Ôn tập chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn
lượt xem 52
download
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B), các nguyên tố họ Lantan, họ Actini. - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn tập chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn
- Bộ môn: Hóa học Khối: 10 – Trường: THPT Đức Trọng BÀI TẬP CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN A – CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG: 1) Kiến thức * Hiểu được: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B), các nguyên tố họ Lantan, họ Actini. - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì. - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố. - Đặc điểm cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm B. - Biết khái niệm và quy luật biến đổi tuần hoàn của bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất, độ âm điện trong một chu kì, trong nhóm A. - Hiểu được khái niệm và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, trong nhóm A. - Hiểu được sự biến đổi hoá trị của các nguyên tố với hiđro và hoá trị cao nhất với oxi của các nguyên tố trong một chu kì. - Biết sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A. - Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn. - Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử giữa vị trí với tính chất cơ bản của nguyên tố, với thành phần và tính chất của đơn chất và hợp chất. - Mối quan hệ giữa tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận 2) Kĩ năng - Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron nguyên tử và ngược lại. - Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử nhóm A, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng. - Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p, d. - Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản của nguyên tố trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về: Độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất - Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về: + Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và với hiđro.. + Tính chất kim loại, phi kim. + Viết được công thức hoá học và chỉ ra tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. B – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: BIẾT: 1. Có mấy nguyên tắc chính để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 2. Số thứ tự ô nguyên tố trong HTTH bằng A. Số hiệu nguyên tử B. Số khối C. Số nơtron D. Khối lượng nguyên tử 3. Trong bảng HTTH, số thứ tự của chu kỳ bằng A. số electron hoá trị B. số lớp electron C. số electron lớp ngoài cùng D. số hiệu nguyên tử 4. M ở chu kỳ 5, nhóm IB. Cấu hình e ngoài cùng của M là: D. Kết quả khác A. 4p65s1. B. 5s25p1. C. 4d105s1. 5. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 20. Xác định chu kì, nhóm của X trong bảng HTTH ?
- A. Chu kì 2, nhóm I A B. Chu kì 2, nhóm IVA. C. Chu kì 3, nhóm IVA. D. Chu kì 4, nhóm IIA. 6. Nguyên tố R có số hiệu nguyên tử bằng 15. Vị trí của R trong HTTH là: A. Chu kỳ 2, nhóm IIIA B. chu kỳ 3, nhóm VB C. chu kỳ 3, nhóm VA D. chu kỳ 4, nhóm IIIA 7. Nguyên tử R có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d54s2. R có số electron hoá trị là A. 2 B. 5 C. 7 D. 4 8. Nguyên tố R có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s . R thuộc họ nguyên tố nào? 2 2 6 2 6 3 2 A. s B. p C. d D. f 9. Trong mỗi chu kỳ, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. tính kim loại tăng, tính phi kim tăng B. tính kim loại tăng, tính phi kim giảm C. tính kim loại giảm, tính phi kim tăng D. tính kim loại giảm, tính phi kim giảm 10. Trong HTTH, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là A. Na B. K C. Cs D. Ba 11. Tính phi kim của các halogen giảm dần theo thứ tự: A. F, I, Cl, Br B. F, Br, Cl, I C. I, Br, Cl, F D. F, Cl, Br, I 12. Nguyên tố Al có Z = 13. Quá trình tạo ion của nhôm là: Al+ + 1e Al2+ + 2e Al3+ + 3e Al3+ A. Al B. Al C. Al D. Al +3e 13. Phát biểu nào sai trong số các phát biểu sau về qui luật biến thiên tuần hoàn: trong một chu kì đi từ trái sang phải A. Hoá trị cao nhất đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7 B. Hoá trị đối với hidro của phi kim giảm dần từ 7 xuống 1 C. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần D. Oxit và hidroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần 14. Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng ls22s22p6 . X là : A. Kim loại ở chu kì 2 B. Phi kim ở chu kì 3 C. Kim loại ở nhóm IIA D. Phi kim có 6 electron lớp ngoài cùng 15. Độ âm điện của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn? A. Tăng dần trong 1 chu kì B. Giảm dần trong 1 phân nhóm chính C. Biến thiên giống tính phi kim D. Tất cả đều đúng 16. X có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3d34s2 . X thuộc A. Chu kì 4, phân nhóm chính nhóm II B. Chu kì 4, PNPN V C. Chu kì 4, PNCN IV D. Chu ki 4, PNPN II . 17. Nguyên tố X có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 3p4 . Nguyên tố X thuộc A. Chu kì 3, PNCN IV B. Chu kì 3, PNPN VI C. Chu kì 3, PNCN VI D. Chu kì 3, PNPN IV. 18. Cation R+ có cấu hình e kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc A. Chu kỳ 2, nhóm VIA. B. Chu kỳ 3, nhóm IA. C. Chu kỳ 4, nhóm IA. D. Chu kỳ 4, nhóm VIA. 19. Y có cấu hình e là: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p2. Vị trí của Y trong BTH. 2 2 6 2 6 10 2 A. Chu kỳ 4, nhóm IIA. B. Chu kỳ 4, nhóm IVB. C. Chu kỳ 4, nhóm IVA. D. Chu kỳ 5, nhóm IIA. 20. Các nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng A. Hoá trị cao nhất đối với oxy. B. Số hi ệu nguyên tử C. S ố l ớp electron D.S ố khối. 21. Độ âm điện của một nguyên tử là A. Khả năng nhận electron để trở thành anion. B. Khả năng nhường electron ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử khác. C. Đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. D. Khả năng 2 chất phản ứng với nhau mạnh hay yếu. 22. Tìm câu đúng A. Kim loại yếu nhất là Franxi (Fr). B. Phi kim mạnh nhất là Iot (I). C. Kim loại mạnh nhất là Li (Li). D. Phi kim mạnh nhất là Flo (F). 23. Nguyên tố R trong hợp chất với hidro có dạng RH2 thì công thức ôxit cao nhất của R là:
- A. RO3. B. R2O3. C. RO. D. RO2. 24. Trong bảng HTTH thì A. nhóm A gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. B. nhóm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố p. C. nhóm A gồm các nguyên tố s và nguyên tố d. D. nhóm B gồm các nguyên tố f và nguyên tố p. 25. Các nguyên tố trong một chu kì thì có cùng: A. cùng số lớp electron. B. tính chất hóa học. C. số electron lớp ngoài cùng. D. bán kính nguyên tử. 26. Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và chu kỳ 5 là : A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8 D. 18 và 18. 27. A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kỳ k ế ti ếp trong b ảng tu ần hoàn. S ố đ ơn v ị đi ện tích hạt nhân của A và B chênh lệch nhau là : A. 10 B. 8 C. 6 D. 12. 28. Trong cùng một chu kỳ, theo chiều từ trái qua phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi : A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Không đổi. D. Biến đổi không có quy luật. 29. Trong một chu kỳ khi Z tăng thì A. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 8. B. Hoá trị cao nhất với hiđro tăng từ 1 đến 7. C. Hoá trị cao nhất với hiđro giảm từ 7 đến 1. D. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7. 30. Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kỳ đều có cùng số : B. Nơtron. C. Electron hóa trị. D. Lớp electron. A. Proton. 31. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn lần lượt là: A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 4 D. 4 và 3 32. Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử ? A. Tỷ khối B. Số lớp electron C. Số e lớp ngoài cùng D. Điện tích hạt nhân 33. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ? Trong m ột nhóm A c ủa b ảng tu ần hoàn, theo chi ều tăng c ủa điện tích hạt nhân nguyên tử, thì: A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần B. Tính phi kim của các nguyên tố tố giảm dần. C. Tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần D. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần 34. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất với oxi bằng I ? A. Nhóm VIA B. Nhóm IIA C. Nhóm IA D. Nhóm VIIA 35. Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn có đặc điểm nào chung ? A. Số e lớp ngoài cùng B. Số nơtron C. Số lớp electron D. Số electron 36. Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ? A. Bán kính nguyên tử B. Nguyên tử khối C. Tính kim loại, tính phi kim D. Hoá trị cao nhất với oxi 37. Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử các nguyên tố: A. Tăng theo chiều tăng của độ âm điện. B. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại. 38. Các nguyên tố Cl, Al, Na, P, F được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: A. Cl
- HIỂU 1. Cho các nguyên tố 9F, 14Si, 16S, 17 Cl. Chiều giảm dần tính phi kim của chúng là A. F > Cl > S > Si B. F > Cl > Si > S C. Si > S > F > Cl D. Si > S > Cl > F. 2. Cho các nguyên tố 4Be, 3Li, 11Na, 19K. Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là A. Be B. Li C. Na D. K 3. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 15. Hydroxit cao nhất của nó có tính B. Bazơ C.Muối D.Lưỡng tính. A. Axit 4. Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều giảm dần tính bazơ của các hydroxit là: A. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > NaOH > KOH. B. Be(OH)2 > Mg(OH)2 > KOH > NaOH. C. KOH > NaOH > Mg(OH)2 > Be(OH)2. D. Mg(OH) 2 > Be(OH)2 > NaOH > KOH 5. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố halogen được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là A. I, Br, Cl, F. B. I, Br, F, Cl. C. F, Cl, Br, I. D. Br, I, Cl, F. 6. Chọn nhận định đúng A. Chu kỳ gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số phân lớp. B. Trong một chu kỳ từ trái sang phải tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần. C. Số thứ tự của mỗi nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. D. Chu kỳ 4 có 32 nguyên tố. 7. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nh ận xét nào sau đây đúng A. X, Y là phi kim; M, Q là kim loại. B. Tất cả đều là phi kim. C. X, Y, Q là phi kim; M là kim loại. D. X là phi kim; Y là khí hiếm; M, Q là kim loại. 8. So sánh tính kim loại của Na, Mg, Al A. Mg > Al > Na. B. Mg > Na > Al. C. Al > Mg > Na. D. Na > Mg > Al. 9. So sánh tính phi kim của Cl, Br, I A. Cl > I > Br. B. Br > Cl > I. C. Cl > Br > I. D. I > Br > Cl. 10. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm được sắp xếp theo thứ tự tăng d ần t ừ trái sang phải như sau A. K, Rb, Cs, Li, Na. B. Li, Na, K, Rb, Cs C. Li, Na, Rb, K, Cs. D. Cs, Rb, K, Na, Li. 11. Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là A. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm VIIA. C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA. 12. Hợp chất khí của nguyên tố R với hiđro có công thức RH2. Nguyên tố R là C. Lưu huỳnh (S). D. Nitơ (N). A. Silic (Si). B. Clo (Cl). 13. Cấu hình của Ar là 1s 2s 2p 3s 3p . Vậy cấu hình electron tương tự của Ar là 2 2 6 2 6 A. F-. B. Mg2+. C. Ca2+. D. Na+. 14. Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào đúng A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần. C. Độ âm điện tăng dần. D. Tính kim loại giảm dần. 15. Axit nào mạnh nhất A. H2SO4 B. H2SiO3 C. H3PO4 D. HClO4 16. Ion Y- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm IA. B. Chu kỳ 3, nhóm VIIA. C. Chu kỳ 3, nhóm VIA. D. Chu kỳ 2, nhóm VA. 17. Ion X2+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 2, nhóm VIIIA. B. Chu kỳ 3, nhóm IIA. C. Chu kỳ 2, nhóm VIA. D. Chu kỳ 4, nhóm IA. 18. Điện tích hạt nhân của các nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét nào đúng A. Q thuộc chu kỳ 3. B. Cả 4 nguyên tố đều thuộc chu kỳ 1. C. Y, M thuộc chu kỳ 3. D. M, Q thuộc chu kỳ 4. 19. Hiđroxit nào là bazơ mạnh nhất
- A. Al(OH)3. B. Be(OH)2. C. NaOH. D. Mg(OH)2. 20. Biết Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al ( Z = 13). Vậy các ion Na+, Mg2+, Al3+ có cùng A. Số electron. B. Số nơtron. C. Số proton. D. Tất cả đều đúng. 21. Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là A. Na+, F-, Ne. B. Li+, F-, Ne. C. K+, Cl-, Ar. D. Na+, Cl-, Ar. 22. Nguyên tử A có phân lớp electron ngoài cùng là 3d1 nên vị trí của A trong HTTH là: A. chu kì 4, nhóm IIB, có Z = 21. B. chu kì 3, nhóm IB, có Z = 21. C. chu kì 4, nhóm IIA, có Z = 21. D. chu kì 4, nhóm IIIA, có Z = 20. 23. Số thứ tự của Cu là 29. Cu thuộc: A. chu kì 4, nhóm IB. B. chu kì 3, nhóm IIB. C. chu kì 4, nhóm IIB. D. chu kì 3, nhóm VIIIB. 24. Một nguyên tố R có cấu hình electron là 1s22s22p3 thì công thức hợp chất với hidro và ôxit cao nhất là: A. RH3, R2O5. B. RH5, R2O5. C. RH4, RO2. D. RH3, R2O3. 25. Các nguyên tố Mg, Al, B và C được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ âm điện : A. Mg < B < Al < C. B. Mg < Al < B < C. C. B < Mg < Al < C. D. Al < B < Mg < C. 26. Nguyên tố A có Z = 24 có vị trí trong bảng tuần hoàn : A. chu kỳ3, nhóm IVB. B. chu kỳ 4, nhóm VIB. C. chu kỳ 4, nhóm IIA. D. chu kỳ 3, nhóm IVA. 27. Một nguyên tố R thuộc chu kì 4, nhóm IB. Cấu hình electron của R là: A.1s2 2s2 2p6 3s2 B.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d104s2 C.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 D.1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d104s1 28. Nguyên tố X có công thức ôxit cao nhất với ôxi là X2O5. Vậy công thức của X với Hidro là: A. XH3. B. XH4. C. XH. D. XH5. 29. Tính axit của dãy các hidroxit : H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều: B. giảm. C. không thay đổi. D. vừa giảm vừa tăng. A. tăng. 30. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là: A. 16. B. 8. C. 14. D. 6. 31. Nguyên tố X thuộc chu kỳ 4, nhóm IIIA. số electron lớp ngoài của X là : A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 32. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất? A. Cl B. I C. Br D. F 33. Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 ? A. 15P B. 12Mg C. 14Si D. 13Al 34. Dãy nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn sau chỉ gồm các nguyên tố d, đó là: A. 24, 39, 22 B. 13, 33, 23 C. 19, 32, 25 D. 11, 14, 22 35. Các nguyên tố: nitơ, silic, oxi, photpho; tính phi kim của các nguyên t ố trên tăng d ần theo th ứ t ự nào sau đây? A. Si < N < P < O B. Si < P < N < O C. P < N < Si < O D. O < N < P < Si 36. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Công thức của hợp chất khí với hiđro là: A. RH3 B. RH4 C. H2R D. HR 37. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 12. Vậy X thuộc: A. Chu kì 2, nhóm III B. Chu kì 3, nhóm II C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 2, nhóm IIA 38. Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố 11Na, 12Mg, 13Al, 15P, 17Cl là: A. Không thay đổi B. Tăng dần C. Không xác định D. Giảm dần 39. Các nguyên tố: Cl, C, Mg, Al, S được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoá trị cao nhất với oxi. Đó là: A. Cl, C, Mg, Al, S B. S, Cl, C, Mg, Al C. Mg, Al, C, S, Cl D. Cl, Mg, Al, C, S 40. Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3 nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là: A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p63s23p3 41. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ( n-1)d 5ns1 ( n ᄈ 4). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kỳ n, nhóm IA B. Chu kỳ n, nhóm IB C. Chu kỳ n, nhóm VIB D. Chu kỳ n, nhóm VIA 42. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ? A. 7N B. 15P C. 83Bi D. 33As 43. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hoá học?
- A. 12Mg B. 13Al C. 11Na D. 14Si 44. Nguyên tố canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Đi ều kh ẳng đ ịnh nào sau đây v ề nguyên tố canxi là sai ? A. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton B. Số electron ở vỏ nguyên tử canxi là 20 C. Canxi là một phi kim D. Vỏ nguyên tử của canxi có 4 lớp electron và lớp electron ngoài cùng là 2 electron. 45. Sự biến đổi tính chất kim loại trong dãy Mg, Ca, Sr, Ba là: A. Không biến đổi B. Giảm dần C. Không xác định D. Tăng dần 46. Sự biến đổi tính bazơ của dãy Na(OH), Mg(OH)2, Al(OH)3 là: A. Giảm dần B. Không biến đổi C. Không xác định D. Tăng dần 47. Các nguyên tố: F, Si , P , O được sắp xếp theo thứ tự giảm dần hoá trị với hiđro. Đó là: A. Si , P , O, F B. F, Si , P , O C. F, Si , O, P D. O, F, Si , P 48. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì: A. Kim loại mạnh nhất là natri B. Phi kim mạnh nhất là clo C. Phi kim mạnh nhất là oxi D. Phi kim mạnh nhất là flo 49. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4 . R có công thức oxit cao nhất: A. RO3 B. R2O3 C. RO2 D. R2O 50. Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12, 19, 11,13. Các nguyên tố được sắp xếp thứ tự tính kim loại tăng dần là: A. D, A, C, B B. D, C, A, B C. B, C, A, D D. B, D, A,C 51. Nguyên tử của nguyên tố A và B có phân mức năng lượng cao nhất lần lượt là 3d6 và 3p2. Trong bảng HTTH, vị trí của A và B lần lượt là: A. chu kì 4, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IVA B. chu kì 4, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IIIA C. chu kì 3, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IVA D. chu kì 4, nhóm VIIIB và chu kì 3, nhóm IVA 52. Vị trí của nguyên tố Z trong bảng HTTH là: chu kì 3, nhóm VIA. Điều nào sau đây đúng khi nói về nguyên tố Z? A. Hợp chất khí của Z với hiđrô là ZH3. B. Nguyên tố Z có 4 lớp electron. C. Nguyên tố Z có hóa trị cao nhất với oxi là 6. D. Số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 3. 53. Cặp nguyên tố hoá h ọc nào sau đây có tính ch ất hoá h ọc khác nhau nh ất? A. Mg và Ca. B. Na và Li. C. K và Ag. D. Ca và Ba 54. Cho các nguyên tố X, Y, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 14, 8,16. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim giảm dần là: A. Y, T, X B. Y, X,T C. T, X,Y D. X,Y, T 55. Cho 4 axit : H2SiO3 , HClO4 , H2SO4 , H3PO4 . Hãy chọn axit mạnh nhất : A. H2SiO3 . B. H2SO4. C. HClO4. D. H3PO4. VẬN DỤNG 1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử 1 nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên t ử kh ối của nguyên tử là A. 21. B. 19. C. 20. D. 18. 2. Một nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidrô có công thức RH3 .Trong oxit bậc cao nhất của R, nguyên tố oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Xác định nguyên tố đó . A. Nitơ C. Lưu huỳnh B. Photpho D. Cacbon 3. Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo 0,336 lít khí H2 (đktc) . Kim Loại là: A. Mg B. Ca C. Ba D. Sr 4. Có hai nguyên tố X, Y thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của nguyên tử X và Y bằng số khối của nguyên tử natri. Hiệu số điện tích hạt nhân của chúng bằng số điện tích hạt nhân của nguyên tử nitơ. Vị trí của X, Y trong hệ thống tuần hoàn là A. X và Y đều thuộc chu kỳ 3 B. X và Y đều thuộc chu kỳ 2 C. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA ; Y thuộc chu kỳ 2, nhóm VA D. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VA, Y thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA
- 5. Một oxit có công thửc R2O có tổng số hạt ( proton, nơtron, electron) của phân t ử là 92, trong đó s ố h ạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Vậy oxit đã cho là: A. N2O B. K2O C. H2O D. Na2O 6. Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức là R2O5. trong hợp chất với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. Vậy R là: A. 14N B. 122 Sb C. 31P D. 75As 7. Một nguyên tố kim loại trong cấu hình electron nguyên tử chỉ có 5 electron s . Cho 46 gam kim loại này hoà tan hoàn trong nước thu được 22,4 lít khí H2 ( ở đktc). Vật kim loại đó là: A. 64Cu B. 24Mg C. 23Na D. 39K 8. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kỳ liên ti ếp nhau trong cùng m ột nhóm A c ủa b ảng tu ần hoàn, X có điện tích hạt nhân nhỏ hơn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử c ủa X và Y là 32. Xác đ ịnh hai nguyên tố X và Y theo các kết quả sau: A. Mg (Z =12) và Ca ( Z = 20 ) B. Si (Z =14) và Ar ( Z = 20 ) C. Na (Z =11) và Ga ( Z = 21 ) D. Al (Z =13) và K ( Z = 19 ) 9. Cho 6,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên ti ếp, tác d ụng h ết v ới dung d ịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là: A. Sr và Ba B. Ca và Sr C. Mg và Ca D. Be và Mg 10. Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức là RH 4. Oxit cao nhất của R chứa 53,33% oxi v ề kh ối lượng. Nguyên tố R là: A. 12C B. 207Pb C. 119Sn D. 28Si 11. Cho 12 gam kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là: A. Mg B. Be C. Ca D. Ba 12. X là một oxit của một nguyên tố thuộc nhóm VIA trong bảng tu ần hoàn có t ỉ kh ối so v ới metan (CH 4) bằng 4. Công thức hoá học của X là: ( Biết khối lượng nguyên tử của S, Se, Te lần lượt là 32; 79; 128) A. SO3 B. SO2 C. SeO3 D. TeO2 13. Hoà tan hoàn toàn 0,31 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên ti ếp c ủa nhóm IA vào nước thì thu được 0,112 lít khí hiđro ( ở đktc). X và Y là: A. Na và K B. Rb và Cs C. Li và Na D. K và Rb 14. Một nguyên tố trong nhóm VIA có tổng số proton, electron và n ơtron trong nguyên t ử bằng 24. C ấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó là: A. 1s22s22p4 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p2 15. Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất của nó với hiđro trong đó R chiếm 91,18 % về khối lượng. Nguyên tố R là: A. Nitơ B. Photpho C. Asen D. Antimon 16. Nguyên tử của hai nguyên tố X và Y đứng kế nhau trong một chu kỳ có tổng số hạt proton là 25. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây ? A. Chu kỳ 2, nhóm IIIA, IVA B. Chu kỳ 2, nhóm IIA, IIIA C. Chu kỳ 3, nhóm IIA, IIIA D. Chu kỳ 3, nhóm IA, IIA 17. Tổng số hạt mang điện âm của hai nguyên tố đứng liên tiếp nhau trong cùng một chu kì là 31. Hai nguyên tố đó là: A. Mg; K B. Na;Ca C. Si; Cl D. P; S 18. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí của R với hiđro, hiđro chiếm 8,823 % về khối lượng. Tổng số electron trên các phân lớp s của nguyên tử R là: (cho O = 16; H = 1; N = 14; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; F = 19) A. 6. B. 9 C. 4. D. 2. 19. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố X (nhóm IVA) trong hợp chất khí với hidro là 75%. Tính % về khối lượng của Oxi trong hợp chất hidroxit ứng với oxit cao nhất của X là: A. 72.72 % B. 22.58 % C. 77.42% D. 19.35 % 20. Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 34 và số khối là 23. Số lớp electron và số electron l ớp ngoài cùng lần lượt là A. 3 & 1 B. 2 & 1 C. 4 & 1 D. 1 & 3 21. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 58. Số hạt mang điện nhiều h ơn số hạt không mang đi ện là 18. Hãy lựa chọn cấu hình electron đúng với nguyên tử của nguyên tử X. A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
- C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 22. Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kỳ 3 của bảng tuần hoàn. R tạo đ ược h ợp ch ất khí v ới hidro và công thức oxit cao nhất là RO3 . Nguyên tố R tạo được với kim loại M cho hợp chất có công thức MR2 , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng .Xác định kim loại M ? A. Mg. B. Zn C. Fe. D. Cu. 23. Hợp chất A có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67 % về khối lượng, Trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số n ơtron. T ổng s ố proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là. A. 3s23p4. B. 3d64s2. C. 2s22p4. D. 3d104s1. II – TỰ LUẬN: Một số bài tập tham khảo Bài 1: a) Xác định vị trí của nguyên tố X (Z = 11) và Y (Z =20) trong b ảng tu ần hoàn, t ừ đó hãy nêu tính ch ất hoá học cơ bản của nó: - Là kim loại hay phi kim? - Hoá trị cao nhất đối với oxi, hoá trị với hiđro là bao nhiêu? - Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có). - Công thức của oxit cao nhất và của hiđroxit. Chúng có tính axit hay bazơ? b) Câu hỏi như trên đối với nguyên tố A (Z = 16) và B (Z = 35). Bài 2: Cho 3 nguyên tử : 20A , 12B , 13C a) Xác định vị trí 3 nguyên tử trong bảng tuần hoàn b) Sắp xếp A,B,C theo chiều tính kim loại và năng lượng ion hóa tăng dần ( từ trái sang phải) c) Sắp xếp các oxit cao nhất , hidroxit tương ứng của A, B, C theo chiều tính bazơ giảm dần (từ trái sang phải) Bài 3: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là HR. Oxit cao nhất của nó chứa 61,2% O về khối lượng. a) Tìm nguyên tử khối của R. b) Viết cấu hình e của R c) Suy vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố R. Bài 4: Cho 8,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng v ừa đ ủ v ới dung d ịch HCl 10%, thu được 4,928 lít khí hidro (đktc) và dung dich B a) Tìm kim loại A b) Tính C% của dung dịch B Bài 5: Cho 8,5 g hỗn hợp kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp nhau vào n ước thì thu đ ược 3,36 lit khí H 2 ở đkc. a) Xác định tên mỗi kim loại kiềm. b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Bài 6: Cho một dd chứa 22g hỗn hợp muối natri của 2 halogen ở hai chu kì liên ti ếp tác d ụng v ới dung d ịch AgNO3 dư thì thu được 47,5 gam 2 kết tủa. a) Xác định tên mỗi halogen. b) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu. Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 9,6g hỗn hợp hai oxit của hai kim loại X, Y thuộc nhóm IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng 100ml dd HCl 13,27% (d=1,1g/ml). Xác định hai kim loại X, Y Bài 8: Cho 19,8 g hỗn hợp A, B đều thuộc nhóm IA; 2 chu kì liên tiếp phản ứng vừa đủ với 33g dd HCl thu được 8,96 lít khí (ĐKC) và một dung dịch X. a) Tính khối lượng mỗi chất A, B trong hỗn hợp b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dd X. Bài 9: a) Hai nguyên tố A và B cùng thuộc 1 nhóm A và hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hiệu nguyên tử là 32.Xác định vị trí và cho biết A, B là những nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn . b) Hoà tan vừa đủ 13,6g hỗn hợp A, B trong 175 ml dung dịch H2SO4 20 % (D =1,12 g/ml).Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và C% mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng. Bài10:Hoà tan hoàn toàn 9,6g hỗn hợp hai oxit của hai kim loại X, Y thuộc nhóm IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp bằng 100ml d2 HCl 13,27% (d=1,1g/ml). a. Xác định hai kim loại X, Y
