intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những việc không nên làm nếu muốn đạt hiệu quả giao tiếp

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

176
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'những việc không nên làm nếu muốn đạt hiệu quả giao tiếp', kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những việc không nên làm nếu muốn đạt hiệu quả giao tiếp

  1. Những việc không nên làm nếu muốn đạt hiệu quả giao tiếp 1. Đừng chỉ phát biểu, hãy tập lắng nghe Khi thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi là mục tiêu của giao tiếp, chuyển giao thông điệp là mối quan tâm hàng đầu. Trong đa số tình huống, lắng nghe còn quan trọng hơn cả nói. Chúng ta cần biết rằng nhận thức, niềm tin và thái độ của nhóm mục tiêu, ngôn ngữ chúng ta sử dụng là con đường đạt đến mục tiêu, Vì vậy lắng nghe là yếu tố cực kỳ quan trọng và hiệu quả trong giao tiếp. 2. Đừng vội vàng tìm ra ý nghĩa Những cái bẫy tiềm tàng – vốn thường xuyên hiện diện – sẽ bắt đầu lộ diện trước khi các câu hỏi liên quan đến chiến lược được trả lời. Khi việc này xảy ra, mọi nỗ lực giao tiếp trở nên vô hiệu. Rủi ro lớn nhất là khi những người không nằm trong mối quan tâm của chúng ta cũng nhận được thông điệp, hoặc những người chúng ta đang cần lại nhận một thông điệp sai lệch. 3. Đừng quá tập trung vào chiến lược Một cái bẫy tiềm tàng khác là khi chúng ta dành nhiều sức lực và thời gian cho phát triển kế hoạch giao tiếp, rồi nhanh chóng đánh giá. Kết quả là chiến lược trở nên vô nghĩa, trở thành công cụ không cần thiết 4. Đừng bất chấp những rào cản trong giao tiếp Giao tiếp nghe có vẻ dễ dàng, nhưng kinh nghiệm cho thấy khó giao tiếp hiệu quả. Thông thường tham vọng giao tiếp không bao giờ đạt đến; tệ hơn nữa là khi giao tiếp mang lại tác dụng ngược nếu thực hiện sai. Vì sao giao tiếp lại có vẻ dễ dàng ? Vì đó là bản chất tự nhiên. Nhưng đôi khi, chúng ta nhận thấy chẳng dễ gì giúp mọi người thông hiểu hết được. Tệ hơn nữa là khi thông điệp không đến được những người cần thiết. Có rất nhiều chướng ngại vật trong quá trình giao tiếp, khi tính đến những chướng ngại này, hiệu quả giao tiếp sẽ gia tăng rõ rệt. - Nói không quan trọng bằng nghe
  2. - Nghe không quan trọng bằng hiểu - Hiểu không quan trọng bằng đồng ý - Đồng ý không quan trọng bằng hành động - Hành động không quan trọng bằng lập lại 5. Đừng đánh giá quá cao khả năng tiềm tàng của giao tiếp Nhiều nghiên cứu cho thấy cách con người hiểu được hoàn cảnh và các vấn đề khó khăn, tùy thuộc vào triển vọng, giá trị và kinh nghiệm. Rõ ràng là rất khó thay đổi nhận thức con người và nó đòi hỏi một quá trình, càng hiệu quả hơn quan điểm giá trị “không thực”. Đối tượng giao tiếp cần nhận định các tình huống thay đổi nhận thức là không thực tiễn hay gây hiệu ứng tiêu cực. Trong trường hợp này, nhận thức liên qua đến “thực tế”. 6. Đừng đánh giá quá thấp khả năng tiềm tàng của giao tiếp Không thể nào “không giao tiếp”. Ví dụ như một khu công nghiệp được xây dựng tại một khu đất mà không hề có sự trao đổi với người dân địa phương, thông điệp mà người dân nhận được là: “Họ muốn làm gì thì làm, chẳng quan tâm đến ai”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0