intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Số 17 - 07/2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên Số 17 - 07/2022 - Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tập hợp một số bài viết như: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng da giày tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng; giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại chuỗi siêu thị “Concung” tại Việt Nam; một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khi thanh toán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Số 17 - 07/2022

  1. t "@" ilfi sAil rffioA ttgc srlrtt uEil I s6 t7 -07/2022 Journal of Studont Rosoaroh TRUoNG DAr Hgc HANG nAr ufr NAM vrfru DAo rAo cnAr Lr/gNG cAo
  2. NỘI SAN KHOA HỌC SINH VIÊN Sè 17 Trong sè nµy 7/2022 1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG DA GIÀY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SOLUTION TO COMPLETE THE SUPPLY CHAIN OF LEATHER AND SHOES IN TIEN LANG, HAI PHONG CITY 03 BAN BIÊN TẬP Bùi Thị Ý Vi, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Ngọc Thuý GV hướng dẫn: ThS. Trần Hải Việt Lớp KTN59CL 2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CHUỖI SIÊU THỊ “CONCUNG” TẠI VIỆT TRƯỞNG BAN NAM PGS.TS. Phạm Kỳ Quang SOLUTIONS TO COMPLETE SUPPLY CHAIN MANAGEMENT ACTIVITIES AT THE SUPERMARKET 11 CHAIN “CONCUNG” IN VIETNAM Trần Phương Thảo, Vũ Minh Trang, Nguyễn Hải Anh PHÓ TRƯỞNG BAN GV hướng dẫn: ThS. Trần Hải Việt ThS. Hoàng Ngọc Mỹ Lớp KTN59CL 3 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN GDP VIỆT NAM THÀNH VIÊN RESEARCH IMPACT OF COVID 19 PASSION ON VIETNAM ThS. Bùi Xuân Thọ GDP 1 19 Đinh Thị Thảo, 2Trần Xuân Trường, ThS. Vũ Kim Trang 1 Vũ Thị Linh Nhi, 1Phạm Thị Hà ThS. Phạm Thị Vang GV hướng dẫn: ThS. Trương Thị Như Hà 1 CN. Phan Hải Hà Lớp KTN61CL 2 Lớp KTB61CL KS. Vương Minh Hà 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO KHI THANH TOÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ SOME RISK PREVENTION MEASURES WHEN PAYMENT FOR INTERNATIONAL GOODS BUYING BY 29 THƯ KÝ DOCUMENTARY CREDIT TS. Trịnh Xuân Tùng Phạm Thùy Linh, Lê Thị Tú Anh, Nguyễn Thị Bích Hương GV hướng dẫn: ThS. Đoàn Trọng Hiếu Lớp KTN59CL 5 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM IMPACT OF THE COVID-19 PASSION ON UNEMPLOYMENT IN VIETNAM 37 Nguyễn Ngọc Huệ, Lâm Quỳnh Duyên, Hà Huyền Trang, Đỗ Thanh Thủy, Phạm Minh Quang GV hướng dẫn: ThS. Trương Thị Như Hà Lớp KTB61CL 6 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ VẬN TẢI CHẶNG CUỐI CHO CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM SOLUTION TO COMPLETE THE FINAL TRANSPORTATION Viện Đào tạo chất lượng cao TECHNOLOGY MODEL FOR E-COMMERCE PLATFORMS 44 IN VIETNAM Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Nguyễn Thị Minh Thư, Vũ Thị Minh Nguyệt, Phòng 211, nhà A4, Bùi Trần Ngọc Quỳnh GV hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Cẩm Nhung 484 Lạch Tray - Hải Phòng Lớp KTN60CL Nội san Khoa học sinh viên Số 17 - 7/2022
  3. 7 LOGISTICS TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÒNG LOGISTICS IN DEVELOPMENT OF SEA ECONOMIC IN HAI PHONG 62 Trần Ngọc Trang, Lê Kiên Cường, Lê Như Ái, Lê Huy Thanh, Nguyễn Công Bảo Thanh GV hướng dẫn: ThS. Phan Thị Bích Ngọc Lớp KTB61CL 8 LÝ THUYẾT NĂNG SUẤT CẬN BIÊN CỦA LAO ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG CÁC NƯỚC ASEAN THE THEORY OF MARGINAL PRODUCTIVITY OF LABOR AND THE ISSUE OF THE MOVEMENT OF VIETNAMESE WORKERS TO ASEAN COUNTRIES 65 Đào Thị Thu Phương, Nguyễn Hương Giang, Văn Phương Anh GV hướng dẫn: ThS. Hàn Huyền Hương Lớp KTN60CL 9 NGHIÊN CỨU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC, GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM THAM GIA SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RESEARCH OPPORTUNITIES AND CHALLENGES, SOLUTIONS FOR SMALL AND SMALL BUSINESSES IN VIETNAM JOINING E-COMMERCE TRADING FLOOR 74 Lê Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Thị Thùy Trang GV hướng dẫn: ThS. Lương Thị Kim Oanh Lớp KTN61CL 10 SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN VÙNG TRONG HỆ THỐNG MẠNG KHÔNG DÂY MẬT ĐỘ CAO COMPARISON BETWEEN ROAMING METHODS IN HIGH-DENSITY WIRELESS NETWORK 80 Nguyễn Phương Đông GV hướng dẫn: ThS. Phạm Ngọc Duy Lớp CNT60CL 11 XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỂM DANH, CHẤM CÔNG DỰA VÀO NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT SỬ DỤNG KỸ THUẬT HỌC SÂU BUILDING ATTENDENCE, TIME-CLOCK SYSTEM BASED ON FACE RECOGNITION USING DEEP LEARNING TECHNIQUES 87 Bùi Tùng Dương, Phạm Quang Phúc, Trần Đức Anh GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Tuân Lớp CNT61CL 12 XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG KHÔNG DÂY BUILDING A WIRELESS TRAFFIC LIGHT CONTROL MODEL 97 Nguyễn Hữu Thiện, Vũ Tiến Mạnh, Bùi Thế Cường, Nguyễn Văn Phú, Phạm Minh Tùng GV hướng dẫn: TS. Đặng Hồng Hải Lớp ĐTĐ60CL Nội san Khoa học sinh viên Số 17 - 7/2022
  4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG HÀNG DA GIÀY TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG SOLUTION TO COMPLETE THE SUPPLY CHAIN OF LEATHER AND SHOES IN TIEN LANG, HAI PHONG CITY Bùi Thị Ý Vi, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Ngọc Thuý GV hướng dẫn: ThS. Trần Hải Việt Lớp KTN59CL Tóm tắt Trên địa bàn huyện Tiên Lãng mặt hàng da giày đã không còn xa lạ với người dân địa phương nơi đây. Là một sản phẩm chủ lực cho mặt hàng xuất khẩu trong địa bàn huyện Tiên Lãng. Người dân trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng hàng da giày vừa là người lao động vừa là khách hàng. Ngành da giày đã chiếm một phần lớn trong việc giải quyết các thực tiễn về công việc tới số lượng lớn cư dân trong khu vực. Đem lại cơ hội việc làm lớn và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn những vấn dề liên quan đến công đoạn sản xuất, công đoạn lưu trữ và vận chuyển hàng hoá trong chuỗi cung ứng. Các vấn đề nêu trên đã phần nào làm đình trệ chuỗi cung ứng hàng da giày của huyện Tiên Lãng. Vì vậy: “Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng da giày tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” đã được hình thành với vai trò hết sức quan trọng đối với chuỗi cung ứng hàng da giày của huyện Tiên Lãng nói riêng và của cả toàn thành phố Hải Phòng nói chung. Các biện pháp đề ra phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của địa phương trong ứng phó vói hiện trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn trong đổi mới sản xuất và phân phối sản phẩm da giày Tiên Lãng. Từ khoá: Chuỗi cung ứng; ngành da giày; công nghệ thông tin. Abstract In Tien Lang district, leather and footwear products are no longer strange to local people. Is a key product for export products in the Tien Lang District. People directly participating in the leather and footwear supply chain are both employees and customers. The footwear industry has played a large part in addressing work practices for a large number of residents in the area. Bringing great job opportunities and reducing the unemployment rate. However, there are still problems related to the production, storage, and transportation of goods in the supply chain. The above problems have partly stalled the leather and footwear supply chain of the Tien Lang District. Therefore: the "Solution to complete the supply chain of leather and footwear in Tien Lang district, Hai Phong city" was formed with a very important role for the leather and footwear supply chain of Tien Lang district in particular and the whole Hai Phong city in the general. The proposed measures are appropriate to the current local situation in responding to the current supply chain disruption. Apply information technology more in innovation in the production and distribution of leather and footwear products in Tien Lang. Keywords: Supply chain; leather and footwear industry; information technology. 1. Thực trạng chuỗi cung ứng hàng da giày tại Huyện Tiên Lãng 1.1. Tổng quan các vấn đề trong chuỗi cung ứng hàng da giày tại Huyện Tiên Lãng 3
  5. Trong chuỗi cung ứng hàng da giày huyện Tiên Lãng nhìn chung các thành phần tham gia chuỗi cung ứng đều cố gắng hợp tác với nhau để tạo nên sự hiệu quả cho toàn chuỗi. Tuy nhiên bên cạnh đó là những vấn đề tồn đọng cần phải đưa ra hướng giải quyết để đem lại hiệu quả về kinh tế cho các bên tham gia. Các vấn đề cần giải quyết bao gồm: - Vấn đề về tìm kiếm, mua nguyên liệu thô và các nguyên phụ liệu khác. Thường thì nguyên liệu dùng trong sản xuất trong nước sẽ bao gồm nguồn trong nước và nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp tự sản xuất thì sẽ tự chủ về các nguồn nguyên phụ liệu cao hơn so với các doanh nghiệp được thuê gia công. - Về vấn đề vận chuyển: Các thành phần trong chuỗi cung ứng phải phối hợp và hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh giá cả xăng dầu đang tăng chóng mặt làm cho giá cước vận chuyển tăng cao dẫn đến hậu quả tất yếu đó là giá thành đội lên cao. Phải tìm ra được biện pháp để chung hoà lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. - Vấn đề về đóng gói bao bì: Nhìn chung thì các bên trong chuỗi cung ứng nên thống nhất rõ với nhau về vấn đề bao bì đóng gói. Tuy nhiên đối với hàng xuất khẩu doanh nghiệp phải dán nhãn của đơn vị xuất khẩu làm một bộ phận khách hàng không thể biết rõ nguồn gốc sản phẩm đến từ huyện Tiên Lãng. 1.2. Cơ hội và khó khăn của chuỗi cung ứng hàng da giày tại Huyện Tiên Lãng Từ quá trình phân tích chuỗi cung ứng hàng da giày tại huyện Tiên Lãng. Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy một số cơ hội và khó khăn như sau: 1.2.1. Cơ hội - Sản phẩm da giày là mặt hàng có lịch sử lâu đời, thuộc vào nhóm hàng hoá thiết yếu cho nên nhu cầu mặt hàng này khá lớn. - Huyện Tiên Lãng có hệ thống giao thông thuận lợi dễ dàng tiếp cận hệ thống cảng biển, đường sắt, đường quốc lộ khiến cho việc vận chuyển các loại nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trở nên dễ dàng. - Có nguồn lao động dồi dào và chi phí bỏ ra thấp. Với thị trường Việt Nam nói chung và huyện Tiên Lãng nói riêng thì chi phí nhân công rẻ là yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút đầu tư và phát triển ngành da giày. Nhu cầu thị trường về sản phẩm lớn đảm bảo về chất lượng. - Sự chuyển dịch lớn từ khách hàng ở khu vực Châu Âu và Mỹ trở lên lớn hơn bằng chứng cho thấy là sự gia tăng đột biến về đơn hàng từ khu vực EU tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái đề ra cơ hội cho các cơ sở sản xuất trong nước đặc biệt đối với huyện Tiên Lãng. - Cùng với sự ủng hộ từ phía các cơ quan ban ngành tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu da giày của huyện Tiên Lãng đối với việc phát triển kinh tế địa phương. Đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng da giày, thông qua việc tối giản hoá các thủ tục hành chính, tập trung sản xuất vói quy mô lớn đem lại hiệu quả cao. - Công nhân viên ngày càng nắm bắt được công nghệ kỹ thuật tiên tiến đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Qua đó, giảm thiểu tác động qua việc cạnh tranh với các thị trường khác. 1.2.2. Khó khăn - Khó khăn lớn nhất trong hoàn cảnh hiện nay là mặc dù đơn hàng nhiều, tuy nhiên người lao động thì lại mắc Covid với số lượng lớn cho nên trên địa bàn huyện Tiên Lãng dịch chưa được giải quyết thì sản lượng chưa thể đáp ứng được với nhu cầu. 4
  6. - Tình trạng phụ thuộc vào nguồn cung vẫn diễn ra. Hiện nay nguồn cung ngành da giày đến từ Trung Quốc, Philippin, Taiwan... là chủ yếu khiến cho một khi ngồn cung nguyên vật liệu bị gián đoạn thì quá trình sản xuất cũng bị đình trệ theo. - Doanh nghiệp gia công còn quá nhiều. Đa số các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam nói chung và huyện Tiên Lãng nói riêng còn hoạt động dưới hình thức gia công dẫn đến hệ quả là người dân có công việc nhưng đánh đổi lại nguồn lợi nhuận lại chảy về các nhà đầu tư nước ngoài là chính. - Vấn đề về thương hiệu đa số là các doanh nghiệp gia công nên vấn đề về thương hiệu da giày tại huyện Tiên Lãng còn nhiều khó khăn. Do thiếu vốn đầu tư cho nên một vài cơ sở sản xuất hàng da giày còn sử dụng công nghệ máy móc cũ kỹ lạc hậu. Sản phẩm ra đời không có chất lượng cao. Năng xuất lao động thấp dẫn đến doanh thu đi xuống. Sản phẩm dần mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. - Cuối cùng là quy mô sản xuất chưa tương xứng với nguồn lực phát triển của huyện Tiên Lãng. 2. Các nhóm giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng (CCU) hàng da giày tại huyện Tiên Lãng 2.1. Nâng cấp, tu sửa, cải tạo chuỗi kho hàng trong doanh nghiệp để tận dụng tối đa diện tích, cũng như có đủ không gian lưu trữ thành phẩm đã tạo ra 2.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp Để gỡ bỏ tất cả các chi phí không cần thiết khỏi chuỗi cung ứng, từ nhà sản xuất tới khách hàng ta nên áp dụng các biện pháp nghiên cứu ECR (Efficient Consumer Response) vào quản lý chuỗi cung ứng đặc biệt đối với hệ thống kho hàng của các doanh nghiệp da giày. Theo đó, gồm có 3 loại hàng hoá chính: Kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bán thành phẩm. Cho nên việc kiểm soát tốt hệ thống kho hàng của doanh nghiệp giúp tăng tốc độ khai thác, tốc độ sản xuất của doanh nghiệp. 2.1.2. Nội dung giải pháp Các giải pháp được đưa ra với hệ thống kho hàng của doanh nghiệp bao gồm: Ý 1: Chiến lược tăng cường hợp tác hiệu quả: Thông qua EDI (trao đổi dữ liệu điện tử) là việc áp dụng công nghệ vào trong kho hàng cùng các liên minh chiến lược giữa các thành viên của chuỗi cung ứng đã góp phần loại bỏ chi phí cung ứng, không làm tăng giá trị cho hàng hóa, từ đó giảm chi phí, tiết kiệm hơn cho người tiêu dùng, tạo được lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: Kho hàng da giày đã áp dụng công nghệ số hóa trong công việc quản lí hàng hóa như sử dụng mã code, sử dụng phân hệ phần mềm quản lý kho hàng BRAVO… Ý 2: Tiết kiệm về mặt không gian Kho hàng: Thiết kế, bố trí không gian kho với kệ nhiều tầng, đa năng và cơ động, dễ dàng cho việc tìm kiếm hàng hóa cho khách hàng từ đó giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng trong kho tới tay người tiêu dùng. Ý 3: Lắp đặt các công nghệ bảo vệ kho hàng và hàng hóa: Lắp đặt các thiết bị hiện đại như hệ thống kiểm soát độ ẩm công nghệ cao, nhằm xử lí mối mọt, nấm mốc phát sinh; hệ thống phun trùng loại bỏ các côn trùng gây hại với hàng hóa, nhằm bảo vệ hàng hóa một cách triệt để nhất. Theo như điều kiện bảo quản của kho hàng da giày thì nhiệt độ phòng luôn giữ ở mức từ 15 - 25 độ C tùy thuộc vào từng khu vực trong kho, cũng như thời tiết bên ngoài. 5
  7. Ý 4: Xây dựng kho thuận tiện cung ứng cho khách hàng: Công ty sở hữu hệ thống kho trên các tỉnh thành sẵn sàng cung ứng dịch vụ. Khách hàng sẽ luôn lựa chọn được địa điểm kho phù hợp và gần với mình nhất. Bên cạnh đó, cũng sở hữu hệ sinh thái Logistics sẵn có, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể kết nối, xử lý thủ tục giấy tờ, đảm bảo luồng hàng hóa lưu thông trong chuỗi cung ứng nhanh nhất... Ý 5: Nâng cao trình độ của Công - Nhân viên: Đào tạo nhân viên trong các bộ phận kho hàng nhằm nâng cao kiến thức chuyên ngành, để vận hành kho một cách hiệu quả tối ưu, đồng thời tạo được thiện cảm tốt tới khách hàng với phía người mua... Minh chứng: 100% công nhân viên phải qua bài kiểm tra sát hạch của công ty, theo đừng bộ phận mới được vào làm tại kho, với những chứng chỉ bắt buộc như: chứng chỉ tin học, quản lý, kỹ năng về tin học cơ bản… 2.1.3. Các bước thực hiện - Mỗi phòng ban đều có trách nhiệm riêng trong việc nâng cấp chất lượng của kho hàng trong chuỗi cung ứng hàng da giày để đảm bảo phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế. - Bước đầu tiên trong giải pháp này là cải tạo chất lượng nguồn nhân lực của kho hàng Việc không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề của công nhân viên. Tìm ra nhân tài và đưa ra nước ngoài chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. - Tiếp theo là cải tạo lại hệ thống kho hàng của doanh nghiệp sao cho phù hợp với yêu cầu mà doanh nghiệp đã đề ra. Mua thêm máy móc trang thiết bị hiện đại và cập nhật các công nghệ quản lý kho hiệu quả. Qua đó, rút ngắn được công đoạn trong kho tiết kiệm nhân lực và chi phí. 2.2. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường mạng lưới mối quan hệ hợp tác giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng hàng da giày tại huyện Tiên Lãng 2.2.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp Về mạng lưới các mối quan hệ và hợp tác giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng bao gồm các bên như: Nhà cung cấp, Nhà sản xuất, Nhà phân phối và Khách hàng. Mối quan hệ các bên càng chặt chẽ thì hiệu qur của chuỗi cung ứng càng cao. 2.2.2. Nội dung giải pháp Thông qua việc ký kết hợp đồng giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng da giày huyện Tiên Lãng. Ràng buộc lợi ích các bên một cách rõ ràng khiến họ có trách nghiệm hơn với công việc của mình. Thiết lập mạng lưới thông tin truyền thông trong nội bộ chuỗi cung ứng cập nhật một cách nhanh chóng về thị trường, giá cả hàng hoá nguyên vật liệu. Tình trạng của các chuyến hàng trên các kêng vận chuyển. Qua đó các doanh nghiệp chủ động trong việc chuẩn bị sản xuất tuỳ theo tình hình thực tế. 2.2.3. Các bước thực hiện - Để thực hiện giải pháp trên ta cần phải có sư đồng lòng nhất chí của các bên trong chuỗi cung ứng trong việc chia sẻ thông tin thị trường qua đó cân bằng lợi ích giữa các bên. - Thiết lập nên hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng hàng da giày qua đó có thêm nhiều thông tin hữu ích. 6
  8. - Thành lập lên bộ phận chuyên biệt chuyên môn thu thập sử lý thông tin trong chuỗi cung ứng. Từ đó, đưa ra đánh giá nhận định về tình hình. Qua đó, lập ra phương án sản xuất tối ưu cho các doanh nghiệp. 2.3. Tạo các kênh phân phối cố định lớn cung cấp sản phẩm về mặt hàng giày da tại các trung tâm, cửa hàng bán lẻ trực tiếp tại thị trấn huyện Tiên Lãng và các vùng lân cận 2.3.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp Mục tiêu của giải pháp là đa dạng hoá các kênh phân phối địa phương thông qua các trung tâm, cửa hàng đại lý bán lẻ trong nước. Khiến cho thương hiệu da giày tại huyện Tiên Lãng đến gàn hơn với người tiêu dùng. 2.3.2. Nội dung giải pháp Ngoài nguồn thu chính là xuất khẩu hàng da giày cảu huyện Tiên Lãng ra nước ngoài các doang nghiệp da giày cũng nên chú trọng phát triển thương hiệu của mình ở địa bàn trong nước. 2.3.3. Các bước thực hiện Bước 1: Liên hệ và ký kết hợp đồng thương mại với các trung tâm, đại lý và cửa hàng khu vực xung quanh. Với cam kết hàng hoá đảm bảo về chất lượng, giá cả hợp lý để cả hai bên đều có được lợi ích về mặt kinh tế. Bước 2: Tiến hành sản xuất vói nhãn mác đặc trung của doanh nghiệp da giày Tiên Lãng gây ấn tượng cho người tiêu dùng về hàng Việt Nam chất lượng cao. Sau đó tiến hành vận chuyển đầu mối hàng hoá để tiêu thụ. Bước 3: Thông qua các kênh bán lẻ cung cấp các chiến dịch quảng bá khuyến mãi cho khách hàng. Kèm theo dó tiến hành khảo sát thị. Bước 4: Sau khi kiểm soát tốt các đầu mối bán hàng trong địa phương và nắm được thị hiếu của khách hàng tiến hành mở rộng quy mô. Bước 5: Xây dựng hệ thông kho hàng tại các đầu mối chính nhằm cung cấp mguồn hàng cho các đại lý mọt cách thường xuyên liên tục. 2.4. Áp dụng Công nghệ cao vào sản xuất cho phù hợp 2.4.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp - Đặt ra giải pháp trên, xuất phát điểm chính là vì lợi ích của toàn thể công nhân viên nói riêng hay doanh nghiệp nói chung. - Đẩy nhanh tiến độ áp dụng cao vào quá trình sản xuất nhằm tối ưu hoá thời gian, tiết kiệm chi phí không cần thiết. 2.4.2. Nội dung giải pháp - Tác động của công nghệ đem đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng là vô cùng to lớn. - Thông qua việc áp dụng công nghệ một cách thông minh và có chọn lọc đem lại hiệu quả làm việc cho cả người lao động và doanh nghiệp 2.4.3. Các bước thực hiện - Để phát triển ngành công nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm hơn, thì việc ứng dụng khoa học công nghệ là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài. - Ta phải đảm bảo các thành phần sau: 7
  9. Phần cứng: Các công cụ, máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu. Các yếu tố trên đảm nhận vai trò chính trong quá trình sản xuất Phần mềm: Kỹ thuật, phương pháp vận hành, quy trình hoạt động và là phần sẽ cung cấp cho người kỹ thuật viên để hướng dẫn người lao động vận hành các máy móc thiết bị. Người lao động: Đóng vai trò chủ đạo trong việc sử dụng và vận hành tốt các thiết bị công nghệ hiện đại. Tổ chức quản lý: là cơ loại cơ quan chuyên theo dõi, liên kết và quản lý các thành phần đồng thời cũng có trách mhiệm tạo để tạo ra năng suất hiệu quả. 2.5. Những giải pháp khác 2.5.1. Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới Các chiến lược phổ biến có thể mở rộng ra các thị trường tiềm năng: - Cách 1: Người tiêu dùng mới: Mỗi loại sản phẩm đều có tiềm năng thu hút những người mua: + Người chưa biết đến sản phẩm. + Người không mua nó vì giá cả do sản phẩm thiếu một số tính chất nhất định. - Cách 2: Công dụng và mẫu mã mới: Thị trường có thể mở rộng nhờ việc: Phát hiện và quảng cáo những tính năng mới và hình dáng đặc biệt của sản phẩm. - Cách 3: Tăng khối lượng tiêu dùng là: Thuyết phục, khuyến khích nhân dân sử dụng nhiều hơn sản phẩm tron mỗi dịp dùng. Tỉnh ủy thành phố Hải phòng nên liên hiệp với huyện Tiên Lãng hỗ trợ và đề ra giải pháp tháo gỡ những khó khăn, đồng thời đấu tranh trước những rào cản phi lý mang tính chất bảo hộ thương mại hiện nay. 2.5.2. Giải pháp doanh nghiệp dự trữ thành phẩm và xây dựng vùng nguyên liệu sẵn - Không chỉ có riêng huyện Tiên Lãng gặp phải vấn đề nêu trên mà hầu như tất cả các Doanh nghiệp đều tính toán phân bổ lại các chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh ở những thị trường này, chuỗi cung ứng dễ bị đứt đoạn, ảnh hưởng đến hàng loạt các nhà máy sản xuất. - Việc tăng dự trữ nguyên vật liệu: bên cạnh việc đa dạng nguồn cung đầu vào thì các DN tăng số lượng hàng dự trữ để phục vụ cho sản xuất lâu dài. Trong đó, có những tập đoàn, DN mạnh về tài chính chọn phương án mở thêm các công ty trực thuộc, chuyên sản xuất nguyên vật liệu để tạo thành quy trình hoàn thiện sản phẩm. 2.5.3. Giải pháp hỗ trợ vốn Một trong các nhân tố chính trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp đó là nguồn vốn. Nếu doanh nghiệp đang hoạt động trơn tru mà gặp vấn đề về nguồn vốn thì đây sẽ ảnh hưởng đến hậu quả không tốt đến quá trình vận hành và sản xuất. Là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn tại Việt Nam cần lắm việc các cơ quan tổ chức tài chính chung tay thúc đẩy mạnh hơn nữa. 2.5.4. Xây dựng thương hiệu da giày huyện Tiên Lãng - Thương hiệu da giày của huyện Tiên Lãng cần được các doanh nghiệp địa phương chú trọng trong quá trình phát triển sản phẩm. Thêm các chỉ dẫn địa lý đặc trưng vào bao bì và thông tin của hàng hoá. 8
  10. - Áp dụng các ưu đãi đặc biệt với người dân địa phương trong việc mua hàng. Tăng cường hoạt động quảng cáo hình ảnh da giày Tiên Lãng trong mắt người tiêu dùng. Đưa ra các yêu cầu về chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm phục vụ xuất khẩu. 3. Những khó khăn khi triển khai thực hiện các giải pháp 3.1. Khó khăn gặp phải - Hiện nay, do dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, cần tuân thủ theo các chỉ thị của nhà nước đưa ra, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch, kiên quyết tránh xa môi trường có dịch và những người mang mầm mống của virus, nghiêm túc thực hiện theo chỉ thị 5K mà bộ y tế đã ban hành đưa ra. - Bên cạnh khó khăn về tình hình dịch bệnh, còn một số vấn đề cần lưu tâm như: kết cấu cơ sở hạ tầng tại địa phương còn yếu kém, một số đoạn đường trong tuyến lưu chuyển hàng hoá nguyên vật liệu xuất hiện ổ gà gây nguy hiểm khi vận chuyển. - Khả năng phát triển của ngành da giày huyện Tiên Lãng chưa tương xứng với khu vực với diện tích lớn. Tạo nên sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp. Khả năng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất không cao. - Đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp việc thiếu hụt nguồn vốn hiện nay là vấn đề mà các cơ quan ban ngành huyện Tiên Lãng cần lưu tâm. - Khó khăn về thiếu hụt về nguồn nguyên liệu do ảnh hưởng của sự đứt gãy chuỗi cung ứng đem đến hậu quả vô cùng lớn trong ứng dụng các biện pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng hàng da giày tại huyện Tiên Lãng. - Cuối cùng là khó khăn trong thiếu hụt nguồn lao động. Sự thiếu hụt này chỉ mang tính chất tạm thời do huyện Tiên Lãng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh khá lớn khiến cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng da giày rơi vào thế bị động. 3.2. Khuyến nghị - Các cán bộ ban ngành cần quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại huyện Tiên Lãng. Việc phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới thông tin liên lạc của địa phương góp phần vào việc phát triển các ngành nghề của huyện Tiên Lãng đặc biệt là đối với sự phát triển của ngành da giày. - Các doanh nghiệp nên chú trọng phát triển vùng nguyên liệu trong nước thay vì quá phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc bài học nhãn tiền về tình hình trong đợt dịch vừa qua. - Tăng cường có hiệu quả các biện pháp chống lại dịch bệnh nhằm hạn chế tối đa đến tình hình sản xuất. Bộ Y tế cần ban hành những yêu cầu để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần: xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn và trong các Doanh nghiệp. - Tăng cường áp dụng thành tựu khoa học vào trong sản xuất. Xuất phát điểm chính là vì lợi ích của toàn thể công nhân viên nói riêng hay doanh nghiệp nói chung. Đẩy nhanh tiến độ áp dụng cao vào quá trình sản xuất nhằm tối ưu hoá thời gian, tiết kiệm chi phí không cần thiết. Thông qua việc áp dụng công nghệ một cách thông minh và có chọn lọc đem lại hiệu quả làm việc cho cả người lao động và doanh nghiệp. 9
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Niên giám thống kê Thành phố Hải Phòng, huyện Tiên Lãng các năm 2017 - 2021. [2] Niên giám tổ chức ngành Thống Kê năm 2021, Nhà xuất bản thống kê. [3] Nguyễn Bích Ngọc, Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng Quốc tế. [4] Đoàn Thị Hồng Vân, Nguyễn Xuân Minh, Quản Trị CCU, Nhà xuất bản Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Vietin bank, Bản tin ngành da giày cảu thời báo ngân hàng, đăng tải ngày 15/5/2019. [6] Nguyễn Ánh Tuyết, Quy trình công nghệ là gì? Thời đại công nghệ trong kỷ nguyên mới. [7] Đàm Thị Thủy, Thương mại và chuỗi cung ứng những vấn đề đặt ra và các giải pháp để phát triển. [8] Tuyết Ân, 6 năm: Xuất khẩu giày dép mang về gần 58 tỉ USD, Tạp chí Người đô thị. 10
  12. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CHUỖI SIÊU THỊ “CONCUNG” TẠI VIỆT NAM SOLUTIONS TO COMPLETE SUPPLY CHAIN MANAGEMENT ACTIVITIES AT THE SUPERMARKET CHAIN “CONCUNG” IN VIETNAM Trần Phương Thảo, Vũ Minh Trang, Nguyễn Hải Anh GV hướng dẫn: ThS. Trần Hải Việt Lớp KTN59CL Tóm tắt Ngày nay, hệ thống các chuỗi cung ứng đang dần có xu hướng tiến bộ vượt về hơn cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn trên toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, Việt Nam nói riêng cũng đã và đang có những bước cải thiện, cải tiến trên phương diện thực tiễn qua việc học hỏi và trau dồi kiến thức từ những quốc gia láng giềng hay những cường quốc lớn. Thêm đó, sự xuất hiện và phát triển của các chuỗi siêu thị bán lẻ trong nước và hợp tác nước ngoài của các doanh nghiệp, liên doanh cùng các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập thị trường ở Việt Nam trong các năm gần đây, điều đó vô tình đã tạo làn sóng về đỉnh điểm mức độ cạnh tranh. Để đặt ra và hoàn thành được mục tiêu trong một môi trường kinh doanh đầy cản trở, biến động và cạnh tranh không ngừng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao vốn kiến thức, chiến lược cạnh tranh cũng như tác động trực tiếp vào công việc kinh doanh dưới vai trò một nhà cung cấp và cũng là khách hàng của chính mình bằng việc tạo dựng riêng cho bản thân mình một chuỗi cung ứng riêng đầy đủ và hoàn chỉnh về mặt bản chất. Từ khoá: Quản lý chuỗi cung ứng; chuỗi siêu thị; môi trường kinh doanh. Abstract Today, the supply chain system is gradually making progress in terms of both theory and practice globally. In addition, Vietnam in particular has also been taking steps to improve and improve in practice through learning and cultivating knowledge from neighboring countries or major powers. In addition, the emergence and development of domestic retail supermarket chains and foreign cooperation of enterprises, joint ventures, and foreign enterprises entering the market in Vietnam in recent years, inadvertently created a wave about the peak of competition. To set and achieve goals in a business environment full of obstacles, fluctuations, and constant competition, enterprises must improve their knowledge, and competitive strategies as well as directly impact on business as its supplier and customer by creating for itself a complete and complete supply chain management of its own. Keywords: Supply chain management; supermarket chain; business environment. 1. Cơ sở lý luận chung Chuỗi cung ứng và hoạt động Quản trị chuỗi cung ứng 1.1. Chuỗi cung ứng 1.1.1. Khái niệm “Chuỗi cung ứng là một tập hợp lớn, là “mắt xích” trong việc điều tiết dòng chảy, các mối quan hệ, và tham gia trực tiếp vào hoạt động của nhiều các tập hợp con, bao gồm: bên cung cấp, nhà sản xuất, bên cung cấp kho bãi, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa 11
  13. hàng bán lẻ,… Để đảm bảo sản phẩm được sản xuất và phân phối theo đúng yêu, nhu cầu, mong muốn của khách hàng” 1.1.2. Thành phần tham gia - Nhà sản xuất; - Nhà phân phối; - Nhà bán lẻ; - Khách hàng; - Nhà cung cấp dịch vụ. 1.2. Quản trị chuỗi cung ứng 1.2.1. Khái niệm “Quản trị chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm những phương thức được tích hợp và áp dụng hiệu quả giữa nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng nơi quy định, đúng thời gian và yêu cầu chất lượng cũng như số lượng. Với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống nhưng vẫn thỏa mãn và đảm bảo, đảm bảo về yêu cầu mức độ phục vụ” 1.2.2. Các hoạt động của Quản trị chuỗi cung ứng - Quản trị mua hàng; - Quản trị vận tải; - Quản trị sản xuất; - Quản trị dự trữ; - Quản trị kho bãi; - Quản trị hoạt động phân phối; - Quản trị thông tin trong chuỗi cung ứng. 1.3. Đặc điểm của hoạt động Quản trị chuỗi cung ứng trong các chuỗi siêu thị tại Việt Nam 1.3.1. Khái niệm Siêu thị là loại của hàng hiện đại: kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên ngành; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng; bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt bằng kinh doanh, trang bị kỹ thuật; trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức phục vụ văn minh thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng” – (Điều 3, Quy chế “Siêu thị, trung tâm thương mại” của Bộ Công Thương). 1.3.2. Phân loại Siêu thị Căn cứ vào hàng hóa kinh doanh: Siêu thị kinh doanh tổng hợp, Siêu thị chuyên doanh. Căn cứ vào tổ chức kinh doanh: Siêu thị độc lập, Chuỗi siêu thị, Hệ thống siêu thị. 1.3.3. Đặc điểm hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong các chuỗi Siêu thị tại Việt Nam Tại Việt Nam, trong lĩnh vực bán lẻ bao gồm cả hình thức bán lẻ truyền thống với khoảng 8.581 chợ và bán lẻ hiện đại với 1.163 siêu thị cùng 250 trung tâm thương mại tại nhiều tỉnh thành khác nhau (theo Tổng cục Thống kê 2020). Trong đó hệ thống siêu thị của 12
  14. các doanh nghiệp như: LotteMart, Parkson, BigC… với các hệ thống phân phối lớn trong nước là Intermex, Hapro, Fivi Mart,… Sự bùng nổ và phát triển của các loại hình bán lẻ hiện đại tại Việt Nam cung với các nhà bán lẻ lớn có tên tuổi trên thế giới như Aeon Mall, Metro Cash and Carry đã phần nào phản ánh được sự nỗ lực, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc của Việt Nam. Điều đó đã tạo nên một thị trường đa dạng hóa mặt hàng, mẫu mã, thể loại để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. 2. Phương pháp thiết kế và nghiên cứu 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ năm 2016 cho đến nay. - Địa điểm: Cửa hàng bán lẻ tại các cơ sở ở Hà Nội. 2.2. Phương pháp tiếp cận - Phương pháp tiếp cận lý thuyết; - Phương pháp tiếp cận có sự tham gia. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu đề tài - Phép duy vật biện chứng: - Quan điểm hệ thống, cấu trúc nghiên cứu trong đề tài - Quan điểm lịch sử và tính logic của đề tài - Quan điểm thực tiễn trong đề tài - Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn và thực nghiệm: Quan sát và phỏng vấn chuyên sâu. 3. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng được áp dụng trong các cửa hàng bán lẻ tại Concung 3.1. Giới thiệu về Concung Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CONCUNG Tên tiếng Anh: CON CUNG JOINT STOCK COMPANY Địa chỉ trụ sở chính: Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngành nghề kinh doanh: Bán lẻ may mặc, thực phẩm, đồ dùng thiết bị máy móc,… 3.2. Thực trạng Quản trị chuỗi cung ứng tại Concung - Các vấn đề liên quan đến nhà cung cấp đầu vào và quản trị chuỗi cung ứng đầu vào; - Tìm kiếm nhà cung cấp; - Xác định nhu cầu và phát hành đơn hàng; - Theo dõi đơn hàng; - Kiểm định chất lượng, nhận hàng, nhập kho; 13
  15. - Thanh toán; - Các vấn đề liên quan đến hàng kho và quản lý kho hàng trong chuỗi cung ứng của Concung; - Các vấn đề liên quan đến vị trí sắp xếp mặt bằng của chuỗi siêu thị và phân phối hàng hóa đến cho khách hàng; - Danh sách các cửa hàng của chuỗi siêu thị; - Mạng lưới đường vận chuyển hàng từ kho tổng đến kho cơ sở trong chuỗi; - Các vấn đề liên quan đến quản lý vận chuyển và đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng; - Đối với khách mua tại cửa hàng; - Đối với khách hàng mua online; - Các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý bán hàng trong quản trị chuỗi cung ứng của chuỗi siêu thị; - Các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin 3.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Concung 3.3.1. Ưu điểm - Công ty luôn đầu tư các trang thiết bị và công nghệ thông tin tốt nhất cho hệ thống kho, giảm hỏng hóc và thất thoát hàng hóa. - Chất lượng bán hàng và dịch vụ giao hàng được người tiêu dùng đánh giá - Xây dựng một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. - Concung có lợi thế hợp tác với nhiều tập đoàn đa quốc gia, các nhà phân phối độc quyền 3.3.2. Nhược điểm - Nhân viên thu mua chưa thành thạo công nghệ, kỹ thuật nên thu mua và tìm kiếm nhà cung cấp còn mất thời gian - Doanh nghiệp chưa chú trọng nhiều vào mảng cung ứng hàng hoá, quản lý nguồn cung đầu vào vẫn còn nhiều hạn chế. - Quá trình theo dõi, quản lý đơn hàng, quy trình phân phối chưa được tối ưu hóa, nhiều hạn chế. - Nhân viên thiếu kiến thức về hệ thống quản lý nên nhiều sai sót trong số liệu. 4. Đề xuất và kiến nghị 4.1. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Concung - Xây dựng hệ thống phương thức tuyển dụng và đào tạo hiệu qảu để thu hút nhân tài làm việc cho Concung; - Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch tồn kho dự trữ an toàn; - Hoàn thiện quá trình vận tải hàng hóa cho Concung; Từ danh sách các cửa hàng và vị trí của nó trên bản đồ, nhóm nghiên cứu giả sử rằng, việc vận chuyển hàng hóa chỉ từ hai kho đến các kho cơ sở (siêu thị) xung quanh gần 14
  16. nó nhất. Theo như giả sử trên thì hàng hóa sẽ đi từ kho tổng tại khu đô thị Xa La, Hà Đông (Kho trung tâm 1) đến các kho 1, 2, 3, 4, 8, 9, 10, 11. Và từ kho Thái Hà (Kho trung tâm 2) đến các kho 5, 6, 7, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20. Bảng 1. Khoảng cách từ các kho trung tâm đến các siêu thị của Concung trên địa bàn Hà Nội Từ Đến Khoảng cách (km) Từ Đến Khoảng cách (km) Kho TT 1 1 1.4 Kho TT 2 1 6.4 2 2 2 5.6 3 3.5 3 7.3 4 5.5 4 8.7 5 10.4 5 4.2 6 12 6 5.3 7 11.9 7 6 8 8.2 8 5.3 9 4.6 9 6.3 10 7.9 10 3.7 11 4.6 11 6.3 12 14.4 12 8.4 13 14.5 13 8.9 14 13.4 14 6 15 10.4 15 6.3 16 11.6 16 10.6 17 8.3 17 2.9 18 11.5 18 5.7 19 7.9 19 0.8 20 9.2 20 1.8 • Từ kho tổng đến kho Thái Hà và các kho cơ sở gần nhất sẽ có 3 tuyến: + Kho tổng => 44-TT4A Văn Quán => 66 Nguyễn Khuyến => kho Thái Hà 15
