intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhượng Quyền

Chia sẻ: Chen Truong Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

142
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhượng quyền là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, phương pháp - bí quyết kinh doanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhượng Quyền

  1. Nhượng Quyền là một hoạt động thương mại, theo đó bên Nhượng Quyền sẽ cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, phương pháp – bí quyết kinh doanh… đã hình thành cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền được phép khai thác trên nền tảng đó trong một khoảng thời gian xác định, đổi lại phải trả một khoản phí nhất định cho bên Nhượng Quyền. Trong suốt quá trình Nhượng Quyền, bên Nhượng Quyền có trách nhiệm hướng dẫn, trợ giúp và kiểm soát chất lượng của bên nhận quyền CÁC HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN  •   Nhượng quyền đơn vị    Nhượng quyền đơn vị là hình thức cơ bản nhất của Nhượng Quyền. Nhà nhượng quyền trao cho đối tác Nhượng quyền  quyền để tiến hành kinh doanh Nhượng Quyền đơn lẻ được hoạt động trong một địa điểm hoặc lãnh thổ nhất định.  Nhượng Quyền đơn vị là mối liên hệ giữa nhà NQ và đối tác NQ  •   Nhượng quyền phát triển khu vực    Trong Nhượng Quyền phát triển khu vực, nhà Nhượng Quyền trao cho đối tác Nhượng quyền (còn được gọi là đối tác phát  triển khu vực) quyền mở và điều hành một số lượng đơn vị Nhượng quyền theo đúng thỏa thuận trong một lãnh thổ nhất  định theo kế hoạch phát triển. Trong khu vực này, đối tác NQ ký kết 02 hình thức hợp đồng: Hợp đồng phát triển khu vực  quy định việc thiết lập một chuỗi Nhượng Quyền trong lãnh thổ và theo kế hoạch định trước; và một hợp đồng NQ đơn vị.  Hợp đồng NQ đơn vị phải được kí kết trước khi các quán NQ đơn vị được thành lập.  Nhượng Quyền phát triển khu vực thể hiện mối quan hệ giữa nhà Nhượng quyền và đối tác Nhượng Quyền. Thông  thường, nếu đối tác Nhượng Quyền không mở quán theo đúng kế hoạch, nhà Nhượng Quyền có thể can thiệp vào hợp  đồng phát triển khu vực nhưng vẫn cho phép đối tác NQ tiếp tục hoạt động ở bất cứ các đơn vị NQ đã được mở.  •   Nhượng Quyền phụ  Nhượng quyền phụ, đôi khi còn gọi là Tổng Nhượng Quyền (Master Franchising), gần giống như Nhượng quyền phát triển  khu vực, nhưng thể hiện mối quan hệ giữa ba bên đối tác. Trong Nhượng Quyền phụ, Nhà NQ trao cho đối tác NQ phụ  quyền mở quán trong một lãnh thổ nhất định theo kế hoạch phát triển. Không giống như đối tác phát triển khu vực, đối tác  NQ phụ không chỉ điều hành đơn vị NQ mà còn bán cho đối tác thứ ba. Đối tác NQ phụ thứ ba (hoặc đối tác NQ đơn vị)  thực hiện hợp đồng NQ đơn vị theo hợp đồng được chỉ định với Nhà NQ.  LỢI ÍCH CỦA NHƯỢNG QUYỀN  Nhượng quyền là mô hình kinh doanh hợp tác đôi bên cùng có lợi. Thành công của bên nhận quyền cũng góp phần tạo nên thành công của bên chuyển nhượng và ngược lại. 1. Đối với bên nhượng quyền, việc Nhượng Quyền có thể giúp: • Phát triển hệ thống qua việc khai thác nguồn lực của bên nhận quyền • Giải quyết được bài toán về con người vì bên nhận quyền là chủ nên họ có
  2. trách nhiệm hơn • Tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng quyền khó tiếp cận được • Thông hiểu các thông tin địa phương nhanh và đầy đủ hơn. 2. Đối với bên nhận quyền, việc Nhượng Quyền có thể giúp: • Được khách hàng nhận biết ngay khi khai trương • Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh do thừa hưởng mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm thành công • Tiết kiệm nhiều thời gian và công sức vì không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển thương hiệu ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ chuyển giao, hướng dẫn cho bên nhận quyền những nguyên tắc chung, kinh nghiệm quý báu về cách quản lý, phương thức pha chế, bí quyết kinh doanh lẫn các trang thiết bị, vật dụng cần có của một cửa hàng • Tiết kiệm chi phí trong việc trang bị các hạng mục cho cửa hàng nhờ tận dụng lợi thế về quy mô của bên nhượng quyền • Thừa hưởng lợi nhuận từ những hoạt động tiếp thị có quy mô và ảnh hưởng lớn do bên nhượng quyền thực hiện nhằm phát triển thương hiệu.
  3. Thuật ngữ các điều khoản nhượng quyền thông dụng Cập   nhật   ngày:   (07/08/2008) Một số các thuật ngữ thông dụng thường được sử dụng trong các hợp đồng nhượng quyền. Advertising free. Là một khoản mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền như một phần đóng góp vào quỹ quảng cáo của hệ thống nhượng quyền. Quỹ này được thiết lập nhằm chi trả cho các sáng tạo, sắp đặt các quảng cáo và được sử dụng để bù đắp lại các chi phí quản lý của bên nhượng quyền liên quan tới việc quảng cáo cho thương hiệu và hệ thống bán lẻ khoản chi phí này được xác định dựa trên một tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu bán hàng. Area Franchise. Một mối quan hệ nhượng quyền cho phép bên nhận quyền mở nhiều địa điểm, thông thường là trong một khu vực được xác định trên một giới hạn thời gian thỏa thuận. Các Area franchisee thường phải trả một khoản phí (area fee) cho các quyền được công nhận bởi bên nhượng quyền. Broker. Một cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài đảm trách việc môi giới cho việc nhượng lại quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền và được hưởng thù lao từ bên nhượng quyền. Franchise Broker được sử dụng các thông tin trong vòng tài liệu giới thiệu nhượng quyền (UFOC). Business Format Franchising. Giấy phép sử dụng nhãn hiệu hoặc tiêu chuẩn dịch vụ cùng với một khuôn khổ bắt buộc nhằm quản lý một dạng công việc kinh doanh đặc thù, dưới sự điều khiển hoặc giám sát của bên nhượng quyền, được kết hợp với việc thanh toán một khoản phí. Mô tả hệ thống phân phối, chứ không phải một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt được kết hợp với việc chuyển nhượng như trong sản phẩm hoặc nhượng quyền nhãn hiệu. Company Owned Location. Những vị trí, được sở hữu và điều hành bởi bên nhượngq quyền, thường là giống hệt nhau về diện mạo và cách hoạt động. Trong khi không cần thiết, hầu hết các công ty sở hữu các địa điểm như thế này luôn đóng góp vào các quỹ quảng cáo của hệ thống. Copyright Quyền sử dụng và cho phép những người khác sử dụng các tài sản trí tuệ ví dụ như sổ tay hoặc các nguyên liệu đã được thiết lập khác.
  4. Continuous training. Sự huấn luyện được cung cấp bởi bên nhượng quyền cho bên nhận quyền của họ, quản lý và nhân viên của đơn vị, diễn ra sau khi đã cung cấp các hỗ trợ huấn luyện ban đầu. Conversion Franchising. Áp dụng những cải biến của công việc kinh doanh hiện tại trong phạm vi lãnh vực hoạt động của bên nhượng quyền vào trong hệ thống nhượng quyền Design. Hình ảnh bên ngoài được sử dụng bởi hệ thống nhượng quyền cho các vị trí nhượng quyền bao gồm sự sắp đặt về màu sắc, các dấu hiệu riêng, logo… Disclosure Document. Cũng được hiểu như UFOC (Bản giới thiệu nhượng quyền). UFOC được điều chỉnh bởi luật pháp của chính quyền và cung cấp các thông tin về bên nhượng quyền, các nghĩa vụ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền, các khoản phí, các chi phí phát sinh, và những thông tin về hệ thống nhượng quyền bắt buộc phải có. Bao gồm một danh sách bên nhận quyền cũ và hiện tại. Không bao gồm các thông tin về tiền lãi của các đơn vị. Distributorships. Quyền được công nhận bởi nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cho phép bán sản phẩm của họ. Exclusive Territory. Một khu vực địa lý mà ở đó bên nhận quyền có các quyền, bao gồm quyền được hoạt động độc quyền. Bên nhượng quyền sẽ để cho bên nhận quyền độc quyền trên một khu vực được định nghĩa là một dạng độc quyền về vị trí (con phố buôn bán sầm uất, sân bay, sân vận động, siêu thị, bệnh viện …) Feasibility Study. Một cuộc kiểm tra tiềm năng của một công ty trong việc nhượng quyền hoặc tiềm năng thành công của một đơn vị trong khuôn khổ một thị trường đặc biệt hoặc vị trí đặc biệt. Federal Trade Commission Một cơ quan của chính quyền Mỹ liên quan đến nhượng quyền Franchise Một mối quan hệ, được định nghĩa bởi FTC và nhiều bang khác nhau của Mỹ, định nghĩa này chỉ ra ba yếu tố cơ bản: Sự công nhận quyền sử dụng các tiêu chuẩn của một hệ thống; sự hỗ trợ quan trọng hoặc điều khiển được cung cấp bởi bên nhượng quyền tớ bên nhận quyền; trả các khoản phí. Franchise Agreement:
  5. Những thỏa thuận giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, hợp đồng này chỉ rõ các nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên còn lại trong và tiếp theo sau mối quan hệ nhượng quyền. Franchise Attorney. Một luật sư chuyền về hoặc có hiểu biết quan trọng về luật, những quy tắc và thông lệ chi phối hoạt động nhượng quyền. Franchise Consultant. Một chuyên gia trong kinh doanh và có những hiểu biết quan trọng về design, phát triển và điều hành nhượng quyền và mối quan hệ nhượng quyền. Franchise Fee. Khoản phí ban đầu bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền lúc ký hợp đồng nhượng quyền, như một sự cân nhắc cho việc gia nhập hệ thống của bên nhận quyền. được sử dụng để bù đắp lại các chi phí phát sinh liên quan đến bên nhận quyền, tiếp thị cho bên nhận quyền và các khoản công tác phí khác. Franchisee Cá nhân hoặc tổ chức được chuyển nhượng các quyền, các quyền này cho phép họ làm kinh doanh dưới thương hiệu, tên thương mại của franchisor. Initial In vesment. Tổng các chi phí theo ước lượng dành cho việc thiết lập công việc kinh doanh bao gồm: franchise fee, tài sản cố định ban đầu, sửa sang địa điểm kinh doanh, hàng hóa tồn kho, các khoản ký quỹ đặt cọc, các khoản phí và chi phí khác, vốn hoạt động cần thiết trong giai đoạn đầu (3 tháng) Location. Địa điểm của franchisee. Manuals. Tài liệu tham khảo, được xây dựng bởi franchisor chỉ rõ phương pháp điều hành công việc kinh doanh dưới tên thương hiệu của franchisor. Sổ tay điều hành cho phép franchisor thay đổi và làm mới công việc kinh doanh. Master Franchisee. Một mối quan hệ nhượng quyền, cho phép master franchisee nhượng lại các quyền kinh doanh cho các franchisee khác trong một khu vực được xác định. Product and Tradename Franchising. Giấy phép của franchisee, cho phép họ bán hoặc phân phối một sản phẩm cụ thể sử dụng thương hiệu, tên thương mại và logo của franchisor (mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể có liên quan đến phân phối nhưng không phải là hệ thống phân phối như là Business Format Franchising) Quality Standards.
  6. Các tiêu chuẩn được xác định rõ bởi bên nhượng quyền trong việc điều hành kinh doanh. Quality Standards được quy định trong sổ tay điều hành và các quy định về chất lượng hệ thống một cách chặt chẽ. Các tiêu chuẩn này nhằm phục vụ lợi ích của hệ thống nhượng quyền và các franchisee của nó. Royalty fee. Một khoản phí điển hình được xác định theo tỉ lệ phần trăm trên tổng doanh thu gộp mà franchisee phải trả cho franchisor theo các khoảng thời gian đều đặn thỏa thuận. khoản phí này cũng có thể là cố định hoặc được dựa trên các khoản phí khác. Service Mark. Dấu hiệu được sử dụng để nhận dạng dịch vụ của một công ty như một phương pháp để phân biệt với dịch vụ của các công ty khách. Service Marks được bảo vệ bởi luật pháp. Trademark. Dấu hiệu, tên và logo, là đặc điểm nhận dạng của franchisor, và franchisor cho phép franchisee sử dụng Turn-key Điều khoản được sử dụng để mô tả một địa điểm, được cung cấp tới một franchisee với trang thiết bị đầy đủ và đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
  7. Lợi ích từ việc nhượng quyền thương hiệu: biến tên nhãn hiệu thành một nguồn thu… Cập nhật 2-10-2007 14:23 Trong thế giới đầu tư, nhượng quyền thương hiệu là từ để chỉ tính phổ biến của một nhãn hiệu hoặc sản phẩm cụ thể nào đó đối với người tiêu dùng. Trong suy nghĩ của bạn, khi nhắc tới chất tẩy trắng là nhắc tới Clorox, khăn giấy là Kleenex, nước có ga là Coca Cola, hay nhắc tới món soup là hẳn bạn sẽ nhớ tới Campbell’s... Một cách giúp đảm bảo vốn đầu tư của công ty bạn đạt được kết quả trên mức trung bình trong thời gian dài là mua cổ phần của những doanh nghiệp có thương hiệu rõ ràng. Có khoảng 14.000 công ty thương hiệu độc lập tại Mỹ, các nhà đầu tư thấy rằng để thành lập được những công ty như thế này là rất khó, thậm chí là không thể. Sự thật là những công ty với thương hiệu mạnh sẽ có những nét đặc trưng rõ ràng, vì vậy có thể bạn đã nghĩ được ít nhất tên của 5 công ty trước khi bạn đọc bài báo này. Định nghĩa về nhượng quyền thương hiệu Trong thế giới đầu tư, nhượng quyền thương hiệu là từ để chỉ tính phổ biến của một nhãn hiệu hoặc sản phẩm cụ thể nào đó đối với người tiêu dùng. Trong suy nghĩ của bạn, khi nhắc tới chất tẩy trắng là nhắc tới Clorox, khăn giấy là Kleenex, nước có ga là Coca Cola, hay nhắc tới món soup là hẳn bạn sẽ nhớ tới Campbell's. Trong thực tế, giá trị thương hiệu của một số doanh nghiệp là quá cao đến nỗi mọi người có thể dùng luôn tên của thương hiệu khi nhắc tới loại sản phẩm đó trong cuộc sống hàng ngày (ví dụ ở vùng Trung Đông, bất kì và hầu hết tất cả các loại nước có gas đều được ám chỉ bằng chữ "Coke"). Định hướng nhượng quyền thương hiệu Nếu bạn đang lưỡng lự trong việc quyết định liệu một doanh nghiệp nào đó có giá trị thương hiệu hay không, hãy tự hỏi chính bạn 3 câu hỏi như sau: • Cùng một loại sản phẩm, nhưng một bên là có thương hiệu rõ ràng, còn một bên chỉ là sản phẩm bình thường, liệu tôi có sẵn sàng trả một số tiền lớn hơn để mua sản phẩm có thương hiệu không? (ví dụ chocolate của Hershey's và một thanh chocolate bình thường). • Nếu trong cửa hàng tạp hoá không có loại sản phẩm thuộc nhãn hiệu mà tôi ưa thích, liệu tôi có bỏ công đi bộ thêm một quãng đường nữa để mua cho bằng được loại sản phẩm mang nhãn hiệu đó không? • Nếu tôi bắt đầu kinh doanh một loại sản phẩm mang tính cạnh tranh trực tiếp với nhãn hiệu này, liệu cơ hội thành công của tôi là bao nhiêu phần trăm? Liệu tôi có thể chiếm một phần trong thị trường của nó hay sản phẩm của nhãn hiệu đó đã quá vững mạnh đến nỗi rất khó để tôi có thể đánh bật đi, dù chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ. Lợi nhuận từ nhượng quyền thương hiệu Có thể bạn đã từng tự hỏi rằng những người chủ của các doanh nghiệp mà sản phẩm của họ có giá trị thương hiệu cao đều thịnh vượng hơn những người cùng sản xuất một loại sản phẩm giống của mình. Lý do rất đơn giản: nếu một sản phẩm mà có nhu cầu tiêu thụ mạnh, thì công ty sản xuất ra mặt hàng đó có thể nâng giá cao lên để bù đắp chi phí cho nhân công, sản xuất, lạm phát và những chi phí khác. Còn đối với những công ty mà không có giá trị thương hiệu thì
  8. để cạnh tranh thị trường, bắt buộc nó phải hạ giá thấp hơn so với đối thủ của mình bất chấp lợi nhuận nếu công ty đó không muốn giảm thị phần. Trong một nền công nghiệp với giá cả ngày càng cao, cách kinh doanh này thật sự sẽ là một thảm họa. Giá cả vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong đầu tư Theo công thức toán học, lợi nhuận trong đầu tư kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả. Phải trả một giá quá cao cho bất kì một sản phẩm nào so với giá trị thực chất của nó đã đưa những người đầu tư ra khỏi lãnh địa đầu tư mà chuyển vào đầu cơ. Tuy nhiên nếu là một doanh nghiệp lớn với giá trị nhượng qyền thương hiệu cao, nhà đầu tư nên giảm giá sản phẩm và bán theo giá trị thực của nó. Nền kinh tế của các doanh nghiệp phải có sự lợi nhuận trên mức trung bình trong thời gian lâu dài. Nếu những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp không thay đổi, hãy vẫn đảm bảo sự cân bằng, bất chấp sự thay đổi giá cả bất bình thường diễn ra ngay sau đó trong cổ phần. Đây được xem là hành động khôn ngoan nhất của các nhà đầu tư. Kinh Đô nhượng quyền kinh doanh mô hình bakery Thứ năm, 07 Tháng tư 2005, 10:55 GMT+7 Tags: Q Tân Bình, Nhượng quyền kinh doanh, Công ty Kinh Đô, đi vào hoạt động, của công ty, cửa hàng, mô hình,  đầu tiên, thực phẩm
  9. Ngày 10/04 tới đây cửa hàng (bakery) nhượng quyền đầu tiên của Công ty Kinh Đô sẽ đi vào hoạt động tại Q Tân Bình - TP.HCM, đưa Công ty này trở thành DN thực phẩm trong nước đầu tiên nhượng quyền kinh doanh cửa hàng bán lẻ. Mô hình bakery của Kinh Đô đang được nhân rộng tại các thành phố lớn. Theo đó, đối tác của Kinh Đô bỏ vốn đầu tư mở bakery dưới sự hỗ trợ và kiểm  duyệt của công ty, được công ty chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn, công  nghệ sản xuất bánh tại cửa hàng, n bí quyếtx  kinh doanhi  và dĩ nhiên khách  hàng của cửa hàng này cũng được hưởng đầy đủ các dịch vụ khuyến mãi, hậu mãi  từ Công ty Kinh Đô. Đây là hình thức kinh doanh đã được các tập đoàn lớn áp dụng nhiều trên thế giới,  nhất là lĩnh vực thực phẩm như KFC, McDonaldn s, Loterria, Jollibeep Đại diện Công ty Kinh Đô cho biết, việc chuyển nhượng quyền kinh doanh này sẽ  không nằm ngoài mục tiêu mở 100 bakery trong vòng 3 năm tới và là cơ sở để  Kinh Đô vững vàng hơn trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, công ty này không tiết  lộ mức giá mà đối tác phải trả khi được sử dụng và khai thác thương hiệu Kinh Đô  Bakery. Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam Trả lời Contact
