Ôn tập phần sinh thái học - Chương 2: Quần xã sinh vật
lượt xem 26
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh cùng tham khảo tài liệu ôn tập phần sinh thái học Chương 2: Quần xã sinh vật sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn tập phần sinh thái học - Chương 2: Quần xã sinh vật
- PHẦN SINH THÁI HỌC - Chương 2. QUẦN XÃ SINH VẬT KIẾN THỨC: * Quần xã sinh vật: là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định.Các sinh vật trong quần xã có quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật thích nghi với môi trường sống của chúng. * Các đặc trưng cơ bản của quần xã: - Đặc trưng về thành phần loài thể hiện qua số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài, loài ưu thế, loài đặc trưng. - Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã: sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Sự phân bố theo xu hướng giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quẩn sử dụng nguồn sống của môi trường. Gồm 2 kiểu phân bố: + Phân bố theo kiểu thẳng đứng + Phân bố theo chiều nằm ngang * Diễn thế sinh thái: là quá trình bíên đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. * Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái: - Bên ngoài: tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã + Tác động mạnh mẽ của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế. + Hoạt động khai thác tài nguyên của con người. - Bên trong: cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã BÀI TẬP: I. PHÂN TỰ LUẬN Trang 1
- 1/ Giữa các loài trong quần xã có mối quan hệ nào với nhau. Hiện tượng khống chế sinh học là gì? 2/ Hãy phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Việc nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta biết được điều gì? BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quần xã là một tập hợp…….…thuộc nhiều ………….cùng sinh sống trong một…………. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ……………như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc………………. 1. các nhóm sinh vật 2. giới khác nhau 3. các quần thể sinh vật 4. khu cư trú nhất định 5. tương đối ổn định 6. không gian nhất định 7. gắn bó với nhau 8. loài khác nhau. A. 3, 8, 6, 7, 5 B. 1, 2, 4, 5, 6 C. 1, 4, 5, 8, 3 D. 1, 6, 7, 8, 5 Câu 2. Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi A. độ đang dạng, mật độ, tỉ lệ đực cái B. độ đa dạng, sự phân bố cá thể của quần thể C. mật độ, sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã D. số lượng loài lớn, số lượng cá thể của loài cao. Câu 3. Một quần xã ổn định thường có A. số lượng loài vừa phải, số lượng cá thể của loài thấp B. số lượng loài ít, số lượng cá thể của loài cao. C. số lượng loài lớn, số lượng cá thể của loài ít D. độ đa dạng và phân bố cá thể trong không gian của quần xã. Câu 4. Loài ưu thế là A. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn. B. loài chỉ có trong một quần xã nào đó. Trang 2
- C. loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. Câu 5. Loài ưu thế trong quần xã trên cạn là A. thực vật có hạt B. thực vật hạt trần C. thực vật thân thảo D. thực vật thân gỗ Câu 6. Loài đặc trưng của quần xã rừng đồi núi Phú Thọ là A. thực vật hạt kín B. cây bụi C. cọ D. loài dây leo Câu 7. Nội dung không đúng khi nói về loài đặc trưng là loài A. loài chỉ có trong một quần xã nào đó. B. loài có số lượng lớn hơn hẳn các loài khác C. loài có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác. D. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn. Câu 8. Quan hệ cộng sinh là sự sống chung giữa hai loài A. hay nhiều loài mà các loài tham gia đều có lợi và nhất thiết phải cùng tồn tại B. hay nhiều loài mà các loài tham gia đều có lợi nhưng không nhất thiết phải có C. một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không có hại D. đều có lợi nhưng không nhất thiết cùng tồn tại * Cho các mối quan hệ sau.( Sử dụng cho câu 9, 10, 11, 12, 13) 1. Địa y sống bám trên cành cây. 2. Rận và bọ chét sống bám trên da trâu, bò 3. Cá ép bám vào rùa biển 4.Vi khuẩn nốt sần sống trong rễ cây họ đậu 5. Giun đũa sống trong ruột người 6. Hải quỳ và cua 7. Chim mỏ đỏ và linh dương 8. Phong lan bám trên thân gỗ Trang 3
