Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 5)
lượt xem 18
download
Tham khảo tài liệu câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN của Nguyễn Văn Hòa - chương 5 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Hóa về: Phương pháp điều chế halogen, cấu hình electron.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 5)
- Câu hỏi trắc nghiệm Lớp 10 Ban KHTN Người soạn: Nguyễn Văn Hòa Sở GD- ĐT Hà Nội ChươngV: Nhóm Halogen Câu 1 HH1025NCB Nhận định nào không đúng về các nguyên tố nhóm VIIA? A. Các nguyên tử của chúng đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là …ns2np5. B. Chúng đều có số oxi hóa đặc trưng là -1. C. Atatin không gặp trong tự nhiên. Nó được điều chế nhân tạo bằng phản ứng hạt nhân. D. Ở trạng thái kích thích, các nguyên tử flo, clo, brom, iot có thể có 3,5 hoặc 7 electron độc thân. PA: D Câu 2 HH1025NCB Các halogen ( ký hiệu X) thường A. có độ âm điện nhỏ, nhỏ nhất là flo, lớn nhất là iot. B. nguyên tử dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo thành ion âm X-. C. có tính khử mạnh, mạnh nhất là flo. D. có khả năng phản ứng, mạnh nhất là iot, kém nhất là flo. PA: B Câu 3 HH1022NCB Khi điện phân dung dịch KCl (có màng ngăn) đồng thời nhận được A. H2, HCl và KOH. B. H2, Cl2 và O2. C. K, HCl và Cl2. D. Cl2, H2 và KOH. PA: D
- Câu 4 HH1024NCH Thổi khí clo vào dung dịch muối natri X, thấy tạo thành đơn chất Y, màu của dung dịch tối đi. Tiếp tục cho tiếp khí clo vào thấy màu của dung dịch dần sáng ra khi đó tạo ra chất Z là hợp chất chứa oxi. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. NaF, F2, HFO. B. NaBr, Br2, HBrO3. C. Na2S, S, H2SO4 D. Na2CO3, C, H2CO3. PA: B Câu 5 HH1023NCH Khi nung kali clorat, có mặt MnO2 tạo thành A. kali hipoclorit và clo. B. kali clorua và oxi. C. kali peclorat và clo. D. kali peclorat và kali clorua. PA: B Câu 6 HH1024NCH Cho khí X vào dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thấp thấy tạo ra khí Y, không màu có mùi đặc biệt, khí này tác dụng được với hầu hết kim loại và phi kim. X và Y là A. Cl2 và HClO. B. Cl2 và Cl2O. C. F2 và OF2. D. N2 và NO2. PA: C Câu 7 HH1024NCB Để điều chế khí F2, người ta A. cho H2SO4 đặc tác dụng với muối NaF. B. cho HCl đặc tác dụng với muối NaF. C. điện phân muối florua nóng chảy. D. cho dung dịch HF tác dụng với MnO2. PA: C Câu 8 HH1025NCH Phương pháp chung để điều chế các halogen là
- A. Khử các hợp chất chứa halogen. B. Oxi hóa ion halogenua. C. Dùng khí oxi đẩy các halogen ra khỏi hợp chất. D. Cho các muối chứa halogen tác dụng với axit H2SO4 đặc. PA: B Câu 9 HH1025NCB Nhận định nào đúng? A. Các đơn chất halogen có sẵn trong tự nhiên. B. Hàm lượng brom trong tự nhiên có nhiều hơn clo và flo. C. Trong cơ thể người không chứa hợp chất của flo, clo vì flo và clo là chất độc. D. Trong tuyến giáp của người có một lượng nhỏ iot . PA: D Câu 10 HH1025NCH Có các phản ứng H2 (k) + Cl2 (k) → 2HCl (k) ∆H = -184,6 kJ H2 (k) + F2 (k) → 2HF (k) ∆H = - 288,6 kJ H2 (k) + Br2 (l) → 2HBr (k) ∆H = -71,98 kJ H2 (k) + I2 (r) 2HI (k) ∆H = 51,88 kJ Khả năng phản ứng các halogen với hiđro được xếp theo trật tự giảm dần như sau: A. I2, F2 , Br2 ,Cl2. B. I2, Br2 ,Cl2 , F2 . C. F2, Cl2, Br2, I2. D. F2 , Cl2 , I2, Br2. PA: C Câu 11 HH1025NCV Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch HCl, HNO3, HF. Để nhận ra dung dịch HCl có thể dùng
- A. dung dịch quỳ tím. B. dung dịch AgNO3. C. dung dịch Na2CO3. D. SiO2. PA: B Câu 12 HH1025NCV Có các lọ đựng riêng rẽ các dung dịch HCl, HNO3, HF. Để nhận ra dung dịch HF có thể dùng A. dung dịch quỳ tím. B. dung dịch AgNO3. C. dung dịch Ba(NO3)2. D. SiO2. PA: D Câu 13 HH1023NCH Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, toàn bộ khí sinh ra cho tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng dư tạo ra dung dịch X. Trong dung dịch X có chứa A. NaCl, NaClO, NaOH . B. NaCl, NaClO3, NaOH. C. NaCl, NaClO. D. NaCl, NaClO3. PA: B Câu 14 HH1026NCV Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí hiđro clorua và hiđro bromua vào nước thu được dung dịch chứa hai axit có nồng độ phần trăm bằng nhau. Thành phần phần trăm theo thể tích của hai khí trong hỗn hợp đầu lần lượt là A. 50% và 50%. B. 68,93% và 31,07%. C. 63,98% và 36,02%. D. 30% và 70%. Câu 15 HH1026NCV Một bình kín đựng đầy khí HCl (đktc), cho nước (khối lượng riêng là 1g/ml) vào đầy bình một cách cẩn thận sao cho toàn bộ khí HCl trong bình hòa tan hết. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit thu được là A. 20% . B. 16%. C. 1,6% . D. 0,16%.
- PA: D Câu 16 HH1026NCV Cho 12,65 gam hỗn hợp hai muối NaX và NaY ( X và Y là hai nguyên tố thuộc hai chu kỳ liên tiếp, ở nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được hỗn hợp 21,15 gam muối bạc kết tủa. X và Y là A. Cl và Br. B. F và Cl. C. Br và I. D. I và At. PA: C ChươngVI: Oxi – Lưu huỳnh Câu 1 HH1027NCB Khi cho H2O2 vào dung dịch KMnO4 có mặt H2SO4 sẽ tạo ra các chất sau A. MnO, K2SO4, O2, H2O. B. MnO2, K2SO4, O2, H2O. C. MnSO4, K2SO4, O2, H2O. D. K2MnO4, K2SO4, O2, H2O. PA: C Câu 2 HH1027NCB Trong phản ứng oxi hóa – khử, H2O2 A. luôn luôn thể hiện tính oxi hóa. B. luôn luôn thể hiện tính khử. C. bị oxi hóa khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh. D. không thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử. PA: C Câu 3 HH1027NCB Nhận định nào về H2O2 không đúng? A. H2O2 nhẹ hơn H2O. B. Tồn tại ở trạng thái rắn ở -4,50C. C. Có thể trộn với nước theo bất kỳ tỉ lệ nào. D. Là hợp chất không bền, dễ bị phân hủy thành H2O và O2. PA: A
- Câu 4 HH1029NCB Oxi và lưu huỳnh A. đều dẫn điện tốt. B. có các dạng thù hình khác nhau. C. đều có tính khử mạnh. D. hòa tan tốt trong nước. PA: B Câu 5 HH1027NCH Khi đun nóng riêng rẽ những lượng bằng nhau của các chất KMnO4 , KClO3 (có xúc tác), H2O2 , HgO đến khi phản ứng hoàn toàn, lượng O2 thu được nhiều nhất trong trường hợp A. KMnO4 . B. KClO3 (có xúc tác). C. H2O2 (có xúc tác) . D. HgO. PA: C Câu 6 HH1027NCB Do kết quả của quá trình nào mà trong khí quyển của Trái đất có sự hình thành ozon? A. Do ảnh hưởng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. B. Do kết quả của quá trình trao đổi chất của cơ thể người. C. Do phản ứng hạt nhân trong các nhà máy điện hạt nhân. D. Do khí thải của các nhà máy nhiệt điện. PA: A Câu 7 HH1027NCH Phản ứng nào thường được dùng để phát hiện ozon? A. 2Ag + O3 → Ag2O + O2 B. 2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + 2KOH C. PbS + 2O3 → PbSO4 + O2 D. 2FeSO4 + O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + O2 + H2O PA: B Câu 8
- HH1029NCH Qúa trình hóa học nào có thể xảy ra? A. Ba(HSO4)2 + BaSO3 + O2 → BaSO4 + H2SO4 + H2O B. BaO + Ba(HSO3)2 → BaSO4 + H2SO4 + H2O C. Ba + H2SO3 → BaSO4 + H2SO4 + H2O D. H2O2 + Ba(HSO3)2 → BaSO4 + H2SO4 + H2O PA: D Câu 9 HH1030NCV Hỗn hợp khí oxi và ozon có tỉ khối đối với He là 10. Phần trăm thể tích của O2 và O3 lần lượt là A. 12% và 88% . B. 20% và 80% . C. 30% và 70% . D. 50% và 50%. PA : D Câu 10 HH1030NCV Khi phân hủy hoàn toàn clorat của kim loại kiềm, khối lượng O2 thoát ra bằng 39,2% khối lượng của clorat ban đầu. Kim loại kiềm đó là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. PA : C Câu 11 HH1029NCH X, Y, Z là các chất có chứa lưu huỳnh. Công thức của X, Y, Z lần lượt như thế nào nếu biết chúng có thể tham gia vào các phản ứng được biểu diễn bằng sơ đồ sau: X + O2 → Y + … X+Y →Z+… Z + H2SO4 ( đặc) → Y + … A. S, SO2, H2S. B. H2S, SO2, S. C. SO2, H2S, S. D. SO2, S, H2S. PA: B Câu 12
- HH1030NCV Đốt cháy 3,36 lít (đktc) khí H2S trong oxi dư. Dẫn sản phẩm thu được vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 15 gam. B. 29,55 gam. C. 30 gam. D. 44,55 gam. PA: B Câu 13 HH1030NCV Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí O2 và O3 vào dung dịch KI dư tạo ra 1,27 gam I2. Phần trăm về thể tích O2 và O3 trong hỗn hợp đầu lần lượt là A. 20% và 80% . B. 25% và 75% . C. 75% và 25% . D. 80% và 20%. PA : C Câu 14 HH1030NCV Hai bình X và Y có thể tích bằng nhau. Bình X chứa đầy O2, bình Y chứa đầy hỗn hợp khí O2 và O3. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ áp suất, hai bình chênh nhau 0,64 gam. Khối lượng O3 trong bình Y là A. 1,6 gam. B. 1,92 gam. C. 2,4 gam. D. 2,88 gam. PA: B Câu 15 HH1028NCH Có các muối sunfit là Na2SO3 , CuSO3, CaSO3, BaSO3. Để thu được SO2 một cách thuận lợi có thể cho dung dịch H2SO 4 tác dụng với A. Na2SO3 và CuSO3. B. Na2SO3 và CaSO3. C. Na2SO3 và BaSO3. D. CaSO3 và BaSO3. PA: A Câu 16 HH1028NCH Chất X tác dụng với H2SO4 đặc nóng giải phóng khí SO2. Nếu dùng 3 mol H2SO4 có thể thu được 4 mol SO2 thì chất X là A. S. B. H2S. C. Cu. D. C. PA: B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi trắc nghiêm môn Hóa trung học phổ thông
167 p | 451 | 204
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương I, II – Ban KHTN
13 p | 274 | 46
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 Ban KHTN
128 p | 548 | 41
-
200 Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 Ban KHTN - Trường THPT Kim Liên
41 p | 175 | 35
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học: Chương 7 - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
6 p | 243 | 33
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 3, 4)
11 p | 215 | 32
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Văn Hòa (Chương 1, 2)
10 p | 157 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 1,2)
11 p | 147 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 3, 4)
12 p | 154 | 25
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 Ban KHTN - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
41 p | 248 | 19
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 6)
13 p | 147 | 17
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban cơ bản – Trường THPT Chu Văn An
37 p | 147 | 14
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN – Trường THPT Trần Phú (Chương 5)
8 p | 155 | 14
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 10 ban KHTN - Nguyễn Xuân Hòa
10 p | 553 | 8
-
tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn vật lí - chuyên đề: dao động điều hòa
6 p | 127 | 3
-
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Hóa học 11 - Bài: Sự điện li
2 p | 63 | 3
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hoá học lớp 8
7 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn