những vấn đề cơ bản về tài chính
lượt xem 126
download
Tài liệu tham khảo những vấn đề cơ bản về tài chính thuộc Bộ môn tài chính doanh nghiệp Quá trình ra đời và phát triển của tài chính Tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời và phát triển của tài chính Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa tiền tệ Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: những vấn đề cơ bản về tài chính
- PHẦN 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH 1 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- NỘI DUNG CHƯƠNG HỌC 2.1 Quá trình ra đời và phát triển của tài chính 2.2 Bản chất của tài chính 2.3 Chức năng của tài chính 2.4 Hệ thống tài chính 2 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 2.1 Quá trình ra đời và phát triển của tài chính 2.1.1 Tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời và phát triển của tài chính a. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa tiền tệ b. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước 3 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 2.1.2 Đặc trưng cơ bản của tài chính qua các thời kỳ • Giai đoạn trước chủ nghĩa tư bản • Giai đoạn từ chủ nghĩa tư bản đến nay 4 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Đặc trưng cơ bản của tài chính qua các thời kỳ Giai đoạn trước chủ nghĩa tư bản - Các quan hệ TC phần lớn được thực hiện dưới hình thái hiện vật trực tiếp Phần lớn các quan hệ TC nhằm huy đồng nguồn lực TC cho Nhà nước không mang tính thống nhất trong toàn bộ nên kinh tế quốc dân và phụ thuộc vào chủ quan của người đứng đầu Nhà nước - Các quan hệ tài chính giữa những người sản xuất trong xã hội cũng chưa phát triển. - Tài chính trong giai đoạn này là công cụ đàn áp, bóc lột người lao động Giai đoạn từ chủ nghĩa tư bản đến nay - Các quan hệ tài chính giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội được thực hiện dưới hình thái giá trị. - Quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực của nhà nước được dựa trên những nguyên tắc, luật lệ nhất định và đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Các quan hệ tài chính giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất của xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. - Tài chính là công cụ để nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 5 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- • 2.1.3 Khái niệm tài chính Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân và của cải xã hội dưới hình thái giá trị thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các lợi ích của các chủ thể trong xã hội. 6 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 2.2 Bản chất của tài chính 2.2.1 Nội dung và đặc trưng của các quan hệ tài chính Nội dung - Các quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế -xã hội - Các quan hệ tài chính giữa các chủ thể với nhau - Các quan hệ tài chính trong nội bộ một chủ thể - Các quan hệ tài chính quốc tế 7 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Đặc trưng • Tiền tệ xuất hiện trong các mối quan hệ tài chính với tư cách là phương tiện thực hiện các mối quan hệ đó. • Khi các quan hệ tài chính nảy sinh bao giờ cũng kéo theo sự dịch chuyển một lượng giá trị nhất định. • Thông qua các mối quan hệ tài chính, các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động tức là quá trình tạo lập (chức năng phương tiện tích lũy giá trị) và sử dụng (chức năng phương tiện thanh toán) bởi các chủ thể khác nhau trong xã hội. 8 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 2.2.2 Bản chất của tài chính * Nhận xét Biểu hiện bề ngoài của các quan hệ tài chính là sự vận động độc lập tương đối của các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập và sử dụng chúng. Thực chất đây là quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục đích nhất định. Đằng sau sự vận động của quỹ tiền tệ thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế (các quan hệ kinh tế) giữa các chủ thể thể hiện sự phân chia của cải xã hội giữa các chủ thể liên quan dưới hình thái giá trị. 9 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Kết luận về bản chất của TC Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị. Các quan hệ TC phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhưng tài chính không phải là tiền hay quỹ tiền tệ. Tài chính là các quan hệ phân phối chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và Pháp luật nhưng tài chính không phải là hệ thống các luật lệ về tài chính. 10 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 2.3 Chức năng của tài chính Chức năng của Tài chính CHỨC CHỨC NĂNG NĂNG PHÂN GIÁM PHỐI ĐỐC 11 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- 2.3 Chức năng của tài chính 2.3.1. Chức năng phân phối a. Khái niệm b. Đối tượng phân phối c. Chủ thể phân phối d. Kết quả của phân phối tài chính e. Đặc điểm của phân phối tài chính f. Quá trình phân phối tài chính g. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chức năng này 12 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Khái niệm • Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ đó quá trình phân phối của cải xã hội được thực hiện thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm thoả mãn nhu cầu của nhà nước và của mọi chủ thể trong xã hội 13 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Đối tượng phân phối • GDP được tạo ra hàng năm. đây là đối tượng phân phối chính của tài chính, gồm 2 bộ phận: – Bộ phận GDP sáng tạo ra trong năm (trong kỳ phân phối này) – Bộ phận GDP tạo ra từ kỳ trước nhưng chưa phân phối • Các nguồn lực tài chính được huy động từ bên ngoài: nguồn lực tài chính có từ hoạt động xuất nhập khẩu, viện trợ, đầu tư quốc tế, … • Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn: đất đai, dầu mỏ, khoáng sản… 14 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Chủ thể phân phối • Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn tài chính • Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn tài chính • Chủ thể có quyền lực chính trị 15 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Kết quả của phân phối tài chính • Là sự hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích đã định 16 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Đặc điểm của phân phối tài chính Phân phối tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị nhưng không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị. Phân phối tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ. Các quan hệ phân phối TC không phải bao giờ cũng nhất thiết kèm theo sự dịch chuyển giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác. Phân phối TC bao gồm 2 quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại trong đó phân phối lại bao trùm và thể hiện rõ nét nhất bản chất của TC. 17 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Quá trình phân phối của tài chính Phân phối lần đầu - Khái niệm: Là quá trình phân phối chỉ diễn ra trong khu vực sản xuất, tạo ra các quỹ tiền tệ cơ bản đối với những chủ thể có liện quan đến quá trình sản xuất. - Phạm vi - Kết quả của PP lần đầu: bù đắp các chi phí tiêu hao, hình thành các quỹ DN (tiền lương, tự bảo hiểm..), trả cho các chủ thể sở hữu vốn và tài nguyên. Phân phối lại - Khái niệm: là quá trình tiếp tục phân phối các quỹ tiền tệ đã hình thành trong phân phối lần đầu ra toàn xã hội - Phạm vi - Kết quả PP lại - Tác dụng của PP lại (3 tác dụng) 18 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Phân phối lần đầu • Khái niệm: Là quá trình phân phối chỉ diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra của cải cho xã hội. • Chủ thể tham gia phân phối lần đầu : là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hay sản phẩm dịch vụ. • Phạm vi: Ta thấy rằng phân phối lần đầu có phạm vi hẹp chủ yếu trong khâu cơ sở của hệ thống tài chính (tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình) 19 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
- Kết quả của quá trình phân phối lần đầu Tổng sản phẩm quốc dân được chia thành các phần cơ bản: • Một phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Phần này dùng để tái sản xuất xã hội. • Một phần để trả cho người lao động, đây là thu nhập của người lao động. • Một phần hình thành nên các quỹ dự trữ của các chủ thể nhằm bù đắp những tổn thất bất ngờ xảy ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. • Một phần là thu nhập của các chủ sở hữu về vốn và các nguồn tài nguyên 20 Bộ môn tài chính doanh nghiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 1 - TS. Nguyễn Hoài Phương
50 p | 249 | 37
-
Bài giảng Nhập môn Tài chính Tiền tệ
243 p | 293 | 31
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính - GV. Nguyễn Thanh Hằng
189 p | 137 | 27
-
Bài giảng Tài chính vi mô: Chương 1- ĐH Thương Mại
36 p | 188 | 24
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 5: Những vấn đề cơ bản về lãi suất
32 p | 169 | 24
-
Những vấn đề cơ bản về thuế
13 p | 233 | 22
-
Quản lý nhà nước về tài chính - PGS.TS Đỗ Đức Minh
46 p | 159 | 13
-
Bài giảng Bài 1: Những vấn đề cơ bản về tài chính
56 p | 129 | 10
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Những vấn đề cơ bản về phạm trù tài chính - ĐH Kinh tế TP.HCM
29 p | 135 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất
15 p | 76 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 2: Tài chính công
27 p | 61 | 9
-
Bài giảng tài chính quốc tế 1 - Bài 3: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá
11 p | 63 | 7
-
Bài giảng Quản lý tài chính công - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Tài chính công và quản lý tài chính công
66 p | 10 | 5
-
Bài giảng Tài chính quốc tế 1: Bài 3 - Nguyễn Thị Thanh Dương
36 p | 61 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Bài 2 - TS. Đặng Anh Tuấn
34 p | 47 | 3
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng
16 p | 60 | 3
-
Bài giảng Tài chính công: Chương 1 - Lê Trường Hải
19 p | 5 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Tài chính công (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
35 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn