intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cần biết về nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

163
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội soi dạ dày tá tràng, nội soi đại tràng là gì? Nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng được gọi chung là “Nội soi tiêu hóa”. Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm phần trên: dạ dày tá tràng (nội soi dạ dày tá tràng), phần dưới là tá tràng hay ruột già (nội soi đại tràng).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cần biết về nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng

  1. Những vấn đề cần biết về nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng Nội soi dạ dày tá tràng, nội soi đại tràng là gì? Nội soi dạ dày tá tràng và đại tràng được gọi chung là “Nội soi tiêu hóa”. Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp hệ tiêu hóa gồm phần trên: dạ dày tá tràng (nội soi dạ dày tá tràng), phần dưới là tá tràng hay ruột già (nội soi đại tràng). Trong quá trình nội soi, Bác sĩ sẽ luồn một ống soi mềm, đường kính 1 cm qua đường miệng trong nội soi dạ dày, hoặc qua đường hậu môn
  2. trong nội soi đại tràng để khảo sát trong lòng ống tiêu hóa, từ đó có được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Tại sao phải nội soi tiêu hóa? Ống tiêu hóa là một cơ quan rất khó chẩn đoán bệnh lý. Các phương pháp hiện đại như siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT) hay chụp cộng hưởng từ dù rất đắt tiền nhưng vẫn không có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý ống tiêu hóa ( không cung cấp được thông tin xác thực về bệnh trạng). Chụp X quang dạ dày hoặc đại tràng bằng thuốc cản quang có thể dùng trong một số trường hợp nhưng vẫn không
  3. chính xác bằng nội soi, thậm chí nếu kết quả bất thường bệnh nhân vẫn cần được nội soi để xác định chẩn đóan và điều trị. Qua nội soi, Bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài milimét, có thể sinh thiết tìm tế bào ung thư, lấy mẫu mô chẩn đoán vi trùng trong dạ dày ( Hpylori), hoặc khi soi đại tràng bác sĩ có thể cắt polyp để phòng ngừa ung thư đại tràng. Đối với các trường hợp đang xuất huyết, nội soi có thể được thực hiện cấp cứu để cầm máu tránh một cuộc mổ. Chỉ định của nội soi tiêu hóa?
  4. Chỉ định của nội soi tiêu hóa rất rộng rãi, hầu như tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có vấn đề ở đường tiêu hóa đều có thể có thể chỉ định soi tiêu hóa. Soi dạ dày tá tràng thường được chỉ định trong các trường hợp: Đau thượng vị, buồn nôn ói sau khi ăn, gọi chung là hội  chứng dạ dày tá tràng. Sụt cân không rõ nguyên nhân.  Ói ra máu, đi cầu phân đen hoặc thiếu máu không rõ nguyên  nhân. Trào ngược dạ dày thực quản.  Soi đại tràng thường được chỉ định trong trường hợp:
  5. Đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu hằng ngày như bị bón,  tiêu chảy kéo dài Sụt cân không rõ nguyên nhân  Thiếu máu hoặc đi cầu ra máu không rõ nguyên nhân.  Nhằm tầm soát ung thư đại tràng ở những người có gia đình  bị ung thư đại tràng hoặc trên 50 tuổi. Theo dõi bệnh viêm loét đại tràng.  Nội soi tiêu hóa có nguy hiểm không? Nói chung đây là một thủ thuật an toàn rất ít tai biến. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi tiêu hóa được thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú không cần nhập viện. Những vấn đề thường gặp
  6. là đau bụng sau khi soi dạ dày, hoặc đau quặn bụng sau khi soi đại tràng. Một số tai biến hiếm gặp khác như thủng hoặc chảy máu, rất ít gặp chỉ khi bác sĩ thực hiện các thủ thuật trong lúc làm nội soi như nong thực quản, môn vị trong soi dạ dày hoặc cắt polyp trong soi đại tràng. Khi soi dạ dày hoặc đại tràng, để giảm tối đa cảm giác khó chịu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc ngủ tiêm tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ ngủ nhưng vẫn tự thở khác với gây mê là bệnh nhân không tự thở phải có thiết bị giúp thở. Bệnh nhân sẽ được theo dõi mạch, nồng độ oxy trong máu khi làm nội soi, do đó rất
  7. hiếm xảy ra phản ứng phụ của thuốc ngủ. Thuốc ngủ chỉ có tác dụng ngắn, sau khi hết tác dụng khoảng 1-2 giờ, bệnh nhân trở về trạng thái bình thường. Một vài trường hợp có tai biến của thuốc ngủ là bệnh nhân ngủ sâu, ngưng thở, phải can thiệp đặt nội khí quản. Trước, trong và sau khi nội soi, bệnh nhân đều được chăm sóc và kiểm tra chặt chẽ, chu đáo cho đến khi tỉnh hẳn. Nội soi tiêu hóa cần chuẩn bị như thế nào: Nội soi dạ dày chuẩn bị rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần nhịn ăn trước khi soi ít nhất 6 giờ, có thể uống nước nhưng là nước trắng và lượng ít. Nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị phức tạp hơn để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng.
