<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ <br />
<br />
Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II<br />
trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng<br />
thương mại Việt Nam<br />
Tô Ngọc Hưng<br />
Phạm Quỳnh Trang<br />
Ngày nhận: 21/09/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 17/10/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 23/10/2018<br />
<br />
Một trong những vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam<br />
hiện nay là tình trạng rủi ro tín dụng (RRTD) dẫn đến nợ xấu bởi<br />
trình độ quản trị còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, thông tin thiếu<br />
minh bạch và không đầy đủ. Vì vậy, để quản trị RRTD có hiệu quả<br />
cần phải xây dựng một mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế.<br />
Các nguyên tắc Basel về quản trị RRTD chính là nền tảng xây dựng<br />
mô hình quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt<br />
Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã đề ra một lộ<br />
trình áp dụng Basel II đối với hệ thống NHTM thông qua việc ban<br />
hành Công văn số 1601/NHNN- TTGSNH ngày 17/3/2014. Theo đó,<br />
lộ trình thực hiện Basel II được đưa ra từ năm 2015 đến 2018 với 10<br />
NHTM được lựa chọn thí điểm. Dự kiến đến cuối năm 2018, 10 ngân<br />
hàng thí điểm sẽ hoàn thành triển khai Basel II, sau đó sẽ mở rộng áp<br />
dụng với các NHTM khác trong cả nước, đến năm 2020 cơ bản các<br />
NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất<br />
12- 15 NHTM áp dụng thành công Basel II. Trong bối cảnh Việt Nam<br />
hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, các NHTM của Việt Nam<br />
cần thúc đẩy việc nghiên cứu và kịp thời áp dụng các tiêu chuẩn của<br />
Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro<br />
tín dụng nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, bài viết tập trung vào<br />
các nội dung: (i) Các yêu cầu về quản trị RRTD theo Basel II; (ii)<br />
Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại 10 ngân hàng thí điểm triển<br />
khai Basel II; (iii) Đánh giá và đưa ra những vấn đề cần quan tâm<br />
nhằm thúc đẩy việc triển khai quản trị RRTD theo Basel II trong hệ<br />
thống NHTM Việt Nam.<br />
Từ khóa: Rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, basel II<br />
<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 197- Tháng 10. 2018<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
1. Những yêu cầu của Basel<br />
II trong quản trị rủi ro tín<br />
dụng ngân hàng thương mại<br />
ăm 1988,<br />
BCBS (Ủy<br />
ban Basel<br />
về Giám sát<br />
ngân hàng) đã<br />
giới thiệu một khung RRTD<br />
(Basel I) xác định các tiêu<br />
chuẩn về vốn để hạn chế rủi<br />
ro kinh doanh của các ngân<br />
hàng và tăng cường hệ thống<br />
tài chính. Để đáp ứng các yêu<br />
cầu phát triển liên tục trong<br />
ngành ngân hàng, các quy<br />
định này đã được sửa đổi vào<br />
quý 4/2003, một hiệp ước về<br />
vốn mới (Basel II) được ban<br />
hành. Những quy định về<br />
quản trị RRTD của Basel II<br />
bao gồm các nội dung: (i) Yêu<br />
cầu về vốn tối thiểu; (ii) Yêu<br />
cầu về phương pháp tiếp cận;<br />
(iii) Yêu cầu về xây dựng các<br />
hệ thống.<br />
Thứ nhất, với nội dung yêu<br />
cầu về vốn tối thiểu: Basel II<br />
yêu cầu sử dụng trọng số tín<br />
dụng tương ứng với mỗi loại<br />
tài sản. Để đo lường mức độ<br />
rủi ro tương ứng của mỗi loại<br />
tài sản có, mỗi danh mục tài<br />
sản có của NHTM được gán<br />
một trọng số rủi ro nhất định<br />
để tính tài sản có theo mức<br />
độ rủi ro. Việc áp dụng trọng<br />
số rủi ro trong tính toán tỷ lệ<br />
an toàn vốn sẽ công bằng hơn<br />
trong so sánh tỷ lệ an toàn<br />
vốn tối thiểu của hệ thống<br />
các NHTM tại các nước khác<br />
nhau; đồng thời khích lệ ngân<br />
hàng nắm giữ các tài sản có<br />
thanh khoản cao. Basel II chia<br />
tài sản có của ngân hàng thành<br />
5 nhóm với quy định một cách<br />
<br />
2<br />
<br />
Số 197- Tháng 10. 2018<br />
<br />
tương đối về trọng số rủi ro.<br />
Tổng tài sản có rủi ro của<br />
NHTM tính bằng công thức:<br />
TCRA= ∑ WiAi, trong đó: Wi<br />
là trọng số rủi ro, Ai là loại tài<br />
sản có, TCRA là tổng tài sản<br />
có theo rủi ro.<br />
Thứ hai, với nội dung yêu<br />
cầu về phương pháp tiếp cận.<br />
Theo Basel II, ngân hàng có<br />
thể lựa chọn một trong các<br />
cách tiếp cận sau: (i) Phương<br />
pháp tiêu chuẩn; (ii) Phương<br />
pháp xếp hạng nội bộ.<br />
Phương pháp tiêu chuẩn (SA)<br />
yêu cầu các ngân hàng phân<br />
loại các rủi ro thành các hạng<br />
mục giám sát dựa trên các đặc<br />
điểm có thể quan sát được<br />
và sau đó thiết lập trọng số<br />
rủi ro cố định theo mỗi hạng<br />
mục giám sát. Phương pháp<br />
tiêu chuẩn cho phép sử dụng<br />
đánh giá tín dụng bên ngoài<br />
để nâng cao độ nhạy cảm rủi<br />
ro so với Basel I. Nếu không<br />
có trọng số rủi ro bên ngoài,<br />
phương pháp này yêu cầu<br />
trong hầu hết trường hợp, sử<br />
dụng trọng số rủi ro 100%.<br />
Phương pháp xếp hạng nội<br />
bộ (Internal Ratings BaselIRB) là phương pháp trong đó<br />
các NHTM tự mình đánh giá<br />
các thành phần rủi ro và mức<br />
độ rủi ro của danh mục tài<br />
sản có của mình để xác định<br />
mức vốn tín dụng an toàn tối<br />
thiểu. Phương pháp IRB về<br />
xác định tài sản có rủi ro dựa<br />
trên các tham số rủi ro của<br />
ngân hàng, bao gồm: PD (xác<br />
suất không trả nợ), LGD (tỷ<br />
trọng tổn thất ước tính), EAD<br />
(rủi ro không trả nợ), M (kỳ<br />
hạn), ρ (tương quan tài sản),<br />
CI (khoảng tin cậy). IRB được<br />
chia thành hai phương pháp:<br />
<br />
(i) IRB cơ bản (FIRB) và (ii)<br />
IRB nâng cao (AIRB). Theo<br />
cả hai phương pháp FIRB và<br />
AIRB, các ngân hàng cung<br />
cấp cho cơ quan thanh tra,<br />
giám sát ước tính nội bộ về<br />
PD. Đối với các ngân hàng<br />
áp dụng phương pháp FIRB,<br />
các thông số khác sẽ được xác<br />
định bởi cơ quan thanh tra,<br />
giám sát. Các ngân hàng sử<br />
dụng phương pháp AIRB sẽ<br />
tính toán tất cả các thông số<br />
rủi ro (PD, LGD, EAD và thời<br />
hạn hiệu lực (M) bằng cách sử<br />
dụng mô hình nội bộ của họ).<br />
Khi tính PD, LGD, EAD và<br />
M, một ngân hàng có thể dựa<br />
vào dữ liệu dài hạn có được từ<br />
kinh nghiệm của họ, hoặc từ<br />
các nguồn khác bên ngoài nếu<br />
ngân hàng có thể chứng minh<br />
nguồn dữ liệu đó phù hợp với<br />
hoạt động của mình. Phương<br />
pháp cơ bản và nâng cao IRB<br />
khác nhau chủ yếu ở đầu vào<br />
được cung cấp bởi một ngân<br />
hàng dựa trên ước lượng của<br />
ngân hàng đó và dựa trên<br />
những yếu tố được các cơ<br />
quan giám sát xác định.<br />
Thứ ba, yêu cầu về xây dựng<br />
các hệ thống. Basel II yêu cầu<br />
có một sự chuẩn hóa, hay còn<br />
gọi là sự thống nhất chung<br />
về kết cấu dữ liệu thể hiện<br />
trong việc thu thập dữ liệu,<br />
tổng hợp và hợp chuẩn dữ liệu<br />
liên quan đến hoạt động tín<br />
dụng. Một số yêu cầu đối với<br />
dữ liệu tín dụng, bao gồm: (i)<br />
Thông tin về sản phẩm: Hệ<br />
thống kiến trúc dữ liệu phải<br />
đảm bảo cung cấp được thông<br />
tin về tất cả các loại sản phẩm<br />
mà ngân hàng đang áp dụng;<br />
(ii) xây dựng dữ liệu: cơ sở<br />
dữ liệu phải đảm bảo cho việc<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
tính toán chính xác các chỉ số<br />
xác suất vỡ nợ (PD), mất vốn<br />
do vỡ nợ (LGD), rủi ro vỡ nợ<br />
(EAD); (iii) dữ liệu phải cung<br />
cấp được quá trình lịch sử: dữ<br />
liệu liên quan đến rủi ro, đánh<br />
giá phân loại, xác suất vỡ nợ,<br />
khả năng mất vốn và thu hồi<br />
nợ ngoại bảng.<br />
2. Thực trạng quản trị rủi<br />
ro tín dụng tại 10 ngân hàng<br />
thí điểm triển khai Basel II<br />
Thứ nhất, yêu cầu về vốn tối<br />
thiểu.<br />
Có thể thấy, tỷ lệ an toàn vốn<br />
của 10 ngân hàng trên luôn<br />
cao hơn mức 9% từ năm 2014<br />
đến nay, ngoại trừ BIDV năm<br />
2016. Dù giữ mức đủ vốn<br />
an toàn theo đúng quy định<br />
nhưng nhìn chung tỷ lệ CAR<br />
của 10 ngân hàng đang có xu<br />
hướng giảm dần từ 2014 đến<br />
nay. Để tăng vốn tự có, các<br />
ngân hàng Việt Nam đã cố<br />
gắng tăng cả vốn cấp 1 và vốn<br />
cấp 2. Tuy nhiên, các ngân<br />
hàng đang gặp khó khăn trong<br />
việc tăng vốn cấp 1 vì ngành<br />
Ngân hàng không còn dễ thu<br />
hút vốn đầu tư như trước. Đa<br />
số các ngân hàng hiện nay<br />
đang phụ thuộc nhiều vào biện<br />
pháp ngắn hạn là tăng vốn<br />
cấp 2 thông qua phát hành trái<br />
<br />
phiếu. Thiếu vốn đang là vấn<br />
đề mà tất cả các ngân hàng<br />
khi triển khai Basel II phải đối<br />
mặt.<br />
Thứ hai, về phương pháp<br />
tiếp cận. 10 NHTM thuộc<br />
diện triển khai thí điểm Basel<br />
II đều đã có hệ thống xếp<br />
hạng tín dụng nội bộ triển<br />
khai từ trước năm 2013 cho<br />
danh mục khách hàng doanh<br />
nghiệp. Do vậy, yêu cầu về<br />
5 năm dữ liệu đối với nhóm<br />
khách hàng doanh nghiệp là<br />
khả thi. Tuy nhiên, rất nhiều<br />
ngân hàng chưa triển khai hệ<br />
thống xếp hạng tín dụng nội<br />
bộ cho nhóm khách hàng cá<br />
nhân. Hơn nữa, trước đây các<br />
NHTM xây dựng hệ thống<br />
xếp hạng tín dụng nội bộ chủ<br />
yếu phục vụ mục tiêu tuân thủ<br />
quy định của NHNN nên chất<br />
lượng dữ liệu lưu trữ trong hệ<br />
thống thường không đảm bảo<br />
chất lượng cần thiết. Điều này<br />
dẫn tới việc có đủ 5 năm dữ<br />
liệu trước năm 2018 đối với<br />
một số danh mục đòi hỏi việc<br />
thu thập dữ liệu bằng thủ công<br />
đối với một số phân khúc<br />
khách hàng, tối thiểu là từ<br />
năm 2013 đến khi có hệ thống<br />
lưu trữ các dữ liệu này một<br />
cách tập trung.<br />
Mặc dù đã có bước chuẩn<br />
bị về dữ liệu nói trên, các<br />
<br />
NHTM phần lớn đều chưa<br />
có cơ cấu tổ chức phù hợp<br />
để quản trị dữ liệu. Phần lớn<br />
các dữ liệu cho quản lý rủi ro<br />
hiện nay là sản phẩm của quá<br />
trình kinh doanh thay vì xuất<br />
phát từ nhu cầu quản lý rủi<br />
ro. Việt Nam cũng chưa có<br />
tổ chức chuyên xếp hạng tín<br />
dụng doanh nghiệp một cách<br />
chuyên nghiệp và đáng tin cậy<br />
để cung cấp thông tin hữu ích<br />
cho việc đo lường rủi ro ở các<br />
NHTM.<br />
Thứ ba, về yêu cầu xây dựng<br />
hệ thống. Để có thể áp dụng<br />
được phương pháp chuẩn hóa<br />
(SA) và tiến tới là phương<br />
pháp nội bộ (IRB), các ngân<br />
hàng cần có hạ tầng kỹ thuật<br />
phát triển và cơ sở dữ liệu đầy<br />
đủ, chính xác. Vì vậy, nhiều<br />
ngân hàng đã thực hiện nâng<br />
cấp hoặc thay mới hệ thống kỹ<br />
thuật từ năm 2014. Tuy nhiên,<br />
việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ<br />
tầng kỹ thuật không phải dễ<br />
dàng đối với các ngân hàng<br />
Việt Nam nói chung vì chi phí<br />
cao. Mặt bằng cơ sở kỹ thuật<br />
hiện nay của các ngân hàng<br />
Việt Nam vẫn chưa đồng bộ<br />
và cần cải thiện hơn nữa. Hạ<br />
tầng công nghệ thông tin của<br />
các NHTM chưa phát triển,<br />
chủ yếu mới chỉ hỗ trợ các ghi<br />
nhận về giao dịch và kế toán,<br />
<br />
Bảng 1. Tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II giai đoạn 2014- 2017<br />
Ngân hàng<br />
<br />
CTG<br />
<br />
VCB<br />
<br />
BID<br />
<br />
SCB<br />
<br />
TCB<br />
<br />
ACB<br />
<br />
MBB<br />
<br />
MSB<br />
<br />
Đơn vị: %<br />
VIB<br />
VPB<br />
<br />
2014<br />
<br />
10,40<br />
<br />
11,61<br />
<br />
9,27<br />
<br />
9,39<br />
<br />
15,65<br />
<br />
14,08<br />
<br />
10,07<br />
<br />
15,73<br />
<br />
17,7<br />
<br />
11,03<br />
<br />
2015<br />
<br />
10,50<br />
<br />
11,04<br />
<br />
9,01<br />
<br />
9,95<br />
<br />
14,74<br />
<br />
12,80<br />
<br />
11,70<br />
<br />
25,53<br />
<br />
18,00<br />
<br />
12,20<br />
<br />
2016<br />
<br />
9,70<br />
<br />
10,57<br />
<br />
8,80<br />
<br />
9,70<br />
<br />
13,10<br />
<br />
13,90<br />
<br />
12,90<br />
<br />
14,00<br />
<br />
13,50<br />
<br />
13,03<br />
<br />
2017<br />
<br />
10,00<br />
<br />
11,63<br />
<br />
10,91<br />
<br />
-<br />
<br />
12,68<br />
<br />
11,49<br />
<br />
12,00<br />
<br />
19,48<br />
<br />
13,07<br />
<br />
12,60<br />
<br />
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
Số 197- Tháng 10. 2018<br />
<br />
3<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
việc đầu tư các giải pháp công<br />
nghệ thông tin mới nhằm hỗ<br />
trợ luồng công việc và ghi<br />
nhận thêm các dữ liệu về rủi<br />
ro sẽ yêu cầu rất nhiều thời<br />
gian, nguồn lực và chi phí của<br />
các ngân hàng. Chi phí liên<br />
quan cũng là một thách thức<br />
không nhỏ.<br />
Bên cạnh đó, về hệ thống xếp<br />
hạng tín dụng nội bộ tại các<br />
NHTM còn khá nhiều khe<br />
hở. Việc đo lường rủi ro tín<br />
dụng, các NHTM đang triển<br />
khai theo phương pháp xếp<br />
hạng tín dụng nội bộ mà bản<br />
chất của phương pháp này đó<br />
là phương pháp chuyên gia,<br />
dựa vào số liệu quá khứ kết<br />
hợp với kinh nghiệm của ngân<br />
hàng, hầu như không sử dụng<br />
phương pháp định lượng cho<br />
nên không đảm bảo tính khách<br />
quan và minh bạch.<br />
3. Những vấn đề cần quan<br />
tâm nhằm thúc đẩy việc<br />
triển khai quản trị rủi ro tín<br />
dụng theo Basel II trong hệ<br />
thống ngân hàng thương mại<br />
Việt Nam<br />
Thứ nhất, giải quyết vấn đề<br />
thiếu vốn trong dài hạn. Để<br />
giải quyết vấn đề thiếu vốn<br />
trong dài hạn, một số ngân<br />
hàng đã nghiên cứu và đề cập<br />
đến việc chuyển đổi mô hình<br />
hoạt động từ “capital heavy”<br />
sang “capital light” (từ mô<br />
hình kinh doanh sử dụng<br />
nhiều vốn sang mô hình kinh<br />
doanh dựa ít vào vốn). Một số<br />
giải pháp đưa ra để thực hiện<br />
việc chuyển đổi trên:<br />
(i) Tối thiểu hóa RWA (tổng<br />
tài sản tính theo RRTD). Để<br />
tối thiểu hóa RWA, các ngân<br />
<br />
4<br />
<br />
Số 197- Tháng 10. 2018<br />
<br />
hàng thường có xu hướng nỗ<br />
lực tính chính xác hơn RWA.<br />
Nguyên lý là trong những<br />
phương pháp tính RWA,<br />
thường những phương pháp<br />
có mức độ phức tạp thấp hơn,<br />
điển hình là phương pháp<br />
chuẩn hóa, sẽ cho RWA cao<br />
hơn so với phương pháp có độ<br />
phức tạp cao hơn (do nguyên<br />
tắc thận trọng của Basel).<br />
Theo đó việc thực hiện tính<br />
toán rủi ro theo phương pháp<br />
nâng cao, sử dụng các mô<br />
hình định lượng nội bộ sẽ cho<br />
phép tính toán RWA chính<br />
xác và qua đó nhiều khả năng<br />
kết quả RWA sẽ là thấp nhất.<br />
Việc tính chính xác hơn RWA<br />
có thể được thực hiện ở mọi<br />
hoạt động, trong đó tập trung<br />
vào 2 khâu gồm: (1) Thực<br />
hiện thông tin đầy đủ hơn về<br />
RWA tại bộ phận kinh doanh<br />
trực tiếp; và (2) Hạn chế hao<br />
hụt thông tin khi truyền tải<br />
giữa bộ phận kinh doanh trực<br />
tiếp và bộ phận tính toán<br />
RWA trong ngân hàng.<br />
(ii) Các giải pháp mang tính<br />
kinh doanh, bao gồm: (1) Tập<br />
trung vào việc tinh chỉnh lại<br />
thiết kế, chính sách sản phẩm,<br />
điều khoản trong hợp đồng để<br />
làm sao việc cung cấp các sản<br />
phẩm này có hiệu quả hơn về<br />
mặt vốn, hay nói cách khác là<br />
RWA thu được từ việc cung<br />
cấp các sản phẩm này là thấp<br />
nhất. Theo đó, Ban khách<br />
hàng có chức năng thiết kế<br />
sản phẩm sẽ ngồi lại với các<br />
đơn vị tính toán CAR, thanh<br />
khoản để cùng nhau tìm ra<br />
cách điều chỉnh hay thiết kế<br />
các sản phẩm có hiệu quả về<br />
vốn hơn. (2) Nâng cao hiệu<br />
quả khách hàng: Nhóm giải<br />
<br />
pháp này nhằm cơ cấu lại<br />
khách hàng, giúp ngân hàng<br />
thoát khỏi những khách hàng<br />
có lợi nhuận không tương<br />
xứng và cũng đồng nghĩa với<br />
việc không đáp ứng yêu cầu<br />
về vốn. Các NHTM cần có<br />
những chính sách quyết liệt<br />
về việc cơ cấu lại khách hàng,<br />
sàng lọc những khách hàng<br />
yếu kém.<br />
Thứ hai, xây dựng hệ thống<br />
xếp hạng tín dụng nội bộ.<br />
Trước thực tế Việt Nam thiếu<br />
hụt những tổ chức xếp hạng<br />
tín nhiệm chuyên nghiệp như<br />
hiện nay, các NHTM cần chủ<br />
động trong việc xây dựng một<br />
hệ thống xếp hạng tín nhiệm<br />
cho từng nhóm đối tượng<br />
khách hàng. Cụ thể:<br />
(i) Nâng cao chất lượng đánh<br />
giá, đo lường rủi ro hoạt<br />
động cấp tín dụng cho khách<br />
hàng doanh nghiệp, trong đó<br />
tập trung hơn vào các nhân<br />
tố sau: (1) Các nhân tố vỡ<br />
nợ tài chính bao gồm: khả<br />
năng sinh lời, khả năng thanh<br />
khoản, hiệu quả hoạt động,<br />
đòn bẩy tài chính, cấu trúc tài<br />
sản và nguồn vốn, khả năng<br />
thanh toán và các chỉ tiêu<br />
tăng trưởng. (2) Các nhân tố<br />
vỡ nợ phi tài chính bao gồm:<br />
trình độ và chất lượng nhân sự<br />
cấp quản lý (chất lượng, kinh<br />
nghiệm, trình độ,…); môi<br />
trường nội bộ (nhân sự nội bộ,<br />
quy chế hoạt động, kế hoạch<br />
kinh doanh,…); đặc điểm hoạt<br />
động kinh doanh (nguồn cung<br />
cấp đầu vào, thị trường đầu<br />
ra,…); mối quan hệ với các tổ<br />
chức tín dụng (hành vi trả nợ<br />
trong quá khứ, mức độ hợp<br />
tác trong việc cung cấp thông<br />
tin); khả năng tiếp cận nguồn<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ <br />
<br />
vốn của doanh nghiệp, các<br />
nhân tố ngành (chu kỳ ngành,<br />
hỗ trợ từ Chính phủ,…); mức<br />
độ nhạy cảm với biến động<br />
của thị trường (mức độ ảnh<br />
hưởng đến doanh thu, thu<br />
nhập và dòng tiền của doanh<br />
nghiệp trước những biến động<br />
của giá nguyên liệu đầu vào,<br />
đầu ra và tỷ giá); thông tin tín<br />
dụng (CIC).<br />
(ii) Thành lập các bộ phận<br />
chuyên trách thực hiện kiểm<br />
soát kết quả và đánh giá xếp<br />
hạng tín dụng. Ít nhất mỗi<br />
năm một lần, hệ thống xếp<br />
hạng tín dụng nội bộ phải<br />
được xem xét, sửa đổi, bổ<br />
sung trên cơ sở số liệu, thông<br />
tin khách hàng thu thập được<br />
trong năm.<br />
Thứ ba, xây dựng và hoàn<br />
thiện hệ thống công nghệ<br />
thông tin. Hai nội dung quan<br />
trọng cần phải giải quyết đối<br />
với hệ thống công nghệ thông<br />
tin (CNTT) tạo cơ sở cho việc<br />
áp dụng Basel II gồm: (1)<br />
Phát triển hạ tầng CNTT; và<br />
(2) hoàn thiện hệ thống cơ sở<br />
dữ liệu.<br />
(1) Phát triển hạ tầng CNTT:<br />
Việc ứng dụng và triển khai<br />
Basel II đòi hỏi một hạ tầng<br />
CNTT hiện đại, vì vậy các<br />
NHTM cần phải phát triển<br />
hơn nữa hạ tầng CNTT nhằm<br />
góp phần thúc đẩy nhanh quá<br />
trình triển khai Basel II và<br />
minh bạch hóa thông tin, quản<br />
lý thông tin một cách hiệu<br />
quả, an toàn. Các nội dung<br />
của giải pháp này bao gồm:<br />
- Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT<br />
tạo nền tảng cho phát triển<br />
ngân hàng số, trong đó: (i)<br />
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển<br />
ứng dụng công nghệ vào các<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
dịch vụ ngân hàng điện tử,<br />
dịch vụ thẻ,... nhằm nâng cao<br />
giá trị, khả năng thích ứng và<br />
đổi mới sản phẩm, dịch vụ<br />
ngân hàng trên nền tảng công<br />
nghệ hiện đại.<br />
(ii) Các dự án, cấu phần công<br />
nghệ cần được nâng cấp<br />
như: Core Banking, Digital<br />
Banking… Tích hợp, thiết<br />
kế phát triển phần mềm, hệ<br />
thống, phát triển quy trình,<br />
nâng cao sự tiện dụng, tiện<br />
lợi, bảo mật và các trải<br />
nghiệm mới về công nghệ cho<br />
khách hàng.<br />
- Phát triển hệ thống CNTT<br />
tiên tiến gắn với chiến lược<br />
kinh doanh, trong đó: (i) Phát<br />
triển hệ thống CNTT để đưa<br />
ra các sản phẩm, dịch vụ gắn<br />
chặt với chiến lược và định<br />
hướng kinh doanh của ngân<br />
hàng. Thực hiện triển khai các<br />
dự án tự động hóa các hoạt<br />
động kinh doanh cốt lõi như<br />
tín dụng, phát hành và thanh<br />
toán LC, chuyển tiền và kiều<br />
hối… nhằm rút ngắn thời gian<br />
tác nghiệp, nâng cao hiệu<br />
quả công việc của nhân viên<br />
và giảm thiểu rủi ro lỗi tác<br />
nghiệp trong hoạt động. (ii)<br />
Triển khai hệ thống quản lý<br />
khách hàng hiện đại để giúp<br />
các nhân viên có thể chăm<br />
sóc khách hàng chu đáo và<br />
đảm bảo tính bảo mật, hiệu<br />
quả trong khai thác sử dụng<br />
thông tin cũng như cảnh báo<br />
kịp thời về các khả năng rủi ro<br />
có thể xảy ra. (iii) Tăng cường<br />
ứng dụng công nghệ thông tin<br />
phục vụ công tác quản lý rủi<br />
ro, quản trị nguồn lực để nâng<br />
cao chất lượng quản trị ngân<br />
hàng. Tăng cường các biện<br />
pháp đảm bảo an ninh, an toàn<br />
<br />
và hoạt động liên tục cho hệ<br />
thống CNTT của tổ chức tín<br />
dụng. Tuân thủ các tiêu chuẩn<br />
về an ninh thông tin quốc tế<br />
như PCI DSS trong lĩnh vực<br />
thanh toán thẻ, hay ứng dụng<br />
công nghệ xác thực nhiều<br />
yếu tố của công ty bảo mật<br />
hàng đầu thế giới như RSA.<br />
(iv) Xây dựng kho lưu trữ dữ<br />
liệu bằng thiết bị điện tử Data<br />
Warehouse để hỗ trợ việc<br />
phân tích dữ liệu và lập báo<br />
cáo phân tích, đưa ra quyết<br />
định phù hợp nhất đối với<br />
người sử dụng.<br />
(2) Hoàn thiện hệ thống cơ sở<br />
dữ liệu. Các NHTM phải xây<br />
dựng được hệ thống cơ sở dữ<br />
liệu theo thời gian thực. Điều<br />
này cho phép các NHTM có<br />
thể thu thập được thông tin<br />
và dữ liệu cần thiết cho hoạt<br />
động phân tích ở bất kỳ thời<br />
điểm nào. Tuy nhiên, việc xây<br />
dựng được hệ thống trên theo<br />
thời gian thực không hề đơn<br />
giản. Trên thực tế, để phát<br />
triển hệ thống trên cần đảm<br />
bảo các điều kiện: (i) thống<br />
nhất chế độ báo cáo; (ii) hệ<br />
thống phân tích báo cáo tự<br />
động; (iii) nâng cao khả năng<br />
tìm kiếm dữ liệu và chia sẻ<br />
thông tin giữa các NHTM.<br />
Đối với RRTD, các NHTM<br />
cần có hệ thống thông tin và<br />
kỹ thuật phân tích có khả năng<br />
đo lường được rủi ro trong tất<br />
cả các hoạt động nội bảng và<br />
ngoại bảng của bảng cân đối<br />
tài sản. Hiệu quả của quy trình<br />
đo lường RRTD phụ thuộc<br />
nhiều vào chất lượng của hệ<br />
thống thông tin quản lý. Khi<br />
xây dựng một thệ thống thông<br />
tin phục vụ việc quản trị<br />
RRTD, các NHTM phải đáp<br />
<br />
Số 197- Tháng 10. 2018<br />
<br />
5<br />
<br />