intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những trò chơi đơn giản giúp phát triển trí thông minh của trẻ từ 1-3 tuổi (Phần 2)

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

144
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ 1-3 tuổi, bé đã có thể chập chững tập đi, bi bô gọi bố, mẹ, khám phá thể giới xung quanh bằng đôi mắt tròn xoe, đen láy. Não bé phát triển nhanh để học hỏi ngôn ngữ , cử động và vô vàn điều kỳ diệu khác. Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt thì những trò chơi cũng giúp bé năng động, thông minh, thành công và vững vàng hơn trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những trò chơi đơn giản giúp phát triển trí thông minh của trẻ từ 1-3 tuổi (Phần 2)

  1. Những trò chơi đơn giản giúp phát triển trí thông minh của trẻ từ 1-3 tuổi (Phần 2) Bé đặc biệt thích thú với trò chơi ú òa. Từ 1-3 tuổi, bé đã có thể chập chững tập đi, bi bô gọi bố, mẹ, khám phá thể giới xung quanh bằng đôi mắt tròn xoe, đen láy. Não bé phát triển nhanh để học hỏi ngôn ngữ , cử động và vô vàn điều kỳ diệu khác. Ngoài
  2. chế độ dinh dưỡng tốt thì những trò chơi cũng giúp bé năng động, thông minh, thành công và vững vàng hơn trong tương lai. Trò chơi ú oà Thật dễ dàng để chơi trò chơi ú òa với bé bằng những hành động sau: - Lấy tay che mắt bạn lại rồi bỏ liền tay ra, nhìn vào bé và cất tiếng ú òa, bé ơi, bé à… - Sử dụng khăn tắm, khăn mặt, gối bông che mặt lại rồi bỏ ra, đa số các bé sẽ cười rất giòn trước những trò này. - Trốn sau cánh cửa hay ghế ngồi rồi nhảy chồm ra thật bất ngờ. Độ tuổi này bé rất thích những gì khác lạ và bất ngờ. - Giấu những đồ chơi của bé dưới một tấm chăn rồi tranh
  3. thủ lúc bé nhìn chăm chú, bạn giật tấm chăn ra. - Vẽ hình khuôn mặt vui, buồn trên đầu ngón tay cái, trùm một miếng vải như hình ảnh người quàng khăn rồi dí vào người bé trêu ghẹo, bé sẽ rất thích thú với trò chơi mới lạ và ngộ nghĩnh này. Kết luận: Nghiên cứu não cho biết với trò chơi này giúp hình thành, củng cố và tăng độ phức tạp trong các liên kết tế bào não. Đọc sách Khuyến khích bé chơi với những cuốn sách có hình ảnh sống động, hình nổi. Gọi tên các vật ấy và chỉ cho bé như: con cá, cánh cam, con hổ, con chim…Cứ lặp lại cho bé nhớ rồi thỉnh thoảng mở sách ra, chỉ vào hình ảnh và hỏi: đây là con gì? Đây là hoa gì?.... Đọc cho bé nghe những chuyện cổ tích, lồng thêm những
  4. hành động của chính bạn thay cho nhân vật khiến bé cảm thụ tốt hơn. Đọc sách cũng giúp bé cảm thị cuộc sống tốt hơn. Ảnh: Images. Kết luận: Nghiên cứu não cho biết đọc sách giúp bé phát triển trí não, cảm thụ cuộc sống tốt hơn. Giờ ăn đến rồi Độ tuổi này, bé cảm nhận được nhiều sắc thái tình cảm của người đối diện, đặc biệt là mẹ. Hát bài những bài hát tạo sự hứng khởi và thiết lập kỷ luật
  5. luôn cho bé: Giờ ăn đến rồi, giờ ăn đến rồi. Mời anh xơi, mời em xơi. Hai chúng ta thi ăn nào, hai chúng ta thi ăn nào. Ta cùng vui, ta cùng vui. Đặt những câu hát ngắn cho những đồ vật của bé như: bình sữa, muỗng, chén để dạy bé nhận biết những vật dụng thông thường bằng những cảm xúc thật hài lòng và tràn đầy yêu thương đối với con. Giờ ăn đến rồi, mời anh xơi, mời em xơi...Ảnh: Images. Kết luận: Trẻ thơ nhận biết giọng nói, điệu bộ trước câu chữ do đó học biểu lộ cảm xúc là nền tảng của mọi học hỏi khác.
  6. Đọc thơ cùng bé Hẳn bé đã có thể hát được những bài hát ngắn như: Cá vàng bơi, Cháu yêu bà, Con cò bé bé…Vậy nên sẽ chẳng có gì khó khăn nếu bạn tập cho bé thuộc những bài thơ ngắn. Hãy đặt bé vào lòng , cử động từng ngón tay theo bài thơ Chú gà con: Mười quả trứng tròn (Xòe 10 ngón tay). Mẹ gà ấp ủ (Vòng 2 cánh tay ôm ấp lấy bé). Hôm nay ra đủ (Mở từng ngón tay một). Lòng trắng, lòng đỏ Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon (Giơ ngón tay cái lên).
  7. Cái chân bé xíu (Giơ ngón út lên). Lông vàng mát dịu (Sờ vào tay). Mắt đen sáng ngời (Chớp mắt cùng bé). Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm (Hôn những ngón tay của bé). Kết luận: Những cơ bắp nhỏ như cơ ngón tay kích hoạt não phát triển. Nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực từ các cử động nhỏ của tay chân đối với não. Âm thanh đồ chơi Hãy nghĩ ngay đến những món đồ chơi nào bé thích và khuyến khích bé tạo ra âm thanh cho đồ chơi đó. Xe lửa – kêu xình xịch
  8. Thú nhồi bông tùy con: Mèo – meo meo, chó – gâu gâu… Búp bê – tiếng nói của chính bé hoặc mẹ giả tiếng. Sau đó mỗi lần muốn nhắc bé nhận biết, chỉ cần gợi lại âm thanh là bé sẽ nói đúng đồ vật đó ngay. Kết luận: Nghiên cứu này chỉ ra việc âm thanh của trò chơi sẽ thúc đẩy khả năng nghe của trẻ. Đồ chơi nhồi bông phát ra âm thanh giúp thúc đẩy khả năng nghe của trẻ. Ảnh: Images.
  9. Nói: Xin chào! Nếu bố mẹ có điều kiện học được nhiều ngoại ngữ, hãy chia sẻ với bé. Ví dụ: Hãy dạy bé thử nói “xin chào” bằng những thứ tiếng khác nhau: Hola/ola/- tiếng Tây Ban Nha Ciao/Chao/- tiếng Ý Moshi/mosi/- tiếng Nhật Shalom/salom/- tiếng Do Thái Yasoo/yazu/- tiếng Hy Lạp Ngoài những bản nhạc thiếu nhi, bạn cũng có thể cho bé làm quen với nhạc nước ngoài. Bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi dù chưa nói được từ nào, nhưng những điều bạn dạy vẫn được lưu lại trong não bé một cách hết sức chi tiết.
  10. Kết luận: Khi bé nghe âm thanh của một ngôn ngữ khác, các liên kết thần kinh hình thành, nó cho phép trẻ xây dựng vốn từ vựng và ghi nhớ vào não.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2