intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập địa lý

Chia sẻ: Trần Tân Bình | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

130
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những kết quả đạt được - Nguồn thu ngân sách được cải thiện - Vốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng nhanh (tính đến hết năm 1999 tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt trên 37,1 tỉ USD) - Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước, từ 1989 nước ta đã có lương thực để xuất khẩu, nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng, giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. - Sản xuất công nghiệp bước đầu đã thích ứng với cơ chế thị trường - Các ngành dịch vụ ngày càng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập địa lý

  1. -1- Câu 1: Hãy nêu những kết quả đạt được về mặt kinh tế- xã hội của công cuộc đổi mới và những khó khăn ph ải kh ắc phục Những kết quả đạt được: - lạm phát bị đẩy lù từ hơn 70% năm 1986 xuống còn 12,7% năm 1995 và đang tiếp tục giảm - Nguồn thu ngân sách được cải thiện - Vốn đầu tư trong nước và ngoài nước tăng nhanh (tính đến hết năm 1999 tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt trên 37,1 tỉ USD) - Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước, từ 1989 nước ta đã có l ương th ực đ ể xu ất khẩu, nông sản xuất khẩu ngày càng đa dạng, giá trị xuất khẩu ngày càng tăng. - Sản xuất công nghiệp bước đầu đã thích ứng với cơ chế thị trường - Các ngành dịch vụ ngày càng tăng được mở rộng - Giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới và trong khu vực được đẩy mạnh, bước đầu hòa nhập vào nền kinh tế thế giới - Nền KT có tốc độ tăng trưởng đạt loại cao trên thế giới 1990-2000: 7,5% năm Những khó khăn phải khắc phục: - Tình hình KT đã được cải thiện nhưng chưa thực vững chắc - Hệ thống hành chính quốc gia, ngân hàng, tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH - Kết cấu hạ tầng nền KT quốc dân còn trong tình trạng kém phát triển - Dân số vẫn còn tăng ở mức cao làm nảy sinh hàng loạt vấn đề KT-XH cần phải giải quyết (vi ệc làm, nhà ở, giáo d ục, y t ế, môi trường…) - Các thế lực thù địch bên ngoài vẫn luôn tìm cơ hội để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước Câu 2: Vì sao nói nền KT-XH nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển có tính chất bước ngoặt Do từ khi đường lối đổi mới được xác định (vào cuối 1986) nền KT-XH nước ta có sự thay đổi lớn, rõ nét là từ năm 1989 Trước khi bắt đầu công cuộc đổi mới: So với tgiới, nền NT-XH nước ta có trình độ phát triển thấp - Nhịp độ tăng trưởng KT thấp lại không ổn định: thời kỳ 1976-1980 chỉ đ ạt mức tăng 0,4% năm, th ời kỳ 1986-1990 đ ạt bình quân 3,9% năm - Nông nghiệp là họat động KT chính, sử dụng hơn 72% lao động nhưng vẫn chưa đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước. - Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng chậm, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất l ượng s ản ph ẩm th ấp, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước nhất là các mặt hàng tiêu dùng - Giao thông vận tải, thông tin liên lạc và ngành dịch vụ kém phát triển - Chất lượng cuộc sống của nhân dân còn thấp so với mức trung bình của tgiới, số hộ nghèo chiếm khoảng 1/3 tổng số hộ trong cả nước Từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng: - Nhịp độ tăng trưởng KT cao, liên tục, ổn định. Nhịp tăng bình quân (của GDP) thời kỳ 1991-1995 đạt 8,2% năm - Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả được mở rộng, ngành chăn nuôi và nghề cá được đẩy mạnh. Đã giải quyết một cách cơ bản về lương thực và trở thành nước xuất khẩu lúa gạo từ năm 1989 - Sản xuẩt công nghiệp có nhịp độ tăng bình quân khá cao thời kỳ 1991-1995 là 13,3% năm. Năng l ực s ản xu ất trong một s ố ngành sau thời kỳ đình đốn và suy thoái (khai thác than đá, luyện kim..) đã được phục hồi và gia tăng - Các ngành xây dựng, vận tải, thương nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác đều có bước phát triển khá - Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện, số hộ nghèo giảm nhanh (11995 chỉ còn 19,9%) trình đ ộ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên - Quan hệ quốc tế cũng được mở rộng, đến nay nước ta có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và lãnh thổ, quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ. Câu 3: Phân tích vai trò của vị trí địa lý nước ta đối với việc phát triển KT-XH * Thuận lợi: Nước ta nằm ở phía Đông bán đảo Đông dương, giáp biển trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên: - Lãnh thổ VN có thêm vùng biển rộng lớn (hơn 01 triệu km 2) giàu tiềm năng (thủy sản, dầu khí, cảnh quan hải đảo và cảnh quan ven biển), tạo điều kiện để phát triển các ngành: khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, khai thác và chế biến dầu khí, du lịch, giao thông đường biển, khai thác muối, cá biển…. - Khí hâu nóng, ẩm: giàu nhiệt, ánh sáng và độ ẩm, thuận lợi để sản xuất và giao thông quanh năm. S ản xu ất nông nghi ệp có điều kiện đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, xen canh gối vụ. Đây là ưu thế của vị trí nước ta so với các nước nằm trong cùng độ vĩ ở Tây Á, Đông và Tây Phi Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữ lục địa và địa dương trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái BÌnh Dương, là chiếc cầu nối liền Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo nên: - Lãnh thổ nước ta có hơn 80 loại khoáng sản (nhiên liệu, kim loại và phi kim loại) - Trên lãnh thổ nước ta có nhiều loại thực, động vật nhiệt đới, cả nhiệt đới và thậm chí cả ôn đới - Sử đa dạng của khoáng sản và sinh vật là cơ sở để nước ta phát triển nền nông nghi ệp nhi ều ngành, nền nông nghi ệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm - Về mặt dân cư, vị trí thuận lợi giao lưu, đã hình thành trên lãnh thổ nước ta một cộng đ ồng dân t ộc g ồm 54 dt ộc, mỗi dt ộc có những nét riêng về phong tục, tập quán, văn hóa, kinh nghiệm sản xuất…góp phần làm giàu bản sắc văn hóa và kinh nghiệm sản xuất của dtộc VN. - Về mặt giao thông nước ta nằm trên những đường biển, đường không quốc tế, nằm trên đoại cuối của con đường xuyên châu Á (qua Nam Lào nói với đường số 9), là điều thuận lợi để nước ta đẩy mạnh giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
  2. -2- Nước ta nằm ở trung tâm ĐNA, trong khu vực đang diễn ra những hđộng KT sôi động với tốc độ tăng trưởng kinh tế và loại cao nhất tgiới: - Với vị trí trung tâm, giáp biển; nước ta có nhiều thuận lợi để thực hiện chính sách mở c ửa, h ội nh ập vào khu v ực và tgi ới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển KT-XH * Khó khăn: - Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt (trung bình mỗi năm có 9 đ ến 10 c ơn bão) nên c ần ph ải có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động - Khí hậu nóng ẩm ở nước ta cũng là đkiện thuận lợi để các loại nấm mốc, sâu bệnh phát sinh và phát triển, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Chế độ mưa, mùa gây nhiều khó khăn cho sản xuất (nông nghi ệp, th ủy đi ện, giao thông…) - Nước ta nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực ĐNA, 1 khu vực đầy hấp dẫn đ ối với các thế l ực có nhi ều tham v ọng nên ph ải có những biện pháp tích cực để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập, tự chủ. Câu 4: Vì sao nói VN có vị trí chiến lược trong khu vực ĐNA - Nước ta vừa ở vị trí trung tâm, vừa có chung biển đông với nhiều nước ở ĐNA với CPC, Thái Lan, Malaixia, Philippo\in…Trên đất liền cũng như trên biển, lãnh thổ nước ta có nhiều tuyến đường, đầu mối giao thông, sân bay, hải cảng thuận lợi để giao lưu và các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không - Lãnh thổ VN nằm ở phía đông bán đảo Đông dương, các dòng sông (Hồng, Cửu Long..) các dãy nuối chạy theo hướng Tây Bắc - ĐÔng Nam từ lục địa đổ ra và chấm dứt trên lãnh thổ nước ta: VN là c ửa ngõ quan tr ọng đ ể tiếp c ận v ới nhi ều n ước: Lào, CPC, Trung quốc… - Trong biển đông, nước ta có nhiều hải đảo, quần đảo (côn đảo, trường sa, hoàng sa..) nằm gần tuyến đường biển quốc tế nối khu vực kinh tế phát triển Đông Bắc Á với vùng dầu khí Tây Á. Câu 5: CM rằng tài nguyên thiên nhiên của nước ta tương đối đa dạng, những trở ngại chính về TNTN đối với việc phát triển KT-XH ở nước ta TNTN của nước ta tương đối đa dang: Diện tích nước ta không lớn nhưng trên lãnh thổ có nhiều TNTN: - Tài nguyên đất: có 02 nhóm đất chính: + Đất trung du miền núi: chủ yếu là loại đất Feralit (chiếm ½ diện tích đ ất tự nhiên c ả nước) có gtr ị là đ ất feralit nâu đ ỏ hình thành ở các vùng đá bazan, đá vôi, thích hợp để trồng cây công nghiệp. + Đất đồng bằng: có gtrị nhất là đẩt phù sa (hơn 3 triệu ha) thích hợp để trồng lúa nước và nhiều loại cây trồng khác Ngoài ra còn có: đất phát triển trên phù san cổ (đất xám), đất cát biển…. - Tài nguyên khí hậu: + Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa: giàu nhiệt, ánh sáng, độ ẩm + Có sự phân hóa sâu sắc theo: . Bắc-Nam: Phía bắc (bắc vĩ độ 16 độ B) có mùa đông lạnh, phía nam nóng quanh năm . Mùa: Có mùa mưa ít, mùa mưa nhiều (phía nam mùa nưa- mùa khô) . Độ cao: các vùng núi có khí hậu cận nhiệt đới (từ độ cao 700m đến 2800m), ôn đới (trên 2800m) - Tài nguyên nước: + Tương đối dồi dào cả ở trên mặt đất và dưới đất do: lượng mua nhiều (1500mm-1800mm/năm, mạng lưới sông ngòi dày đ ặc (0,5-200km/km2), tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 853km3. + Đã phát hiện ở nước ta có khoảng 350 nguồn nước khoáng, nước nóng rải rác ở khắp các vùng - TN sinh vật: Phong phú, đa dạng + Trên đất liền: có 700 loài thực vật bậc cao, 200 loài thú quý, 700 loài chim, 500 loài cá nước ngọt… + Ở dưới biển: có khoảng 2000 loài cá (hơn 100 loài cá có giá trị KT cao) hàng trăm loài tôm, 650 loại rong biển…. + Rừng hơn 10 triệu ha, có nhiều loại gỗ quý (lim, gụ, trắc, lá hoa, mun, pơmu…)nhiều loại tre nứa, nhiều cây thuốc và đặc sản (trần hương, cánh kiến, sa nhân…) - TN khoáng sản: Tương đối pphú về chủng loại (hơn 80 loại) đa dạng về loại hình gồm: + Khoáng sản nhiên liệu: than đá, than bùn, dầu khí + KS kim loại: có nhiều loại kim loại đen, kim loại màu có gtrị KT và trữ lượng lớn gồm: boxit, sắt, thiếc, crôm, đồng + KS phi kim: apatít, cao lanh, sét, đá vô, cát… - TN du lịch: + Có nhiều bãi biển đẹp: Vân Hải, Quãng Ninh, Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Nha trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Bình Thuận)… + Nhiều hang động đẹp: Phong nha (quãng bình), bích động (Ninh bình) hương tích (hà tây), ở các đảo vùng vịnh Hạ Long… + Có nhiều vùng khí hậu tốt: Đà Lạt, Sapa, Bạch mã… + Nhiều cảnh quan rừng: rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh (Cúc phương, nam bãi cát tiên, cát bà…) Những trở ngại chính của TNTN đối với việc phát triển KT-XH ở nước ta: - Đất: TN đất của nước ta là có hạn, do tốc độ phát triển dân số cao nên bình quân diện tích đất canh tác theo đầu người liên tục giảm (hiện nay 0,1ha/người). + Ở nhiều vùng, đất bị thoái hóa nghiêm trọng do mất rừng, do chế độ canh tác không hợp lý - Khí hậu: + Sự phân hóa theo mùa của các yếu tố khí hậu (nhất là lượng mưa) gây ra nhiều tr ở ngại cho sxuất, đ ời s ống. Bão, lũ l ụt, h ạn hán năm nào cũng xảy ra gây nhiều tổn thất cho nền KT. + Lượng nhiệt và độ ẩm cao tạo điều kiện cho các loại côn trùng, dịch bệnh phát sinh - Nước: + Phân bố không đều trong năm (sông ngòi có mùa lũ, mùa cạn) không đều giữa các vùng
  3. -3- + Nguồn nước sông ngòi ở nhiều vùng, trên nhiều sông mức độ ô nhiểm đang gia tăng (sông Đ ồng nai, sông h ồng, sông hương…). - Sinh vật: + Đang bị giảm sút mạnh, nhiều loài thú, chim, thủy sản trở nên hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. + Diện tích rừng tiếp tục giảm, nhiều hệ sinh thái rừng đang bị hủy hoại nghiêm trọng, rừng ngập mặn ven biển, vùng nhiệt đới ở Tây Nguyên - KSản: Phân bố phân tác theo không gian, không đều về trữ lượng gây khó khăn cho việc khai thác chế biến; Tình tr ạng khai thác khoáng sản còn chưa hợp lý và gây ra sự lãng phí TN - Cảnh quan du lịch: Nhiều cảnh quan do thiếu tu bổ, do bị ô nhiểm hoặc cơ sở hạ tầng kém phát tri ển nên ch ưa phát huy đ ược giá trị, chưa có sức thu hút nhiều du khách, nhất là du khách nước ngoài. Câu 7: Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ TN rừng nước ta Các biện pháp chính: - Khai thác, sử dụng hợp lý đối với các khu rừng kinh doanh sản xuất. Qui định lượng gỗ khai thác đ ể đ ảm b ảo kh ả năng tái sinh, tăng trưởng của rừng, nâng cao hiệu suất sử dụng gỗ - Quản lý tốt và mở rộng dtích rừng trồng - Chăm sóc, tu bổ các khu rừng đã bị khai thác cạn kiệt - Quy hoạch rừng kinh doanh lâm sản quý, rừng đầu nguồn, các khu rừng bảo t ồn đ ộng thực vật quý hi ếm, các khu r ừng ph ục vụ mục đích văn hóa, nghĩ ngơi, du lịch: + 7/1986: Hội đồng Bộ trưởng đã phê duyệt tổ chức xây dựng 87 khu dự trữ t ự nhiên và vườn quốc gia (tiêu biểu nh ư khu r ừng cấm cát bà, tam đảo, cúc phương, nam cát tiên…) + Hiện nay, đã thực hiện việc đóng cửa rừng nhiều khu rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng ở Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc… - Tiếp hành định canh định cư đ/v các dtộc vùng cao như: H’Mông, Dao…phát triển các mô hình vườn r ừng g ắn li ền v ới vi ệc giao đất, giao rừng cho các hộ gđình và tập thể, để tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ vốn rừng ở nước ta - Nhờ thực hiện các biện pháp tích cực để bảo vệ rừng, đẩy mạnh trồng rừng, đ ộ che phủ c ủa r ừng t ừ 27% năm 1995 tăng lên 30% năm 1998 Câu 8: Vì sao dân số là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta? Dsố là 1 trong những vđề được quan tâm hàng đầu ở nước ta vì: - Dsố nước ta còn tăng nhanh, tỉ suất tăng tự nhiên dù có giảm nhưng vẫn còn cao trên 1,4%. Th ời gian ds ố tăng g ấp đôi ngày càng rút ngắn lại, bùng nổ dsố còn tiếp diễn. - Dtích nước ta không lớn (loại trung bình trên tgiới), số dân xếp thứ 13 trên 200 nước và lãnh th ổ trên tgi ới. Di ện tích đ ất canh tác bình quân đầu người hiện nay 0,1ha sẽ giảm dần ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực, thực phẩm. - Còn hàng triệu lđộng chưa sắp xếp được việc làm - VN vẫn bị xếp vào nhóm nước nghèo trên tgiới Tình hình gia tăng dân số nhanh như hiện nay sẽ gây sức ép về nhiều mặt: - Phát triển KT: + Dsố tăng nhanh gây mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, không còn vốn tích lũy để đtư phát triển KT-XH. + Theo các nhà KT học, nếu tỉ suất tăng tự nhiên dsố là 1% thì sxuất lương thực, thực phẩm ph ải tăng t ừ 2% đ ến 3%, t ổng sphẩm xã hội phải tăng từ 4% đến 6% mới đáp ứng được nhu cầu. Với thực trạng KT-XH của nước ta hi ện nay, mức tăng dân số trên 2% là cao. + TN, môi trường: . Dsố tăng nhanh phải đẩy mạnh sxuất, giao thông, dẫn đế hậu quả: môi trường bị ô nhiểm, các loại TN s ẽ b ị suy gi ảm, c ạn kiệt dần (rừng, đất trồng, ksản, thủy sản…) . Dtích rừng ở nước ta đã giảm sút đến mức độ báo động (độ che phủ chỉ còn hơn 32%), mức độ ô nhiểm gia tăng ở nhiều thành phố (TPHCM, Hạ long…) ở nhiều sông (sông Đồng nai, sông hồng, sông hương..) + Chất lượng cuộc sống: . Các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống ở nước ta còn thấp so với mức trung bình của tgiới .. GDP bình quân đầu người năm 1994 ở nước ta mới đạt 240 USD (hàng thứ 153 trong tổng số 173 nước được điều tra) ..Lượng calo bình quần người/ngày còn dưới 2.300calo (còn dưới chuẩn cả số lượng lẫn chất lượng), còn gần 45% tr ẻ em bị suy dinh dưỡng 1995 ..Số hộ nghèo trong XH còn khá cao (14,7% năm 1998) ..Để thực hiện CNH và HĐH đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cần phải đi ều chỉnh l ại t ốc đ ộ gia tăng dân số cho phù hợp với thực trạng KT-XH nước ta hiện nay. * Tại sao dân số và lđộng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau? Hãy phân tích mối quan hệ đó? - Dsố bao gồm cả lđộng vì thế biến động dsố sẽ dẫn đến thay đổi nguồn lđộng; lđ ộng là lực lượng chính sxu ất ra c ủa c ải v ật chất cho XH.. - Mối quan hệ: Tác động trực tiếp đ/v lđộng và việc làm, dsố trẻ thì nguồn lđộng rất dồi dào; Phần lớn nguồn lđộng tập trung ở những vùng KT tương đối phát triển (ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL) thưa thớt (Tây Nguyên, Trung du miền núo phía B ắc); S ự tác đ ộng gián tiếp của lđộng, việc làm đ/v dsố, nếu giải quyết có hiệu quả vđế việc làm cho lực lượng lđ ộng thì ng ười lđ ộng có thu nhập đảm bảo chất lượng cuộc sống được cải thiện; Theo quy luật chung: chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ tác động trở lại dsố, giảm mức sinh, hạ thấp tốc độ tăng dsố tự nhiên. Câu 10: Nội dung cơ bản của chính sách dân số nước ta? Chúng ta đã đạt được những kết quả gì trong công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình? Mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta đến năm 2005? 1. Nội dung cơ bản của chính sách dân số nước ta: - Giảm tỉ suất tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,2% (vào cuối năm 1005). Khuyến khích gđình với quy mô nhỏ
  4. -4- + Chương trình dân số ở nước ta từ 1996 đến 2005: Mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con; t ổng tỉ suất sinh dưới 29%; t ổng s ố dân đ ến 2005 giữ ở mức khoảng 83 triệu người; phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng, giữa các ngành KT trong ph ạm vi c ả nước và trong nội bộ từng vùng. - Những kết quả đã đạt được trong công tác Dsố- KHHGĐ và mục tiêu c/sách dsố ở nước ta đến 2005: + Tỉ suất sinh thô giảm rõ rệt từ 30,1 (1/4/1989) xuống còn 21,5 (1998), trung bình năm giảm 1 + Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,8 (1989) xuống còn 2,3 con (1998) + Tỉ suất tăng dsố tự nhiên 1,53 (1999) -Mục tiêu: Tỉ suất sinh thô còn dưới 20; Tỉ suất tăng dsố tự nhiên 1,2%; Số con trung bình trong mỗi gia đình: 02 con; Quy mô dsố 83 triệu người. Mục tiêu đến nữa đầu thế kỷ XXI đạt quy mô dsố ổn định từ 120 triệu-125 triệu người Câu 12: Vì sao phải phân bố loại dân cư, lđộng trong phạm vi cả nước? Hãy trình bày tình hình phân b ố l ại dân c ư, lđộng ở nước ta từ sau 1975? - Phaỉ phân bố lại dân cư, lđộng cả nước vì: + Dcư và lđộng nước ta phân bố còn chênh lệch lớn giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng lãnh thổ: . Khoảng 80% dcư, lđộng cả nước sống ở vùng đồng bằng và ven biển: đồng bằng sông hồng là nơi có mật đ ộ ds ố cao nh ất trong cả nước (1.180ng/km 1999). Trong phạm vi lãnh thổ của đồng bằng, vùng trung tâm có mật độ dsố cao hơn các vùng ở rìa; Đồng bằng sông cửu Long có mật độ dsố thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông hồng (hơn 400ng/km, 1999). . Vùng núi, cao nguyên chiếm hơn ¾ dtích lãnh thổ nhưng số dân chưa tới 1/5 số dân cả nước: Càng lên cao mật đ ộ dân s ố càng giảm; Tây nguyên là vùng có mật độ dân số trung bình thấp nhất nước 67ng/km2) + Dân cư, lđộng nước ta phân bố không điều và chưa hợp lý giữa thành thị- nông thôn: . Khoảng 76,5% số dân sống ở vùng nông thôn; Hơn 23,5% số dân sống ở thành thị. Các thành phố lớn:TPHCM, Hà nội đ ều có mật độ dsố hơn 2.000ng/km. Tình hình phân bố dcư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lý nguồn lđ ộng và việc khai thác nguồn TN hiện có ở mỗi vùng. .. ĐB dsố đông và còn gia tăng nhanh: dtịch đất canh tác bình quần đầu người sẽ giảm dần, số lđ ộng ch ưa có vi ệc làm th ường xuyên tăng lên dẫn đến nhiều khó khẳn về mặt XH. .. Miền núi, cao nguyên còn nhiều tiềm năng (đất trồng, thủy năng, ksản…) lại thiếu lđộng để khai thác. .. Biên giới trên đất liền phần lớn là ở các vùng núi, cao nguyên sẽ khó khăn trong vđề bảo vệ ANBG. - Tình hình phân bố lại dcư, lđộng ở nước ta từ năm 1975: + Giai đoạn 1976-1984: mỗi năm nhà nước điều động khoảng 30 vạn người đến các vùng KT mới + Từ sau 1984: số lượng người chuyển cư thấp hơn, chủ yếu theo hình thức di chuyển t ự phát. Trong thời kỳ 1984-1989 s ố người chuyển cư trung bình mỗi năm là 21 vạn. + Trong vòng 15 năm 1976-1990: có khoảng 4 triệu cư dân nông nghiệp đã được tái định c ư trên các đ ịa bàn mới. Tây nguyên và ĐNB là 2 vùng tiếp nhận nhiều người chuyển cư. + Từ 1991 đến nay: nhà nước đã thực hiện chương trình di dân theo các dự án đầu tư phát triển vùng. Năm 1992 có 54 dự án thu hút trên 16 vạn người. Câu 13: Để thực hiện chiến lược trên, hiện trạng cơ sở vật chất- kỹ thuật của nước ta c ó những thu ận l ợi, khó khăn gì? * Thuận lợi: Đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật có trình độ nhất định đ ể phục vụ cho sự nghi ệp phát tri ển đất nước. Về phương diện ngành: - Nông nghiệp: + Có gần 5.300 công trình thủy lợi, góp phần vào việc chủ động tưới nước cho 4,8 triệu ha, tiêu nước cho 52 vạn ha đất. + Đã hình hình mạng lưới cơ sở bảo vệ thực vật, thú y, nghiên cứu và nhân giống, tạo ra nhiều giống cây con phù hợp với đkiện sinh thái, kỹ thuật nuôi trồng của từng vùng. - Công nghiệp: + Có hơn 3.000 xí nghiệp trung ương và địa phương, hơn 23.000 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, phân bố tương đối rộng khắp trên toàn quốc. + Một số ngành có năng lực đáng kể như: điện lực, khai thác than đá, khai thác dầu khí, sxuất hàng tiêu dùng, ximăng… - Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: + Đã xây dựng mạng lưới giao thông tỏa đi nhiều nơi, từ Bắc đến Nam từ đồng bằng đến trung di và miền núi + Đã hình thành hệ thống cảng biển với các cảng có năng lực bốc dỡ lớn: Sài gòn, Hải phòng, Đà nẵng. C ả nước có 18 sân bay dân dụng, trong đó có 03 sân bay quốc tế: Nội bài, Tân sơn nhất, Đà nẵng. + Đã xây dựng mạng lưới thông liên lạc tương đối đa dạng (mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền d ẫn) v ới 6 tr ạm thông tin vệ tinh mặt đất (ở TPHCM, Hà nội, Đà nẵng). - Thương nghiệp: + Mạng lưới thương nghiệp phát triển rộng khắp với gần 1 triệu người kinh doanh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. . Về phương diện lãnh thổ: + Công nghiệp: đã hình thành các vùng công nghiệp tập trung, với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn, đ ược đ ầu t ư l ớn, trang thiết bị hiện đại: TPHCM với khu công nghiệp Biên hòa, TP Vũng Tàu với công nghiệp dầu khí, hóa chất, cán thép: TP Hà N ội, Hải phòng và Hạ Long với tổ hợp công nghiệp đa ngành chất lượng cao… + Nông nghiệp: đã hình thành các vùng chuyên canh, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ xuất khẩu: lúa gạo ở ĐBSCL, rau quả ở ĐBSH, cà phê ở Tây Nguyên… Khó khăn: Cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay và sau này + Trình độ kỹ thuật và công nghệ nói chung còn lạc hậu + Tình trạng thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn phổ biến + Kết cấu hạ tầng còn ở tình trạng kém phát triển
  5. -5- + Phân bố cơ sở vật chất- ký thuật chưa đồng đều giữa các vùng: ĐNB, ĐBSH và vùng phụ c ận có k ết c ấu h ạ t ầng phát tri ển hơn các vùng khác. Câu 14: Tình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta hiện nay Mặt mạnh: - Nguồn lđộng của nước ta dồi dào + Thống kê 1998, nước ta có 37,4 triệu lđộng + Mức gia tăng nguồn lđộng hàng năm khoảng 3% mỗi năm có thêm 1,1 triệu lđộng - Chất lượng nguồn lđộng: + Cần cù, khéo tay, có nhiều truyền thống, kinh nghiệm sxuất được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. + Chất lượng nguồn lđộng ngày càng cao do đội ngũ lđộng có chuyên môn kỹ thuật ngày càng đông. Hi ện nay, s ố lđ ộng có chuyên môn kỹ thuật là hơn 5 triệu người, 23% trong số đó có trình độ đại học và cao đẳng trở lên. Hạn chế: - Người lđộng nước nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp - Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nhân có tay nghề cao vẫn còn mỏng so với yêu cầu - Phân bố lđộng chưa hợp lý giữa các vùng lthổ, lđộng có kỹ thuật t ập trung chủ yếu ở 2 vùng: ĐBSH và ĐNB nh ất là ở các thành phố lớn (TPHCM, HN, Hải phòng, Đà nẵng, Cần thơ…) Câu 15: Vấn đề việc làm, phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? - Vấn đề việc làm: là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn + Theo đtra của Bộ TBvà XH, cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm và hơn 85 vạn ng ười th ất nghi ệp, t ỉ l ệ ch ưa có vi ệc làm trung bình cả nước là 5,8% (thành thị 68% người thất nghiệp, nông thôn 28,2% người thiếu việc làm). + 1993 tỉ lệ chưa có việc làm trung bình cả nước là 7,4% tỉ lệ này rất khác nhau giữa các vùng, ĐNB là vùng có tỉ lệ cao hơn cả. - Phương hướng giải quyết việc làm: + Phân bố lại dân cư và lđộng giữa các vùng, để vừa tạo thêm việc làm, vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. + Ở nông thôn: Đẩy mạnh KHHGĐ và đa dạng hóa các họat động KT nông thôn; Khôi phục và phát tri ển các ngh ề th ủ công truyền thống; Đẩy mạnh CNH và phát triển các họat động dịch vụ nông thôn + Ở thành thị: Phát triển các họat động công nghiệp và dịch vụ; Mở rộng liên doanh, liên kết với nước ngoài; Xu ất kh ẩu lđ ộng tại chổ và xuất khẩu lđộng ra nước ngoài; Nâng cao chất lượng người lđộng với việc đa dạng hóa các lo ại hình đào t ạo, đ ẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề ở các nhà trường, phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm đ ể vừa nâng cao chất l ượng ng ười lđộng, vừa giúp cho người lđộng dễ tìm việc làm hơn. Câu 17: Tại sao có thể nói những thành tựu về giáo dục và đào tạo của nước ta đã đạt đ ược là to l ớn? những vấn đ ề gì đang đặt ra đối với sự phát triển giáo dục của nước ta? Vì: - Trước 1954, hơn 90% dsố của nước ta mù chử - Cả nước chỉ có 1 vài trường cao đẳng, đại học ở HN, sài gòn. Nhiều vùng nông thôn không có trường lớp. Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh kéo dài, nền KT kém phát triển, nền giáo dục ở nước ta vẫnđược chú trọng phát triển (phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu). Đã xây dựng được một hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh từ các trường lớp mẫu giáo, các tr ường phổ thông, tr ường b ổ túc văn hóa, các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Các hình thức giáo dục cũng đa dạng: trường phổ thông, trường năng khiếu, trường dành cho trẻ em bị khuyết tật…ngoài trường quốc lập còn có các trường bán công, dân lập. Đã hình hình mạng lưới giáo dục phân bố rộng khắp cả nước 92% dsố từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết. Đây là tỉ lệ cao nếu so với các nước đang phát triển khác ở châu Á, châu phi ( ấn độ có tới 50% dsố mù chử). Đã đtạo được 5 triệu người lđộng có trình độ phổ thông trung học (chiếm 15% nguồn nhân lực) gần 2,5 triệu công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn kỷ thuật… Những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển giáo dục: - Ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các trường học - Nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh việc đào tạo nghề (hiện nay mới có gần 12% lđộng là có qua đtạo) - Xem xét lại cấu trúc ngành nghề đtạo, do hiện nay, nước ta còn rất nhiều các cán bộ quản lý, quản lý kinh doanh và 1 số ngành mũi nhọn công nghệ cao như: vật liệu mới, năng lượng mới…. Câu 18: Vì sao sự tăng trưởng KT của nước ta trong mấy chục năm qua không ổn định? - Nước ta xây dựng nền KT từ điểm xuất phát rất thấp: + Nông nghiệp là ngành kinh tế chính (chiếm 72% số lđộng xã hội), năng suất thấp, mang nặng tính tự cấp, tự túc và thuần nông. + Công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu là các cơ sở khai thác ksản, cơ khí nhỏ, sửa chữa và 1 số c ơ sở công nghi ệp nh ẹ, trang b ị k ỹ thuật kém, công nghệ sxuất lạc hậu + Các ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn trong tình trạng kém phát triển và thiếu đồng bộ - Các cuộc chiến tranh kéo dài gây thiệt hại lớn về người và của: + Từ 1954- 1979 nền KT của cả nước phát triển trong tình trạng đất nước có chiến tranh, hay vừa có hòa bình v ừa có chi ến tranh. + Hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, sau khi thống I phải mất 1 số năm, phải vượt qua nhiều khó khăn để thống I nền KT. - Chậm đổi mới trong việc quản lý KT: mô hình KT thời chiến (với cơ chế quản lý hành chính, bao cấo) được duy trì quá lâu trở thành trở ngại cho việc xây dựng KT thời bình. Câu 19: Trình bày những chuyển biến về cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ nền KT nước ta? Giữa chúng có mối liên hệ như thế nào? 1. Sự thay đổi trong đường lối phát triển KT đã dẫn đến những chuyển biến về cơ cấu ngành và c ơ c ấu lãnh th ổ nền KT nước ta:
  6. -6- - Chuyển biến về cơ cấu ngành: cơ cấu ngành đang từng bước được điều chỉnh cho phù hợp hơn với các nguồn lực hiện có, với nhu cầu của thị trường trong nước và tgiới. + Nông nghiệp: được chú trọng đtư, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, theo hướng sxuất hàng hóa . Dtích cây công nghiệp, cây ăn quả được mở rộng . Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng sản lượng nông nghiệp, từng bước trở thành ngành chính. + Công nghiệp: . Được chú trọng phát triển ở một số ngành trọng điểm: điện, năng lượng, điện kỹ thuật, điện t ử, c ơ khí, hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. . Các ngành thuộc nhóm B phát triển với nhịp độ nhanh hơn các ngành thuộc nhóm A + Các ngành thương nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển với nhịp độ cao hơn + Khu vực dịch vụ tăng mạnh và hiện nay đã vượt phần tỉ trọng của nông nghiệp (trong GDP). - Chuyển biến về cơ cấu lãnh thổ: + Nông nghiệp: Đang hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp sxuất hàng hóa có năng suất cao . Chuyên canh cây công nghiệp ở trung du bắc bộ, tây nguyên, ĐNB. . Chuyên môn hóa sxuất lương thực, thực phẩm ở ĐBSCL, ĐBSH. + Công nghiệp: Đã hình thành các vùng công nghiệp tập trung, có cơ cấu ngành hợp lý hơn, với nhi ều ngành công nghi ệp mũi nhọn . TP Hà nội, Hải phòng, Quảng Ninh với tổ hợp công nghiệp đa ngành, chất lượng cao: điện và điện tử, đóng tàu, lắp ráp ôtô, xe máy, cơ khí, than, dệt, may mặc… . TPHCM và khu công nghiệp biên hòa với các ngành điện và điện tử, hóa chất, dệt, may mặc, chế biến thực phẩm, lắp ráp ôtô. 2. Giữa chúng có mối liên hệ: - Chuyển biến về cơ cấu ngành dẫn đến chuyển biến về cơ cấu lãnh thổ: + Đẩy mạnh sxuất lương thực, thực phẩm và các ngành chế biến thực phẩm đã thúc đẩy sự phát triển KT-XH: vùng ĐBSCL. + Chú trọng đtư, phát triển KT theo vùng lãnh thổ sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành mới. + Đtư phát triển KT- XH vùng núi, cao nguyên đưa đến sự phát triển các ngành mới: thủy điện, chế biến lâm s ản và các ngành dịch vụ… Câu 22: Trình bày hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng: Đồng bằng, trung du và miền núi nước ta? - Ở các vùng đồng bằng: Đất phù sa nước ngọt chiếm hơn 3 triệu ha; khoảng 90% đất nông nghiệp ở đ ồng bằng đ ược sử dụng để trồng lúa và các cây thực phẩm. - ĐBSH: Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp nhất ở nước 0,06ha; Khả năng mở rộng dtích đất nông nghiệp rất hạn chế; Phương hướng sử dụng: Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ, đ ưa vụ đông lên thành v ụ chính; Quy hoạch việc sử dụng đất nông nghiệp làm đất chuyên dùng; Tận dụng dtích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. - ĐBSCL: Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người gấp 3 lần ĐBSH 0,18ha; Khả năng mở rộng dtích còn rất lớn (ở Đồng tháp mười, tứ giác long xuyên, cà mau); Còn hàng trăm nghìn ha đất ven biển có thể cải tạo để nuôi trồng thủy sản. . Phương hướng sử dụng: Vừa đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở dải đất phù sa nước ngọt ven sông Ti ền, sông H ậu v ừa c ải t ạo đất phèn, đất nhiểm mặn để mở rộng diên tích đất nông nghiệp; Khai thác diện tích mặt nước để nuôi, trồng thủy sản. - Ở các đồng bằng thuộc duyên hải miền trung: Bắc trung bộ: Đẩy mạnh việc trồng rừng ven biển để chống nạn cát bay, ngăn chặn sự di động của cồn cát; Nam trung bộ: Phát triển thủy lợi để tăng vụ và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. - Ở trung du miền núi: Đất: phố biến là đất feralit thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm; Phương hướng sử dụng: đ ẩy mạnh thâm canh ở các nơi có khả năng tưới, tiêu để giải quyết 1 phần lương thực tại chổ; Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn đi đôi với các ngành công nghiệp chế biến; Bảo vệ tốt vốn rừng nhất là rừng đầu nguồn, phát triển giao thông vận tải nối với các vùng đồng bằng. Câu 23: Vì sao chương trình “LT,TP” lại là 1 chương trình trọng điểm của nhà nước? Trình bày về những thành tựu đã đạt được của ngành sản xuất lương thực ở nước ta từ sau khi đất nước thống I đến nay, nguyên nhân của những thành tựu đó? 1. Chương trình LT-TP trọng điểm vì: Nước ta vẫn bị xếp vào khu vực bị nạn đói đe dọa c ủa tgi ới; Bình quân l ượng calo theo đầu người còn thấp (mới 50% số dân đạt mức 2300 calo/ngày); Dân số vẫn còn gia tăng nhanh; Thiên tai (bão, l ụt) v ẫn th ường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm, cần có lương thực dự tr ữ…; Có đ ảm bảo l ương th ực, th ực phẩm mới có điều kiện phát triển các ngành KT khác (trồng cây công nghiệp, chế biến thực phẩm).; LT-TP là hàng hóa xu ất khẩu quan trọng tích lũy vốn để thực hiện CNH, HĐH đất nước (lúa gạo, thủy sản là 2 trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay). 2. Những thành tựu: Cơ cấu cây lương thực của nước ta gồm: cây lúa gạo, ngô, khoai, sắn…; Cây lúa gạo chiếm h ơn 90% diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực của nước ta; Từ 1976 đến nay: . Năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người liên tục gia tăng 1976 1999 + NS (lúa, gạo): tạ/ha 22,3 40 + Slượng LT( triệu tấn) 13,5 34 + Bquân 274kg 440kg . Mức sản xuất một vụ lúa đông Xuân 1999 đã vượt sản lượng 3 vụ lúa trong năm 1980 của cả nước (hơn 16 triệu tấn). * Tốc độ tăng sản lượng LT luôn cao hơn tốc độ tăng dsố . Từ 1 nước thiếu LT, từ 1989 VN đã trở thành nước xuất khẩu LT quan trọng trên thế gi ới (1996: xu ất kh ẩu h ơn 3 tri ệu t ấn, 1997: 3,6 triệu tấn). 3 Nguyên nhân của thành tựu: nghị quyết 10 của BCT và các chính sách KT khác của đảng và nhà nước đã xác định: hộ nông dân là đơn vị KT tự chủ, ruộng đất giao cho hộ sử dụng lâu dài, đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, đưa nông nghiệp phát triển ổn
  7. -7- định; Cơ sở vật chất được tăng cường (hệ thống thủy loại, năng lượng, các cơ sở nghiên cứu, lai t ạo gi ống…) cùng v ới vi ệc sdụng các giống mới ngắn ngày, có năng suất cao tạo điều kiền đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ; Diện tích gieo trồng cũng được mở rộng từ hơn 6 triệu ha (1976) lên hơn 10 triệu ha (1999); Các ngành công nghi ệp trong nước ngày càng cung cấp nhiều hơn các sphẩm phục vụ sản xuất LT (máy kéo, điện, phân bón, thuốc trừ sâu, máy bơm nước…) Câu 24: Trình bày về các vùng trọng điểm sản xuất LT-TP của nước ta? - ĐBSCL: Vùng trọng điểm LT-TP số1 của cả nước; từ năm 1996, sản lượng LT của vùng đã chi ếm h ơn ½ s ản l ượng LT c ả nước; Hiện nay là vùng LT hàng hóa lớn nhất của toàn quốc, việc sản xuất LT của vùng chẳng những đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu; Đây còn là vùng dẫn đầu toàn quốc về sxuất đậu tương, mía, cây ăn quả; Vùng biển chiếm gần ½ trữ lượng hải sản, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản có triển vọng phát triển rất lớn; Trong những năm qua ĐBSCL đã cung cấp cho các vùng khác và cho xuất khẩu hàng vạn tấn cá, tôm, thịt lợn…; Khả năng tăng sản lượng LT, TP của vùng còn rất lớn. - ĐBSH: Là vùng trọng điểm thứ 2 vè LT- TP của nước ta; Sản lượng LT hàng năm c ủa vùng b ằng 1 nữa s ản l ượng c ủa ĐBSCL; Thế mạnh của vùng là sản xuất lúa, rau quả, lợn, gia cầm, thủy sản...; Vùng còn nhiều khả năng tăng sản lượng LT, TP trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh thâm canh và tận dụng tiềm năng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Ngoài 2 vùng trọng điểm trê, các vùng khác cũng có những thế mạnh khác nhau về sản xuất LT, TP: Trung du và mi ền núi phía Bắc: có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng đậu tương, ngô, lạc…; Duyên Hải miền trung: có khả năng lớn về chăn nuôi trâu bò, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trồng lạc, đậu tương, mía…; Tây Nguyên: có nhiều khả năng phát triển chăn nuôi trâu bò lấy thịt, sữa; ĐNB: có khả năng lớn thứ hai sau ĐBSCL về sản xuất mía, đ ậu t ương, hoa quả, có nhi ều kh ả năng phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Vẽ biểu đồ cơ cấu: Câu 25: Vẽ biểu đồ * Chăn nuôi là 1 ngành quan trọng đang từng bước trở thành ngành sxuất chính trong nông nghiệp, anh chị hãy phân tích những thuận lợi khó khăn chủ yếu để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta? Thuận lợi: - Thức ăn tự nhiên (đồng cỏ), sphẩm của ngành trồng trọt, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế bi ến công nghi ệp; ngành chăn nuôi đang phát triển ngàu càng đa dạng hơn, tăng tỉ trọng của những sản phẩm không qua giết mổ như trứng, sữa; Từ 1980-1999: đàn lợn tăng từ 10 triệu lên 19 triệu con, cung cấp ¾ sản lượng thịt các loại; đàn bò tăng nhanh từ 1,7 triệu con lên 04 triệu con; đàn trâu tăng chậm do sức kéo trong nông nghiệp được cơ giới hóa nhiều hơn; chăn nuôi gia c ầm tăng r ất mạnh, hi ện nay đàn gia cầm có khoảng 180 triệu con. Khó khăn: Chăn nuôi nước ta còn phát triển chủ yếu theo lối quảng canh; giống gia súc, gia cầm nói chung năng su ất còn th ấp, chất lượng chưa cao (xuất khẩu); cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo; công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc và công tác dịch vụ thú y vẫn còn hạn chế => hiệu quả kinh tế của chăn nuôi nói cung vẫn còn thấp. * Hãy phân tích thuận lợi, khó khăn đ/v ngành đánh bắt nuôi trồng thủy sản. CM hiện nay ngày này góp ph ần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên pphú ở nước ta? 1, Phân tích: - Thuận lợi: + ĐK tự nhiên: đường bờ biển dài 3.260km, vùng đặc quyền KT là 1 triệu km 2, nhiều đảo có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ, nhiều vùng vịnh, đầm; Nhiệt độ: vùng biển tương đối ấm, ổn định quanh năm rất thích hợp cho sự sinh tr ưởng của th ủy s ản nước l ợi, nước mặn; ngư trường: Minh Hải,Kiên Giang, Ninh Thuân, Bình Thuận, Bà rịa Vũng tàu; quần đ ảo Hòang sa, tr ường sa tr ữ lượng từ 3-3,5 triệu tấn, sản lượng 1,4 triệu tấn, năm 2005 là 1,7 triệu t ấn; có hơn 2000 loài cá, 70 loài tôm, 650 loài rong bi ển, 50 loài cua; hơn 1,2 triệu ha sông suối ao hồ, kênh rạch tập trung nhiều nhất ĐBSCL. + ĐK KT-XH: Lực lượng lđộng đông đảo có kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt nuôi tr ồng; Nhà đ ầu t ư v ề c ơ s ơ chế bi ến đặc biệt là các……………….; đổi mới trong c/sách của Đảng và nhà nước. - Khó khăn:Trung bình 9-10 cơn bão/năm gây thiệt hại đến người và của; Còn mang tính chất quảng canh: nuôi trên di ện r ộng, sản lượng thấp; Chế biến còn nhiều hạn chế; Môi trường của nhiều vùng biển đang bị suy thoái, nguồi lợi thủy hải sản đang bị đe dọa. 2. Chứng minh: Sản lượng bình quân đầu người 20kg/người/năm rất thấp; sản lượng đánh bắt khoảng 1,4 -1,6 tri ệu t ấn, đ ứng đầu là tỉnh Kiên Giang, Bà rịa Vũng Tàu, Bình thuận; Nuôi trồng: ĐBSCL dẫn đầu, tập trung cao nhất là Cà Mau 70% sản lượng tôm của cả nước. Câu 26: Vì sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, bao gồm cả công nghiệp chế biến là 1 trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta? - Nước ta đang phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng chuyển biến theo hướng sxuất hàng hóa - Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa tất yếu sẽ xóa bỏ kiểu sxuất nhỏ, manh mún, sxuất sẽ phát triển theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa, nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. - Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp sẽ: Thu hút nhiều lđộng, góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dcư, lđộng trên lthổ; Có điều kiện khai thác hợp lý hơn tiềm năng của từng vùng; Điều chỉnh l ại c ơ c ấu ngành nông nghi ệp, th ực hi ện c ơ giới hóa nông nghiệp, tăng năng suất lđộng. - Gắn vớicông nghiêp chế biến sẽ: Nâng cao hiệu quả KT sản phẩm cây công nghiệp; Góp phần tạo sự chuyển dịch lđ ộng t ừ nông nghiệp sang công nghiệp; tăng giá trị sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu. Câu 27: Trình bày hiện trạng phát triển và sự phân hóa các cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta?
  8. -8- * Hiện trạng: - Từ 1976 đến nay, diện tích, năng suất, sản lượng các cây CN nhất nhà các cây CN lâu năm đã tăng lên nhi ều: Cà phê, cao su là 2 cây CN lâu năm có dtích trồng và sản lượng gia tăng mạnh nhất, sản phẩm của hai cây trên là 2 trong 12 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay; Dâu tằm, đậu tương là 2 cây CN hàng năm có dtích trồng đang mở rộng ở nhiều vùng. - Đã hình thành các vùng chuyên canh cây CN ở những vùng có đkiện t ự nhiên thuận lợi cho 1 s ố cây CN có gtr ị: ĐNB: vùng chuyên canh cây CN hàng năm và lâu năm lớn nhất cả nước, các cây trồng chính là cao sư, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá, hồ tiêu; Tây nguyên: là vùng chuyên canh cây CN lớn thứ 2 sau ĐNB, các cây trồng chính là cà phê, chè, cao su, dâu tằm, tiêu; Trung du và miền núi phía Bắc: vùng chuyên canh cây công nghiệp cận nhiệt, nhiệt đới, các cây trồng chính là chè, lạc, thuốc lá, hiện nay cây cà phê, chè đang phát triển mạnh ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu. - Hiện nay dtích trồng cây CN đã đạt trên 2 triêu ha. Khả năng mở rộng dtích, tăng năng suất và sản lượng cây CN ở nước ta còn rất lớn. - Ngoài cây CN, dtích cây ăn quả cũng đang gia tăng mạnh, hiện nay đạt khoảng 600.000ha (70% thuộc ĐBSCL). * Tình hình phana bố các cây CN chủ yếu: - Cây CN hàng năm: + Mía: được trồng tập trung ở ĐBSCL, ĐNB, Duyên hải Nam trung bộ. + Đậu tương: được trồng nhiều ở ĐNB, ĐBSCL. + Dâu tằm: dtích lớn nhất thuộc tỉnh Lâm Đồng. + Đay: có dtích trồng lớn ở các tỉnh: Hưng yên, thái bình, Long an + Cói: phân bố ở ven biển ĐBSH, đang phát triển khá mạnh ở ĐBSCL. - Cây CN lâu năm: + Cà phê: được trồng chủ yếu trên vùng đất đỏ bazan ở Tây nguyên, ĐNB, Đắc Lắc là tỉnh có dtích, sản lượng cà phê lớn nhất. + Chè: trồng nhiều ở trung du, miền núi phía Bắc và Tây nguyên + Cao su: được trồng chủ yếu trên đất xám, đất đỏ bazan ở ĐNB, Tây nguyên và các tỉnh quảng bình, quảng tr ị, ĐNB là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước. + Dừa: phân bố ở các tỉnh duyên hải miền trung, ĐBSCL, Bến tre là tình có dtích trồng lớn nhất nước ta. + Hồ tiêu: được trồng nhiều ở ĐNB và Tây nguyên Câu 28: Sự chuyển dịch cơ cấu CN của nước ta diễn ra như thế nào? Vì sao lại có sự chuyển dịch đo? - Cơ cấu ngành CN của nước ta tương đối đa dang: Theo cách phân loại của Tổng c ục Thống kê, hi ện nay nước ta có 19 ngành CN, xếp thành 4 nhóm: CN năng lượng: dầu khí, than, điện lực; CN vật liệu: vật liệu xây dựng, hóa ch ất, luy ện kim; CN s ản xuất công cụ lđộng: điện tử, cơ khí chế tạo; CN chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng gồm: CN sxuất hàng tiêu dùng, CN ch ế biến nông, lâm, thủy sản. - Từ đầu những năm 80 trở lại đây, cơ cấu ngành CN nước ta có sự chuyển biến rõ rệt nhằm thích ứng với tình hình mới, để có thể hòa nhập vào thị trường tgiới với khu vực: + Tỉ trọng của các ngành CN nhóm A giảm dần, tỉ trọng của các ngành CN nhóm B tăng dần. Từ 1990 đ ến nay t ỉ tr ọng c ủa các ngành CA nhóm A tăng dần, tỉ trọng của các ngành CN nhóm B giảm dần. + Trong cơ cấu: ngành CA đã nổi lên một số ngành CN trọng điểm, hiện nay 6 ngành đang dẫn đ ầu về giá trị s ản l ượng là: CN chế biến nông- lâm- thủy sản; CN nhiên liệu, CN dệt; CN hóa chất, phân bón, cao su; CN vật liệu xây dựng; CN điện. - Cơ cấu lãnh thổ CN cũng có nhiều thay đổi: Các lãnh thổ CN củ đã được khôi phục, mở rộng, nâng c ấp; Các lãnh th ổ CN mới đang được hình thành (Bà rịa vũng tàu, Dung quất, thuận an..); Các lãnh thổ CN thường tập trung ở các đ ịa bàn kinh t ế tr ọng điểm: HN, Hải phòng, Quảng ninh ở phía Bắc; TPHCM, Đồng nai, bà rịa vũng tàu ở phía nam. - Cơ cấu thành phần KT tham gia họat động CN đã được mở rộng nhằm phát huy mọi ti ềm năng cho sxu ất. Bên c ạnh các xí nghiệp quốc doanh còn có các cơ sở sxuất của tập thể, của hộ gđình, của tư bản tư nhân và tư bản nhà nước. - Cơ cấu sản phẩm cũng không ngừng biến đổi cho phù hợp với thị trường trong và ngoài nước: Kho ảng 30% s ố s ản ph ẩm không được tiếp tục sản xuất do thị trường chưa có nhu cầu (máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập) hoặc không cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài (động cơ điêden, máy khâu); Hàng loại sản phẩm mới được sản xuất vì phù hợp với nhu cầu của thị trường và có chất lượng cao (hàng dệt, da, may mặc, các sản phẩm điển tử và điện, thủy hải sản đông lạnh…) Câu 29: Các ngành CN trọng điểm ở nước ta hiện nay? Vì sao phải đ ẩy mạnh việc phát tri ển các ngành CN tr ọng điểm? Hãy nêu những phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành CN ở nước ta? - Các ngành CN trọng điểm: CN chế biến nông, lâm, thủy sản; CN sản xuất hàng tiêu dùng; CN c ơ khí và đi ện t ử; CN d ầu khí, điện, CN hóa chất. - Đẩy mạnh việc phát triển các ngành trên vì: + Nước ta có ưu thế về nguồn nguyên liệu, năng lượng: Có sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghi ệp đa d ạng; Có tr ữ lượng khá lớn than đá (hơn 3 tỉ tấn), dầu khí (4-5 tỉ tấn dầu, 250-300 tỉ m 3 khí), quặng sắt (hơn 500 triệu tấn), bôxits (hàng tỉ tấn) …; Trữ năng thủy điện lớn (tổng công suất có thể khai thác từ 27 triệu đến 30 kw). + Có nguồn lđộng dồi dào, phát triển các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, sẽ thu hút nhiều lđ ộng, góp phần gi ải quy ết vi ệc làm, tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu lđộng nước ta. + Các ngành trên phát triển sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành KT khác (nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, các ngành dịch vụ…) + Phát triển các ngành trên phù hợp với nguồn vốn đtư, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, với nhu c ầu c ủa th ị tr ường trong và ngoài nước. - Hướng: Xây dựng 1 cơ cấu ngành CN tương đối linh họat, phù hợp với tình hình phát triển thực t ế c ủa đ ất nước và thích ứng với nền KT thế giới; Đẩy mạnh việc phát triển các ngành CN chế biến, CN sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung sức cho CN khai thác và chế biến dầu khí, đưa CN điện năng đi trước 1 bước, các ngành khác sẽ đ ược đi ều chỉnh d ần theo nhu c ầu c ủa th ị trường; Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Câu 30: Vì sao nói sự phân hóa lãnh thổ CN nước ta đang có nhiều thay đổi và ngày càng tr ở nên hợp lý? V ị trí c ủa 2 trung tâm HN và TPHCM trong sản xuất CN nước ta. Tại sao họat động của hai trung tâm này lại phát triển mạnh?
  9. -9- 1. Sự phân hóa lãnh thổ CN nước ta đang có nhiều thay đổi và ngày càng trở nên hợp lý hơn: - Trước CMT8 năm 1945: Nền CN nước ta nhỏ bé về quy mô, què quặt về cơ cấu, lạc hậu về trình đ ộ k ỹ thu ật, ch ủ yếu g ồm các ngành khai khoáng, sửa chữa cơ khí, chế biến thực phẩm….; Phân bố CN rất không đồng đều và bất hợp lý, phần lớn các cơ sở CN tập trung ở HN, Hải phòng (phía Bắc), Sài gòn, Biên hòa (phía Nam). Các vùng khai thác chỉ có 1 số cơ sở CN nhỏ bé. - Ngày nay: Các trung tâm CN củ đã được cải tạo và mở rộng với cơ c ấu ngành hợp lý h ơn, đa d ạng h ơn; Đã hình thành nhi ều cụm CN mới, phân bố ngày càng hợp lý trong cả nước; Từ sau 1975, CN có sự phân hóa theo chiều hướng tăng dần t ỉ trọng s ản lượng CN của các tỉnh phía Nam trong tổng giá trị sản lượng CN toàn quốc; ở Bắc bộ, ĐBSH và vùng ph ụ c ận là khu v ực có mức độ tập trung CN theo lãnh thổ cao nhất trong cả nước, nổi bật là tam giác CN Hà nội, H ải phòng, Qu ảng ninh; Ở ĐNB và ĐBSCL đã hình thành 1 dải phân bố CN, có năng lực sản xuất mạnh nhất là tam giác CN: TPHCM, Biên Hòa, Vũng tàu; Các khu vực còn lại họat động CN còn hạn chế nhất là Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc bộ. - TPHCM và HN là 2 trung tâm CN lớn nhất: + Năm 1999 so với cả nước: . TPHCM chiếm: hơn 27% lđộng CN; hơn 11,5% lđộng CN; khoảng 29,8% giá trị sản lượng của các xí nghiệp và cơ sở sản xuất CN quốc doanh (trung ương) . Hà nội chiếm: gần 8,3% giá trị sản lượng CN; 4,2% lđộng CN; Hơn 10,1% giá trị sản lượng của các xí nghi ệp và c ơ s ở CN quốc doanh (trung ương). - Họat động CN của 2 vùng trung tâm này phát triển mạnh do: + Hà Nội: Với vị trí thủ đô, lại là trung tâm CN quan trọng trong địa bàn KT trọng điểm, có sức hút mạnh mẽ đối với các lãnh thổ lân cận; Có cơ cấu ngành CN khá đa dạng (cơ khí, chế biến lương thưc- thực phẩm, dệt, điện t ử…) có một số ngành phát tri ển lâu đời và mang tính chất truyền thống (dệt, chế biến lương thực, thực phẩm); Là đ ầu mối giao thông quan tr ọng nh ất ở phía Bắc; Có dân số đông, nguồn lđộng dồi dào, nhiều kinh nghiệm sản xuất; Có kết cấu hạ tầng đang được hoàn thiện. + TPHCM: Là trung tâm CN lớn nhất cả nước nằm ở địa bàn kinh t ế trọng điểm phía Nam; có l ợi thế về vị trí đ ịa lý v ới h ệ thống cảng sông có năng lực bốc dỡ khá lớn; Có ưu thế về lực lượng lđộng kỹ thuật và kết c ấu h ạ t ầng; có c ơ c ấu ngành CN khá hoàn chỉnh (dệt, may mặc, chế biến LT, TP, hóa chất, điện tử, cơ khí, đồ chơi trẻ em…); là đ ầu mối giao thông quan tr ọng nhất ở phía Nam. Câu 31: Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đ ến sự phát triển ngành giao thông v ận t ải ở nước ta? Ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc ở nước ta hiện nay còn những mặt hạn chế nào? 1. Những thuận lợi, khó khăn: - Thuận lợi: Lãnh thổ giáp biển với bờ biển dài (3.260km) có nhiều vùng, vịnh sâu kín gió (Cam ranh, Dung qu ất..) thích h ợp đ ể xây dựng hải cảng; Nằm ở vị trí thuận lợi trong khu vực ĐNA, tiếp cận với vùng biển rộng lớn, gần tuyến đường biển quốc tế (từ ấn độ dương sang thái bình dương), ở vị trí trung chuyển của một số tuyến đường không quốc t ế; Có dải đ ồng b ằng ven biển gần như liên tục; Thuận lợi cho việc giao thông giữa các miền trong nước, giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. - Khó khăn: Địa hình có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây bắc- Đông nam, hạn chế cho phát triển giao thông theo hướng Đông Tây; Hệ thống sông dày đặc, thường bị mưa bão, lũ lụt nên rất tốn kém trong việc xây dựng, bảo vệ đường sá, cầu cống. Phù sau bồi tụ nhanh, phải thường xuyên nạo vét lòng sông để đảm bảo giao thông; Cơ sở vật chất- k ỹ thu ật nhìn chung còn kém phát triển, vốn đầu tư chưa nhiều, còn phải nhập khẩu phương tiện giao thông và nhiên liệu, trình đ ộ qu ản lý còn h ạn chế. 2. Những mặt hạn chế: - Về giao thông vận tải: Chất lượng mạng lưới giao thông nhất là đường ôtô còn kém, nhi ều tuyến đ ường quốc gia đang ở tình trạng xuống cấp, 61,4% đường quốc lộ (trừ đường 1A) là xấu; hệ thống đường sắt có nhiều khổ đ ường ray khác nhau, ph ần lớn là khổ 1m; hệ thống đường sông thường gặp khó khăn do sa bồi, dao động mực nước còn thiếu trang thiết bị; Phân bố mạng lưới giao thông trên lãnh thổ tập trung hiều ở các vùng đồng bằng nhất là ĐBSH, ĐNB. - Về thông tin liên lạc: Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc ở nước ta còn trong tình trạng thấp kém, số lượng máy điện thoại còn quá ít (1999 bình quân đạt 27 máy/1000 dân); dịch vụ thông tin liên lạc ở vùng nông thôn còn r ất h ạn ch ế, còn nhi ều làng chưa có điện thoại. Câu 32: Hiện trạng của ngành Giao thông vận tải? Vì sao đường 1A có vị trí quan tr ọng hàng đ ầu trong giao thông v ận tải nội địa ở nước ta? 1. Hiện trạng: - Đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở vật chất, ký thuật đáng kể gồm: + Mạng lưới đường ôtô: chiều dài hơn 181 nghìn km (1999); mật độ đường ôtô thuộc loại cao so v ới nhi ều nước ĐNA (đ ạt 0,32km/km2); tuyến đường dài nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất là đường 1A dài trên 2.000km (kéo dài từ Lạng sơn đến Cà Mau). + Đường sắt: Dài 2.630km; phần lớn là đường khổ 1m, phân bố tập trung ở phía bắc; Quan trọng nhất có ý nghĩa KT lớn nhất là tuyến đường sắt Thống nhất (nối liền Hà nội- TPHCM), 2/3 khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển bằng đường sắt được chuyên chở trên tuyến đường này. + Đường sông: Có chiều dài hơn 1 vạn km; tập trung ở các hệ sông bắc bộ, nam bộ; + Đường biển: Trong nước: quan trọng nhất là tuyến Hải phòng- TPHCM; ngoài nước: có các tuyến đ ường bi ển quốc t ế nối cảng TPHCM, Hải phòng với các cảng trên thế gới (băng cốc, xigapo, Manila, Tokiô, Vlađivôxt ốc…); Các c ảng lớn là c ảng Sài gòn, Hải phòng, Đà nẵng, Quy nhơn. ..đang xây dựng cảng nước sâu Dung quất (quảng ngãi). + Đường không: Có 18 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế: Tân Sơn nhất, nội bài, Đà nẵng; các tuy ến bay c ủa hàng không quốc gia VN đã vươn tới 18 địa điểm trong nước, 19 thành phố trên thế giới. + Đường ống dẫn: tổng chiều dài hơn 1.200km; chủ yếu vận tải nhiên liệu. - Đã hình thành các tuyến vận tải chuyên môn hóa: + Tuyến Hà nội- Hải phòng làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ở phía bắc
  10. - 10 - + Các tuyến đường nối: ĐBSCL- TPHCM, Tây Nguyên- TPHCM chủ yếu vận chuyển LT, TP, hàng tiêu dùng và 1 s ố mặt hàng nông sản khác. - Các tuyến giao thông vận tải đã kết hợp chặt chẽ với nhau, làm nhiệm vụ nối liền các khu vực KT quan trọng trong cả nước: + ĐBSH, ĐBSCL: sản xuất LT, TP + Tây nguyên và duyên hải miền trung: nông, lâm, thủy sản + trung du và miền núi phía bắc: khoáng sản, lâm sản.. - Các đầu mối giao thông vận tải chủ yếu: Hà Nội, Đà nẵng, TPHCM. 2. Đường số 1A tuyến giao thông quan trọng hàng đầu: Là tuyến đường bộ dài nhất nước ta hơn 2000km, ch ạy su ốt chi ều dài lãnh thổ từ Lạng sơn đến Cà Mau; Nối liền các vùng kinh tế quan trọng trong nước (Đông bắc, ĐBSH, duyên h ải mi ền trung, ĐNB- ĐBSCL); Đi qua phần lớn các trung tâm CN, thành phố, thị xã quan trọng của nước ta, nối liền 3 đ ầu mối giao thông quan trọng: Hà nội, Đà nẵng, TPHCM; Có khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khác lớn nhất trong các tuyến giao thông đ ường b ộ nước ta. Câu 33: Vẻ biểu đồ, nhận xét * Thế nào là Tài nguyên du lịch? Tổng thể tự nhiên văn hóa, lịch sử và các thành phần của nói phải được thực hiện sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho việc khôi phục thể lực, trí lực và khả năng lđộng của con người. Câu 34: Trình bày những chuyển biến và những tồn tại trong họat động kinh tế đối ngoại ở nước ta? 1. Những chuyển biến: Từ 1988 đến nay, họat động KT đối ngoại của nước ta dần dần được đổi mới - Họat động XNK: Sau nhiều năm nhập siêu, đến 1992, cán cân XNK đã tiến tới sự cân đối, từ 1993 lại bị nhập siêu nhưng được bù đắp bằng vốn đtư trực tiếp và nguồn tài trợ nước ngoài; Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đã gia tăng mạnh: 1999 đạt 23,16 tỉ USD, gấp hơn 4 lần năm 1990 (chỉ đạt gần 5,2 tỉ USD); Chủng loại, số lượng và chất lượng các mặt hàng xuất kh ẩu c ủa nước ta ngày càng tăng, có những sphẩm chủ lực như dầu thô, gạo, thủy sản đông lạnh, cà phê, chè, hàng may mặc; Th ị tr ường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa phương hóa, hiện nay, nước ta đã có quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; Cơ chế quản lý đã được đổi mới: mở rộng quyền họat động kinh tế đối ngoại cho các ngành, các đ ịa ph ương; Xóa b ỏ cơ chế tập trung bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh; tăng cường sự quản lý thống nhất của nhà nước bằng luật pháp. - Việc hợp tác và đtư nước ngoài: Thực sự bắt đầu từ 1988, đến nay đã có chuyển biến mạnh; tính đ ến hết năm 1999 có h ơn 2.800 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 37,1 tỉ USD. - Du lịch quốc tế: Từ sau Nghị quyết 45/CP (22/6/1993) của TTCP về đổi mới quản lý và phát tri ển ngành du l ịch, ngành du l ịch nước ta đã có sự tăng trưởng mạnh; Năm 1990 chỉ có 25 vạn khách du lịch quốc t ế, năm 2002 đ ạt 2,3 tri ệu l ượt khách du l ịch quốc tế. * Những tồn tại: Vẫn còn mất cân đối giữa xuất và nhập khẩu; Hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là t ư li ệu s ản xu ất, hàng xu ất khẩu phần lớn là khoáng sản, nông sản, lâm sản, thủy sản ở dạng thô hoặc sơ chế; Đầu tư nước nogài phần nhiều tập trung vào các lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhan; Các họat đ ộng khác phát triển ch ưa t ương x ứng v ới ti ềm năng của đất nước. Câu 35: Vì sao vấn đề dân số là 1 trong những vđề được quan tâm hàng đ ầu ở ĐBSH? Cần thực hi ện những biên pháp gì để giải quyết vđề dsố ở đây? 1. Vì: - ĐBSH có số dân đông, mật độ dân số của đồng bằng cao nhất nước, cao gấp 5 lần mật đ ộ dân số trung bình toàn qu ốc (1999: 1.180ng/km2). - Cấu trúc dân số thuộc loại trẻ, gia tăng dân số nhanh, mức gia tăng hiện nay còn khoảng 1,4%. - Tình hình dsố trên đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc phát triển KT-XH của đồng bằng: + Diện tích đất canh tác bình quân đầu người đã rất thấp (482m 2/người) sẽ tiếp tục giảm, ảnh hưởng đến việc sxuất LT, TP của vùng, về lâu dài, sản lượng lương thực có thể tiến dần đến giới hạn của khả năng sxuất. + Nhịp độ gia tăng dsố chưa phù hợp với nhịp độ phát triển KT-XH, sản xuất nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân (thời kỳ 1992-1993, nhịp gia tăng dsố hàng năm ở mức trên 2%, nhịp đ ộ tăng tr ưởng c ủa sxu ất nông nghiệp, công nghiệp chỉ đạt mức 4-5%/năm). + Hàng loạt vấn đề cấp thiết như việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường cần phải tích cực giải quyết. 2 Những biện pháp giải quyết vđề dsố: - Giải pháp quan trọng hàng đầu là triển khai có hiệu quả công tác dsố và KHHGĐ để giảm tỉ suất sinh, giảm tỉ suất tăng dân số tự nhiên. - Phân bố lại dân cư và lđộng, chuyển một bộ phận dân cư lđộng của đồng bằng đến các tỉnh mi ền núi, trung du, ĐNB, Tây Nguyên. - Đẩy mạnh CNH chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng đa dạng hóa để có thể t ừng bước giải quyết vi ệc làm và c ải thi ện ch ất lượng cuộc sống nhân dân. Câu 36: Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến việc sản xuất LT, TP ở ĐBSH? Trong việc sản xu ất LT, TP của ĐBSH những khâu nào còn hạn chế hướng khắc phục? 1. Nguồn lực ảnh hưởng đến sxuất LT, TP: - Điều kiện tự nhiên và TNTN: * Thuận lợi: - Khí hậu: có mùa đông lạnh, thuận lợi để sxuất các loại rau quả cận nhiệt, ôn đới trong vụ đông. - Đất trồng: diện tích đất nông nghiệp chiếm 56% diện tích của đồng bằng (70 vạn ha) 70% diện tích đất canh tác có độ phì cao và diện tích đất chưa sử dụng còn khoảng 4,5 vạn ha (có 01 vạn ha diện tích mặt nước). - Nguồn nước: phong phú (cả nước trên mặt mặt và nước dưới đất), nước sông ngòi ở đây có hàm lượng phù sa cao.
  11. - 11 - - Bờ biển dài 400km có điều kiện để nuôi trồng thủy sản, vùng biển có trữ lượng thủy sản khá lớn, có nhiều loại hải sản có giá trị (tôm he, cua cá song, cá mú…) * Hạn chế: Thời tiết biến động thất thường, nhiều bão, lũ. Do sức ép của dsố nhiều loại TN bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng (đất canh tác, nguồn nước, thuỷ sản…) - Dân cư và nguồn lao động: * Mặt mạnh: Dân số đông, nguồn lđộng dồi dào, có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. * Hạn chế: dân số đông và còn gia tăng nhanh gây sức ép về nhiều mặt: diện tích đ ất canh tác bình quân đ ầu ng ười đã th ấp l ại tiếp tục giảm, phải đẩy mạnh sản xuất làm suy giảm tài nguyên, môi trường,. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật: * Mặt mạnh: Có hệ thống thủy lợi, hệ thống năng lượng, hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện nhất nước * Hạn chế: Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các ngành công nghiệp chế biến còn thấp, hiệu quả KT chưa cao. 2. Những khâu còn hạn chế: - Những khâu còn hạn chế trong việc sxuất LT, TP: + Lúa gạo vẫn là cây trồng chính, sử dụng nhiều lđộng và chiếm nhiều dtích đất trồng cây lương thực (hơn 80%) nh ưng do dân số đông nên bình quân lương thực trên đầu người của ĐBSH vẫn còn thấp hơn mức bình quân c ủa c ả nước (năm 1999: bình quân LT đầu người của các nước đạt 448kg ĐBSH đạt 414kg). + Sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có: Diện tích rau các loại mới chi ếm h ơn 7 v ạn ha; Ngành nuôi trồng thủy sản mới sử dụng khoảng 5,8 vạn ha diện tích mặt nước, năng suất và hiệu quả KT chưa cao, tiềm năng để phát triển còn nhiều. - Hướng: + Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý + Đẩy mạnh chăn nuôi (nhất là lợn và gia cầm) tận dụng diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, đẩy mạnh việc khai thác hải sản đi đôi với chế biến. + Phát triển sản xuất LT, TP theo hướng sxuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, đa dạng hóa s ản ph ẩm g ắn li ền v ới s ự nghi ệp CNH của vùng và của cả nước. Câu 37: Vì sao đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Cần phải giải quyết những vđ ề chủ y ếu nào để sdụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? 1. Vì: Điều kiện tự nhiên và TNTN của ĐBSCL có nhiều thuận lợi để phát triển KT: - là đồng bằng châu thổ có dtích lớn nhất ở nước ta (gần 4 triệu ha). - Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo có chế độ nhiệt cao, ổn định (nhiệt độ trung bình 25-27 đ ộ C), l ượng mưa l ớn (1.400- 1.800mm), thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm. Thời tiết ít biến động, ít bão. - Đất nhìn chung là màu mỡ, còn nhiều dtích chưa khai thác (67 vạn ha). Khả năng tăng vụ còn r ất l ớn do h ệ s ố s ử d ụng ru ộng đất ở đồng bằng còn thấp. - Hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc, thuận lợi cho giao thông và sử dụng nguồn nước để tăng vụ. - Diện tích mặt nước khoảng nửa triệu ha, còn nhiều dtích chưa được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. - Trữ lượng hải sản của vùng chiếm 54% trữ lượng hải sản cả nước, hàng năm sản lượng khai thác mới đạt 1/6, 1/7 trữ lượng. - ĐBSCL còn nhiều dtích rừng tràm, rừng ngập mặn, nhiều loại chim và nhiều loại đặc sản (rắn, rùa..) * Nhìn chung, ĐBSCL còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hợp lý. Điều kiện tự nhiên và TNTN ở ĐBSCL còn nhiều trở ngại phải được cải tạo - Mùa khô kéo dài làm nhiều dtích ven biển bị nhiểm mặn do sự xâm nhập của thủy triều. Tình tr ạng b ốc phèn, b ốc mặn trong thời kỳ mùa khô làm hạn chế cho sxuất nông nghiệp ở nhiều vùng. - Đất phèn, đất mặn chiếm gần 60% dtích của vùng, đất canh tác thiếu nhiều nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước. - Cường độ lũ lụt gia tăng trong các năm gần đây đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sxuất. - Tài nguyên sinh vật, nhất là tài nguyên rừng bị suy giảm do khai thác chưa hợp lý. 2. Để sdụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL cần tích cực giải quyết các vđề: - Tăng cường đtư vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là hệ thống thủy lợi và điện - Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ ở các vùng phù sa nước ngọt, giữa và ven 2 sông Tiền, Hậu - Cải tạo đất: Tận dụng nguồn nước ngọt của sông ngòi, nguồn nước dưới đ ất để r ửa phèn, r ửa mặn, chia ru ộng thành các ô nhỏ đẻ có đủ nước thay chua, rửa mặn; Cải tạo dần các dtích đất phèn, đất mặn đ ể trồng cói, lúa, cây ăn qu ả, t ạo ra các gi ống lúa chịu phèn, chịu mặn trong đkiện tước nước bình thường. - Bảo vệ, duy trì vốn rừng: ở các khu rừng ngập mặn, kết hợp nuôi trồng thủy sản với việc bảo vệ và trồng rừng. - Chuyển đổi cơ cấu KT: Mở rộng dtích trồng cây CN, cây ăn quả kết hợp với nuôi trồng thủy sản đi đôi với việc phát triển các ngành CN chế biến; Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thế kinh tế liên hòan. Câu 38: Hãy CM ĐBSCL vùng sản xuất LT,TP quan trọng của nước ta? - ĐBSCL chiếm 42,4% dtích cây lương thực và gần 48% sản lượng lương thực của cả nước (1999) - Trong cơ cấu cây lương thực của vùng, lúa chiếm ưu thế tuyệt đối: + Khoảng 99% dtích và hơn 99% sản lượng lương thực của đồng bằng + 42% diện tích gieo trồng lúa của cả nước + Năng suất lúa trung bình cả năm đạt 40,3tạ/ha, so 38,8tạ/ha của cả nước + Sản lượng lúa chiếm hơn ½ sản lượng lúa của toàn quốc. + Là vùng xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta + Các tỉnh Kiên giang, An giang, Cần thơ, Long an, Đồng tháp có dtích gieo trồng lúa lớn nhất ở đồng bằng và của cả nước. Kiên giang, An giang là 2 tỉnh dẫn đầu về sản lượng lương thực (năm 1996: sản lượng lương thực mỗi tỉnh đạt trên 02 triệu tấn).
  12. - 12 - + Bình quân lương thực trên đầu người dẫn đầu cả nước và hơn gấp đôi bình quân lương thực trên đ ầu ng ười c ủa c ả n ước 1.012,3kg so với 448,0kg (1999). . Các cây lương thức khác (ngô, khoai..) năng suất, sản lượng cũng gia tăng mạnh. . Khả năng để tăng sản lượng lương thực của vùng còn rất lớn: Còn 67 vạn ha đ ất hoang hóa có th ể c ải t ạo, h ệ s ố s ử d ụng ruộng đất còn thấp, 50% dtích trồng lương thực mới sản xuất 1vụ/năm. - ĐBSCL là vùng sản xuất thực phẩm quan trọng của cả nước: Ngành chăn nuôi của đồng bằng có nhiều đkiện thuận lợi để phát triển: + Nguồn thức ăn gia súc dồi dào từ phụ phẩm của ngành sản xuất lương thực (tấm, cám, rơm, rạ) + Có dtích mặt ruộng, mặt nước rất lớn (hơn nửa triệu ha dtích mặt nước, bằng ½ của cả nước) * Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: + Trâu bò: khoảng 30 vạn con, được nuôi nhiều ở An giang, Bến tre, Trà vinh + Lợn gần 2,8 triệu conđược nuôi ở khăp nơi + Gia cầm: nhiều nhất là vịt, được nuôi nhiều gắn với hđộng sxuất lúa. * Ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản: + Nguồn cá biển của vùng chiếm hơn ½ trữ lượng của cả nước (hơn 1,3 triệu tấn), có khả năng khai thuác 60 vạn tấn mỗi năm. Hiện nay sản lượng khai thác hàng năm chỉ mới đạt 1/6 -1/7 tiềm năng + Dtích mặt nước (nước lợ, nước ngọt) sử dụng để nuôi tôm của vùng khoảng 350 nghìn ha chiếm gần ¾ của cả nước. + ĐBSCL dẫn đầu cả nước về sản lượng cả nước ngọt và tôm càng xanh. Các tỉnh có sản lượng thủy sản đánh bắt lớn nhất là: Cà Mau, Kiên Giang - Tiềm năng sản xuất của vùng còn nhiều, nhất là diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Câu 39: Hãy nêu những khác biệt về nguồn lực phát triển kinh tế của ĐBSH và ĐBSCL? -Về điều kiện tự nhiên, TNTN: ĐBSCL có nhiều ưu thế hơn ĐBSH + Khí hậu: . ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới ẩm cận xích đạo, thời tiết tương đối ổn định, ít thiên tai, thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm với năng suất cao. . ĐBSH có mùa đông lạnh, thuận lợi để trồng các loại rau quả cận nhiệt, ôn đới nhưng thời tiết thường biến động, nhiều bão. + Đất: . Bình quân dtích đất canh tác theo đầu người ở ĐBSCL nhiều hơn gấp 3 lần ĐBSH (0,18ha/người- 0,06ha/người). . Khả năng mở rộng dtích đất canh tác và dtích gieo trồng ở ĐBSCL còn rất lớn (với 67 v ạn ha đ ất hoang hóa, h ơn 1,5 tri ệu ha đất phèn, đất mặn). . Đất ở ĐBSCL phù sa vẫn tiếp tục bồi đắp hàng năm . Đất ở ĐBSH đã được cải tạo lâu đời, có độ phì cao hơn đất ở ĐBSCL. + Dtích mặt nước để nuôi trồng thủy sản: . ĐBSCL 50 vạn ha; . ĐBSH 10 vạn ha + Tài nguyên sinh vật: . ĐBSCL có dtích rừng tràm, rừng ngập mặn khoảng 10 vạn ha. Vùng biển chiến đ ến 54% tr ữ l ượng th ủy s ản c ả nước. Đ ồng bằng còn có nhiều loại đặc sản (răn, rùa, ếch…) và các sân chim. . ĐBSH dtích rừng còn lại rất ít + Khoáng sản: ngoài sét có trữ lượng lớn, đá vôi…hai đồng bằng còn có: . ĐBSCL có than bùn (Cà mau, Kiên giang); ĐBSH có mỏ khí Tiền hải (Thái bình) - Về KT-XH: + ĐBSH bị sức ép dân số nhiều hơn ĐBSCL do có mật đô dân số cao (1999 1.180ng/km), tỉ suất tăng dân số tự nhiên cao (giữa 2 thời kỳ tổng đtra dsố ở ĐBSH 2,24%, ĐBSCL 1,94%) + ĐBSH có mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống năng lượng, thủy lợi phát triển và hoàn thiện hơn ĐBSCL. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm, cụm CN với cơ cấu ngành đa dạng. + Giao thông ở ĐBSH chủ yếu dựa vào đường bộ, ở ĐBSCL chủ yếu dựa vào đường sông. - Vẻ biểu đồ, nhân xét Câu 40: Để phát triển KT, DHMT có những thuận lợi, khó khăn gì? Thuận lợi: - Vị trí nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước (đường 1A, đường sắt thống nhất, đường biển Bắc- Nam) thuận lợi giao lưu KT với các vùng trong nước, án ngữ các tuyến đường sang Lào và lên Tây Nguyên. - Giáp vùng biển rộng lớn giàu thủy sản, tỉnh nào cũng có nhiều bãi tôm, bãi cá. Trữ lượng thủy sản tập trung nhiều ở vùng biển cực Nam trung bộ, sản lượng khai thác hàng năm ở đây từ 120.000 đế 150.000 tấn. - Bờ biển dài (1.800km) có nhiều đầm, thuận lợi nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 160.000ha, nhiều vùng, vịnh sâu thích hợp xây dựng các hải cảng (văn phong, cam ranh, Dung Quất..) - Dtích rừng và trữ lượng gỗ chỉ đứng sau Tây Nguyên, rừng ở đây có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, lát hoa..) - Vùng trung du, miền núi có nhiều đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc l ớn (chủ yếu là bò), có nhi ều lo ại đ ất thích hợp trồng cây CN (feralit xám ở Gio linh, cam lộ, đất đỏ badan ở Quảng bình, phú yên..) - Vùng có 1 số mỏ khoáng sản có giá trị (sát ở Thạch Khê- Hà tĩnh, crôm ở Cổ đ ịnh- Thanh Hó, thi ếc ở Quỳ h ợp- Ngh ệ an, oxyt titan ở Hà Tĩnh). Ngoài ra còn có trữ lượng lớn về cát vàng, cát trắng, các loại đá xây dựng. - Trữ năng thủy điện của vùng khá lớn, đã xây dựng một số cơ sở như: Bàn thạch (Thanh Hóa), Vĩnh sơn (Bình định), sông Hinh (phú yên). - Tiềm năng du lịch của vùng khá phong phú với các địa danh nổi tiếng: Huế, Hội an, phong nha, nha trang, cà ná, sa huỳnh…. - Có mạng lưới đô thị phân bố dọc theo duyên hải, trong đó có những thành phố và trung tâm công ngh ệ l ớn nh ư: ThanhHóa, Vinh, Đà nẵng, nha trang, quy nhơn.
  13. - 13 - Khó khăn: - Là vùng bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh, thường xuyên bị thiên tai (bão, lụt, hạn). - Bắc trung bộ bị ảnh hưởng của gió lào và nạn cát bay, Nam trung bộ có lượng mưa ít, nhất là khu v ực Ninh thu ận, Bình thu ận (lượng mưa trung bình ở đây chỉ bằng 1/3 lượng mưa trung bình cả nước) nên thường xuyên thiếu nước trong s ản xu ất. Vi ệc trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu nguồn và tích cực giải quyết nước t ưới là vđề quan tr ọng đ ối v ới việc phát triển KT c ủa vùng. - Kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông, năng lượng, thủy lợi…) còn trong tình trạng kém phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng. Câu 41: Trên cơ sở nào dẫn đến khác biệt trong định hướng phát triển nông nghiệp của 2 vùng: duyên hải mi ền trung và ĐBSCL? Duyên hải miền trung: Phát triển nông nghiệp của cùng dựa trên việc khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và biển. - Vùng trung du: có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (chủ yếu là bò), số lượng bò c ủa DHMT chi ếm b ằng 50% s ố l ượng đàn bò của cả nước; Có nhiều dtích đất feralit thích hợp trồng cây CN lâu năm (cao su, cà phê..) ở các vùng Phủ quỳ, quảng bình, gio linh, sông cầu… - Vùnh đồng bằng: Trừ đồng bằng Thanh- Nghệ- Tĩnh, các đồng bằng khác đều nhỏ hẹp. Đất của vùng phần lớn là loại đ ất cát pha thích hợp để phát triển các cây hàng năm; Đã hình thành các vùng chuyên canh cây CN hàng năm (mía, bông v ải, l ạc, thu ốc lá…) cây ăn quả (nho, cam) và nhiều vùng lúa thâm canh. - Vùng biển: Bờ biển dài (1.800km) có tiềm năng lớn về ksản (cát, oxyt titan..) du lịch (các bãi t ắm: S ầm s ơn, Đ ại lãnh, nha trang…) nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, sò huyết…); Vùng biển có nhiều bãi tôm, cá với nhiều loại có gtrị như: cá thu, cà ngừ, cá trích, cá nục…tôm hùm, tôm hẹ, mực… * Hướng phát triển nông nghiệp của DHMT là khai thác các thế mạnh: chăn nuôi đ ại gia súc, tr ồng cây CN, khai thác và nuôi trồng thủy sản đi đôi với việc phát triển các ngành CN chế biến, hoàn thiện dần kết cấu hạ tầng KT-XH. ĐBSCL: Được xác định là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm hàng hóa số 1 của cả nước. Sản xuất nông nghi ệp c ủa vùng phát tri ển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên, đi đôi với việc đ ẩy mạnh CN chế bi ến, nông, thủy sản. ĐBSCL có điều kiện tư nhiên cơ bản thuận lợi cho việc sản xuất LT, TP: Khí hậu giàu nhiệt, ánh sáng, đ ộ ẩm, th ời tiết t ương đối ổn định, ngưồn nước dồi dào (nước mưa, nước sông ngòi, nước dưới đất) thuận lợi để đ ẩy mạnh thâm canh, tăng v ụ; Đ ất trồng: là đồng bằng châu thổ có dtích lớn nhất (4 triệu ha). Do không có hệ thống đê, phù sa sông vẫn tiếp tục bồi đặp, đất canh tác của đồng bằng nhìn chung màu mỡ, thích hợp để trồng lúa, cây ăn quả, cây CN lâu năm; Di ện tích mặt mước (trong n ội đ ịa và ven biển) khoảng nửa triệu ha, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản (nước ngọt, nước lợ); Các vùng biển (Tây Nam, Đông Nam) có nhiều bãi cá, bãi tôm chiếm 54% trữ lượng hải sản cả nước, sản lượng khai thác hàng năm còn thấp (đạt 1/6- 1/7 trữ lượng). ĐBSCL còn nhiều tiềm năng chưa được sử dụng hợp lý: Hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp (1,35); Phần l ớn dtích canh tác là ruộng 1 vụ (70% dtích đất canh tác) nếu giải quyết tốt vđề thủy lợi, dtích gieo trồng lúa s ẽ tăng thêm 1 tri ệu ha (hi ện nay khoảng 2,5 triệu ha); Dtích đất hoang hóa còn nhiều (67 vạn ha), có 50 vạn ha thộc loại dễ c ải t ạo, t ập trung ở các t ỉnh: Đ ồng tháp, Long an, An giang, Kiên giang, Cà mau; Còn nhiều dtích bãi bồi ven sông, ven biển, dtích mặt nước chưa s ử d ụng ho ặc s ử dụng chưa hợp lý. Cỏ thể từng bước cải tạo các diện tích này thành đất canh tác (tr ồng cói, lúa, cây ăn qu ả…) thành nơi nuôi trồng thủy sản. Câu 42: Trình bày các thế mạnh về KT của vùng Trung du và miền núi phía bắc. Cần giải quyết các v ấn đ ề gì đ ể phát huy các thế mạnh trên? * Thế mạnh: - Ksản: Là vùng giàu ksản nhất nước ta (than, quặng sắt, măngan, đồng, chì, kẽm, apatit, đất hiếm, thiếc, đá vôi, sét, cao lanh…); Các ksản có trữ lượng nhiều và khá nhiều: Than tập trung chủ yếu ở đông bắc (quảng ninh, lạng sơn, thái nguyên), tr ữ l ượng lớn nhất là mỏ than quảng ninh (trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit, chất lượng t ốt), s ản l ượng khai thác năm 2001 hơn 11 triệu tấn; Apatit: ở Cam Đường, Lào Cai (trữ lượng khoảng 500 triệu tấn), sản lượng khoảng 300.000 t ấn/năm; Thiếc: được khai thác với các mỏ Tĩnh túc (Cao bằng), Sơn dương (tuyên quang), sản lượng khoảng 1.000 tấn/năm; Ở Đông bắc còn có nhiều mỏ, quặng kim loại: sắ (Yên bái), thiếc, boxit và măngan ở Cao Bằng, chì kẽm ở B ắc Cạn; Ở Tây b ắc có đ ồng, niken (sơn la), đất hiếm (lai châu); Thủ điện: Trữ năng của hệ sông hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy đi ện c ủa c ả nước (11 triệu KW) riêng sông đà chiếm khoảng 6 triệu KW, đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn là nhà máy thủy điện Thác Bà (sông chảy), nhà máy thủy điện Hòa bình (sông đà), Hòa bình là nhà máy thủy đi ện có công su ất l ớn nh ất n ước ta hi ện nay (1,8 triệu KW) đang xây dựng thủy điện Sơn la (sông đà), Tuyên quang (sông Gâm). - Cây CN, cây dược liệu, rau, quả cận nhiệt và ôn đới: Do ảnh hưởng của đ ịa hình và gió mùa Đông b ắc, trung du và mi ền núo phía Bắc có thế mạnh đặc biệt về các nông sản cận nhiệt, ôn đới. + Cây CN: Đây là vùng chè lớn nhất cả nước, nổi tiếng với các địa danh: Phú Thọ, Thái nguyên, Nghĩa lộ, Hà Giang, Mộc châu… + Cây dược liệu: thảo quả, tam thất, đỗ trọng, đương quy, hồi… + Cây ăn quả: đào, lê, táo, mận… * Sapa là nơi sản xuất hạt giống quanh năm Khả năng mở rộng dtích và tăng năng suất loại nông sản trên của vùng còn rất lớn. - Về chan nuôi gia súc lớn: DO có nhiều đồng cỏ, ngành chăn nuôi gia súc của vùng phát tri ển khá mạnh: Trâu, bò l ấy thịt đ ược nuôi khắp vùng, đàn trâu ở đây chiếm gần ½ đàn trâu cả nước; Bò sữa nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc châu; Ngòai trâu bò vùng còn nuôi nhiều ngựa, dê 2. Giải quyết vấn đề: - Phục hồi vốn rừng ở các vùng đất trống, đồi trọc nhất là ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, đặc biệt là các rừng đầu nguồn.
  14. - 14 - - Tích cực giải quyết vđề nước tưới: kết hợp giữa việc xây dựng các đập thủy điện, các hồ chứa nước và các công trình th ủy lợi khác. - Hoàn thiện mạng lưới giao thông, tăng cường giao lưu giữa vùng với đồng bằng bắc bộ. - Phát triển mạng lưới các cơ sở chế biến nông sản, lâm sản. - Bổ sung nguồn lao động, nhất là lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Câu 43: Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng trung du và miền núi phía bắc có ý nghĩa KT lớn, ý nghĩa chính trị, XH sâu sắc? Kể tên các tỉnh thuộc trung du và miền núi phía bắc. Hãy nêu những khác biệt chủ y ếu gi ữa vùng Tây Bắc và Đông bắc? 1. Việc phát huy các thế mạnh ở TD và MNPB có ý nghĩa KT lớn, CT-XH sâu sắc: - Ý nghĩa KT: Trung du và miền núi phía bắc là vùng giàu tài nguyên để phát triển: nông nghi ệp (cây CN, cây d ược li ệu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn) CN (khai khoáng, luyện kim, năng lượng, chế biến…) du lịch.; Phát huy các thế mạnh c ủa vùng sẽ: Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng và của cả nước, Góp phần làm thay đ ổi sự phân hóa lãnh th ổ CN, nông nghi ệp ở nước ta, Tăng cường năng lực sản xuất của nền KT, tăng thêm nguồn hàng xuất khẩu. - Ý nghĩa CT-XH: Xóa bỏ dần hình thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu và nếp sống du canh, du c ư; Xóa b ỏ d ần s ự chênh l ệch về chất lượng cuộc sống giữa vùng núi, trung du- đồng bằng, giữa các dt ộc, tăng cường tình đoàn kết các dt ộc cùng s ống trên lãnh thổ VN; Góp phần phân bố lại dân cư, lđộng giữa đồng bằng- miền núi, tạo điều kiện khai thác h ợp lý h ơn ti ềm năng t ự nhiên và nguồn lđộng, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo. 2. Tên các tỉnh thuộc trung du, miền núi phía Bắc: - Vùng Đông bắc: Lào cai, Yên bái, hà giang, tuyên quang, cao bằng, lạng sơn, vĩnh phúc, phú th ọ, b ắc c ạn, thái nguyên, b ắc ninh, bắc giang, quảng ninh. - Vùng Tây bắc: Lai châu, Sơn la, hòa bình. 3. Những khác biệt giữa Tây Bắc và Đông bắc: Tây bắc Đông bắc Vị trí: Không giáp Vị trí: Giáp biển (bờ biển; có biên giới biển thuộc tỉnh với Lào, trung quốc Quảng ninh); Giáp vùng kinh tế phát triển năng động ở phía đông nam Trung quốc Địa hình, ksản: Địa hình, ksản: Có Núi cao, hướng Tây các dải núi vòng Bắc- Đông Nam; Có nhiều cao cung, cao nguyên Mộc nguyên, sơn nguyên, châu rộng lớn thuận đá vôi; Tập trung lợi cho chăn nuôi gia phần lớn dtích vùng súc, trồng cây CN; trung du của nước ta; Ksản: chủ yếu là Có trữ lượng lớn: kim loại màu, trữ than đa,s apatit, nhiều lượng không lớn kim loại màu (thiếc, (đồng, niken, chì..) chì, kẽm, măngan, đồng…) Khí hậu, sông ngòi: Khí hậu, sông ngòi: Ẩm và khô hạn hơn Vùng có mùa đông vùng Đông bắc; lạnh nhất nước ta, thời tiết thường biến sông (sông đà, sông mã..) có trữ năng động; Nhiều sông thủy điện lớn (sông chủ yếu thuộc hệ đà chiếm 1/5 trữ sông Hồng, thái bình, năng thủy điện cả có giá trị giao thông, nước) thủy điện. Thế mạnh KT: Khai Thế mạnh KT: Khai thác thủy điện; thác, chế biến ksản; Trồng cây ăn quả, Trồng cây CN, cây cây CN (nhiệt đới, dược liệu, cây ăn cân nhiệt…); Chăn quả cận nhiệt, ôn đới; Phát triển du nuôi đàn gia súc; ít cơ sở CN cơ sởquan lịch; Có nhiều cơ sở trọng nhất: thủy CN, các thành phố điện hòa bình; Giao trung tâm CN của thông với đồng vùng Việt trì- Lâm bằng sông hồng chủ thao- phú thọ, thái yếu là bằng đường nguyên, Bắc giang, bộ; Là vùng có mật Uông bí, Mạo Khê,
  15. - 15 - độ dân số thấp (lai hạ long, cẩm phả…; Giao thông với đồng 29ng/km2 châu bằng sông hồng chủ 1993) yếu bằng đường bộ, đường sông; Có các tuyến đường sắt, đường bộ, đường biển sang Trung quốc Câu 44: Điều kiện tự nhiên KT-XH ở Tây Nguyên có thuận lợi, khó khăn gì đối với phát triển KT? Thuận lợi: điều kiện tự nhiên và TNTN ở Tây nguyên thuận loiự để phát triển ngành cây CN, chế biến lâm s ản, chăn nuôi gia súc lớn. - Khí hậu xích đạo thích hợp cho việc trồng cây CN nhiệt đới lâu năm, mùa khô kéo dài thu ận l ợi đ ể ph ơi s ấy, b ảo qu ản s ản phẩm cây CN. Các vùng cao trên 1.000m có khí hậu mát mẻ, thích hợp để trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, actisô…). - Có nhiều dtích đất đỏ badan (1,8 triệu ha). Đất badan ở đây có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi để thành lập các nông trường, các vùng chuyên canh với quy mô lớn. - Rừng chiếm khoảng 36% dtích đất có rừng, 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của c ả nước. R ừng Tây nguyên còn nhi ều g ỗ quý (gụ, mật, cẩm lai, nghiến, trắc..) nhiều chim, thú quý (công, trĩ, voi, bò tót, gấu…) đã xây d ựng các liên hi ệp lâm, CN l ớn nhất cả nước: Kon Hà Nừng, Easúp.. - Tây nguyên còn có bôxít với trữ lượng hàng tỉ tấn, thủy năng (của các sông Xêxan, Xrêpốc, Đ ồng nai), nhi ều dtích đ ồng c ỏ thích hợp cho việc chăn nuôi gia súc đàn, nhiều địa điểm có giá trị du lịch: đà lạt, buôn ma thuột… Khó khăn: Vị trí của vùng không thật thuận lợi cho phát triển KT-XH (do không giáp biển); Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt. Việc làm thủy lợi lại khó khăn, t ốn kém h ơn các vùng đ ồng b ằng; Dtích r ừng b ị giảm sút nhanh do khai thác không hợp lý ảnh hưởng xấu đến các tài nguyên khác, nhất là tài nguyên đ ất c ủa vùng; Đi ều ki ện KT-XH của Tây nguyên còn nhiều khó khăn: Thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật và lđộng lành nghề, cơ sở hạ t ầng yếu kém, nh ất là mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc. Mạng lưới giáo dục, y tế và dịch vụ kỹ thuật kém phát triển; Họat động CN còn đang trong giai đoạn hình thành với một số trung tâm CN, điểm CN có quy mô nhỏ (Plây cu, Buôn ma thuột, Blao…) Câu 45: Trình bày về tình hình phát triển và phân bố cây CN ở Tây nguyên? Cần giải quyết những vấn đ ề gì đ ể đ ẩy mạnh việc phát triển ngành trồng cây CN của vùng? 1. Tình hình phát triển và phân bố cây CN Tây Nguyên: - Các cây CN chủ yếu: + Cà phê: cây CN quan trọng số một của Tây Nguyên; Chiếm 4/5 dtích trồng cà phê c ủa c ả nước đ ạt h ơn 290 nghìn ha 1990; Năng suất cây cà phê tăng khá nhanh từ 7-8 tạ/ha trước đây tăng lên 12-13 t ạ/.ha hiện nay; Cà phê, chè đ ược tr ồng trên các cao nguyên tương đối cao, có khí hậu mát (gia lai, Kontum, lâm đồng) cà phê vối đ ược trồng ở các vùng th ấp h ơn ch ủ yếu ở Đ ắc lắc; Đắc lắc là tỉnh códtích trồng cà phê lớn nhất cả nước, năm 1990 dtích khoảng 60.000ha, hiện nay đã tăng hơn 170.000 ha, cà phê buôn m thuột nổi tiếng cả trong, ngoài nước. + Chè: Trồng nhiều ở các cao nguyên Di linh, gia lai; Lâm đồng là t ỉnh có dtích tr ồng chè l ớn nh ất vùng, nổi ti ếng v ới vùng chè Blao; Vùng đã xây dựng các nhà máy chế biến chè búp ở biển hồ (gia lai), Blao (lâm đ ồng); Dtích trồng đang gia tăng mạnh, Tây Nguyên là vùng có dtích trồng cao su lớn thứ hai sau ĐNB; Được trồng nhiều ở các vùng thấp, tránh được gió mạnh (gia lai, đ ắc lắc). + Dâu tằm: Tây nguyên là vùng trồng dâu, nuôi tằm tập trung lớn nhất cả nước (dtích hiện nay 12.800ha); Nghề tr ồng dâu, nuôi tằm phát triển mạnh ở Lâm đồng (Blao, đơn dương, di linh). Ở Blao đã xây dựng 5 nhà máy ươm t ơ xuất kh ẩu; Ngoài các cây CN trên, dtích trồng hồ tiêu, ca cao, điều, mía và nhiều loại cây ăn quả đang được mở rộng ở Tây Nguyên. 2. Giải quyết vđề: Đảm bảo tốt nhu cầu LT, TP thông qua việc đẩy mạnh việc trao đ ổi hàng hóa v ới các vùng khác, t ạo đi ều kiện ổn định dtích trồng cây CN; Giải quyết tốt vấn đề thủy lợi (đã xây dựng công trình thủy lợi Adun hạ); Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy, phục hồi lại vốn rừng nhất là các rừng đ ầu nguồn, tiến hành đ ịnh c ư, đinh canh xóa b ỏ dân tập quá sản xuất nông nghiệp lạc hậu; Phát triển giao thông cải tạo và nâng c ấp mạng l ưới đ ường giao thông, đ ặc bi ệt là các tuyến đường 14, 19, 26.; Phát triển các nhành CN chế biến, tăng cường vốn đtư và bổ sung nguồn lđộng nhất là lđộng có kỹ thuật cho vùng. * ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía bắc là 3 vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta, so sánh? * Giống nhau: - Qui mô: Cả 3 vùng đều là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất, mức độ tập trung hóa tương đối cao, đều được hình thành từ thời Pháp thuộc với đồn điền cao su, cà phê, chè. - Hướng chuyên môn hóa: cả 3 đều là hướng cây CN dài ngày. - ĐK phát triển: cả 3 đều có tiềm năng về tự nhiên: đất, khí hậu, dân c ư có truyền th ống kinh nghi ệm, nhà nước quan tâm qua các chủ trương phát triển cây CN, đtư Xây dựng các cơ sở chế biến. * Khác nhau: - Vị trí, vai trò từng vùng: + ĐNB: Số 1, mức độ tập trung hóa rất cao hiệu quả KT rất lớn + Tây Nguyên: mức độ tập trung hóa cao, một số sphẩm nổi tiếng trong nước và quốc tế + Trung du miền núi phía bắc: mức độ tập trung hóa thấp hơn. - Hướng chuyên môn hóa: + ĐNB: + Tây Nguyên: + Trung du miền núi phía bắc: - ĐK phát triển:
  16. - 16 - + ĐNB: Địa hình tương đối = phẳng + Tây Nguyên: địa hình cao nguyên xếp tầng. + Trung du miền núi phía bắc: địa hình bị chia cắt, sự khác nhau về địa hình ảnh hưởng đến mức độ tập trung, hướng về chuyên môn hóa. - Đất: + ĐNB: đất xám phù sa cổ + Tây nguyên: đất badan thích hợp cây CN + Trung du Miền núi phía bắc: đất Feralit. - Khí hậu: chỉ có trung du miền núi phía bắc có mùa đông lạnh thích hợp cho cây cận nhiệt: chè +ĐNB, Tây Nguyên: cận xích đạo - ĐK KT-XH: + ĐNB thuận lợi nhất đứng đầu cả nước: cơ sở hạ tầng, đk tự nhiên, lực lượng lđộng chuyên môn kỹ thuật. + Tây nguyên: thấp nhất thiếu lđộng, thiếu cơ sở hạ tầng, đtư nước ngoài hạn chế. Câu 46: Dựa vào những nhân tố nào mà vùng ĐNB có được vị trí cao trong sự phân công lđ ộng theo lãnh th ổ c ủa c ả nước? ĐNB có dtích không lớn (23,5 nghìn km2) dsố và lđộng chỉ vào loại trung bình so với các vùng khác, nhưng dẫn đầu cả nước về tổng sản phẩm trong nước, giá trị sản lượng CN, gtrị hàng xuất khẩu do: - Có vị trí thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và với nước ngoài: Tiếp giáp với ĐBSCL (vùng tr ọng đi ểm s ố 1 c ủa cả nước về sản xuất LT, TP) Tây nguyên (vùng nguyên liệu cây CN, lâm sản). Hai vùng trên vừa là nơi cung c ấp nguyên li ệu, vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm CN của vùng; Bằng đường bộ có thể giao lưu dễ dàng với CPC (đường 22, 13), sân bay Tân sơn nhất, hệ thống cảng sông ở TPHCM và cảng nước sâu ở Vũng tàu thuận lợi giao lưu với nước ngoài. - Có điều kiện tự nhiên, TNTN thuận lợi về cơ bản phát triển nông nghiệp, CN, các ngành dịch vụ: Khí h ậu c ận xích đ ạo, th ời tiết khá ổn định, ít thiên tai, thuận lợi để sản xuất, giao thông quanh năm; Có nhiều dtích đất đỏ badan khá màu mỡ, đất xám trên phù sa cổ, các loại đất trên phân bố trên những mặt bằng rộng lớn và t ương đ ối bằng phẳng, thuận l ợi đ ể tr ồng nhi ều lo ại cây CN (cao su, cà phê, hồ tiêu, mía..) trên quy mô lớn, chuyên canh; Vùnh biển gần các ngư trường lớn (Ninh thuận- Bình thu ận, Cà mau- Kiên giang) có trữ lượng thủy sản phong phú. Bờ biển thuận lợi để nuôi, trồng thủy sản (tôm, cua..) và phát tri ển du l ịch; Dtích rừng tuy không lớn nhưng cung cấp nhiều nguyên liệu cho các ngành chế biến lâm sản c ủa vùng (gi ấy, diêm, đ ồ g ỗ..); Thềm lục địa có trữ lượng lớn dầu khí, trữ năng thủy điện của hệ sông Đồng nai khá lớn, vùng còn có sét, cao lanh v ới tr ữ lượng đáng kể. Các tài nguyên trên là cơ sở để phát triển nhiều ngành CN (năng lượng, lọc hóa dầu, gốm, s ứ..); Tài nguyên du lịch khá đa dạng (biển, rừng, di tích lịch sử) - Nguồn lao động: Dồi dào, quen sống và làm việc theo cơ chế thị trường; Thu hút hơn 80% lđộng có chuyên môn, có trình độ tay nghề của các tỉnh phía Nam. - Kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện: Nguồn năng lượng được tăng cường, ngoài đ ường dây 500KV b ắc nam, th ủy đi ện Đa nhim, hiện nay còn có: thủy điện Trị an, Thác mơ, nhiệt điện Hiệp phước, phú mỹ…; Công trình th ủy l ợi D ầu ti ếng ( ở th ượng lưu sông Sài gòn) là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, bảo đ ảm nguồn nước t ưới cho h ơn 170.000ha đ ất canh tác; Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc đang được cải t ạo, nâng cấp, hiện đ ại hóa (các qu ốc l ộ 1A, 51, sân bây Tân s ơn nhất, cảng sài gòn…) và được khai thác tốt. - ĐNB là vùng dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư (trong nước và nước ngoài) có cơ cấu ngành CN đa dạng. Ngoài 2 khu chế xuất Tân Thuận, Long trung, vùng còn nhiều khu CN, cụm CN mới (Thuận An, hiệp phước, Tây Bắc, củ chi) có trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao năng lực sản xuất CN của vùng. Câu 47: Thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? Hãy trình bày một số phương hướng chính đã và đang đ ược triển khai để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong sản xuất CN, nông nghiệp của vùng kinh tế ĐNB? 1. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học, kỹ thuật, vốn để vừa tăng thêm sản phẩm XH, thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp ký tài nguyên. 2. Phương hướng: - Trong sản xuất CN: + Tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc, cơ sở năng lượng: Giao thông vận tải: cải tạo, nâng cấp các quốc lộ (51, 1A..) hệ thống cảng sống và sân bay Tân sơn nhất…; Thông tin liên lạc, đã xuất hiện một số phương thức tiên tiến với trang thiết bị hiện đại (mạng truyền dẫn viba, thông tin qua vệ tinh, mạng cáp sợi quang…); Cơ s ở năng l ượng: bên c ạnh thủy điện Trị an (công suất 400.000 KW) thủy điện thác mơ (công suất 150.000KW), nguồn điện c ủa đ ường dây 500KV, đã có thêm nhiệt điều Phú mỹ, tua bin khí bà rịa, thủy điện Hàm thuận- Đa mi, thủy điện cần đơn.. + Mở rộng quan hệ hợp tác đtư với nước ngoài, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành CN, đ ổi mới k ỹ thu ật và công nghệ, nâng cao trìnhd dộ quản lý và tay nghề của người lđộng: ĐNB là vùng dấn đàu cả nước về số dự án và s ố v ốn đt ư nước ngoài, 2 trong 6 khu chế xuất hiện nay ở nước ta là thuộc vùng ĐNB (Tân thuận, Linh trung). + Phát triển các ngành dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, du lịch…). + Sắp xếp lại sản xuất CN trên lãnh thổ, quan tâm đúng mức vấn đề bảo vệ môi trường, chú trọng phát triển ngành CN dầu khí. - Trong sản xuất nông nghiệp: + Nâng cao hiệu quả ngành trồng cây CN, nhất là các cây CN lâu năm (cao su, cà phê) trên c ơ s ở: Đ ổi mới c ơ c ấu gi ống (trong ngành trồng cao su, thay thế các vườn cao su già cỗi bằng giống cao sư Malaixia); Hoàn thiện cơ sở vật chất k ỹ thu ật, đ ặc bi ệt là các công trình thủy lợi, để giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng th ấp d ọc sông Đồng nai, sông la ngà, kết hợp với việc xây dựng các công trình thủy điện. + Phát triển các ngành CN chế biến sản phẩm nông nghiệp, đi đôi với đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp (phát triển chăn nuôi bò sữa, nuôi gia cầm theo lối CN, mở rộng dtích nuôi trồng thủy sản): Bảo vệ tốt vốn rừng ở vùng thượng nguồn các sông bé, đồng nai. ..và rừng ngập mặn ở duyên hải. * Thế nào là vùng chuyên canh cây CN, trình bày những đk hình thành vùng chuyên canh cây CN ở nước ta?
  17. - 17 - Là vùng tập trung các loại cây CN trên cơ sở các đkiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho 1 số cây có giá tr ị, vi ệc hành thành vùng chuyên canh sẽ thu hút nhiều lđộng góp phần phân bố lại dân cư và lđộng trên lãnh thổ. Câu 48: Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng ĐNB có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của vùng? - ĐNB có đkiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng chế bi ến th ủy h ải s ản; Khai thác ks ản ở vùng thềm lục địa (hiện nay là dầu khí); Du lịch biển (với Vũng tàu là nơi nghĩ mát lý t ưởng và côn đ ảo v ới nhi ều c ảnh quan đẹp); Giao thông vận tải biển. - Việc phát triển tổng hợp KT biển ở vùng ĐNB có nhiều ý nghĩa: Góp phần khai thác lãnh thổ theo chi ều sâu v ừa nâng cao thu nhập cho vùng, vừa tạo thêm nhiều việc làm cho lđộng và tạo sự chuyển dịch trong c ơ cấu lđ ộng và dc ư c ủa vùnd (theo ngành, theo lãnh thổ); Phát triển CN lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí sẽ làm thay đ ổi c ơ c ấu kinh t ế và s ự phân hóa lãnh thổ của vùng, từ đó, vị trị của ĐNB trong phân công lđộng theo lãnh thổ của cả nước về được nâng cao hơn; Tạo đkiện đẩy mạnh hơn nữa giao lưu KT của vùng và của cả nước với nước ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2