếch, hen suyễn hay nhiều chứng bệnh khác. Thời gian cuối khi mang thai là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, khói thuốc và rượu có thể cản trở sự phát triển này. Vì thế người mẹ nện tuyệt đối kiêng hai loại kích thích này. 6. Ăn đu đủ, trẻ dễ mắc bệnh vàng da? Đáp: Bệnh vàng da là do Bilirubin trong máu tăng cao. Người bình thường nếu ăn quá nhiều rau, hoa quả màu vàng hoặc đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, quýt, hồng xiêm, xoài đều làm lượng beta carotin tăng quá cao, tích tụ lại dưới da và gây bệnh vàng da. Tuy nhiên ở một số chứng bệnh lâm sàng, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể đu đủ gây bệnh vàng da ở trẻ. 7. Tổ yến có thể tránh bệnh vàng da ở trẻ Đáp: Không có căn cứ nào chứng minh tổ yến chống bệnh vàng da. Tổ yến có vị hơi ngọt, nhuận âm, ích khí, thường được sử dụng cho những người thể trạng yếu sau khi bị bệnh. Tuy nhiên tổ yến chứa protein mang tính động vật, sản phụ khi mang thai nên cẩn thận ăn ít tổ yến nếu không dễ gây phản ứng mẫn cảm. 8. Sản phụ mang thai không được uống chè và cà phê? Đáp: Hai loại đồ uống này đều chứa cafein, mang thai trong 3 tháng đầu nên giảm lượng cà phê và trà, tốt nhất không nên uống. Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống quá nhiều cà phê có thể gây dị dạng thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai hoặc thể trọng bé sinh ra quá nhẹ. Đồng thời chất kích thích trong cà phê dễ làm nhịp tim thai nhi không đều, người mẹ dễ mắc bệnh sỏi thận do cà phê là đồ uống lợi tiểu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực phẩm cho bà bầu
5 p | 218 | 61
-
Một số thức ăn không tốt cho bà bầu
3 p | 375 | 60
-
Những loại thực phẩm không tốt cho bà bầu
2 p | 337 | 37
-
Những thức ăn nào không an toàn cho bà bầu?
5 p | 139 | 29
-
Những loại thực phẩm bà bầu nên tránh
5 p | 178 | 19
-
An toàn khi bà bầu làm đẹp
2 p | 137 | 17
-
7 thực phẩm bà bầu không nên ăn
3 p | 161 | 17
-
Những món ăn bà bầu nên tránh
5 p | 227 | 15
-
Bà bầu đẹp, những điều nên và không nên
3 p | 140 | 12
-
Những việc nhà bà bầu nên tránh
5 p | 107 | 9
-
Thuốc chống dị ứng và bà bầu
1 p | 116 | 8
-
Thực phẩm bà bầu nên tránh trong những ngày lễ
5 p | 85 | 7
-
Thực phẩm bà bầu nên tránh ngày Tết
5 p | 98 | 6
-
4 kiểu làm đẹp bà bầu cần tránh
5 p | 75 | 6
-
Những thức ăn cần tránh khi mang thai
7 p | 195 | 6
-
Những món ăn bà bầu nên tránh
6 p | 99 | 5
-
Lưu ý bà bầu ăn củ cải
3 p | 78 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn