NIỆU ĐẠO
lượt xem 13
download
Niệu đạo (uretha) là đoạn cuối của đường dẫn niệu đi từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo nam và nữ khác nhau: Ở nữ: niệu đạo ngắn (3 - 4 cm), thẳng, đi từ cổ bàng quang đến âm môn. Ở nam: niệu đạo dài (18 - 20 cm), gấp khúc và còn là đường dẫn tinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NIỆU ĐẠO
- NIỆU ĐẠO Niệu đạo (uretha) là đoạn cuối của đường dẫn niệu đi từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo nam và nữ khác nhau: Ở nữ: niệu đạo ngắn (3 - 4 cm), thẳng, đi từ cổ bàng quang đến âm môn. Ở nam: niệu đạo dài (18 - 20 cm), gấp khúc và còn là đường dẫn tinh. 1. NIỆU ĐẠO NAM 1.1. Đường đi Bắt đầu từ cổ bàng quang (cách gồ mu 3 cm về phía sau) đi thẳng xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt sau đó đi qua hoành chậu hông rồi cong ra trước, lên trên ôm lấy bờ dưới xương mu và cách bờ này 1,5 cm rồi quặt cong lại để đi vào gốc và thân dương vật tới đỉnh qui đầu. Chỗ cong này ở sau mặt phẳng đứng dọc bờ trước xương mu nên khi ngã sấp, niệu đạo không bị tổn thương. 1.2. Phân đoạn, liên quan 1.2.1. Theo giải phẫu Chia làm 4 đoạn: - Đoạn trước tiền liệt: dài 1 - l,5cm nằm trong cổ bàng quang, đi từ lỗ niệu đạo trong đến đáy tuyến tiền liệt, chỉ tồn tại khi bàng quang đầy. Còn khi bàng quang rỗng, cổ bàng quang mở ra thành hình phễu nên lỗ niệu đạp trong đi xuống đến tận đáy tuyến tiền liệt. Có cơ thắt trong niệu đạo bao trong cổ bàng quang có vai trò kiểm soát tiểu tiện và ngăn cản sự trào ngược của tinh trùng vào bàng quang khi phóng tính. - Đoạn niệu đạo tiền liệt: dài 2,5 - 3 cm xuyên qua tuyến tiền liệt từ đáy đến đỉnh nhưng không theo trục của tuyến mà bắt chéo trục của tuyến ở gần đỉnh tuyến (trục tuyến chạy chếch xuống dưới ra trước, niệu đạo chạy thẳng) nên ở trước niệu đạo chỉ có một phần nhỏ của tuyến còn phần lớn tuyến ở sau. - Đoạn niệu đạo màng: dài 1,2 cm chọc qua cân đáy chậu giữa có cơ thắt vân niệu đạo bọc xung quanh. Liên quan phía trước với đám rối tĩnh mạch Santorini và bờ dưới xương mu, phía sau qua cân nhiếp hộ phúc mạc liên quan với trực tràng. Niệu đạo đoạn này nằm ngay dưới xương mu nên khi ngã theo tư thế ngồi ngựa niệu đạo dễ bị đập, đứt hoặc khi vỡ xương chậu cân đáy chậu giữa giằng, cứa đứt niệu đạo ở đoạn này. - Đoạn niệu đạo xốp: dài 12 - 15 cm, nằm trong vật xốp dương vật và liên quan tới 2 vật hang, mạch máu, thần kinh của dương vật, ở phía sau trên của niệu niệu đạo xốp rất gần với tổ chức dưới da. Nếu bị viêm mạn tính (như trong bệnh lậu) đoạn này dễ bị thủng gây thành lỗ dò. Đây là đoạn niệu đạo di động nên ít bị tổn thương. 1.2.2. Theo phẫu thuật 155
- Chia làm 2 đoạn: - Niệu đạo sau (niệu đạo cố định) gồm niệu đạo trước tiền liệt, niệu đạo tiền liệt và niệu đạo màng của giải phẫu. - Niệu đạo trước (niệu đạo di động) tương ứng với đoạn niệu đạo xốp của giải phẫu. 1.3. Hình thể trong và cấu tạo 1.3.1. Hình thể trong Bình thường niệu đạo là một khe hẹp nhưng khi đi tiểu trong lòng niệu đạo có 3 chỗ phình và 4 chỗ hẹp xen kẽ nhau: - 3 chỗ phình: xoang nhiếp hộ, túi bịt hành (ở sau vật xốp) và hố thuyền (gần lỗ sáo). - 4 chỗ hẹp: ở cổ bàng quang, niệu đạo màng, niệu đạo xốp và lỗ sáo. Khi có sỏi thường bị đừng lại ở các chỗ này. Khi thông niệu đạo bằng thông sắt phải dựa vào bờ trên niệu đạo để tránh làm thủng các túi cùng. 1. Cơ thắt trước niệu đạo 2. Túi tinh 3. Tuyến tiền liệt 4. Niệu đạo đoạn tiền liệt 5. Cân tiền liệt - phúc mạc 6. Lá cân trước tiền liệt 7. Cơ ngang sâu 8. Cơ thắt van niệu đạo 9. Hành sốp 10. Hố thuyền 11. Vật xốp 12. Túi bịt hành 13. Dây chằng ngang 14. Vật hang 15. Tĩnh mạch mu sâu 16. Đám rối tĩnh mạch santorini 17. Dây chằng mu - bàng quang 18. Xương mu Hình 3.35. Sơ đồ niệu đạo nam và liên quan 1.3.2. Hình soi niệu đạo - Đoạn niệu đạo tiền liệt: có ụ núi (gò tinh) nằm ở giữa mặt sau niệu đạo nhiếp hộ, ở đỉnh của ụ núi có lỗ tiết của tuyến tiền liệt đổ vào niệu đạo, hai bên ụ núi có 2 lỗ phụt tinh. Xung quanh có nhiều lỗ tiết của tuyến tiền liệt tiết dịch nhờn làm trơn, nong niệu đạo và tham gia tạo thành tinh dịch. - Đoạn niệu đạo màng: lớp niêm mạc có nhiều nếp dọc, khi đi tiểu nếp này được san phẳng. - Đoạn niệu đạo xốp: ngoài những nếp dọc còn có nhiều lỗ tiết của các tuyến nhỏ 156
- đổ vào (tuyến Cowper ở niệu đạo xốp, các tuyến Li tre rất nhỏ nằm sâu trong đáy các hốc Moocganhi). 1.3.3. Cấu tạo Từ nông vào sâu gồm 3 lớp: - Lớp cơ: gồm các thớ dọc ở trong, thớ vòng ở ngoài, đặc biệt thớ vòng dày lên ở cổ bàng quang tạo thành cơ thắt trơn niệu đạo. - Lớp mạch: là lớp dưới niêm mạc biến đổi thành có đặc điểm nhiều thớ triển và hang tĩnh mạch. Ở dương vật lớp này rất phát triển, tạo thành vật xốp. - Lớp niêm mạc: rất hun giãn nên dễ nong rộng. Tuy nhiên, khi đứt niệu đạo thì 2 đầu niệu đạo cách xa nhau, rất khó tìm kiếm để khâu nối. 1. Tam giác bàng quang 2. Lưỡi bàng quang 3. Tuyến tiền liệt 4. Túi bầu dục tuyến tiền liệt 5. Tuyến hành niệu đạo 6. Trụ của dương vật 7. Vật hang 8. Các hốc(Morgagni) vá các tuyến niệu đạo (Littre’) 9. Quy đầu 10. Lỗ niệu đạo ngoài 11. Hố thuyền 12. Niệu đạo xốp 13. Vật xốp 14. Niều đạo màng 15. Niệu đạo tiền liệt Hình 3.36. Hình thể trong của bàng quang và niệu đạo ở nam 1.3.4. Mạch và thần kinh - Động mạch: là những nhánh nhỏ xuất phát từ động mạch bàng quang dưới, động mạch trực tràng giữa (đoạn tiền liệt); động mạch hành dương vật (đoạn màng) và nhánh niệu đạo của động mạch mu sâu và nông dương vật (đoạn xốp). - Tĩnh mạch: đổ vào đám rối tiền liệt và tĩnh mạch thẹn trong. - Bạch huyết: đổ vào các hạch dọc động mạch thẹn trong rồi về chuỗi hạch chậu trong (đoạn tiền liệt và đoạn màng). Đoạn xốp bạch mạch chảy vào hạch bẹn sâu. - Thần kinh: là do các nhánh tách từ đám rối tiền liệt và thần kinh thẹn trong. 157
- 2. NIỆU ĐẠO NỮ 2.1. Dường đi và kích thước Từ cổ bàng quang tới âm môn ở đáy chậu và đi theo 1 đường hơi chếch xuống dưới, ra trước. Nhìn chung niệu đạo của nữ chạy song song với âm đạo, dài 3 - 4 cm. Nơi hẹp nhất ở lỗ đái. 1. Vòi trứng 4. Xương mu 7. Môi bé 10. Âm dạ 2. Tử cung 5. Âm vật 8. Hậu môn 11. Túi bịt trước 3. Bàng quang 6. Môi lớn 9. Niệu đạo 12. Lỗ ngoài tử cung 13. Túi bịt sau Hình 3.37. Sơ đồ niệu đạo nữ trên thiết đồ dọc chậu hông 2.2. Phân đoạn và liên quan Niệu đạo nữ chỉ tương ứng với các đoạn cố định của niệu đạo nam giới và gồm có: đoạn chậu hông và đáy chậu. 2.2.1. Đoạn chậu hông Ứng với đoạn tiền liệt ở nam có cơ thắt trơn niệu đạo và dính vào âm đạo bởi tổ chức liên kết và di động theo âm đạo. Trong đẻ khó đầu thai nhi có thể xé rách thành này gây dò bàng quang - âm đạo. 2.2.2. Đoạn đáy chậu Chạy xuyên qua cân đáy chậu giữa cũng có cơ thắt vân bọc xung quanh giống như đoạn màng ở niệu đạo nam. Lỗ đái là nơi hẹp nhất của niệu đạo nữ, lỗ nằm sau âm vật 20 - 25 tâm và ở trước âm đạo. 2.3. Hình thể trong và cấu tạo - Hình thể trong: lúc không có nước tiểu qua, thành niệu đạo áp sát nhau và cũng có các nếp niêm mạc dọc. Ở gần lỗ niệu đạo ngoài có 2 lỗ thông của tuyến Skene. - Cấu tạo thành niệu đạo cũng có 3 lớp cơ như ở nam giới. 2.4. Mạch và thần kinh Mạch máu và thần kinh tương tự như ở nam giới. 158
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chấn thương niệu đạo
23 p | 195 | 31
-
Bài giảng Viêm niệu đạo không do lậu
9 p | 78 | 9
-
Bài giảng Viêm niệu đạo
12 p | 106 | 8
-
Thực trạng chăm sóc sonde niệu đạo - bàng quang ở bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống thắt lưng tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Tiệp năm 2020
3 p | 5 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật bóc trọn khối bướu với dao điện lưỡng cực qua nội soi niệu đạo
9 p | 4 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi bàng quang trong chẩn đoán rò trực tràng niệu đạo ở trẻ em
4 p | 3 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong một số trường hợp tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức
4 p | 6 | 2
-
Khảo sát những yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong bệnh lý hẹp niệu đạo
6 p | 57 | 2
-
Đánh giá tình trạng rối loạn cương ở bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi qua niệu đạo điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
4 p | 6 | 2
-
Nhân 1 trường hợp ung thư niệu đạo với biểu hiện lâm sàng của hẹp niệu đạo sau
4 p | 4 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị và chăm sóc người bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi qua ngã niệu đạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023
5 p | 3 | 2
-
Tạo hình niệu đạo bằng phương pháp Snodgrass phối hợp với vạt cơ Dartos: kết quả bước đầu
6 p | 4 | 1
-
Phẫu thuật tạo hình mặt lưng niệu đạo bằng niêm mạc má điều trị hẹp niệu đạo ở nữ giới
6 p | 2 | 1
-
Kết quả xa của tạo niệu đạo sau bằng vạt niêm mạc bao qui đầu hình đảo và bàn về chất liệu tạo hình niệu đạo sau
4 p | 34 | 1
-
Kết quả phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo trên 48 trường hợp tại khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ 2018 đến 2024
9 p | 6 | 1
-
Đánh giá kết quả điều trị sớm phương pháp tạo hình niệu đạo bằng niêm mạc miệng tại mặt lưng niệu đạo trong hẹp niệu đạo trước
4 p | 30 | 1
-
Kết quả bước đầu trong điều trị miệng niệu đạo đóng thấp thể nặng bằng kỹ thuật Koyanagi cải biên
5 p | 65 | 1
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị chảy máu do giãn tĩnh mạch niệu đạo tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2019-2022
7 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn