intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ổ MIỆNG

Chia sẻ: Nguyen Thanh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:57

291
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tiền đình miệng Tiền đình miệng là một khoang hẹp, hình móng ngựa, có giới hạn ngoài là má và môi, giới hạn trong là cung răng lợi, thông ra bên ngoài qua khe miệng.khi ngậm miệng, tiền đình miệng vẫn thông thương với ổ miệng chính qua một lỗ ở giữa răng cối cuối cùng và ngành hàm mỗi bên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ổ MIỆNG

  1. Ổ MIỆNG
  2. Mục Lục I. Giới hạn ...................................................................................................................................................3 2. Ổ miệng chính.........................................................................................................................................5 A. Các răng vĩnh viễn hàm trên B. Các răng vĩnh viễn hàm d ưới.......................................................6 Hình 10. 4. Cấu tạo chung của răng...................................................................................................7 HẦU....................................................................................................................................................14 I. Đại cương ..............................................................................................................................................14 III. Cấu tạo của hầu..................................................................................................................................16 IV. Liên quan của hầu...............................................................................................................................18 V. Mạch máu, thần kinh của hầu..............................................................................................................19 MŨI.....................................................................................................................................................20 Mục tiêu bài giảng..........................................................................................................................20 I. Mũi ngoài ....................................................................................................................................20 II. Mũi trong hay ổ mũi ...................................................................................................................21 THANH QUẢN....................................................................................................................................25 Hình 10. 18. Các màng và dây chằng của thanh quản ................................................................28 A. Tiền đình thanh quản B. Ổ dưới thanh môn..................................................................................31 KHÍ QUẢN..........................................................................................................................................33 I. Vị trí và đường đi ........................................................................................................................33 Hình 10. 21. Khí quản.................................................................................................................33 A. Khí quản nhìn từ trước B. Khí quản nhìn t ừ sau.............................................................33 II. Cấu tạo ......................................................................................................................................33 TUYẾN GIÁP - TUYẾN CẬN GIÁP...................................................................................................35 I. Tuyến giáp ..................................................................................................................................35 Hình 10. 