intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 1, 2)

Chia sẻ: Le Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

158
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN của Nguyễn Văn Hòa - chương 1, 2 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Hóa về: Nguyên tử, Bảng tuần hoàn, Hệ thống tuần hoàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 1, 2)

  1. Câu hỏi trắc nghiệm Lớp 10 Ban KHTN Người soạn: Nguyễn Văn Hòa Sở GD- ĐT Hà Nội Chương I: Nguyên tử Câu 1 HH1002NCB Những nhận định nào không đúng? 1. Trong nguyên tử, số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. 2. Tổng số proton và số electron trong nguyên tử bằng số khối. 3. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. 4. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng điện tích hạt nhân. A. 1,2,3. B. 1,2,4. C. 1,3,4. D. 2,3,4. PA: D Câu 2 HH1001NCB Nhận định nào đúng? 1. Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số electron ở vỏ nguyên tử. 2. Trong hạt nhân nguyên tử, số proton bằng số nơtron. 3. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử. 4. Chỉ có hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh mới có 16 nơtron. A. 1,2. B. 1,3. C. 2,4. D. 3,4. PA: B Câu 3 HH1007NCV Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị trong đó đồng vị 109Ag chiếm 44%. Nguyên tử khối của của đồng vị thứ hai là bao nhiêu, biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 ? A.106 B. 107 C. 108 D. 109 PA: B
  2. Câu 4 HH1007NCV Nguyên tố X có hai đồng vị, với tỉ lệ số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị là 27/23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron, đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là A. 79,25. B. 78,92. C. 79,92. D. 80,55. PA: C Câu 5 HH1007NCV Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180, trong đó tổng số hạt mang điện chiếm 58,89%. X là nguyên tố A. flo. B. clo. C. brom. D. iot. PA: D Câu 6 HH1006NCH Trong ion XY32- có chứa 30 proton. Trong nguyên tử X cũng như nguyên tử Y, số proton bằng số nơtron. X và Y lần lượt là A. cacbon và oxi. B. lưu huỳnh và oxi. C. silic và oxi. D. nitơ và oxi. PA: A Câu 7 HH1003NCB Những nhận định nào đúng? Các obitan trong một phân lớp 1. có cùng mức năng lượng. 2. khác nhau về mức năng lượng. 3. cùng định hướng trong không gian. 4. khác nhau về sự định hướng trong không gian. A. 1,2 B.1,3 C. 1,4 D. 3,4 PA: C Câu 8 HH1003NCB Số electron tối đa trên một obitan nguyên tử là
  3. A. n. (với n là số thứ tự lớp) B. 2n. (với n là số thứ tự lớp) C. 1. D. 2. PA: D Câu 9 HH1003NCB Số obitan trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là A. 1,2,3,4. B. 1,3,5,7. C. 1,4,9,16. D. 1,5,10,15. PA: B Câu 10 HH1005NCH Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng? A. 1s2 2s2. B. 1s2 2s2 2p5. C. 1s2 2s2 2p6. D. 1s2 2s2 2p7. PA: D Câu 11 HH1005NCH Cho biết cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p2; Y là 1s2 2s2 2p6 3s1; Z là 1s2 2s2 2p6 3s2; T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5; R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Các nguyên tố kim loại là A. X,Y,Z. B. X,Y,T. C. Z,T,Q. D. T,Q,R. PA : A Câu 12 HH1006NCB Nhận định nào đúng? A. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. B. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim. C. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. D. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại. PA: C Câu 13
  4. HH1002NCV Nguyên tố X có hai đồng vị là X1 và X2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng các loại hạt trong X1 bằng nhau, thành phần phần trăm các hạt trong X bằng nhau. X2 có nguyên tử khối là A. 12. B. 13. C. 14. D. 16. PA: B Câu 14 HH1005NCH Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là A. 14. B. 15. C. 10. D. 18. PA : B Câu 15 HH1005NCH Nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d5. Vậy nguyên tử X có số lớp electron là A. 3. B. 4. C. 5. D. 7. PA : B Câu 16 HH1007NCV Nguyên tử X có tổng số hạt là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Cấu hình electron của nguyên tử X là A. [Ne] 3s2 3p3. B. [Ne] 3s23p5. C. [Ar] 3d10 4s24p3. D. [Ar] 3d10 4s24p5. PA: D Câu 17 HH1007NCV Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, số hạt không mang điện trong hạt nhân gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Nhận định nào không đúng với X? A. X là phi kim. B. X có số khối là 35. C. Điện tích hạt nhân của X là 17+. D. Ở trạng thái cơ bản, X có 3 electron độc thân. PA: D
  5. Câu 18 HH1005NCH Cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 không thể là của A. ion Cl-. B. nguyên tử Ar. C. nguyên tử K. D. ion Ca2+. PA: C Câu 19 HH1006NCH Có các hợp chất NaF, NaCl, NaBr, MgO, CaO, BaO. Những hợp chất nào mà trong thành phần của nó chỉ có những ion có cấu hình electron lớp bên ngoài là…2s2 2p6 ? A. NaF, MgO. B. NaCl, CaO. C. NaBr, BaO. D. NaF, CaO. PA: A Câu 20 HH1006NCH Nhận định nào không đúng? A. Số electron tối đa trong lớp thứ n là 2n2 electron. B. Số electron tối đa trong phân lớp s,p,d,f lần lượt là 2,6,10,14. C. Trong một obitan chỉ có thể có nhiều nhất một electron. D. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao. PA: C
  6. Chương II Bảng tuần hoàn và ĐLTH Câu 1 HH1008NCB Nhận định nào đúng? Trong một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân tăng . A. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung tăng. B. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung tăng. C. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung giảm. D. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung giảm. PA: A Câu 2 HH1008NCB Nhận định nào đúng? Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng A. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung tăng. B. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung tăng. C. bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa nói chung giảm. D. bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa nói chung giảm. PA: D Câu 3 HH1011NCB Nhận định nào đúng? Trong một chu kỳ, theo chiều điện tích hạt nhân tăng A. độ âm điện thường tăng, tính kim loại giảm. B. độ âm điện thường tăng, tính kim loại tăng. C. độ âm điện thường giảm, tính kim loại giảm. D. độ âm điện thường giảm, tính kim loại tăng. PA: A
  7. Câu 4 HH1011NCB Nhận định nào đúng? Trong một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng A. độ âm điện thường tăng, tính phi kim giảm. B. độ âm điện thường tăng, tính phi kim tăng. C. độ âm điện thường giảm, tính phi kim giảm. D. độ âm điện thường giảm, tính phi kim tăng. PA: C Câu 5 HH1012NCB Số thứ tự của các nguyên tố nhóm A được xác định bằng số electron thuộc A. phân lớp ns. B. phân lớp np. C. hai phân lớp là (n-1)d và ns. D. lớp ngoài cùng. PA: D Câu 6 HH1012NCB Số thứ tự của các nguyên tố nhóm B được xác định bằng số electron thuộc A. phân lớp ns. B. phân lớp np. C. hai phân lớp là (n-1)d và ns. D. lớp ngoài cùng. PA: C Câu 7 HH1011NCH Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Tăng dần sau đó giảm dần. D. Giảm dần sau đó tăng dần. PA: A Câu 8
  8. HH1012NCH Cho các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron ngoài cùng như sau: của X là …2p4, của Y là …3p4, của Z là …4s2. Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn là A. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA. B. X ở chu kỳ 2, nhóm IVA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA. C. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm VIA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IIA. D. X ở chu kỳ 2, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 3, nhóm IVA; Z ở chu kỳ 4, nhóm IVA. PA: C Câu 9 HH1012NCH Nguyên tử của nguyên tố X tạo được ion X3+ có cấu hình electron ngoài cùng là …2p6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn có thể là A. Ô số 12, chu kỳ 3, nhóm IIA. B. Ô số 13, chu kỳ 2, nhóm IIIA. C. Ô số 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. Ô số 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. PA: C Câu 10 HH1009NCH Nguyên tố ở chu kỳ 5, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là A. …4s2 4p4. B. …4s2 4p5. C. …5s2 5p5. D. …5s2 5p4. PA: D Câu 11 HH1012NCH Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ, có tổng điện tích hạt nhân là 39. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là A. X và Y thuộc chu kỳ 3, X nhóm IA, Y nhóm IIA. B. X và Y thuộc chu kỳ 3, X nhóm IIA, Y nhóm IIIA. C. X và Y thuộc chu kỳ 4, X nhóm VIA, Y nhóm VIIA. D. X và Y thuộc chu kỳ 4, X nhóm IA, Y nhóm IIA. PA: D Câu 12
  9. HH1012NCH Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng nhóm A, có tổng điện tích hạt nhân là 22. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là A. X và Y thuộc nhóm IA, X chu kỳ 2, Y chu kỳ 3 B. X và Y thuộc nhóm IIA, X chu kỳ 2, Y chu kỳ 3 C. X và Y thuộc nhóm IIA, X chu kỳ 3, Y chu kỳ 4 D. X và Y thuộc nhóm IIIA, X chu kỳ 3, Y chu kỳ 4 PA: C Câu 13 HH1013NCV Ion X- có chứa tổng số hạt mang điện là 35. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit cao nhất của X là A. SO3 và H2SO4. B. Cl2O7 và HClO4. C. SeO3 và H2SeO4. D. Br2O7 và HBrO4. PA: B Câu 14 HH1013NCV Ion Y2- có chứa tổng số hạt mang điện là 34. Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của Y là A. SO3 và H2S. B. Cl2O7 và HCl. C. SeO3 và H2Se. D. Br2O7 và HBr. PA: A Câu 15 HH1013NCV Cho 4,8 gam kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X là A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba. PA: B Câu 16 HH1013NCH Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố
  10. A. C. B.Si. C. Ge. D. S. PA: A Câu 17 HH1013NCH Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là A. CO2 . B. NO2. C. SO2. D. SiO2. PA: A Câu 18 HH1013NCV Hỗn hợp gồm hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA. Cho 6,4 gam hỗn hợp trên phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X và Y là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. PA: B Câu 19 HH1013NCV Hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA. Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp vào nước, toàn bộ khí thu được cho qua ống đựng CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 6,4 gam Cu. X và Y là A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs. PA: B Câu 20 HH1013NCV Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại X và Y liên tiếp nhau trong nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí (đktc). X và Y là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. PA: B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2