  8. Bệnh nhân nên tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau trong vài ngày, trước khi nội soi. Bệnh nhân có thể ăn nhẹ vào buổi tối ( ít nhất 2 giờ trước khi uống thuốc): ăn cháo, soup. Uống thuốc làm sạch ruột vào khoảng từ 7 đến 9 giờ tối. Tốt nhất là nên để lạnh thuốc trước khi uống. Nếu bạn dùng Fortran: Pha 3 gói FORTRANS với 3l nước,  uống mỗi lần một ly khoảng 200ml , cứ mỗi 10 đến 15 phút một lần cho đến khi uống hết 3l nước thuốc đó. Nếu bạn dùng Fleet Phosphat Soda, uống 1 chai 45ml lúc  7h chiều sau đó uống thêm 1 lít nước. Sáng hôm sau lúc 6h sáng, bạn uống tiếp 1 chai 45ml và 1lít nước. Bạn có thể
  9. pha loãng chai Fleet với nước trái cây hoặc nước lọc để uống ( 1 chai fleet pha thành 250 ml nước). Không ăn gì sau khi sử dụng thuốc làm sạch ruột. Bạn có thể uống nước trắng khi cần. Uống thuốc điều trị hàng ngày với một lượng nước nhỏ vào buổi sáng ngày làm nội soi. Không uống thuốc tiểu đường. Mỗi bệnh nhân có thể đáp ứng với thuốc rửa ruột một cách khác nhau, thông thường bạn sẽ đi tiêu phân lỏng 10-15 lần. Nếu phải làm nội soi sau 12 giờ trưa: bạn có thể uống dịch lỏng 6 giờ trước khi nội soi, dịch lỏng gồm: nước soda có đường, nước lọc, nước hầm gà hoặc bò trong, nho trắng hoặc nước táo.
  10. Cần chú ý gì sau khi nội soi tiêu hóa? Bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi 1 thời gian ngắn khoảng 1 giờ để tỉnh ngủ. Bác sĩ sẽ gặp bệnh nhân và người nhà để giải thích kết quả nội soi. Bệnh nhân sẽ có thể còn cảm giác đau họng sau khi soi dạ dày, hoặc giảm cảm giác đau quặn bụng sau khi soi đại tràng. Các cảm giác này sẽ giảm dần trong ngày. Bệnh nhân nên có người nhà đưa về, không tự đi xe về vì có thuốc ngủ có thể làm bệnh nhân không tỉnh táo khi lái xe. Nếu bệnh nhân có thực hiện các thủ thuật như sinh thiết, cắt polyp, bác sĩ sẽ dặn bệnh nhân những dấu hiệu cần theo dõi nếu có biến chứng, chẳng hạn đau bụng ngày càng nhiều, bụng trướng
  11. căng, hoặc đi tiểu ra máu. Khi có các triệu chứng trên cần phải tái khám lại ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2