  10. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh (franchising) được coi là khởi nguồn tại Mỹ, vào giữa thế ký 19, lần đầu tiên trên thế giới, nhà sản xuất máy khâu Singer ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Hiện nay, hoạt động nhượng quyền đã có mặt tại 160 nước trên thế giới với tổng doanh thu lên tới 18,3 tỷ USD năm 2000. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Khởi đầu từ những năm 1990, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các hoạt động đó đã có doanh số 1,5 triệu USD vào năm 1996, trên 4 triệu USD vào năm 1998, và từ đó đến nay liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng dự báo 15-20%/năm. Các hệ thống nhượng quyền kinh doanh toàn cầu như: Kentucky, Burger Khan, Five Star Chicken, Jollibee, Carvel, Baskin Robbins, Texas Chicken, Kentucky Fried Chicken, Hard Rock Cafộ, Chili's, đã đầu tư vào Việt Nam sau khi thành công tại các thị trường lân cận như: Nhật Bản, Indonexia, Đài loan, Trung quốc, Thái lan, Philippin. Các hệ thống khác như Dunkin Donuts and McDonald's hiện đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu thị trường. Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam của các hệ thống toàn cầu, các hệ thống nhượng quyền kinh doanh của Việt nam cũng đã được hình thành và phát triển như: Cà phê Trung nguyên, Qualitea,... Đặc biệt, Cà phê Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh trên toàn bộ Việt Nam và đang mở rộng ra nước ngoài. Tuy vậy, nhượng quyền kinh doanh vẫn là một khái niệm mới đối với các nhà làm luật, các quan toà, cũng như cộng đồng kinh doanh Việt Nam. Trong tất cả các văn bản pháp lý hiện hành, chỉ có duy nhất một cụm từ đề cập đến khái niệm này trong điều 4.1.1 Thông tư 1254/ BKHCN/1998 của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Nghị định 45/ND-CP về chuyển giao công nghệ. Toàn văn như sau: 4.1.1. Việc phân cấp phê duyệt Hợp đồng quy định tại Điều 32 Nghị định 45/1998 được hiểu như sau: a. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt: "Các hợp đồng với nội dung cấp li xăng, sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một Hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng Anh gọi là franchise)" Có thể thấy, khái niệm về hợp đồng nhượng quyền kinh doanh được mô tả ở trên không thể hiện được rõ bản chất của nó, mà chỉ nhằm tháo gỡ tạm thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 45/ND-CP về chuyển giao công nghệ. Nhằm làm rõ hơn bản chất của việc nhượng quyền kinh doanh, phục vụ cho việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động đó trong thực tế, trong bài viết này trên cơ sở phân tích sự hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền kinh doanh, cũng như các định nghĩa của nó đang đựơc sử dụng trong thực tiễn thế giới, tác giả dự định đưa ra định nghĩa về nhượng quyền kinh doanh trong thực tế Việt Nam Nhượng quyền kinh doanh về tổng thể là một phương pháp phân phối hàng hoá và dịch vụ mà trong đó, người có quyền, với một khoản thù lao, cho phép người nhận quyền độc lập tiến hành kinh doanh bằng các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2