- 9. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối 10. Lươn biển và cá nhỏ Câu 9. Quan hệ cộng sinh là A. 2, 3, 5, 7 B. 1, 4, 6, 9 C. 1, 7, 8, 9 D. 3, 5, 6, 8, 10 Câu 10. Quan hệ hội sinh là A. 3, 8 B. 1, 4 C. 2, 5, 6 D. 5, 6, 9 Câu 11. Quan hệ hợp tác là A. 1, 2, 3 B. 4, 5, 7, 8 C. 7, 10 D. 5, 6, 9 Câu 12. Quan hệ kí sinh là A. 2, 9, 10 B. 3, 5, 6 C. 1, 7, 8 D. 2, 5 Câu 13. Sự phân tầng thẳng đứng trong rừng mưa nhiệt đới do A. quần xã có độ đa dạng cao B. sự phân bố ngẫu nhiên C. sự phân bố các quần thể trong không gian D. nhu cầu ánh sáng không đồng đều ở các quần thể Câu 14. Nội dung không đúng khi nói về ý nghĩa của sự phân tầng là A. thu được nhiều loại sản phẩm trên một diện tích B. tiết kiệm không gian C. giảm bớt sự cạnh tranh giữa các quần thể D. tăng năng suất cây trồng Câu 15. Thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật được sắp xếp theo nguyên tắc « Loài có lợi xếp trước, loài có hại xếp sau, loài bị hại càng nhiều càng xếp sau » là A. cộng sinh ; hợp tác ; hội sinh ; kí sinh ; ức chế - cảm nhiễm ; cạnh tranh ; sinh vật ăn sinh vật khác. B. cộng sinh ; hợp tác ; hội sinh ; kí sinh ; ức chế - cảm nhiễm ; sinh vật ăn sinh vật khác; cạnh tranh . Trang 4
- C. cộng sinh ; hợp tác ; hội sinh ; ức chế - cảm nhiễm; kí sinh ; sinh vật ăn sinh vật khác; cạnh tranh . D. hợp tác ; cộng sinh; hội sinh; cạnh tranh ; kí sinh; sinh vật ăn sinh vật khác ; ức chế - cảm nhiễm . Câu 1 6. Hiện tượng khống chế sinh học xảy ra do tác động của các mối quan hệ A. cộng sinh hoặc ức chế - cảm nhiễm B. đối kháng giữa các loài C. hỗ trợ, vật kí sinh vật chủ D. hợp tác hoặc động vật ăn thịt và con mồi Câu 17. Thực chất của diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi A. tuần tự của quần thể sinh vật qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi môi trường B. tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường C. tuần tự thành phần loài D. mở rộng vùng phân bố của quần xã. Câu 18. Diễn thế sinh thái diễn ra do A. tác động của ngoại cảnh lên quần xã và sự khai thác quá mức của con người B. tác động của ngoại cảnh lên quần xã và sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã C. sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã và sự khai thác quá mức của con người D. các sự cố bất thường như mưa bão, lũ lụt, hạn hán Câu 19. Nội dung không đúng khi nói về nguyên nhân gaâ diễn thế sinh thái A. tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã B. cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã C. hoạt động khai thác tài nguyên của con người D. sự xuất cư của một số loài trong quần xã Trang 5
- Câu 20. Xu hướng của diễn thế nguyên sinh là hình thành 1 quần xã A. tương đối ổn định B. trung gian C. bị suy thoái D. tương đối ổn định hoặc bị suy thoái Câu 21. Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường A. chưa có một quần xã sinh vật nào B. đã có một quần xã sinh vật C. đã có 1 quần xã sinh vật phát triển nhưng bị huỷ diệt D. đã có một số sinh vật tiên phong Câu 22. Quan hệ hội sinh là hai loài chung sống với nhau trong đó A. cả hai cùng có lợi nhưng không nhất thiết cùng tồn tại B. hai loài cùng có lợi và nhất thiết cùng tồn tại C. một loài có lợi, một loài không có hại và nhất thiết phải có D. một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì. Câu 23. Đặc điểm của quan hệ ký sinh là A. một loài sử dụng loài khác để làm thức ăn B. hai loài sống chung với nhau có cùng một nhu cầu sống C. 2 loài cùng chung sống, một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì. D. một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể từ loài đó. Câu 24. Đặc điểm quan trọng nhất để nhận biết loài đặc trưng trong quần xã là loài A. đóng vai trò quan trọng, quyết định chiều hướng của quần xã B. chỉ có ở một quần xã nào đó C. có khả năng phân bố rộng D. có số lượng cá thể lớn Trang 6
- Câu 25. HIện tượng trên cacsnh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm là do mối quan hệ A. cạnh tranh B. sinh vật ăn sinh vật khác C. kí sinh D. hội sinh Câu 26. Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã là dẫn đến A. sự biến động hay suy thoái của quần xã B. sự ổn định của quần xã C. sự thay đổi của quần xã theo hướng thích nghi với môi trường D. dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học Câu 27. Nội dung không đúng khi đề cập đến nguyên nhân của diễn thế sinh thái là A. cạnh tranh và hỗ trợ giữa các loài trong quần xã B. sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã C. sự thay đổi cảu các nhân tố sinh thái ngoại cảnh D. những hoạt động khai thác tài nguyên của con người Câu 28. Phát biều nào sau đây là không đúng về diễn thế thứ sinh ? A. Điều kiện phát triển thuận lợi hình thành quần xã tương đối ổn định B. Điều kiện phát triển không thuận lợi hình thành quần xã suy thoái C. Trong thực tế thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái D. Luôn hình thành một quần xã ổn định Câu 29. Diễn thế diễn ra ở một môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống được gọi là A. diễn thế thứ sinh B. diễn thế nguyên sinh C. diễn thế thay thế D. diễn thế phân huỷ Câu 30. Trong diễn thế , nhóm loài đã « tự đào huyệt chôn mình » vì A. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế đã làm giảm nguồn sống B. nhóm loài ưu thế là nguồn sống của quần xã Trang 7
- C. loài ưu thế có số lượng lớn nên đã sử dụng hết nguồn thức ăn, dẫn đến thiếu thức ăn và chết D. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho các loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới. GỢI Ý LÀM BÀI – ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUẬN 1/ * Quan hệ giữa các loài trong quần xã - Quan hệ hỗ trợ : + Quan hệ cộng sinh : sự hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi, cùng tồn tại. + Quan hệ hợp tác : sự hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia đều có lợi, nhưng không nhất thiết cùng tồn tại + Quan hệ hội sinh : sự hợp tác giữa 2 loài, trong đó có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại. - Quan hệ đối kháng : quan hệ giữa 1 bên là loài có lợi còn bên kia là loài bị hại. + Quan hệ cạnh tranh : các loài cạnh tranh nhau giành nguồn sống. Trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một số loài sẽ thắng thế, các loài khác bị hại hoặc cả hại đều bị hại. + Ký sinh : một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. + Quan hệ ức chế - cảm nhiễm : một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác + Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác : thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa hai loài, loài này sử dụng loài kia làm thức ăn. Trang 8
- * Khống chế sinh học : là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ ổn định do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. 2/ Phân biệt diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh Nội dung Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh Giai đoạn đầu Môi trường mà trước đó chưa hề Môi trường mà trước đây đã từng có một quần xã nào. tồn tại một quần xã và nay đã bị huỷ diệt. Giai đoạn Các quần xã sinh vật biến đổi Một quần xã mới phục hồi thay giữa tuần tự thay thế lẫn nhau và ngày thế quần xã bị huỷ diệt, các quần càng phát triển đa dạng. xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. Giai đoạn Hình thành quần xã tương đối ổn - Nếu điều kiện phát triển thuận cuối định lợi hình thành quần xã tương đối ổn định. - Nếu điều kiện phát triển không thuận lợi thì quần xã suy thoái * Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái : - Giúp ta nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật, hình dung được những quần xã tồn tại trước đó và dự đoán được những quần xã được thay thế trong hoaà cảnh mới. - Giúp con người chủ động sự phát triển của diễn thế theo hướng có lợi cho con người như : + Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên + Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường. PHẦN TRẮC NGHIỆM 1 A 2D 3D 4A 5A 6C 7D 8A 9B 10 11 12 13 14 15 Trang 9
- A C D D B A 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B B B D A C D D B A D A D A D Trang 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM SINH - SINH THÁI HỌC
11 p | 2064 | 644
-
BỘ ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN SINH HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
17 p | 292 | 89
-
Bài tập trắc nghiệm ôn thi CD&ĐH sinh thái học có đáp án phần 1
6 p | 204 | 53
-
Giáo án Sinh học 9 bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
5 p | 444 | 41
-
Phần 7: Sinh thái học
15 p | 238 | 37
-
Bài tập trắc nghiệm ôn thi CD&ĐH sinh thái học có đáp án phần 2
6 p | 137 | 35
-
Bài tập trắc nghiệm ôn thi CD&ĐH sinh thái học có đáp án phần 3
7 p | 151 | 32
-
Ôn tập phần sinh thái học - Chương 3: Hệ sinh thái
16 p | 180 | 27
-
Ôn tập phần sinh thái học - Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
7 p | 267 | 18
-
Bài giảng Sinh học 9 bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
28 p | 256 | 15
-
Chuyên đề LTĐH môn Sinh học: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (Phần 1)
4 p | 111 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên
15 p | 33 | 4
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
5 p | 121 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên
30 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên
7 p | 26 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Thái Phiên
11 p | 30 | 2
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 3 năm học 2021-2022 - Tuần 7: Luyện từ và câu Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
24 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn