intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề tâm lý dễ mắc phải khi bé lần đầu đi học

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

125
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi học là một bước ngoặt quan trọng để bé bước sang một môi trường mới với nhiều hứa hẹn thú vị hơn cho những học hỏi phát triển mới. Nhưng đó cũng là bước ngoặc mà bé phải đối mặt với những thay đổi lớn trong tâm lý. Vì thế, nếu không được chuẩn bi đầy đủ về mặt tinh thần bé sẽ rất khó khăn để thích nghi với môi trường mới này từ đó dễ xuất hiện các triệu chứng của chứng sợ đi học. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề tâm lý dễ mắc phải khi bé lần đầu đi học

  1. Những vấn đề tâm lý dễ mắc phải khi bé lần đầu đi học
  2. Đi học là một bước ngoặt quan trọng để bé bước sang một môi trường mới với nhiều hứa hẹn thú vị hơn cho những học hỏi phát triển mới. Nhưng đó cũng là bước ngoặc mà bé phải đối mặt với những thay đổi lớn trong tâm lý. Vì thế, nếu không được chuẩn bi đầy đủ về mặt tinh thần bé sẽ rất khó khăn để thích nghi với môi trường mới này từ đó dễ xuất hiện các triệu chứng của chứng sợ đi học. Những dấu hiệu cho thấy bé sợ đi học quá mức Có khoảng 5% trẻ có những dấu hiệu khác nhau của chứng sợ đi học. Điển hình là bé hay kêu đau bụng vào sáng thứ hai đầu tuần và dấu hiệu này nhanh chóng biến mất từ giữa trưa cho đến suốt cả ngày nếu bé được cha mẹ cho phép ở nhà.
  3. Ngoài ra bé còn có nhiều biểu hiện đa dạng khác liên quan đến sinh hoạt ăn ngủ như: buồn ngủ, ngủ nhiều, mệt mỏi. Bé thở nhanh, cảm giác đau ở ngực. Về hệ tiêu hóa bé chẳng thiết ăn uống, buồn ói, ói thường xuyên và đôi khi tiêu chảy hoặc đau bụng tái đi tái lại. Nhức đầu và chóng mặt đến ngất xỉu hoặc thường xuyên có những cơn hoảng sợ trầm trọng kể cả trong giấc ngủ khi bé liên tục nói “không đi học đâu”. Tất cả những dấu hiệu trên là kết quả sự lo âu bị xa cách quá mức với những người thân yêu của bé như ba mẹ, người thân, người gần gũi thường chăm sóc bé (như ông, bà, người vú nuôi v.v...) Làm sao dể biết chắc rằng bé đang có vấn đề tâm lý khi đi học mầm non? Khi những dấu hiệu về tâm lý của bé trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa con đến bác sĩ tâm lý để được can thiệp và chẩn đoán để có mức độ điều trị thích hợp. Thường thì bác sĩ có kinh nghiệm sẽ dễ dàng
  4. chẩn đoán khi được biết bé hay có các biểu hiện xấu kể trên sau khi đã loại trừ các bệnh thực thể. Các dấu hiệu thường xuất hiện rất mơ hồ tái đi tái lại và chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng. Bác sĩ sẽ và giúp cha mẹ kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. Về mặt tâm lý, cả cha mẹ và bé đều phải chuẩn bị Khi bé có những dấu hiệu trên có nghĩa là bé đang rất lo lắng, sợ hãi khi phải xa cách mẹ mà chưa được giải thích và trấn an đủ. Cần phải dành thời gian động viên trước khi ngày khai giảng đến. Điều quan trọng không kém sự thể hiện tâm lý của người mẹ. Đó là khi mẹ có sự an tâm thực sự khi đưa bé đến trường. Mẹ yên tâm sẽ có hành vi và thái độ phù hợp giúp trấn an trẻ hiệu quả. Vậy để tránh cho bé gặp những vấn đề tâm lý trên, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị những vấn đề như nêu sau đây:
  5. Đối với mẹ: 1. Đầu tiên mẹ cần nắm rõ việc đưa trẻ đến trường là để giúp bé được xã hội hóa, thích nghi với nội quy của trường lớp, biết tự lập dần dần và biết chơi với bạn hòa thuận mà không phải vì lợi ích nào khác. Nếu mẹ hiểu rõ điều này sẽ dễ dàng giải thích cho bé, giúp bé sẵn sàng tách mẹ dần để yên tâm ở môi trường mới. 2. Sau đó mẹ cần tìm hiểu ở môi trường mới bé sẽ được ăn ngủ sinh hoạt như thế nào? Có phù hợp với bé không? Điều này giúp mẹ yên tâm sẵn sàng hơn khi giải thích với bé về môi trường mới không có mẹ bên cạnh bé. Đối với bé: 1. Để giúp bé tách dần với mẹ vào thời điểm đi học mầm non, bé cần được mẹ chăm sóc ngay từ khi sau sanh. Ngoài việc cho bú, cho ăn, bé cần đuợc
  6. chơi với mẹ một cách thích hợp theo từng lứa tuổi để tạo sự gắn bó tích cực, hợp lý (đúng và vừa đủ) giúp bé mạnh dạn tự tin, phát huy tính độc lập. 2. Có sự giải thích cụ thể của mẹ cho bé về việc đi học. Nên giải thích một cách dễ hiểu và phù hợp tâm lý của con trẻ vừa trấn an vừa giúp trẻ tiến bộ. 3. Tránh thái độ không giải thích và trốn bé khi đưa bé đến trường nhất là hù họa bé hư sẽ đưa bé đến trường hay sẽ méc cô giáo. Điều này sẽ càng gây tổn thương sự yên tâm của bé và vô tình tạo cho bé ý thức “đi học là bị phạt phải xa cách gia đình”. Yên tâm tức là an toàn về tâm lý giúp bé lớn lên tích cực. 4. Mẹ hãy trấn an bé bằng cách dắt bé đến trường, đến lớp vài lần để bé làm quen với môi trường mới với cô giáo và bạn mới và nhớ đón bé đúng lời hứa (đã hứa đón bé nhưng lại để người khác đón).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2