intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói gì khi người khác không chịu lắng nghe

Chia sẻ: Sdfsfs Fdfsdf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói gì khi người khác không chịu lắng nghe .Nhiều khi chúng ta nói là người khác không chịu lắng nghe những điều mình nói. Có những cuộc cãi vã đã nổ ra vì những nguyên nhân không đâu. Trong mối quan hệ thường ngày chúng ta luôn có cảm giác bực tức vì một vấn đề nào đó mà không dễ gì khống chế được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói gì khi người khác không chịu lắng nghe

  1. Nói gì khi người khác không chịu lắng nghe
  2. Nhiều khi chúng ta nói là người khác không chịu lắng nghe những điều mình nói. Có những cuộc cãi vã đã nổ ra vì những nguyên nhân không đâu. Trong mối quan hệ thường ngày chúng ta luôn có cảm giác bực tức vì một vấn đề nào đó mà không dễ gì khống chế được. Đó có thể vì công việc, vì gia đình hay những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. Làm thế nào để họ lắng nghe chúng ta nói? Sai lầm lớn nhất mà chúng ta thường mắc phải đó là khi họ không chịu lắng nghe chúng ta lại càng cáu gắt, càng “ sôi máu” và muốn “ xổ” ra hết tất cả bực tức trong lòng. Chiêu này không những không hiệu quả mà còn phản tác dụng. Nhất là với những đối tượng ưa nói ngọt không thích bị lên gân hay chỉ trích. Bạn có thể dễ dàng nhận ra ở những người đang xem phim, đang chơi game hoặc chăm chú vào một việc nào đó. Nếu bạn cằn nhằn hay gào thét bên cạnh họ bạn sẽ chỉ khiến cho người kia cảm thấy chán nản và mệt mỏi hơn mà thôi. Trải qua một thời gian bị ức chế tinh thần vì không truyền tải được thông tin muốn nói hoặc nói mà người khác không chịu lắng nghe bạn có rút ra được bài học gì cho bản thân không? Hay bạn tiếp tục sử dụng chiêu bài cũ? Thật thất vọng biết bao nếu bạn chỉ biết quát mắng một mình mà không có khán giả theo dõi Như thế chẳng khác nào bạn đang tự chọc giận chính bản thân mình. Cách sau đây sẽ giúp bạn chiến thắng tất cả những kẻ thù ngang ngạnh nhất, ương bướng nhất, những kẻ
  3. không chịu lắng nghe bạn nói khi bạn cần tâm sự hoặc cần thương thảo vấn đề nào đó. Đó chính là: khơi dậy trí tò mò của người nghe. Thay vì bạn bắt đầu bằng giọng ca cẩm; em/ anh chán như thế này rồi đấy. Chúng ta cần phải nói chuyện…Thì hãy bắt đầu bằng việc gói lại điều bạn muốn nói vào những câu khơi dậy trì tò mò như kiểu: em biết là anh đang bận nhưng em có chuyện muốn nói với anh; không biết nếu bạn là mình thì bạn sẽ xử sự sao trong trường hợp của mình nhỉ; bạn có biết chuyện gì vừa xảy ra sáng nay không?… Nói như vậy thì dù có người vô tâm nhất cũng phải dừng lại xem bạn đang muốn nói vấn đề gì. Quan trọng là để những người bạn đang hướng đến có được sự trân trọng cảm xúc của bạn vào lúc này. Họ sẽ không nỡ để bạn càng chìm sâu vào những vấn đề bạn đang gặp đâu. Quan trọng là bạn đừng để cảm xúc lấn át ngôn từ của mình. Hãy cư xử nhã nhặn, nói những lời dễ nghe và người nghe sẽ tôn trọng bạn. Tuyệt đối không nổi giận hay dùng lời lẽ nặng nề để ép buộc họ phải lắng nghe: bạn chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ mà thôi. Đừng lúc nào cũng tìm cách xả hết sự tức giận của mình trong cách nói chuyện hay đề nghị của bạn. Hãy kiềm chế cảm xúc của mình lúc đó và tìm cách nói chuyện với nhau một cách hiệu quả hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2