intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói Lắp

Chia sẻ: NguyenPhong Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa Theo từ điển, nói lắp là nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết (Từ điển American Heritage). Tất cả những ai nói lắp đều thừa nhận rằng định nghĩa này quá ngắn như thể nó chỉ mô tả phần thấy được (hoặc đúng hơn là phần nghe được) của hiện tượng nói lắp. Đối với người nói lắp, nói lắp thật sự bao hàm nhiều nghĩa hơn chỉ là sự lập lại về âm thanh. Nói lắp cũng có nghĩa là cảm giác kỳ lạ mà bạn cảm nhận được trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói Lắp

  1. Nói Lắp Định nghĩa Theo từ điển, nói lắp là nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết (Từ điển American Heritage). Tất cả những ai nói lắp đều thừa nhận rằng định nghĩa này quá ngắn như thể nó chỉ mô tả phần thấy được (hoặc đúng hơn là phần nghe được) của hiện tượng nói lắp. Đối với người nói lắp, nói lắp thật sự bao hàm nhiều nghĩa hơn chỉ là sự lập lại về âm thanh. Nói lắp cũng có nghĩa là cảm giác kỳ lạ mà bạn cảm nhận được trong lòng khi bạn biết bạn sắp sửa nói lắp. Nói lắp có nghĩa là cảm thấy thất vọng, xấu hổ, tội lỗi và lòng tự trọng bị tổn thương. Nói lắp nghĩa là bạn sẽ mua cái bánh táo thay vì mua bánh rán vì bạn cảm thấy chữ “bánh táo” (apple pie) dễ nói hơn chữ “bánh rán” (doughnut). Hoặc có thể bạn sẽ mua hai cái bánh rán thay vì chỉ một vì bạn cảm thấy cụm từ “hai cái bánh rán”
  2. (two doughnut) dễ nói hơn là “một cái bánh rán” (one doughnut). Rồi bạn ra vẻ ngạc nhiên sao mình không đói lắm để ăn hết cả hai. Nói lắp nghĩa là bạn sẽ tìm ra đủ mọi lý do chính đáng để không yêu cầu tăng lương dù rõ ràng bạn xứng đáng được điều đó. Nói lắp nghĩa là bạn để người khác hẹn hò với cô gái xinh đẹp nọ chỉ vì bạn lo lắng bạn sẽ nói lắp khi mời cô ta ăn tối. Nói lắp cũng có nghĩa bạn dùng mọi kỹ thuật nói tránh nh ư sử dụng những từ đệm (à… ừm… vâng… ừ….) hoặc dùng những chữ không thích hợp lắm chỉ vì bạn cảm thấy chúng dễ nói hơn. Nói lắp nghĩa là bạn phải nghe người khác đưa ra những lời khuyên ngu ngốc và vô ích như “Bình tĩnh nào.” “Thở cái đã.” “Nói chậm thôi.” Tảng băng trôi nói lắp Nói lắp giống như một tảng băng trôi (xem hình vẽ trang 11): Nó có cả phần thấy được và phần không thấy được. Phần thấy được, phần tảng băng nổi trên mặt nước, chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối l ượng. 90% còn lại nằm dưới mặt nước và không thể nhìn thấy từ trên bề mặt.
  3. Phần nói ngập ngừng không liên tục, hoặc kéo dài hoặc lập lại âm tiết tượng trưng cho phần thấy được của “Tảng Băng Trôi Nói Lắp” và chỉ là một phần nhỏ của hiện tượng này. Phần bị khuất của tảng băng trôi nói lắp bao gồm những điều sau: Sự căng cơ của hệ thống Valsalva: Điều này sẽ được mô tả chi tiết trong chương sau. Những kiểu thở bất bình thường: Người nói lắp thường có những kiểu thở khác thường và gặp khó khăn trong việc vừa thở vừa nói. Thỉnh thoảng họ cố gắng nói với ít hơi thở ra từ phổi hoặc vừa nói vừa hít hơi vào. 3) Những xúc cảm, tình cảm và nhận thức tiêu cực như sự xấu hổ, mặc cảm tội lỗi, sự thất vọng, sự ngượng ngùng, lòng tự trọng bị tổn thương, thiếu tự tin: Người nói lắp thường hay cảm thấy hổ thẹn vì không có khả năng nói trôi chảy và họ thường cảm thấy vô dụng vì những khó khăn họ gặp khi phải giao tiếp với người khác. Họ cảm thấy tội lỗi vì không thể đạt được những gì họ cảm thấy họ sẽ đạt được nếu họ nói trôi chảy. Họ cảm thấy lúng túng vì nói không lưu loát và làm người nghe mất kiên nhẫn. Nỗi sợ với những tình huống nói chuyện đặc biệt:
  4. Hầu hết người nói lắp đều sợ những tình huống nói chuyện đặc biệt như sử dụng điện thoại, gọi thức ăn trong nhà hàng, hỏi thăm đường… Nói lắp luôn là tình trạng nhạy cảm. Nó tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân nhưng một người nói lắp điển hình sẽ nói lắp hơn khi nói chuyện với những nhân vật có thẩm quyền như viên cảnh sát, cha mẹ, thầy cô hay người chủ của mình. Người nói lắp sẽ không hề nói lắp khi nói chuyện một mình hoặc với vật nuôi khi không có ai bên cạnh. Người nói lắp thường ít nói lắp hơn khi nói chuyện với người phối ngẫu của mình có lẽ vì người chồng hoặc người vợ của người ấy là người khá thân thiết. Sử dụng từ đệm: Khi một người nói lắp cảm thấy có điều gì đó cản trở lời nói thì người thường thêm vào những từ vô nghĩa như: “ừm”, “ừ”, “à”, “vâng”, “ờ”… Mọi người đều có xu hướng dùng những từ vô nghĩa như thế nhưng xu hướng này xảy ra khá thường xuyên hơn đối với người nói lắp. Người nói lắp luôn cảm thấy những từ vô ích đó sẽ giúp họ có một khởi đầu liền lạc và giúp họ nói nhanh qua những từ khó nói. Kỹ thuật nói tránh: Khi một người nói lắp cảm thấy sẽ gặp khó khăn khi nói một từ cụ thể nào đó, người ấy thường sử dụng từ khác với nghĩa tương đương. Thường thì từ thay thế này kém chính xác hơn và điều này sẽ ngày càng khiến người cảm thấy không thể giao tiếp có hiệu quả được. Người nói lắp thỉnh thoảng sẽ nói hoàn toàn khác với những điều họ muốn nói.
  5. Kìm nén không nói: Một cách khác để tránh bị nói lắp là không nói. Chắc chắn bạn nhớ đã phải nghe người nào đó lảm nhảm những lời vô nghĩa chỉ vì người đó sợ phải nói. Đây hẳn là một trong những tình huống gây nản lòng nhất mà người nói lắp phải chịu đựng. Tránh nhìn vào mắt: Người nói lắp có khuynh h ướng tránh nhìn vào mắt người nghe. Họ làm vậy có lẽ vì họ không thể chịu đựng nổi khi thấy phản ứng của người nghe khi họ bị nói lắp. Thái độ này sẽ gây ra khó khăn khi muốn giao tiếp hiệu quả với người khác. Xu hướng đứng bất động: Người nói lắp có thể quá sợ nói lắp đến nỗi họ kh ó mà dùng ngôn ngữ cử chỉ khi nói chuyện. Nói nhỏ: Nhiều người nói lắp nói nhỏ vì họ không muốn quá nhiều người nghe họ nói không trôi chảy. Khuynh hướng chống lại sự thay đổi: Về phương diện ý thức, rõ ràng hầu hết người nói lắp đều ước ao họ có thể nói trôi chảy. Nhưng khuynh hướng chống lại sự thay đổi là bản tính cố hữu của con
  6. người. Một người nói lắp biết rằng nếu người ấy nói trôi chảy thì dĩ nhiên là người sẽ nói nhiều hơn và hoà nhập với xã hội hơn nhưng tiềm thức của người có thể nghĩ rằng người không thể làm được điều đó. Do đó, tiềm thức sẽ chống lại sự thay đổi và phá hỏng mọi nỗ lực nói trôi chảy. Bây giờ bạn đã bắt đầu hiểu được khái niệm nói lắp không chỉ đơn thuần là vấn đề về lời nói. Nó là vấn đề liên quan đến toàn bộ thân thể và tâm trí. Nói lắp ảnh hưởng đến con người về mọi mặt, bao gồm mọi cách cư xử, xúc cảm, tình cảm và nhận thức. Một liệu pháp mà chỉ tập trung vào giải quyết việc nói không lưu loát chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ có cách tiếp cận toàn diện và chỉnh thể bao gồm cách c ư xử, nhận thức và tình cảm gắn liền với tật nói lắp thì mới có thể thành công. Chương tiếp theo sẽ mô tả sự căng cơ của hệ thống Valsalva sẽ ngăn trở việc nói như thế nào. Trong chương 3, chúng ta sẽ thấy các yếu tố khác nhau trong Tảng Băng Trôi Nói Lắp tương tác và hỗ trợ nhau ra sao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0