22. Tuyến giáp.............................................................................................................36 II. Tuyến cận giáp .............................................................................................................................36 I. Ổ mắt......................................................................................................................................................37 II. Nhãn cầu.................................................................................................................................38 III. Các cơ quan mắt phụ ...........................................................................................................41 IV. Mạch máu của mắt .............................................................................................................................44 CƠ QUAN TIỀN ĐÌNH ỐC TAI..........................................................................................................45 I. Tai ngoài .................................................................................................................................45 II. Tai giữa ..............................................................................................................................47 Hình 10. 27. Cơ quan tiền đình ốc tai............................................................................................48 III. Tai trong ................................................................................................................................53 A. Thang tiền đình B. Ống ốc tai C. Thang nhĩ...................................................................55 2
  3. Ổ MIỆNG Mục tiêu bài giảng 1. Biết được ranh giới và giới hạn của ổ miệng chính và tiền đình miệng. 2. Mô tả các thành phần trong ổ miệng chính thức: răng, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, lưỡi. 3. Viết công thức răng sữa và răng vĩnh viễn. 4. Xác định vị trí, liên quan các tuyến nước bọt và nơi đổ của các ống tiết của 3 cặp tuyến nước bọt. 5. Vẽ sơ đồ các thần kinh chi phối lưỡi. Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá, chứa lợi, răng, l ưỡi và có các l ỗ đ ổ c ủa các ống tuyến nước bọt, giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước bọt. I. Giới hạn Ổ miệng được giới hạn: - Trên: phía trước là khẩu cái cứng, phía sau là khẩu cái mềm. - Dưới là sàn miệng (có xương hàm dưới và vùng dưới lưỡi). - Hai bên là má và môi. - Trước thông với bên ngoài qua khe miệng. - Sau thông với hầu qua eo họng. II. Các phần của ổ miệng Cung răng lợi ngăn ổ miệng ra làm hai phần: phần hẹp ở phia trước ngoài là tiền đình miệng và phần lớn ở phía trong sau là ổ miệng chính. 3
  4. Hình 10. 1. Ổ miệng 1. Hạnh nhân khẩu cái 2. Vách khẩu cái dọc 3. Lưỡi gà 4. Lưỡi 5. Tiền đình miệng 1. Tiền đình miệng Tiền đình miệng là một khoang hẹp, hình móng ngựa, có giới hạn ngoài là má và môi, giới hạn trong là cung răng lợi , thông ra bên ngoài qua khe miệng.khi ngậm miệng, ti ền đình miệng vẫn thông thương với ổ miệng chính qua một lỗ ở giữa răng c ối cuối cùng và ngành hàm mỗi bên. Đổ vào tiền đình miệng có ống tuyến nước bọt mang tai. 1.1. Môi Môi là thành trước di động của miệng, gồm môi trên và môi dưới, cách nhau bởi khe miệng và gặp nhau hai bên ở mép môi, ngang mức với mặt tiền đình răng tiền cối thứ nhất. Ở giữa mặt ngoài của môi trên có một rãnh nông chạy th ẳng đ ến mũi, g ọi là rãnh nhân trung. Ở giữa mặt trong của mỗi môi có một gờ niêm mạc n ối môi v ới l ợi gọi là hãm môi trên và hãm môi dưới. Môi được cấu tạo từ ngoài vào trong gồm các lớp: + Da: Chứa nhiều nang lông, tuyến bả và tuyến mồ hôi. + Lớp dưới da, là tổ chức mở liên tục với tổ chức dưới da của mặt + Lớp cơ (chủ yếu là cơ vòng miệng). + Lớp dưới niêm mạc. + Lớp niêm mạc (lấn cả ra phía ngoài để tạo nên phần môi đỏ). Môi được chi phối bởi rất nhiều dây thần kinh cảm giác nên vô cùng nhạy cảm. 1.2. Má Má có cấu tạo bởi da, cơ mặt, trong đó cơ mút là chủ yếu, niêm mạc. Niêm mạc c ủa má và môi làm nên thành ngoài của tiền đình mệng, liên tục với niêm m ạc l ợi, ổ mi ệng chính... 4
  5. Giữa lớp niêm mạc và cơ có khối mỡ má. Bên ngoài, ranh giới gi ữa má và môi là rãnh mũi môi chạy từ cánh mũi xuống góc miệng. 2. Ổ miệng chính Là phần phía trong cung răng lợi, thông với hầu qua eo h ọng. Gi ới hạn trên là kh ẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Giới hạn dưới là sàn miệng, có lưỡi nằm trên đó. 2.1 Khẩu cái cứng Khẩu cái cứng hay vòm khẩu cái là vách ngăn giữa ổ mũi và ổ miệng, có cấu tạo: - Phần xương: do mõm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên. Hai nữa phải và trái dính nhau ở đường giữa. Nếu không dính sẽ bị tật h ở vòm khẩu cái (còn gọi là hở hàm ếch) và thường kèm sức môi và hở cung răng. - Lớp dưới niêm mạc: chứa nhiều tuyến khẩu cái ở sau. - Lớp niêm mạc: dính chặt vào phần xương và liên tục với các vùng lân c ận. Ở gi ữa có đường giữa khẩu cái, phía trước có các nếp khẩu ngang. Hình 10. 2. Khẩu cái cứng và cung răng 1. Các răng cửa 2. Răng nanh 3. Các răng tiền cối 4. Các răng cối 5. Mỏm khẩu cái xương hàm trên 6. Lỗ khẩu cái lớn 7. Mảnh ngang xương khẩu cái 2.2 Khẩu cái mềm Còn gọi là màng khẩu cái: - Có hai mặt: Mặt trước nhìn về ổ miệng, mặt sau nhìn về hầu. - Có bờ trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu. Bờ sau tự do, ở gi ữa có lưỡi gà nhô ra dài khoảng 1-1,5cm. Khẩu cái mềm đóng eo hầu khi nuốt và góp phần vào vi ệc phát âm, nó đ ược c ấu t ạo b ởi niêm mạc, cân và 5 cơ. + Cơ lưỡi gà: là cơ đơn đi từ khẩu cái cứng đến lưỡi gà. 5
  6. + Cơ nâng màn khẩu cái và cơ căng màng khẩu cái: t ừ m ặt ngoài n ền s ọ xu ống kh ẩu cái mềm. + Cơ khẩu cái lưỡi: đi từ khẩu cái mềm xuống lưỡi, đội niêm m ạc lên thành n ếp khẩu cái lưỡi hay cung khẩu cái lưỡi. Phía sau cung khẩu cái lưỡi có cung khẩu cái hầu do c ơ khẩu cái h ầu đi t ừ kh ẩu cái m ềm xuống thành bên của hầu. Giữa hai cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là m ột h ố lõm g ọi là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhân khẩu cái. 2.3. Răng- lợi 2.3.1. Lợi Lợi là lớp tổ chức xơ dày đặt che phủ mỏm huyệt răng của xương hàm trên và ph ần huy ệt răng của xương hàm dưới, len cả vào giữa các răng và che ph ủ m ột ph ần thân răng. Niêm mạc của lợi mỏng, có nhiều mạch máu, liên tục với niêm mạc tiền đình và ổ miệng chính. 2.3.2. Răng Là một cấu trúc đặc biệt để cắt, xé, nghiền thức ăn. Hình 10. 3. Răng vĩnh viễn (nhìn từ trong ra) A. Các răng vĩnh viễn hàm trên B. Các răng vĩnh viễn hàm dưới 1. Các răng cửa 2. Răng nanh 3. Các răng tiền cối 4. Các răng cối - Phân loại răng: mỗi người có hai cung răng cong hình móng ngựa: cung răng trên và cung răng dưới. Trên mỗi cung răng có các loại răng: Răng c ửa, răng nanh, răng ti ền c ối và răng cối. Răng sữa của trẻ nhỏ khác với răng vĩnh viễn ở người lớn. + Răng sữa: bắt đầu mọc từ 6 đến 30 tháng tuổi, có 20 răng. Trên m ỗi n ửa cung răng, t ừ đường giữa ra xa có 5 răng là: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng cối. + Răng vĩnh viễn: thay thế răng sữa từ khoảng 6 đến 12 tuổi, có 32 răng. Trên m ỗi n ửa cung răng tương tự có 8 răng: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng ti ền c ối và 3 răng c ối. Răng cối cuối cùng gọi là răng khôn, thường mọc chậm nhất và có thể gây nh ững bi ến ch ứng phức tạp. 6
  7. Trong lâm sàng người ta thường gọi tên các răng bằng hai con s ố ( thí d ụ răng 2.3, răng 6.3...) trong đó: - Số thứ nhất chỉ vị trí nửa cung răng, đánh số theo chi ều kim đ ồng h ồ, b ắt đ ầu t ừ n ửa cung răng hàm trên bên phải: Răng vĩnh viễn: 1 : 2 Răng sữa: 5:6 4:3 8:7 - Số thứ hai chỉ thứ tự của răng đó trong mỗi n ửa cung răng, tính t ừ đ ường gi ữa. Ta có s ơ đồ răng như sau: Đối với răng vĩnh viễn: 1.8  1.3  1.1 2.1  2.3  2.8 4.8  4.3  4. 3.1  3.3  3.8 Đối với răng sữa: 5.5  5.3  5.1 6.1 6.3  6.5 8.5  8.3  8.1 7.1 7.3  7.5 Như vậy, răng 2.4 là răng tiền cối thứ nhất hàm trên bên phải ở người l ớn, răng 6.4 là răng cối thứ nhất hàm trên bên trái ở răng sữa trẻ em. Cần lưu ý rằng ở răng sữa không có răng tiền cối. - Cấu tạo của răng: gồm 4 thành phần Hình 10. 4. Cấu tạo chung của răng 1. Thân răng 2. Cổ răng 3. Chân răng 4. Men răng 5. Ngà răng 6. Buồng tủy thân răng 7. Xương răng 8. Ống tủy chân răng 9. Lỗ đỉnh + Tuỷ răng: có mạch máu, thần kinh, bạch huyết... nằm trong buồng tuỷ. Buồng tuỷ bao gồm buồng thân răng và ống chân răng, ống chân răng thông v ới bên ngoài qua l ổ đ ỉnh chân răng mà các thành phần của tuỷ răng sẽ đi qua đó. 7
  8. + Ngà răng: Bao quanh buồng tuỷ. + Men răng: Là một tổ chức cứng nhất cơ thể, phủ bên ngoài ngà răng ở phần thân răng. + Xương răng: bao phủ bên ngoài ngà răng ở phần chân răng. - Các phần của răng: mỗi răng có 3 phần: + Thân răng: Là phần được men răng bao phủ, gồm một phần nhô lên trong ổ mi ệng ( thân răng lâm sàng ) và một phần nhỏ bị lợi che phủ. + Chân răng: là phần được bao phủ bởi chân răng, nằm trong huyệt răng. Mỗi răng có m ột chân răng, ngoại trừ răng cối hàm dưới có hai chân răng; răng c ối hàm trên có 3 chân răng; răng tiền cối thứ nhất hàm trên thường có chân tách đôi. Răng nanh có chân dài nhất. + Cổ răng: phần giữa chân và thân răng. - Các mặt của răng: mỗi răng có 5 mặt: + Mặt giữa: hướng về đường giữa cung răng. + Mặt xa: đối diện với mặt giữa. + Mặt tiền đình: hướng về tiền đình miệng (phía ngoài). + Mặt lưỡi: hướng về lưỡi (phía trong). + Mặt khép: (còn gọi là mặt nhai) hướng về cung răng đối di ện. Mặt nhai của các cung răng trước (răng cửa, răng nanh) thường là một bờ hẹp, sắc. Các răng sau (răng ti ền c ối và răng cối) có mặt nhai rộng với 2, 3 hoặc 4 núm, cách nhau bởi các rãnh. 2.4. Lưỡi Lưỡi là một khối cơ di động dễ dàng, được bao phủ bởi niêm mạc mi ệng, n ằm trên sàng miệng, đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói... 2.4.1. Hình thể ngoài Lưỡi có hình tam giác rộng ở đáy, thuôm dài và nhọn ở đỉnh. - Mặt lưng lưỡi: Lồi ứng với vòm khẩu cái. Ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau có m ột rãnh hình chữ V đỉnh ở phía sau, gọi là rãnh tận cùng. Đỉnh chữ V có một hố nhỏ, gọi là lỗ tịt. + Phía trước rãnh là phần miệng của lưỡi, hay thân lưỡi, có rãnh gi ữa l ưỡi t ương ứng v ới vách lưỡi ở bên dưới. Niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm, có nhiều gai lưỡi; gai dạng dài, gai dạng chỉ, gai dạng nấm, gai dạng nón và gai dạng lá. 8
  9. Hình 10. 5. Mặt lưng lưỡi 1. Thung lũng nắp thanh môn 2. Rễ lưỡi 3. Lỗ tịt 4. Rãnh tận cùng 5. Rãnh giữa 6. Thân lưỡi 7. Nắp thanh môn 8. Nếp lưỡi nắp giữa 9. Nếp lưỡi nắp bên 10. Hạnh nhân khẩu cái 11. Cung khẩu cái lưỡi + Phía sau rãnh tận cùng là phần hầu của lưỡi, ở lớp dưới niêm mạc chứa nhiều nang bạch huyết, gọi là hạnh nhân lưỡi. Phần này dính vào mặt trước nắp thanh môn bằng nếp lưỡi - nắp thanh môn giữa và 2 nếp lưỡi - nắp thanh môn bên. Giữa các n ếp này là hai hố nh ỏ gọi là thung lũng nắp thanh môn, mà khi ăn bị hóc, xương thường hay bị mắc vào đó. - Mặt dưới lưỡi: Niêm mạc mỏng trơn láng, không có gai lưỡi. Ở gi ữa có l ớp niêm m ạc nối lưỡi với sàng miệng gọi là hãm lưỡi. Hai bên hãm lưỡi là hai cục d ưới l ưỡi, n ơi đ ổ của ống tuyến nước bọt dưới hàm. Từ cục dưới lưỡi chạy ra bên ngoài là nếp d ưới lưỡi, nơi đổ của các tuyến ống nước bọt dưới lưỡi. - Đỉnh lưỡi: Ở phía trước, tương ứng phía sau các răng cửa. - Rễ lưỡi: Là phần cố định vào sàn miệng, được tạo nên bởi hai c ơ: c ằm l ưỡi và móng lưỡi. Phần này không có niêm mạc bao phủ. Tuy nhiên một đôi khi t ừ “r ễ l ưỡi” còn đ ược để chỉ phân hầu của lưỡi. 2.4.2. Cấu tạo của lưỡi Lưỡi được cấu tạo gồm 2 phần: khung lưỡi và các cơ. - Khung kưỡi: Gồm xương móng và các cân. Các cân gồm 2 phần: + Cân lưỡi: Nằm theo mặt phẳng đứng ngang, chạy từ thân xương móng đ ến l ưỡi, cao khoảng 1cm. + Vách lưỡi: Nằm theo mặt phẳng đứng dọc, chạy từ giữa mặt trước cân lưỡi đến đỉnh lưỡi, chia các cơ của lưỡi ra làm 2 nhóm: phải và trái - Các cơ của lưỡi: Gồm 15 cơ chia làm hai loại: 9
  10. Hình 10. 6. Các cơ của lưỡi 1. Cơ cằm lưỡi 2. Cơ cằm móng 3. Cơ dọc lưỡi dưới 4. Cơ khẩu cái lưỡi 5. Cơ trâm lưỡi 6. Cơ trâm hầu 7. Cơ khít hầu giữa 8. Cơ móng lưỡi 9. Xương móng + Cơ ngoại lai: Đi từ vùng lân cận đến lưỡi, gồm 4 đôi cơ: móng lưỡi, sụn l ưỡi, c ằm l ưỡi, trâm lưỡi. + Cơ nội tại: Gồm 7 cơ bám vào khung lưỡi: 1 cơ dọc lưỡi trên, 2 cơ dọc lưỡi d ưới, 2 c ơ ngang lưỡi và 2 cơ thẳng lưỡi. 2.4.3. Mạch máu, thần kinh của lưỡi - Động mạch lưỡi: Là một trong 6 nhánh bên c ủa đ ộng m ạch c ảnh ngoài, tách ra ở ngang mức xương móng, trên động mạch giáp trên khoảng 1cm. + Đường đi: Chạy ra trước, lúc đầu áp vào c ơ khít hầu gi ữa, sau đó n ằm gi ữa c ơ này và c ơ móng lưỡi. + Nhánh bên: Có nhánh trên móng và các nhánh lưng lưỡi. + Nhánh tận: Có 2 nhánh tận là: * Động mạch dưới lưỡi: Cấp máu cho hãm lưỡi, tuyến nước bọt dưới lưỡi. * Động mạch lưỡi sâu: Chạy ngoằn nghèo dưới niêm mạc mặt dưới lưỡi để đến đỉnh lưỡi, cấp máu cho phần di động của lưỡi. - Tĩnh mạch lưỡi: Gồm tĩnh mạch lưỡi sâu (đồng hành với ĐM l ưỡi sâu), tĩnh m ạch d ưới lưỡi và tĩnh mạch lưng lưỡi. Các tĩnh mạch này hợp lại t ạo thành tĩnh m ạch l ưỡi, và thường đổ vào tĩnh mạch cảnh trong qua thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt. 10
  11. Hình 10. 7. Động mạch và thần kinh của lưỡi 1. TK thiệt hầu 2. ĐM lưỡi 3. Cơ móng lưỡi 4. TK hạ thiệt 5. Cơ cằm lưỡi 6. Cơ hàm móng 7. ĐM dưới lưỡi 8. ĐM lưỡi sâu 9. TK lưỡi - Thần kinh lưỡi: + Vận động: Thần kinh XII (TK hạ thiệt) vận động tất cả các cơ của lưỡi. + Cảm giác: * Ở 2/3 trước của lưỡi: thần kinh lưỡi (nhánh của TK hàm dưới) tiếp nhận c ảm giác thân thể, còn thừng nhĩ của thần kinh mặt tiếp nhận cảm giác vị giác. * Ở 1/3 sau (sau rãnh tận cùng) do TK thiệt hầu và TK lang thang chi phối. 3. Các tuyến nước bọt Có 3 tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến d ưới l ưỡi. Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác ở dưới niêm mạc môi, má, khẩu cái... Chúng ti ết ra nước bọt, đổ vào ổ miệng, góp phần tiêu hoá thức ăn và làm ẩm niêm mạc miệng. 3.1. Tuyến nước bọt mang tai Là tuyến nước bọt lớn nhất, nằm từ phía sau ngoài cơ cắn và ngành hàm đ ến tr ước l ổ tai ngoài và cơ ức đòn chủm, mỏm chủm. Tuyến có 3 mặt: (mặt ngoài, mặt trước và mặt sau). Ba bờ (trước, sau và trong). Và 2 c ực (trên và dưới). Thần kinh mặt và các nhánh của nó chạy xuyên qua tuyến, chia tuyến ra làm 2 ph ần nông và sâu. Động mạch và tĩnh mạch cảnh ngoài liên quan chặt chẽ mặt sau của tuyến. Ống tuyến chạy từ bờ trước của tuyến, đi trên m ặt nông c ơ cắn đến b ờ tr ước c ơ này thì chạy vào sâu xuyên qua khối mỡ má và cơ mút để đổ vào tiền đình mi ệng bằng m ột l ổ nhỏ trong má, đối diện với răng cối thứ 2 hàm trên. 11
  12. Hình 10. 8. Tuyến nước bọt mang tai 1. Ống tuyến mang tai 2. Tuyến mang tai 3. Cơ cắn 4. Cơ mút 3.2 Tuyến nước bọt dưới hàm - Nằm ở tam giác dưới hàm, sát vào hõm dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới. - Phần lớn tuyến nằm ở mặt nông cơ hàm móng, có một mỏm nhỏ vòng qua bờ sau và lách vào ở mặt sâu cơ này. Từ mỏm sâu này có ống tuyến chạy ra tr ước, vào trong đ ể đ ổ vào ổ miệng ở cục dưới lưỡi. 5.3 Tuyến nước bọt dưới lưỡi - Là tuyến nhỏ nhất trong 3 đôi này, nằm ở hai bên sàn mi ệng, phía d ưới lưỡi, liên quan mật thiết với hõm dưới lưỡi của xương hàm dưới. Tuyến nằm trên m ặt sâu cơ hàm móng và có nhiều ống tiết nhỏ (5 - 15 ống) đổ ra ở nếp dưới lưỡi. Ông ti ết lớn nhất thì đ ổ ra ở cục dưới lưỡi cùng với ống tiết của tuyến dưới hàm. 12
  13. Hình 10. 9. Tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi 1. Tuyến nước bọt dưới hàm 2. Ống tuyến dưới hàm 3. Tuyến nước bọt dưới lưỡi 4. Cơ hàm móng 13
  14. HẦU Mục tiêu bài giảng 1. Biết được hình dạng và kích thước của hầu, đối chiếu hầu lên cột sống. 2. Mô tả được hình thể trong của hầu. 3. Mô tả được cấu tạo của hầu. I. Đại cương 1. Vị trí Hầu là một ống cơ mạc không có thành trước, chạy dài từ dưới n ền sọ đ ến ngang m ức b ờ dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sống cổ thứ sáu), nằm trước cột sống cổ, phía sau ổ mũi, ổ miệng và thanh quản. Hầu là một dạng tiền đình thông n ối ổ mũi v ới thanh qu ản, ổ mi ệng với thực quản, hay như một ngã tư giữa đường hô hấp và đường tiêu hoá. Hình 10. 10. Hầu 1. Ổ mũi 2. Ổ miệng 3. Thanh quản 4. Tỵ hầu 5. Khẩu hầu 6. Thanh hầu 7. Lỗ mũi sau 8. Lưỡi gà 9. Nắp thanh mon 12. Thực quản 10. Vách mũi 11. Ngách hình lê 2. Hình dạng và kích thước Hầu có hình phễu, dài 12 - 15cm, dẹt theo chiều trước sau, rộng nhất ở phần dưới n ền sọ (đường kính ngang 5cm) và hẹp nhất ở vị trí nối với thực quản (kho ảng 2cm) đ ường kính trước sau 2cm. II. Hình thể trong Hầu được chia làm 3 phần: mũi, miệng và thanh quản. 1. Phần mũi Còn gọi là tỵ hầu, là phần hầu ở sau ổ mũi, trên khẩu cái mềm. - Phía trước: thông với ổ mũi qua lỗ mũi sau. 14
  15. - Thành sau: hơi lõm tương ứng với phần nền xương chẩm đến cung tr ước đ ốt s ống c ổ thứ nhất. - Thành trên: là vòm hầu, nằm dưới thân xương bướm và phần nền xương chẩm. Ở đây có một khối bạch huyết nằm ở niêm mạc, kéo dài đến tận thành sau hầu, gọi là hạnh nhân hầu và ở trẻ em thường bị viêm và khi viêm gây cho trẻ sổ mũi, tắc mũi, khó thở... - Thành bên: Ở mỗi bên có một lỗ hầu của vòi tai, n ằm sau xoăn mũi d ưới kho ảng 1cm. Qua vòi tai, hầu thông với tai giữa. Bờ trên và sau c ủa lổ hầu n ổi gờ lên g ọi là g ờ vòi, do sụn vòi tai lồi ra tạo nên. Từ gờ vòi chạy xuống dưới là nếp vòi hầu do cơ cùng tên tạo thành. Sau gờ vòi và n ếp vòi hầu là ngách hầu. Một nếp khác chạy từ bờ trước gờ vòi xuống khẩu cái gọi là n ếp vòi khẩu cái. Ở bờ dưới của lổ còn có gờ cơ nâng do cơ nâng màn khẩu cái đội niêm mạc lên. Xung quanh lổ hầu vòi tai có nhiều mô bạch huyết gọi là h ạnh nhân vòi, mà khi viêm phì đại có thể làm bít lỗ hầu vòi tai, gây rối loạn thính giác. Hình 10. 11. Tỵ hầu 1. Hạnh nhân hầu 2. Lỗ hầu của vòi tai 3. Gờ cơ nâng 4. Nếp vòi hầu 2. Phần miệng hay khẩu hầu Khẩu hầu nằm sau ổ miệng, đi từ bờ sau khẩu cái mềm đến bờ trên nắp thanh môn. - Phía trước: thông với ổ miệng qua eo họng. Eo họng đ ược gi ới hạn ở trên b ởi b ờ sau khẩu cái mềm, hai bên là cung khẩu cái lưỡi và phía dưới là rãnh t ận cùng. Ph ần h ầu c ủa lưỡi nối với sụn nắp thanh môn bởi các nếp lưỡi nắp và thung lũng nắp thanh môn. - Thành sau: tương ứng ngang mức cung trước đốt sống c ổ thứ nhất đ ến b ờ d ưới đ ốt s ống cổ thứ ba. - Thành bên: mỗi bên có hai nếp niêm mạc từ khẩu cái m ềm chạy xu ống. N ếp tr ước là cung khẩu cái lưỡi do cơ cùng tên tạo thành, chạy xuống chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau lưỡi. Đây là giới hạn bên của eo họng và là ranh gi ới phân chia gi ữa ổ mi ệng và h ầu. N ếp sau là cung khẩu cái hầu do cơ cùng tên tạo nên, chạy xuống thành bên hầu, hai cung khẩu cái 15
  16. hầu cùng bờ sau khẩu cái mềm và thành sau hầu gi ới h ạn m ột l ỗ gọi là eo h ầu qua đó t ỵ hầu thông thương với khẩu hầu. Eo hầu được đóng lại bởi khẩu cái mềm khi nuốt, nói... Giữa 2 cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là hố hạnh nhân, ch ứa h ạnh nhân kh ẩu cái. Hạnh nhân khẩu cái là một tổ chức bạch huyết hình bầu dục cao 2cm, r ộng 1,5cm, dày 1,2cm, nặng khoảng 1,5gram. Có cực trên và cực dưới. Mặt trong được phủ bởi niêm m ạc, có nhiều hốc. Mặt ngoài dính vào thành bên hầu, ngay trong cơ khít hầu trên. H ạnh nhân khẩu cái chủ yếu được cấp máu từ động m ạch m ặt, ngoài ra còn có đ ộng m ạch h ầu lên, động mạch khẩu cái xuống và động mạch lưỡi. Ở phần khẩu hầu người ta còn mô tả họng. Là khoang được giới hạn: phía trên là khẩu cái mềm, hai bên là các cung khẩu cái lưỡi, khẩu cái h ầu và h ố h ạnh nhân cùng h ạnh nhân khẩu cái, phía dưới là phần hầu của lưỡi. Vùng tỵ hầu và khẩu hầu hình thành một vòng bạch huyết 6 c ạnh: trên là hạnh nhân h ầu, dưới là hạnh nhân lưỡi, hai bên là hạnh nhân vòi và hạnh nhân khẩu cái, được xem nh ư các đồn tiền tiêu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Hình 10. 12. Khẩu hầu 1. Khẩu cái mềm 2. Cung khẩu cái lưỡi 3. Nếp vòi hầu 4. Hạnh nhân khẩu cái 5. Cung khẩu cái 6. Lỗ tịt 3. Phần thanh quản hay thanh hầu Thanh hầu nằm sau thanh quản, từ bờ trên sụn nắp thanh môn đến bờ dưới sụn nhẫn, tương ứng từ đốt sống cổ thứ tư đến bờ dưới đốt sống cổ thứ sáu. Hơi rộng ở trên (ngang mức xương móng, đường kính ngang là 4cm), h ẹp ở ch ỗ n ối v ới thực quản (đường kính chỉ 2cm). - Thành sau: liên tục với phần miệng ở trên. - Thành trước: liên hệ mật thiết với thanh quản. + Ở giữa: từ trên xuống dưới là mặt sau nắp thanh môn, lỗ vào thanh qu ản và m ặt sau s ụn phễu, sụn nhẫn. + Hai bên là hai ngách hình lê, là hai rãnh dài nằm hai bên lỗ thanh qu ản, có gi ới h ạn ngoài là màng giáp móng và sụn giáp, giới hạn trong là n ếp ph ễu n ắp, sụn ph ễu và s ụn nh ẫn. D ị vật nếu có thường mắc lại ở đây. - Thành bên: là niêm mạc lót mặt trong màng giáp móng và mảnh sụn giáp. III. Cấu tạo của hầu Hầu có cấu tạo từ trong ra ngoài bởi các lớp: 1. Lớp niêm mạc 16
  17. Lót mặt trong của hầu, liên tiếp với niêm mạc ổ mũi, ổ miệng, thanh quản và thực quản... 2. Tấm dưới niêm mạc Tạo nên mạc trong hầu. Phía trên hơi dày, dính vào mặt dưới nền sọ, gọi là mạc hầu nền. 3. Lớp cơ Gồm hai lớp: lớp cơ vòng và cơ dọc. 3.1. Ba cơ khít hầu Tạo thành lớp cơ vòng bên ngoài: cơ khít hầu trên, c ơ khít h ầu gi ữa và c ơ khít h ầu d ưới. Chúng có các đặc điểm: - Nguyên uỷ: ở phía trước, bám vào mỏm chân bướm và xương hàm d ưới, xương móng hoặc sụn thanh quản. - Đường đi và bán tận: mỗi cơ có các thớ hình nang quạt, chạy ra sau để bám t ận b ằng cách đan với cơ bên đối diện ở đường giữa hầu. Bờ trên và bờ dưới các c ơ đều lõm. Nhìn từ ngoài vào: cơ dưới chồng lên cơ trên che khuất một phần cơ trên. Dựa vào nguyên uỷ, có thể chia các cơ khít hầu có các phần như sau: - Cơ khít hầu trên: có 4 phần. + Phần chân bướm hầu: bám vào móc của mỏm chân bướm. + Phần má hầu: bám vào vách giữa chân bướm hàm. + Phần hàm hầu: bám ở phần sau của đường hàm móng xương hàm dưới. + Phần lưỡi hầu: bám vào phần trên các cơ lưỡi. - Cơ khít hầu giữa: có hai phần: + Phần sụn hầu: bám ở sừng nhỏ xương móng. + Phần sừng hầu: bám ở sừng lớn xương móng. - Cơ khít hầu dưới: có hai phần: + Phần giáp hầu: bám ở đường chéo mặt ngoài sụn giáp. + Phần nhẫn hầu: bám vào sụn nhẫn. Có nhiều cấu trúc đi qua khe giữa các cơ khít hầu: - Thần kinh quặt ngược thanh quản và động m ạch thanh quản d ưới đi vào h ầu qua khe giữa cơ khít hầu dưới và thực quản. - Nhánh trong của thần kinh thanh quản trên và mạch máu thanh qu ản trên qua khe gi ữa c ơ khít hầu dưới và cơ khít hầu giữa. - Cơ trâm hầu và thần kinh thiệt hầu (TK IX) qua khe gi ữa c ơ khít h ầu gi ữa và c ơ khít h ầu trên. -Vòi tai, cơ nâng màng khẩu cái, động m ạch khẩu cái lên đi qua khe gi ữa c ơ khít h ầu trên và nền sọ. 3.2. Hai cơ trâm hầu và vòi hầu Tạo thành lớp cơ dọc bên trong hầu: - Cơ trâm hầu: từ mỏm trâm, chui qua khe giữa cơ khít hầu trên và c ơ khít h ầu gi ữa, đ ến thành bên hầu. 17
  18. - Cơ vòi hầu: đi từ vòi tai đến thành bên hầu. Các cơ của hầu thực hiện động tác nuốt. Hình 10. 13. Các cơ khít hầu 1. Cơ nhị thân 2. Cơ trâm hầu 3. Cơ khít hầu trên 4. Cơ khít hầu giữa 5. Cơ khít hầu dưới 6. Tuyến giáp 7. Thực quản 4. Mạc má hầu Mạc má hầu liên tục từ má (bao phủ ngoài cơ mút) đến hầu, bao bọc phía ngoài các cơ khít hầu. IV. Liên quan của hầu Phiá sau: hầu liên quan với cột sống, các cơ dài cổ, dài đầu và khoang sau hầu. Khoang sau hầu: là lớp tổ chức liên kết lỏng lẻo phía sau hầu, n ằm gi ữa lá tr ước c ột s ống mạc cổ và mạc má hầu, chạy dài từ nền sọ xuống trung thất, hai bên đ ược gi ới hạn b ởi bao cảnh. Do đó một viêm nhiễm ở đây dễ dàng lan xuống trung thất trên. Phía bên: liên quan đến khoang bên hầu và mạch máu, thần kinh vùng cổ. Khoang bên hầu chứa tổ chức liên kết lỏng lẻo từ nền sọ đến ngang xương móng: có gi ới hạn trong là thành bên hầu, giới hạn trước ngoài là các c ơ chân b ướm, phía sau ngoài là tuyến nước bọt mang tai, phía sau là mỏm trâm và các cơ bám vào mỏm nà. Khoang bên hầu và khoang sau hầu tạo thành khoang quanh hầu, làm cho hầu di chuyển được dễ dàng trong quá trình nuốt. Phía sau bên hầu còn liên quan với các thần kinh sọ IX, X, XI và XII, thân giao c ảm c ổ, bao cảnh và các động mạch hầu lên, động mạch khẩu cái lên, đ ộng m ạch m ặt, đ ộng m ạch lưỡi, động mạch giáp trên và nhánh thần kinh thanh quản trên. 18
  19. V. Mạch máu, thần kinh của hầu 1. Cấp máu cho hầu có các động mạch sau - Động mạch hầu lên và động mạch giáp trên: là các nguồn chính. - Ngoài ra còn có động mạch khẩu cái lên, là nhánh bên c ủa đ ộng m ạch m ặt và đ ộng m ạch bướm khẩu cái là nhánh bên của động mạch hàm. 2. Thần kinh Thần kinh của hầu phát sinh từ đám rối hầu do nhánh hầu của thần kinh X và thần kinh IX tạo nên cùng với các nhánh giao cảm cổ. Về vận động, thần kinh X chi phối tất cả các c ơ, ngo ại tr ừ c ơ trâm h ầu do th ần kinh IX điều khiển. VI. Đại cương về hoạt động nuốt Nuốt là một hoạt động thần kinh cơ phức tạp, nhờ nó mà thức ăn, thức u ống đ ược di chuyển từ miệng qua hầu vào thực quản đến dạ dày. Có thể xem như gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn miệng, giai đoạn hầu và giai đoạn thực quản, xãy ra kế ti ếp nhau từ trên xuống dưới. Khi khối thức ăn được lưỡi đẩy vào hầu, khẩu cái mềm được nâng lên, căng ra và ti ếp xúc với thành sau hầu, đóng kín eo hầu lại. Đồng thời hầu cũng l ập t ức đ ược nâng lên nh ờ các cơ nâng hầu (cơ dọc). Rồi cơ khít hầu trên co lại, vật nu ốt đ ược đ ẩy xu ống vùng c ơ khít hầu giữa đang giãn ra, kế tiếp cơ khít hầu giữa co lại đẩy ti ếp xuống vùng c ơ khít h ầu dưới. Tương tự vật nuốt được đẩy xuống thực quản. 19
  20. MŨI Mục tiêu bài giảng 1. Mô tả cấu tạo của mũi ngoài và các thành của ổ mũi. 2. Mô tả các xoang cạnh mũi, niêm mạc mũi, mạch thần kinh chi phối mũi. 3. Nêu các cấu tạo của mũi liên quan đến 2 chức năng ngửi và thở. Mũi là phần đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là c ơ quan khứu giác. Mũi gồm có 3 ph ần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. I. Mũi ngoài Mũi ngoài lồi lên ở giữa mặt, như một hình tháp 3 m ặt mà m ặt nh ỏ nh ất là 2 l ỗ mũi tr ước, 2 mặt bên nằm ở 2 bên. - Phía trên là gốc mũi, ở giữa 2 mắt, một gờ dọc tiếp tục t ừ gốc mũi xu ống d ưới là s ống mũi và tận cùng là đỉnh mũi. - Sau sống mũi là vách mũi, hai bên là 2 cánh mũi. - Giữa vách mũi và cánh mũi là 2 lỗ mũi trước. Giữa cánh mũi và má là rãnh mũi má. Mũi ngoài được cấu tạo bởi một khung xương sụn, cơ và da, bên trong đ ược lót b ởi niêm mạc. 1. Xương Xương tạo nên mũi ngoài gồm: 2 xương mũi, mỏm trán và gai mũi trước của xương hàm trên. Hình 10. 14. Khung xương sụn của mũi 1. Xương mũi 2. Sụn mũi bên 3. Sụn cánh mũi nhỏ 4. Trụ trong và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn 5. Sụn vách mũi 6. Mỏm trán xương hàm trên 2. Sụn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2