Di sản thừa kế theo pháp luật dán sự Việt Nam..<br />
<br />
Phần III<br />
THANH TOÁN<br />
VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ<br />
Nếu việc xác định di sản thừa kế là khâu đầu tiên cần<br />
thiết và quan trọng, là việc làm có ý nghĩa quyết định cho<br />
các bước tiếp theo trong quan hệ pháp luật về thừa kế, thì<br />
thanh toán và phân chia di sản là khâu cuốỉ cùng, và<br />
cũng là kết quả của quá trình thực hiện các nội dung đó.<br />
Bản thân nó cũng đòi hỏi, những yêu cầu riêng biệt, đồng<br />
thời nó cũng có tính quyết định thể hiện kết quả đạt ở<br />
mức nào trong việc thực hiện các nội dung của quan hệ<br />
thừa kế trên thực tế. Trước khi thực hiện việc phân chia<br />
di sản thừa kế là một loạt các công việc phải làm của<br />
những người thừa kế.<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
A<br />
<br />
I. THANH TOÁN DI SẢN THỪA KẾ<br />
Khi trong gia đình có người nằm xuống thì việc đầu tiên<br />
của những ngưòi thân, họ mạc là việc lo mai táng “mồ yên,<br />
mả đẹp ” cho ngưòi đã mất, tiếp đến là những công việc<br />
khác liên quan đến di sản thừa kế mà ngưòi chết để lại.<br />
Những ngưòi thừa kế cần có sự bàn bạc,thoả thuận trong<br />
việc quản lý di sản, ngưòi phân chia di sản, cách thức phân<br />
252<br />
<br />
Phần III. Thanh toán và phán chia di sấn thừa kế<br />
<br />
chia di sản... Bởi vậy, họ thưòng họp mặt nhũng ngưòi thừa<br />
kế để thông nhất các vấn đề cần thiết nêu trên.<br />
1. Họp mặt những người thừa kế<br />
<br />
Họp mặt những người thừa kế hay không là phụ thuộc<br />
vào ý chí của ngưòi thừa kế, điều đó có nghĩa là pháp luật<br />
không buộc phải thực hiện việc họp mặt này. Tuy nhiên,<br />
nếu những người thừa kế xét thấy cần phải họp mặt để dễ<br />
dàng đi đến thống nhất về việc cử người quản lý di sản,<br />
ngưòi phân chia di sản; nghĩa vụ của từng người thừa kế<br />
nếu người để lại di sản không định đoạt trong di chúc và cơ<br />
bản nhất là thống nhất cách phân chia di sản(1>.<br />
Để cho những thoả thuận đó là bằng chứng pháp lý<br />
trong việc xem xét và giải quyết những tranh chấp có thể<br />
xảy ra, thì mọi thoả thuận trong buổi họp mặt những ngưòi<br />
thừa kế phải được lập thành văn bản, trong văn bản này<br />
phải có đầy đủ chữ ký của những người thừa kế. Đối với<br />
những người không có, hạn chế hoặc chưa có năng lực hành<br />
vi dân sự thì người đại diện theo pháp luạt của họ thay mặt<br />
họ ký vào văn bản họp mặt những người thừa kế.<br />
Nếu trong một gia đình hoà thuận, thương yêu, gắn bó<br />
thì vấn đề chia thừa kế cho ai và họ được hưởng bao nhiêu,<br />
ai là người quản lý di sản dùng vào việc thò cúng... sẽ<br />
không mấy khó khăn. Trên thực tế việc quản lý di sản cũng<br />
(UĐiều 648<br />
<br />
Bộ luật Dân sự năm 2005.<br />
253<br />
<br />
Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự ViệtNam...<br />
<br />
như phân chia di sản thưòng được những người tlừa kê<br />
thoả thuận phân chia một cách hoà thuận và nhường nhịn<br />
lẫn nhau. Bỏi vậy những tranh chấp về thừa kế sẽ không<br />
xảy ra đôi với những gia đình này.<br />
Việc họp mặt những ngưòi thừa kế mà không đem đến<br />
những kết quả của việc bàn bạc của những người tlừa kế<br />
thì nguy cơ dẫn đến những tranh chấp về di sản thừa kế,<br />
về những người được hưởng di sản thừa kế rất dễ xẻy ra.<br />
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cuộc họp mặt ihững<br />
người thừa kế cần bàn bạc, thoả thuận những vấn đề gì.<br />
Nếu người để lại di sản không chỉ định ngưòi quản lý,<br />
người phân chia di sản, ngưòi công bố di chúc... thì Tấn đề<br />
quản lý di sản, người phân chia di sản phải được đưs ra để<br />
bàn bạc, thống nhất đối với những vấn đề này để có ngưòi<br />
quản lý di sản trong thòi gian di sản chưa được phân chia<br />
nhằm tránh được mất mát, hư hỏng, tẩu tán, giấu diếm di<br />
sản thừa kế... những ngưồi thừa kế có thể thống nhất cách<br />
phân chia di sản nếu họ quyết định phân chia di sản trong<br />
thời gian này.<br />
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản và người<br />
phân chia di sản có thể do những người thừa kế cùng nhau<br />
thoả thuận như: về thòi gian quản lý, thù lao được hưởng,<br />
bảo quản di sản, bồi thưòng thiệt hại... Nếu không thoả<br />
thuận thì quyền và nghĩa vụ của những ngưòi này được xác<br />
định và thực hiện theo quy định tại Điều 638 và Điều 639<br />
BLDS năm 2005.<br />
^<br />
254<br />
<br />
Phần III. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế<br />
<br />
2. Người phân chia di sản<br />
<br />
Là người trong thực tế đứng ra tổ chức, thực hiện việc<br />
phân chia di sản cho những ngưòi thừa kế theo di chúc<br />
hoặc theo sự thoả thuận của những người thừa kế.<br />
Một trong những quyền của người lập di chúc được<br />
Điều 648 BLDS năm 2005 quy định là chỉ định ngưòi giữ<br />
di chúc, ngưòi quản lý di sản và ngưòi phân chia di sản.<br />
Người phân chia di sản không bắt buộc phải nằm trong<br />
diện thừa kế mà có thể là một người bất kỳ nào đó theo ý<br />
chí của người lập di chúc hoặc do thoả thuận của những<br />
người thừa kế. Người phân chia di sản có thể đồng thòi là<br />
người quản lý di sản nhưng cũng có thể là hai ngưòi khác<br />
nhau, mỗi người thực hiện một công việc.<br />
Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng ý chí<br />
của ngưòi để lại di sản đã thể hiện trong di chúc theo Điều<br />
684 BLDS năm 2005.<br />
Nếu người lập di chúc không xác định cách phân chia<br />
di sản cho ai, bao nhiêu, tài sản nào, hoặc đôi với phần tài<br />
sản không được định đoạt trong di chúc, phần tài sản liên<br />
quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật, phần<br />
tài sản bị từ chôl... được áp dụng chia thừa kế theo pháp<br />
luật thì ngưòi phân chia di sản phải phân chia theo đúng<br />
thoả thuận của những thừa kế viên.<br />
Người phân chia di sản chỉ được hưởng thù lao đối với<br />
công việc quản lý và phân chia di sản nếu được ngưòi lập<br />
255<br />
<br />
Di sẩn thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam...<br />
<br />
di chúc cho phép. Mức thù lao được hưởng được xác định<br />
theo ý chí của ngưòi để lại di sản. Nếu trong di chúc không<br />
xác định việc hưởng thù lao và mức thù lao, nhưng nếu có<br />
sự thoả thuận của những thừa kế viên thì ngưòi phân chia<br />
di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thoả thuận đó.<br />
Hiện nay, luật dân sự của nước ta mới chỉ quy định<br />
ngưòi quản lý di sản là ngưòi phân chia di sản mà chưa quy<br />
định thòi điểm bắt đầu kiểm kê di sản cho đến khi kết thúc<br />
kiểm kê di sản thừa kế trong vòng bao nhiêu ngày.<br />
Chúng tôi cho rằng, việc quy định này có ý nghĩa lớn<br />
trong việc đánh giá tình hình di sản thừa kế của người để<br />
lại di sản. Nếu để quá lâu thì khả năng thất lạc, mất mát,<br />
hư hỏng, tẩu tán di sản xảy ra càng lớn. Hơn nữa, có nhiều<br />
trưòng hợp di sản của ngưòi quá cố thuộc về rất nhiều<br />
người thừa kế mà chưa được xác định tài sản nào thuộc về<br />
ai, bởi vậy ý thức bảo quản di sản của họ bị hạn chế nhiều<br />
so với việc đã xác định kiểm kê di sản và trao quyền cho<br />
ngưòi đó đó quản lý khối di sản đó.<br />
Bộ luật Dân sự của đa sô" các nước trên thế giới đều<br />
quy định về vấn đề thanh toán di sản trước khi chia di<br />
sản thừa kế.<br />
Bộ luật Dân sự của Pháp tại Điều 870 quy định: “các<br />
<br />
đồng thừa k ế cùng phải trả các món nợ và các nghĩa vụ<br />
khác của di sản, mỗi người theo tỉ lệ phần mình được<br />
hường’. Theo điều luật này thì những món nợ và nghĩa vụ<br />
phát sinh trong các quan hệ pháp luật mà trưốc khi chết<br />
256<br />
<br />