  17. + Kho tổng => 20 Quang Trung => 35 Vạn Phúc => T1-Tòa nhà HH2 Bắc Hà Tố Hữu => 22 Nguyễn Xiển => 533 Nguyễn Trãi. + Kho tổng => 4 Nguyễn Hữu Thọ, Bắc Linh Đàm => D21 lô 1 (Trần Nguyên Đán) Định Công => 9 Tân Mai. Hình 1. Đường đi ngắn nhất từ kho trung tâm 1 đến các kho cơ sở gần nhất Hình 2. Đường đi ngắn nhất từ kho trung tâm 2 đến các kho cơ sở gần nhất • Từ kho Thái Hà đến các kho cơ sở gần nhất sẽ có 4 tuyến: 16
  18. + Kho Thái Hà => 22 Vương Thừa Vũ => 102 Hoàng Văn Thái + Kho Thái Hà => 374 Xã Đàn => 20 Hai Bà Trưng => 43 Lạc Trung => 340 Bạch Mai và 446 Minh Khai + 20 Hai Bà Trưng => 358 Ngọc Lâm => 148 Ngô Gia Tự. + Kho Thái Hà => 56 Giang Văn Minh => 16 phố Yên Phụ/ 174 Lạc Long Quân => 77B Xuân La. + Kho Thái Hà => 20 - 22 và 24 - 26 Thái Thịnh => 27 Trần Duy Hưng => 184 Cầu Giấy => 41 Trần Thái Tông => 168 Hồ Tùng Mậu - Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý. 4.2. Đề xuất mô hình quản trị chuỗi cung ứng chung cho các chuỗi siêu thị bán lẻ của Concung Hình 3. Mô hình đề xuất quản trị chuỗi cung ứng 4.3. Kiến nghị đối với Cơ quan quản lý Nhà nước - Thủ tục Hải quan thông thoáng; - Tổ chức hội thảo chuyên đề chuỗi cung ứng; - Hoàn thiện các chính sách tác động đến đầu tư phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại; - Hoàn thiện các chính sách tác động đến hoạt đông kinh doanh và hiệu quả vận hành doanh nghiệp của các cơ sở bán lẻ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đoàn, Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MITSUBA M-TECH Việt Nam, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường đại học Lạc Hồng, 2013. [2] Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Cung Ứng, Nhà xuấn bản Thống Kê, 2002. [3] Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Logistics những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội, 2010. 17
  19. [4] Nguyễn Kim Anh, Tài liệu hướng dẫn học tập Quản Lý Chuỗi Cung Ứng, Đại học Mở Bán Công TP. HCM, 2006. [5] Peter Bolstorff, Robert Rosenbaum, Quản trị chuỗi cung ứng hoàn hảo, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2011. [6] Shoshanah Cohen, Joseph Roussel, Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, 2011. [7] Tập tài liệu Hội thảo quốc gia, Việt Nam – WTO: Mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối – bán lẻ, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức thực hiện tại Hà Nội năm 2008. [8] Bộ Thương Mại, Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam, Vụ chính sách thị trường. [9] Lê Trịnh Minh Châu, Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu thương mại, 2002. [10] Nguyễn Thị Nhiễu, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị của nước ta hiện nay, Viện nghiên cứu thương mại chủ trì, 2005. [11] Đinh Văn Thành, Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta, Viện nghiên cứu Thương mại, 2006. 18
  20. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN GDP VIỆT NAM RESEARCH IMPACT OF COVID 19 PASSION ON VIETNAM GDP 1Đinh Thị Thảo, 2Trần Xuân Trường, 1Vũ Thị Linh Nhi, 1Phạm Thị Hà GV hướng dẫn: ThS. Trương Thị Như Hà 1Lớp KTN61CL 2Lớp KTB61CL Tóm tắt Đại dịch COVID 19 đã tác động đến nền kinh tế trên thế giới cả từ phía cung và phía cầu. Đại dịch đã tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi. Đối với Việt Nam, nước ta cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch đồng thời cũng đạt được những thành tựu to lớn. Trong hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam lần lượt đã phải chịu nhiều tác động bởi các cú sốc bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1998), cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (2008) và đặc biệt là cú sốc dịch tễ (2019). Cú sốc Covid 19 lần này chưa từng có tiền lệ trước đó nên đã tác động mạnh mẽ lên Việt Nam. Nếu đại dịch kéo dài thì sự ảnh hưởng đến nền kinh tế là vô cùng nghiêm trọng. Từ thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu này đã đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp với thực tế để có thể ứng phó được trong mọi hoàn cảnh nếu như đại dịch còn tiếp tục kéo dài. Từ khoá: Ảnh hưởng của Covid - 19; giải pháp và chính sách phù hợp. Abstract The COVID-19 pandemic has impacted the world economy on both the supply and demand side. The pandemic has had a strong impact on the global value chain through its hubs. As for Vietnam, our country is also affected by the pandemic and has also achieved great achievements. For more than 30 years, Vietnam's economy has in turn suffered many impacts from external shocks such as the Asian financial crisis (1998), the world financial crisis (2008), and especially the global financial crisis. especially epidemiological shock (2019). This Covid-19 shock has never been before, so it has had a strong impact on Vietnam. If the pandemic lasts, the impact on the economy will be extremely serious. From that reality, this research topic has given practical policies and solutions to be able to cope with all circumstances if the pandemic continues for a long time. Keywords: Impact of covid – 19; suitable solutions and policies. 1. Cơ sở lý luận về GDP 1.1. Khái niệm Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. 1.2. Phương pháp tính GDP Phương pháp chi tiêu: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2