- b. Tính nồng độ phần trăm mỗi chất trong dung dịch thu được Bài 11:Hai nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân 25+. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng HTTH. Bài 12:Hai nguyên tố thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong cùng một nhóm, có tổng số điện tích hạt nhân 52+. Hãy xác định vị trí của các nguyên tố đó trong bảng HTTH. Bài 13:Trong một nguyên tử, tổng các hạt là 36, trong đó tổng hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 12 hạt. hãy xác định vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH. Bài 14:Ôxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5. Hợp chất khí với hiđro của nó chứa 8,82% H về khối lượng. a)Tìm nguyên tử khối của R. b) Viết cấu hình e của R c) Suy vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố R. ( Biết N có Z = 7, A = 14.P có Z = 15, A = 31. O có Z = 8, A = 16. S có Z = 16, A = 32. Cl có Z = 17, A = 35,5. Br có Z = 35, A = 80. Bài 15:Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là HR. Ôxit cao nhất của nó chứa 61,2% O về khối lượng. a)Tìm nguyên tử khối của R. b)Viết cấu hình e của R c)Suy vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố R. ( Biết N có Z = 7, A = 14.P có Z = 15, A = 31. O có Z = 8, A = 16. S có Z = 16, A = 32. Cl có Z = 17, A = 35,5. Br có Z = 35, A = 80.) Bài 16: Khi cho 0,6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với 50gam H2O tạo ra 0,336 lit khí H2 ( đktc) và dung dịch A . a) Xác định kim loại đó. b)Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng. Bài 17:Khi cho 4,8 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với 490gam dung dịch H2SO4 10% tạo ra 4,48 lit khí H2 ( đktc) và dung dịch A . a) Xác định kim loại đó. b)Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng. Bài 18: Hoà tan hoàn toàn 18,4g hỗn hợp 2 muối cácbonat của 2 kim loại X,Y thuộc nhóm IIA và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp bằng d2 HCl thu được 4,88 lít CO2 (ĐKC). Hai kim loại X,Y là: A. Be (M=9)và Mg (M=24) B. Mg (M=24) và Ca (M=40) C. Ca (M=40) và Sr (M=88) D. Sr (M=88) và Ba (M=137) Bài 19:Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số prôton trong hai hạt nhân nguyên tử là 39. Xác định A, B. Cho 19,8 g hỗn hợp A, B phản ứng vừa đủ với 33g d2 HCl thu được 8,96 lít khí (ĐKC) và một dung dịch X. a) Tính khối lượng mỗi chất A, B trong hỗn hợp b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong d2 X. (K=39, Ca=40, Li=7, Na=23, Cl=35,5; Mg=24; S=32, O=16, H=1) Bài 20:Hai nguyên tố A và B thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng HTTH có tổng số prôton trong hai hạt nhân nguyên tử là 16. Xác định A, B. Cho 7,35 g hỗn hợp A, B phản ứng vừa đủ với 30g d2 H2SO4 thu được 8,96 lít khí (ĐKC) và một dung dịch X. a) Tính khối lượng mỗi chất A, B trong hỗn hợp b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong d2 X. (Be=9, Mg=24, Li=7, Na=23, Ca=40, S=32, O=16, H=1) Bài 21:.a) Hai nguyên tố Avà B cùng thuộc 1nhóm A và hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hiệu nguyên tử là 32.Xác định vị trí và cho biết A,B là những nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn . b)Hoà tan vừa đủ 13,6g hỗn hợp A,B trong 175 ml dung dịch H2SO4 20 % (d=1,12g/ml).Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và C% mỗi muối trong dung dịch sau phản ứng. CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC A – CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG: 1) Kiến thức
- * Biết được: - Biết được khái niệm tinh thể ion, mạng tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion. - Biết được hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và các kiểu liên kết tương ứng: cộng hoá trị không cực, cộng hóa trị có cực, liên kết ion. - Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. - Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. - Khái niệm điện hoá trị và cách xác định điện hoá trị trong hợp chất ion. - Khái niệm cộng hóa trị và cách xác định cộng hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị. - Khái niệm số oxi hoá, cách xác định số oxi hoá. - Khái niệm liên kết kim loại. - Một số kiểu cấu trúc mạng tinh thể kim loại và tính chất của tinh thể kim loại. Lấy thí dụ cụ thể. * Hiểu được: - Khái niệm liên kết hoá học, quy tắc bát tử. - Sự tạo thành ion âm (anion), ion dương (cation), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, sự tạo thành liên kết ion. - Định nghĩa liên kết ion. - Sự hình thành liên kết cộng hoá trị: - Sự xen phủ các obitan nguyên tử trong sự tạo thành phân tử đơn chất (H2, Cl2), tạo thành phân tử hợp chất ( HCl, H2S). - Sự xen phủ trục, sự xen phủ bên các obitan nguyên tử, liên kết s và liên kết π. - Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cho nhận - Sự lai hoá obitan nguyên tử. sp, sp2, sp3 2) Kĩ năng - Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể. - Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể. - Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể. - Vẽ sơ đồ hình thành liên kết σ và liên kết π , lai hoá sp, sp2, sp3. - Dự đoán được kiểu liên kết hoá học trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng. - Dựa vào cấu tạo mạng tinh thể, dự đoán tính chất vật lí của chất. - Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể. - Tra bảng để xác định kiểu mạng tinh thể kim loại của một số kim loại cụ thể. B – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: BIẾT: 1. Hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị khi A. 2 ion có điện tích trái dấu tiến lại gần nhau. B. 2 ion có điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. C. 2 nguyên tử có độ âm điện khác nhau nhiều tiến lại gần nhau. D. mỗi nguyên tử góp chung electron để tạo ra cặp electron chung. 2. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một electron chung. B. một cặp electron góp chung. A. C. sự cho−nhận proton. D. Một hay nhiều cặp electron chung. 3. Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa C. cation và electron tự do. A. cation và anion. D. electron chung và hạt nhân nguyên tử. B. các anion. 4. Tính chất nào dưới đây là tính chất của hợp chất ion? A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao. C. Hợp chất ion có dễ hoá lỏng. D. Hợp chất ion có có nhiệt độ sôi không xác định. 5. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây A. Trong hợp chất cộng hoá trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử của nguyên tố có độ âm đi ện nhỏ hơn. B. Liên kết cộng hoá trị có cực được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau.
- C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng mạnh. D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử càng lớn thì liên kết phân cực càng yếu. 6. Liên kết cho − nhận là A. một dạng đặc biệt của liên kết ion. B. liên kết của hai phi kim có độ âm điện rất khác nhau. C. lk mà một nguyên tử nhường hẳn electron cho nguyên tử khác. D. lk mà cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. 7. Chọn định nghĩa đúng về ion. A. Ion là hạt vi mô mang điện. B. Ion là nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện. C. Ion là phần tử mang điện. D. Ion là phần mang điện dương của phân tử. 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng ? A. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự góp chung electron. B. Liên kết ion là liên kết được tạo thành do sự cho nhận electron. C. Lk ion là liên kết giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện > 1,7. D. Liên kết ion được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu. 9. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ? A. Phân tử NH3 có ba liên kết cộng hoá trị có cực. B. Phân tử NH3 có ba liên kết cộng hoá trị không cực. C. Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn một cặp electron tự do. D. Trong phân tử NH3, nguyên tử N có một cặp electron lớp ngoài cùng chưa tham gia liên kết. 10. Liên kết ion được tạo thành A. giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung. B. giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung do một nguyên tử bỏ ra. C. do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. do một hay nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn 11. Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây. A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bằng một cặp electron dùng chung. B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung. C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hình thành giữa các cation và anion bằng lực hút tĩnh điện. D. Liên kết cho − nhận là một dạng của liên kết ion. 12. Liên kết σ là liên kết A. hình thành do sự xen phủ bên của 2 obitan. B. hình thành do một hay nhiều cặp electron dùng chung. C. hình thành do lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện cùng dấu. D. hình thành do sự xen phủ trục của 2 obitan. 13. Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây: A. Sự lai hóa các AO là sự tổ hợp các AO hóa trị ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hóa gi ống nhau. B. Sự lai hóa các AO là sự tổ hợp các AO ở các lớp khác nhau tạo thành các AO lai hóa khác nhau. C. Sự lai hóa các AO là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau, có mức năng lượng gần nhau tạo thành các AO lai hóa giống nhau D. Sự lai hóa các AO là sự tổ hợp các AO ở các phân lớp khác nhau tạo thành các AO lai hóa khác nhau. 14. Lai hoá sp3 là sự tổ hợp A. 1 AOs với 3 AOp. B. 2 AOs với 2 AOp. C. 1 AOs với 4 AOp. D. 3 AOs với 1 AOp. 15. Chọn sơ đồ nửa phản ứng đúng trong các sơ đồ dưới đây: A. Na+ 1e→ Na+ B. Cl2 − 2e → 2Cl− C. O2 + 2e→ 2O2− D. Al → Al3+ + 3e 16. Điện hóa trị của natri trong NaCl là A. +1. B. 1+. C. 1. D. 1−. 17. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu cho dưới đây: A. Trong một hợp chất, tổng số số oxi hoá các nguyên tử bằng không. B. Số oxi hoá của cacbon trong các hợp chất hữu cơ luôn bằng +4. C. Số oxi hoá của C trong các hợp chất hữu cơ luôn bằng −4. D. Trong một hợp chất, nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn sẽ mang số oxi hoá dương và ngược lại. 18. Liên kết hoá học trong phân tử HCl là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị phân cực
- C. liên kết cho − nhận. D. lk cộng hoá trị không phân cực. 19. Liên kết hoá học trong phân tử Cl2 là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị không phân cực. C. lk cộng hóa trị phân cực. D. liên kết cho − nhận (phối trí). 20. Liên kết hoá học trong phân tử HCl được hình thành do A. lực hút tĩnh điện giữa ion H+ và ion Cl−. B. sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử H và các obitan 3p của nguyên tử Cl. C. sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử H với obitan 3s của nguyên tử Cl. D. sự xen phủ giữa obitan 1s của nguyên tử H với obitan 3p có electron độc thân của nguyên tử Cl. 21. Công thức cấu tạo của phân tử HCl là A. H − Cl B. H→Cl C. H = Cl D. Cl→H 22. Mạng tinh thể iot thuộc loại A. mạng tinh thể kim loại. B. mạng tinh thể nguyên tử. C. mạng tinh thể ion. D. mạng tinh thể phân tử. 23. Mạng tinh thể ion có đặc tính nào dưới đây? A. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. B. Dễ bay hơi. C. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. D. Bền vững, nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp. 24. Liên kết đôi là liên kết hoá học gồm: A. Một lk xích ma (σ) và 1 liên kết pi (π) B. 2 liên kết pi (π) C. 2 liên kết xích ma (σ) D. Một liên kết xích ma (σ) 25. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây. A. Số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất bằng không. B. Số oxi hoá của hiđro luôn là +1 trong tất cả các hợp chất. C. Số oxi hoá của oxi trong hợp chất luôn là −2. D. Tổng số số oxi hoá các nguyên tử trong ion bằng không. 26. Số oxi hoá của một nguyên tố là A. điện hoá trị của nguyên tố đó trong hợp chất ion. B. hoá trị của nguyên tố đó. C. điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử nếu giả định liên kết gi ữa các nguyên t ử trong phân tử là liên kết ion. D. cộng hoá trị của nguyên tố đó trong hợp chất cộng hoá trị. 27. Các nguyên tử kết hợp với nhau nhằm mục đích tạo thành liên kết mới A. Bền vững hơn cấu trúc ban đầu B. Tương tự như cấu trúc ban đầu C. Kém bền vững hơn cấu trúc ban đầu D. Giống như cấu trúc ban đầu 28. Câu sai là: Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để: A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn. B. có cấu hình electron của khí hiếm. C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e. D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn. 29. Chọn câu đúng trong các câu sau đây : A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hi ệu đ ộ âm đi ện t ừ 0,4 đ ến nh ỏ h ơn 1,7. C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học, D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu. 30. Tìm câu sai trong các câu sau đây: A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, thuộc loại tinh thể nguyên tử. B. Trong mạng tinh thể nguyên tử, các nguyên tử được phân b ố luân phiên đ ều đ ặn theo m ột tr ật t ự nh ất định. C. Lực liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu. D. Tinh thể nguyên tử bền vững, rất cứng , nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. 31. Tìm câu sai trong các câu sau đây: A. nước đá thuộc loại tinh thể phân tử. B. trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết cộng hóa trị. C. trong tinh thể phân tử, lực liên kết giữa các phân tử là liên kết yếu.
- D. Tinh thể iot là tinh thể phân tử. 32. Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành : A. Ion dương có nhiều proton hơn . B. Ion dương có số proton không thay đổi . C. Ion âm có nhiều proton hơn . D. Ion âm có số proton không thay đổi . HIỂU 1. Các phân tử nào sau đây có sự lai hoá sp2 ? A. H2O, NH3, CH4. B. H2O, BeH2 , BF3 C. C2H2 , C2H4 , BeCl3. D. BeCl3, C2H4 , BF3 . 2. Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo hợp chất cộng hoá trị? A. H và He. B. Na và F. C. H và Cl. D. Li và 3. Liên kết trong phân tử nào được hình thành nhờ sự xen phủ p – p? A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. HCl 4. Phân tử nào dưới đây có liên kết cộng hoá trị phân cực? A. HCl B. Cl2 C. KCl D. H2 5. Phân tử nào dưới đây có liên kết cộng hoá trị không phân cực? A. K2O B. NaF C. HF D. N2 6 Trong các phân tử N2, NaCl, HNO3, H2O2, phân tử có liên kết cho − nhận là: A. H2O. B. NaCl. C. HNO3. D. N2 và H2O. 7 Trong công thức CS2, tổng số đôi electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 8 Nguyên tử nguyên tố X có hai electron hoá trị, nguyên tử nguyên t ố Y có năm electron hoá tr ị. Công thức phân tử của chất tạo bởi X và Y là: A. X2Y3 B. X3Y2 C. X2Y5 D. X5Y2. 9 Điện hoá trị của các nguyên tố O, S trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA đều là A. 2− B. 2+ C.6− D. 6+ 10Cho 2 nguyên tố: X (Z = 20), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành giữa X và Y là A. XY2. B. XY. C. X2Y. D. X2Y2. 11. Cho 2 nguyên tố: X (Z = 20), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là A. XY: liên kết cộng hoá trị. B. X2Y3: liên kết cộng hoá trị. C. X2Y: liên kết ion. D. XY2: liên kết ion. 12. Nguyên tử nguyên tố X (Z = 12) có điện hoá trị trong hợp chất với nguyên t ử các nguyên t ố nhóm VIIA là A. 2+. B. 2−. C. 7+. D. 7 13. Nguyên tử C trong phân tử CH4 lai hoá kiểu B. sp2. C. sp3. D. sp3d. A. sp. 14. Theo quy tắc bát tử thì công thức cấu tạo của phân tử SO2 là A. O = S → O D. O→ S →O B. O = S –O C. O − S − O 15. Dãy gồm các phân tử có cùng một kiểu liên kết : A. Cl2, Br2, I2, HCl B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 C. HCl, H2S, NaCl, N2O D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl 16. Dãy chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử? A. HCl, Cl2, NaCl B. NaCl, Cl2, HCl C. Cl2, HCl, NaCl D. Cl2, NaCl, HCl 17. Các liên kết trong phân tử nitơ gồm A. 3 liên kết π. B. 1 liên kết π, 2 liên kết σ. C. 1 liên kết σ, 2 liên kết π. D. 3 liên kết σ. + 18. Số oxi hóa của nitơ trong NH 4 , HNO3 , NH3 lần lượt là A. 3 ; +5 ; −3. B. −3 ; + 4 ; +5. C. −3 ; +5 ; −3. D. +3 ; +5 ; +3. 19. Số oxi hóa của nguyên tử C trong CO2, H2CO3, HCOOH và CH4 lần lượt là A. −4, + 4, +3, +4. B. +4, +4, +3, −4. C. +4, +4, +2, −4. D. +4, −4, +3, +4. 20. Công thức electron của HCl là A. B. C. D.
- 21. Hợp chất X gồm 2 nguyên tố là A có Z = 16 và B có Z = 8. Trong X, A chiếm 40% về khối lượng.Các loại liên kết trong X là A. cộng hóa trị. B. cộng hóa trị có cực. D. cộng hóa trị có cực và liên kết cho − nhận. C. cộng hóa trị không cực. 22. Cho biết đ ộ âm đi ện c ủa O là 3,44 và c ủa Si là 1,90. Liên k ết trong phân t ử SiO 2 là liên k ết B. cộng hoá trị phân cực. A. ion. C. cộng hoá trị không phân cực. D. cho nhận (phối trí). 23. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là A. +6 ; + 8 ; +6 ; −2. B. +4 ; 0 ; +6 ; −2. C. +4 ; −8 ; +6 ; −2. D. +4 ; 0 ; +4 ; −2. 24. Số oxi hoá của Mn trong K2MnO4 là A. +7 B. +6 C. −6 D. +5 25. Cộng hoá trị của cacbon và oxi trong phân tử CO2 là A. 4 và 2 B. 4 và −2 C. +4 và −2 D. 3 và 2 26. Công thức cấu tạo đúng của CO2 là A. O = O − C B. O − C = O C. O = C = O D. O ← C = O 27. Dãy chỉ chứa các hợp chất có liên kết cộng hoá trị là A. BaCl2, NaCl, NO2. B. SO2, CO2, Na2O. C. SO3, H2S, H2O. D. CaCl2, F2O, HCl. + 28. Số oxi hoá của nitơ trong ion NH 4 là A. +3 B. −3 C. +4 D. −4 2− 29. Số oxi hoá của lưu huỳnh trong ion SO4 là A. +8 B. −6 C. +6 D. +4 30. Hợp chất nào d ưới đây có c ả liên k ết c ộng hoá tr ị và liên k ết ion trong phân t ử? A. H2S B. Al2O3 C. H2O D. Mg(OH)2 31. Sơ đồ mô tả sự xen phủ các obitan nguyên tử tạo thành phân tử HBr là A. + → H Br HBr B. + → H Br HBr C. + → H Br HBr D. + → H Br HBr 32. Liên kết trong phân tử N2 gồm A. một liên kết đôi. B. hai liên kết đơn. C. một liên kết ba. D. một liên kết đơn, một liên kết ba. 33. Có bao nhiêu liên kết σ và liên kết π trong chất hữu cơ sau? H H C C H H C C H H A. 7 liên kết σ và 2 liên kết π. B. 6 liên kết σ và 2 liên kết π. B. 11 liên kết σ và 2 liên kết π. D. 9 liên kết σ và 2 liên kết π. 34. So sánh nhiệt độ nóng chảy của NaCl, MgO và Al 2O3 (sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ nóng chảy tăng dần). A. Al2O3 < MgO < NaCl B. MgO < NaCl < Al2O3 C. NaCl < MgO < Al2O3 D. NaCl < Al2O3 < MgO 35. Hoá trị của lưu huỳnh trong CS2 là A. −2. B. 2. C. 1. D. −1. 36. Cho các chất sau: HCl, NaCl, N2, KCl. Dãy các chất được sắp xếp theo chi ều tăng d ần đ ộ phân c ực liên kết trong phân tử là A. N2, HCl, NaCl, KCl. B. N2, HCl, KCl, NaCl. C. HCl, N2, KCl, NaCl. D. KCl, NaCl, HCl, N2. 37. Trong các phân tử dưới đây: HCl, MgO, CO2, NH3, BCl3, AlCl3, CaO, phân tử có độ phân cực nhỏ nhất là
- A. CaO. B. CO2. C. BCl3. D. NH3. 38. Cho các phân tử sau : HCl, NaCl, CaCl2, AlCl3, CCl4. Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion nhất là A. HCl. B. NaCl. C. CaCl2. D. AlCl3. 39. Hợp chất ion MX2, số electron của nguyên tử M bằng hai lần số electron của anion. A. MgF2 B. CaCl2 C. CaF2 D. BeH2 40. Phân tử nào có dạng hình học thẳng A. SO2 B. SO3 C. CO2 D. H2S 41. Sự kết hợp của nguyên tử nào dưới đây không thể tạo ra hợp chất dạng X2Y hoặc XY2 A. Ca và O B. K và S C. Ca và Cl D. Na và O 42. Hình dạng của phân tử BeH2 là: A. tứ diện. C. gấp khúc. D. thẳng. B. tam giác. 43. Cho các chất : NH3 (I) ;NaCl (II) ; K2S (III); CH4 (IV) ; MgO (V) ; PH3 (VI). Liên kết ion được hình thành trong chất nào? A. I, II. B. IV, V, VI. C. II, III, V . D. II, III, IV . 44. Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là : A. Na2O , SiO2 , P2O5 . B. MgO, Al2O3 , P2O5 C. Na2O, MgO, Al2O3 . D. SO3, Cl2O3 , Na2O . 45. Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F– . Tìm câu khẳng định sai . A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau . B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau. C. 3 ion trên có số electron bằng nhau D. 3 ion trên có số proton bằng nhau. 46. Chọn câu đúng A. Sự lai hóa obitan nguyên tử để được số obitan khác nhau và có định hướng không gian giống nhau B. Sự lai hóa sp của mỗi nguyên tử C là nguyên nhân dẫn đến tính thẳng hàng trong phân tử C2H2 C. Sự lai hóa sp2 của mỗi nguyên tử C là nguyên nhân dẫn đến tính thẳng hàng trong phân tử C2H4 D. Phân tử CH4 có lai hóa sp3 còn phân tử NH3 có lai hóa sp2. 47. Kết luận nào sau đây sai ? A. Liên kết trong phân tử NH3, H2O, H2S là liên kết cộng hóa trị có cực . B. Liên kết trong phân tử BaF2 và NaCl là liên kết ion. C. Liên kết trong phân tử CaS và AlCl3 là liên kết ion vì được hình thành giữa kim loại và phi kim. D. Liên kết trong phân tử Cl2, H2, O2, N2 là liên kết cộng hóa trị không cực. 48. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên k ết hóa h ọc nào đ ược hình thành khi nó liên k ết v ới 3 nguyên tử flo : A. Liên kết kim loại. B. Liên kết cộng hóa trị có cực. C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết ion. VẬN DỤNG 1. Hợp chất ion AB biết số e của cation bằng số electron của anion và tổng số electron của AB là 20. A. Chỉ NaF B. Chỉ MgO C. NaF và MgO D. KCl 2. Hợp chất ion M2X3 với M, X thuộc 3 chu kì đầu của bảng HTTH và tổng số e trong M2X3 là 50. A. B2S3 B. B2O3 C. Al2O3 D. Al2F3 3. Ion nào sau đây có 32 electron : A. CO32- B. SO42- C. NH4+ D. NO3- 4. Trong hợp chất AB2, A và B là 2 nguyên tố ở cùng một nhóm A thuộc hai chu kì liên ti ếp trong bảng tu ần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 24. Công thức cấu tạo của hợp chất AB 2 là : B. O ←S→O A. O=S-O C. O=S→O D. O = O S 5. Z là nguyên tố mà nguyên tử có 20 proton , còn Y là m ột nguyên t ố mà nguyên t ử có ch ứa 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là : A. Z2Y với liên kết cộng hóa trị . B. ZY2 với liên kết ion. C. ZY với liên kết ion. D. Z2Y3 với liên kết cộng hóa trị. 6. Số oxi hóa của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO32–, SO42– lần lượt là : A. 0, +4, +3, +8. B. –2, +4, +6, +8.
- C. +2, +4,+6, +8. D. +2, +4, +8, +10 . II –TỰ LUẬN: Bài 1: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau : a. Cl2, O2, N2, NH3, CH4, H2O, C2H4, C2H2, C2H6 , HCHO b. CO, CO2 , SO2, SO3, H2SO3, H2SO4 C. Cl2O, HClO, HClO2 , HClO3 , HClO4 . d. NO, NO2, N2O5, HNO2 , HNO3 e. PH3, P2O5, H3PO4 Bài 2: Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tu ần hoàn các nguyên t ố, xác đ ịnh ki ểu liên kết trong phân tử các chất : N2, MgCl2, HBr, NH3, Al2O3. Bài 3: Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 20, nguyên tử của nguyên tố Y có Z = 17. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y và hãy cho biết loại liên kết gì được tạo thành trong phân t ử h ợp ch ất c ủa X và Y ? Viết phương trình hóa học của phản ứng để minh họa. Bài 4: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau: a) H2S, S, H2SO3, H2SO4. b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4. c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4. d) MnO4– , SO42–, NH4+, NO3– , PO43–. Bài 5: Viết cấu hình electron của Cl (Z=17) và Ca (Z=20). Cho bi ết vị trí c ủa chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl 2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết đó. Bài 6: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố R nhóm VIIA là 28. 1. Tính số khối của R. Dựa vào bảng tuần hoàn, cho biết R là nguyên tố gì? 2. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử đơn chất R. 3. Viết công thức electron và công thức cấu tạo hợp chất khí của R với hiđro. Bài 7: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố R nhóm VIIA là 28. 1. Tính số khối của R. Dựa vào bảng tuần hoàn, cho biết R là nguyên tố gì? 2. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của phân tử đơn chất R. 3. Viết công thức electron và công thức cấu tạo hợp chất khí của R với hiđro. Bài 8: Viết cấu hình electron của các nguyên tử A, B biết rằng: - Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang đi ện nhi ều h ơn số h ạt không mang điện là 10. 19 - Kí hiệu của nguyên tử B là 9 F. Liên kết trong hợp chất tạo thành từ A và B thuộc loại liên kết gì? Viết công thức của hợp chất tạo thành Bài 9: Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân c ủa X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. a. Viết cấu hình electron của X và Y. b. Dựa vào bảng tuần hoàn, cho biết X, Y là những nguyên tố gì? Vi ết công th ức electron và công th ức c ấu tạo của phân tử XY2. Bài 10:Cho phân tử các chất : H2O , SO2 , SO3, P2O5 , Al2O3 , H2CO3, HNO3 , H2SO4 ,H3PO4 , HClO, HClO4 . Xác định dạng liên kết trong mỗi chất , viết CTE , CTCT và xác định hoá trị các nguyên tố trong từng chất Bài 11:Dựa vào hiệu độ âm điện ,hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực các liên kết trong phân tử các chất : a) N2 , CaO, NH3 b) CaO ,MgO,CH4 , AlN , N2 , NaBr, AlCl3 , BCl3 Bài 12:Biết rằng tính phi kim giảm : O,Cl,N,S,H,Na , hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực các liên kết trong phân tử các chất :Cl2 , SO3 , Cl2O7, NaCl, NH3 Bài 12:Cho các cặp nguyên tử : -X có 13p , Y có nhiều hơn X 4 hạt e -A có 1e hoá trị , Bcó 7e hoá trị -M (Z=12) , N(Z=7) -P có 2 e ngoài cùng , Q có 6 e ngoài cùng a) Viết Công thức của hợp chất tạo bởi từng cặp nguyên tố
- b) Xác định dạng liên kết và hoá trị từng nguyên tố trong các hợp chất trên Bài 13:Xác định số e,p,n của các phân tử hoặc ion sau : 39 16 35 40 14 27 , 13 Al3+ , 24 Mg2+ , 23 Na + 2- - 3- 19 K , 8 O , 17 Cl , 18 Ar , 7 N 12 11 2− Bài 14.Tổng số proton trong 2 ion XA 3 và XA 2− lần lượt là 40 và 48.Xác định các ngtố X,A và các ion XA 4 2− và XA 2− 3 4 2− Bài 15.Cho biết tổng số e trong anion AB 3 là 42.Trong hạt nhân A,B có số p và số n bằng nhau a)Tính số khối của A,B b)Viết cấu hình e và phân bố e trong ngtử vào obbitan 2− 2− Bài 16Tổng số e trong ion AB 3 là 32. Tổng số proton trong phân tử AB2 là 22. Xác định A,B,AB 3 ,AB2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết và bài tập chương dao động cơ học
26 p | 3961 | 1221
-
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HÓA 10 - CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN
5 p | 1211 | 322
-
Bài tập Hóa học lớp 10 cơ bản: Chương 2 - Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn
14 p | 1356 | 293
-
Chuyên đề ôn thi ĐH - CĐ Hóa học vô cơ - Gv. Nguyễn Minh Tuấn
186 p | 753 | 224
-
Bài tập trắc nghiệm môn hóa học lớp 10 chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
23 p | 926 | 210
-
Tiết 35 : ÔN TẬP HỌC KÌ I
10 p | 325 | 81
-
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 9 dạng 2 chương III, IV, V
9 p | 431 | 80
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 trang 81 SGK Hóa học 9
7 p | 159 | 26
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 1,2)
11 p | 147 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 1, 2)
10 p | 157 | 25
-
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn & Chương 3: Liên kết hóa học
14 p | 191 | 25
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 87 SGK Hóa học 9
5 p | 157 | 19
-
Ôn tập hóa học 9 - luyện thi tốt nghiệp trung học cơ sở: phần 2
68 p | 117 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại các dạng bài tập trong chương 2 Hóa 10 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn
32 p | 22 | 10
-
Hóa học lớp 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
12 p | 92 | 7
-
Bài giảng Tiếng Việt lớp 2 - Tuần 9: Ôn tập học kì 1 (Tiết 1)
8 p | 99 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
2 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn