intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 3, 4)

Chia sẻ: Le Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

158
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN của trường THPT Trần Phú - Chương 3, 4 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm củng cố kiến thức và luyện tập môn Hóa về: Liên kết hóa học, liên kết cộng hoá trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN - Trường THPT Trần Phú (Chương 3, 4)

  1. Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học 10 Ban KHTN Người soạn: Nguyễn Thị Hoa – THPT Trần Phú CHƯƠNG III - LIÊN KẾT HÓA HỌC Câu 46 – HH1015NCB Liên kết giữa hai nguyên tử được hình thành nhờ cặp electron chung của một nguyên tử với một obitan trống của một nguyên tử khác thì liên kết đó gọi là A. liên kết cho - nhận. B. liên kết cộng hoá trị. C. liên kết ion. D. liên kết kim loại. PA: A Câu 47 – HH1015NCH Cho các hợp chất HCl, Cl2, CO2, H2O, N2, NaCl, H2, H2S, Na2O. Những chất trong phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực là A. HCl, Cl2, CO2. B. Cl2, N2, H2. C. HCl, H2O, H2S. C. NaCl, Na2O, H2O. PA: B Câu 48 – HH1015NCB Liên kết trong phân tử H2O là liên kết A. cộng hoá trị không cực. B. ion. C. cộng hoá trị có cực . D. cho - nhận. PA: C Câu 49 – HH1014NCH Nhận định nào sau đây đúng ? A. Liên kết giữa hai nguyên tử bằng một cặp electron chung nằm ở giữa hai nguyên tử là liên kết cộng hoá trị.
  2. B. Liên kết giữa hai nguyên tử bằng cặp electron chung lệch về một nguyên tử gọi là liên kết cộng hoá trị. C. Liên kết cộng hoá trị có cực là liên kết giữa hai nguyên tử bằng cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử. D. Liên kết cho - nhận là liên kết giữa các nguyên tử bằng cặp electron chung nằm giữa hai nguyên tử. PA: C Câu 50 – HH1017NCV Trong phân tử SO3 có số liên kết được hình thành giữa các nguyên tử là A. 3 liên kết cộng hoá trị. B. 2 liên kết cho - nhận và 1 liên kết cộng hoá trị. C. 3 liên kết cho - nhận. D. 2 liên kết cộng hoá trị và 1 liên kết cho- nhận. PA: B Câu 51 – HH1015NCV Hợp chất không dẫn điện ở mọi trạng thái là hợp chất có liên kết A. cho - nhận. B. cộng hoá trị không cực. C. ion. D. cộng hoá trị có cực. PA: B Câu 52 – HH1015NCH Các chất mà phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực, tan được trong dung môi A. không cực. B. có cực. C. nước. D. ancol. PA: A Câu 53 – HH1014NCB Nguyên tử lưu huỳnh khi nhận electron trở thành
  3. A. ion dương S2+. B. cation S2-. C. anion S2-. D. anion S2+. PA: C Câu 54 – HH1017NCH Liên kết ion là liên kết được tạo thành A. nhờ lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với ion dương kim loại. B. nhờ cặp electron chung giữa hai nguyên tử. C. nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. D. nhờ cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. PA: C Câu 55 – HH1018NCB Dãy gồm các hợp chất có liên kết ion (cho độ âm điện K = 0,82; Na = 0,93; Mg = 1,31; Ca = 1,0; H = 2,2; C = 2,55; N = 3,04; Cl = 3,16; Br = 2,96; F = 3,98): A. MgF2, HCl, NaCl. B. Na2O, K2O, KCl. C. NH3, CH4, Na2O. D. KCl, SO2, MgBr2. PA: B Câu 56 – HH1017NCB Đơn chất X có liên kết ba trong phân tử, X là A. O2. B. O3. C. Br2. D. N2. PA: D Câu 57 – HH1016NCB Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết σ ( xichma) A. Cl2, N2 , H2O. B. H2S, Br2, CH4. C. CO2, Cl2, NH3. D. PH3, CH4 , SiO2. PA: B Câu 58 –
  4. HH1016NCH Hợp chất X có nguyên tử lai hoá sp3 trong phân tử, X là A. C2H4. B. BF3. C. BeH2. D. H2O. PA: D Câu 59 – HH1016NCH Trong phân tử chất X có sự xen phủ bên giữa các obitan p-p để tạo nên liên kết π trong phân tử, X là A. H2. B. Cl2. C. N2. D. HCl. PA: C Câu 60 – HH1016NCB Hợp chất có liên kết phân cực nhất là (cho độ âm điện H = 2,2; Na = 0,93; Cl = 3,16; O = 3,44; F = 3,98) A. NaF. B. Na2O. C. HCl. D. F2O. PA: A Câu 61 – HH1016NCH Dãy gồm các chất trong phân tử đều có liên kết π? A. Cl2, CO2, H2O. B. CH4, N2, CO2. C. C2H2, CO2, N2. D. HCl, C2H4, C2H2. PA: C Câu 62 – HH1017NCH Cho 3 nguyên tố có số electron ở lớp ngoài cùng lần lượt là: M (3s1) ; X ( 3s23p1); Y ( 3s23p5 ). Nhận định nào sau đây đúng? A. Liên kết giữa M và X là liên kết ion. B. Liên kết giữa X và Y là liên kết cộng hoá trị. C. Liên kết giữa M và Y là liên kết ion. D. M và Y là kim loại và X là phi kim. PA: C Câu 63 –
  5. HH1017NCH Nhận định nào không đúng khi nói về hợp chất ion? A. Hợp chất ion thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. B. Hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể và có tính bền vững. C. Hợp chất ion khi nóng chảy và khi tan trong nước thì chúng có khả năng dẫn điện. D. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi hữu cơ. PA: D Câu 64 – HH1017NCV Cho các nguyên tố Na, F, K, O. Có bao nhiêu hợp chất ion được hình thành khi cho các nguyên tố liên kết với nhau từng đôi một? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. PA: C Câu 65 – HH1017NCV Nguyên tử của nguyên tố M có 11 electron, nguyên tử của nguyên tố X có 17 electron. Công thức của hợp chất và liên kết trong phân tử được tạo ra từ hai nguyên tố có thể là A. M2X và có liên kết ion. B. MX2 và có liên kết cộng hoá trị. C. MX và có liên kết ion. D. M3X2 và có liên kết cộng hoá trị. PA: C Câu 66 – HH1018NCH Trộn V1 lít CO2 và V2 lít O2 thu được 5 lít hỗn hợp X có tỉ khối đối với hiđro là 18,4. Giá trị V1 và V2 lần lượt là : A. 2 và 3. B. 3 và 2. C. 1 và 4. D. 2,5 và 2,5. PA: A Câu 67 – HH1018NCH Hỗn hợp X gồm hai khí H2S và CO2 có tỉ khối đối với H2 bằng 19,5. Thể tích dung dịch KOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X A. 300 ml. B. 120 ml. C. 100 ml. D. 400 ml. PA: A
  6. Câu 68 – HH1018NCV Hỗn hợp X gồm hai khí CO2 và N2 có tỉ khối đối với hiđro bằng 16. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp là A. 50 % và 50 %. B. 25 % và 75 %. C. 12,5 % và 87,5 %. D. 40 % và 60 %. PA: B Câu 69 – HH1018NCH Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam gồm S và C trong bình oxi dư có chứa 8,96 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch NaOH dư còn lại 2,24 lít khí (đktc) duy nhất. Số gam S và C trong 5,6 gam là (C = 12; S = 32) A. 3,2 và 2,4. B. 1,6 và 4. C. 2,4 và 3,2 D. 0,8 và 4,8. PA : A Câu 70 – HH1018NCH Dãy gồm các chất đều có liên kết ion (Cho độ âm điện: Cl = 3,16; C = 2,55; O = 3,44; Na = 0,93; Ca = 1,0 ; Mg = 1,31) A. CaO, NaCl, MgCl2. B. CaCl2, Na2O ; CO2. C. MgO, Cl2O, CaO. D. Na2O, CCl4, MgCl2. PA: A
  7. CHƯƠNG IV - OXI HOÁ -KHỬ C©u 71 – HH1019NCH Cho sơ đồ phản ứng Cl2 + NaOH  NaCl + NaClO + H2O. Trong phản ứng trên, nguyên tố clo A. là chất khử. B.vừa bị khử, vừa bị oxi hoá. C. là chất oxi hoá. D. không bị khử, không bị oxi hoá. PA: B Câu 72 – HH1019NCH Dãy gồm các chất và ion chỉ có tính khử A. H2, Fe, Cl -. B. Cl2, H2, Cl -. C. Cl -, Br -, Fe 2+. D. Fe 3+, Fe, Br -. PA: A Câu 73 – HH1019NCB Chất bị khử là chất A. cho proton. B. nhận proton. C. cho electron. D. nhận electron. PA: D Câu 74 – HH1020NCB Có một số nhận định 1. Chất khử là chất nhường electron. 2. Sự khử là quá trình nhường electron, sự oxi hoá là sự nhận electron. 3. Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. 4. Chất khử là chất có số oxi hoá giảm, chất oxi hoá là chất có số oxi hoá tăng. Những nhận định đúng khi nói về phản ứng oxi hoá - khử là: A. 1; 2. B. 1; 3. C. 1; 4. D. 2; 3. PA: B Câu 75 –
  8. HH1019NCB Cặp chất sẽ xảy ra phản ứng hóa hợp đồng thời có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố là A. Ca và Cl2. B. Mg và H2SO4. C. CaO và H2O. D. CuO và H2SO4. PA: A Câu 76 – HH1019NCB Phản ứng phân huỷ nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố? A. 2HgO  2Hg + O2. B. 2KClO3  2KCl + 3O2. C. Mg(OH)2  MgO + H2O. D. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2. PA: C Câu 77 – HH1019NCH Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá- khử? A. CaCO3 → CaO + CO2. B. 2 KClO3 → 2 KCl + 3O2 C. MgO + CO2 → MgCO3. D. CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2. PA: B Câu 78 – HH1020NCH Nhận định nào sau đây đúng? A. Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt; ∆H > 0. B. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt; ∆H < 0. C. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt; ∆H > 0. D. Phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt đều có sự giải phóng năng lượng. PA: C Câu 79 – HH1019NCH Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Trong phản ứng, SO2 có vai trò
  9. A. là chất khử. B. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. C. là chất oxi hoá. D. không phải là chất khử. PA : A Câu 80 – HH1020NCH Cho các phản ứng 1. Fe + CuCl2 → Cu + FeCl2 2. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2. Nhận xét về tính khử, tính oxi hoá nào đúng? A. Tính oxi hoá của Fe3+ > Fe 2+ > Cu2+ B. Tính khử Fe0 > Fe2+ > Cu0 C. Tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ D. Tính khử Cu > Fe > Fe2+. PA: C Câu 81 – HH1019NCV Nguyên tố lưu huỳnh không thể hiện tính oxi hoá trong hợp chất A. H2S. B. SO2. C. Na2SO3. D. H2SO4. PA: A Câu 82 – HH1020NCH Dãy gồm các chất và ion vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá A. SO2, Cl2, S. B. Fe2+ , S2- , SO2. C. Cl2, H2SO4, S. D. Na2SO3, S, MnO2. PA: A Câu 83 – HH1020NCH Cho phản ứng a KClO3 + b HCl → c KCl + d Cl2 + e H2O biết a, b nguyên và tối giản, (a+b) bằng A. 8. B. 5. C. 6. D. 7. PA: D
  10. Câu 84 – HH1020NCH Cho sơ đồ phản ứng FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Hệ số của HNO3 nguyªn, tèi gi¶n trong phương trình bằng A. 10. B. 8. C. 6. D. 12. PA: B Câu 85 – HH1020NCV Cho sơ đồ phản ứng Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O. Nếu tỉ lệ giữa số mol N2O và NO bằng 3 : 1 thì tỉ lệ số mol Al : N2O : NO là A. 13 : 6 : 2. B. 23 : 9 : 3. C. 9 : 3 : 1. D. 18 : 3 :1. PA: C Câu 86 – HH1020NCH Cho các phản ứng: 1. SO2 + NaOH → NaHSO3 2. SO2 + 2HNO3 → H2SO4 + NO2 3. 2H2S + SO2 → 3S + H2O. 4. SO2 + Cl2 + H2O → 2HCl + H2SO4 SO2 thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PA: C Câu 87 – HH1021NCH Khi đốt cháy FeS2 trong oxi dư sản phẩm tạo ra sắt (III) oxit và anhiđrit sunfurơ. Một phân tử FeS2 nhường A. 13e. B. 11e. C. 15e. D. 18e. PA: B Câu 88 –
  11. HH1021NCH Cho 1 lượng vừa đủ MnO2 tác dụng hết với 100ml HCl 2M. Sau phản ứng thu được V lít Cl2(đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 0,56. C. 3,36. D. 1,12. PA: D Câu 89 – HH1021NCV Hoà tan 17,9 g Al, Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng tạo ra dung dịch muối và 6,72 lít NO (đktc). Số gam muối trong dung dịch muối là A.50,2. B. 73,7. C. 62,3. D. 36,85. PA: B Câu 90 – HH1021NCB Đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí NH3 cần bao nhiêu lít O2? (biết sản phẩm là N2 và hơi nước, các thể tích đo ở cùng điều kiện). A. 3 lít. B. 2 lít. C. 1,5 lít. D. 2,5 lít. PA: C Câu 91 – HH1021NCV Hoà tan hoàn toàn 18g Al vào axit HNO3 loãng. Sau phản ứng giải phóng N2O và NO theo tỷ lệ mol là 3 : 1. HNO3 đã nhận bao nhiêu mol electron? A. 1. B. 1,5. C. 2. D. 2,5. PA: C Câu 92 – HH1021NCV Hoà tan hoàn toàn 12g Mg vào dung dịch HNO3 loãng. Sau phản ứng giải phóng NO và N2O theo tỷ lệ mol là 4 : 1. Thể tích hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) là A. 5,6 lít. B. 4,48 lít. C. 3,6 lít. D. 6,72 lít. PA: A Câu 93 – HH1020NCH Nhận định nào sau đây không đúng?
  12. A. Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất trong phản ứng. B. Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. C. Trong phản ứng oxi hoá khử, tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận. D. Sự khử một chất là làm cho chất đó nhận electron và làm tăng số oxi hoá của chất đó. PA: D Câu 94 – HH1020NCH Nhận định về các loại phản ứng hoá học nào sau đây đúng? A. Tất cả các phản ứng hoá hợp đều có sự thay đổi số oxi hoá. B. Tất cả các phản ứng phân huỷ không có sự thay đổi số oxi hoá. C. Tất cả các phản ứng trao đổi đều không có sự thay đổi số oxi hoá. D. Chỉ có một số phản ứng thế mới có sự thay đổi số oxi hoá. PA: C Câu 95 – HH1019NCB Chất oxi hoá là chất A. nhường electron, số oxi hoá tăng lên. B. nhận electron, số oxi hoá tăng lên. C. nhận electron, số oxi hoá giảm đi. D. nhường electron, số oxi hoá giảm đi. PA: C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2