intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ông Trời của người Việt nam qua ca dao, tục ngữ

Chia sẻ: Lanngoc Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

210
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trời trong các đạo: Thần, Phật, Khổng, Lão, Ông Bà 2. Trời trong ca dao tục ngữ dân Việt 3. Trời trong đạo Thiên Chúa 1. Trời trong các đạo: 1- Thờ Thần Người Việt nam thời xưa cũng như người Thượng (gốc người Việt) còn tới thời nay, thờ nhiều thần. Mỗi sức mạnh của vũ trụ như mưa sấm sét, mỗi nghề nghiệp, mỗi địa phương đều có những vị thần riêng. Đây là tính cách sơ khai về tín ngưỡng. Thổ công, hiện còn được một số người VN tôn thờ để coi sóc gia đình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ông Trời của người Việt nam qua ca dao, tục ngữ

  1. Ông Trời của người Việt nam qua ca dao, tục ngữ
  2. 1. Trời trong các đạo: Thần, Phật, Khổng, Lão, Ông Bà 2. Trời trong ca dao tục ngữ dân Việt 3. Trời trong đạo Thiên Chúa 1. Trời trong các đạo: 1- Thờ Thần Người Việt nam thời xưa cũng như người Thượng (gốc người Việt) còn tới thời nay, thờ nhiều thần. Mỗi sức mạnh của vũ trụ như mưa sấm sét, mỗi nghề nghiệp, mỗi địa phương đều có những vị thần riêng. Đây là tính cách sơ khai về tín ngưỡng. Thổ công, hiện còn được một số người VN tôn thờ để coi sóc gia đình. Thần tài cũng còn được tôn kính. Bởi đạo thờ Thần không Giáo chủ, không giáo sĩ, người dân nghe vị thần nào linh thiêng là tin tưởng, cầu cúng. Với thời gian, lắm sự lầm lạc mê tín xen vào. Họ không biết tới Đức Chúa Trời, nên không có xác tín rõ rệt, chỉ có những tư
  3. tưởng chung chung như ca dao người Việt mô tả, sẽ đề cập dưới đây. 2- Thờ Phật Quãng năm 560 trước Tây lịch, Phật tổ ra đời, được đặt tên là Gautama Shidata, tại nước Ấn độ. Lớn lên trong cung điện nước Kosala do cha ông làm Tiểu vương. Công tử Gautama đã đi ra ngoài cung điện, tìm hiểu cuộc đời. Qua 4 lần xuất du, ông đã nhận định về 4 hạng người trong xã hội: Bệnh tật, chết chóc, già nua, nghèo túng. Nói đúng hơn là 4 cảnh khổ. Ông cũng nhận thấy 4 giai cấp xã hội: Tăng lữ, Quí tộc, Trung lưu, hạ lưu. Sự đau khổ của con người và giai cấp xã hội tách biệt khiến ông quyết tâm tìm đạo. Năm 30 tuổi ông từ bỏ cung điện để sống một đời tu khổ hạnh, để tìm chánh phúc. Năm 39 tuổi, Ông thành đạo dưới gốc cây Bồ đề. Ngài bắt đầu lên đường hành đạo và tự xưng danh hiệu Boudha (Bụt, Tự giác) còn gọi là Phật hay ThíchcaMâuNi. (Kim Long, Triết sử Đông phương) Theo Phật giáo, có 4 đề về chân lí: 1- Đời là bể khổ, sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, không ưa mà hợp là khổ,
  4. muốn mà không được là khổ. 2- Nguồn gốc của cái khổ là lòng tham muốn, trong luân hồi kiếp này nối kiếp khác. 3- Từ bỏ lòng tham muốn sẽ hết luân hồi, đó là tới Niết bàn. 4- Đường giải thoát nằm trong bát chính đạo: (1. Chính kiến (thấy rõ chân lý), 2. Tư duy (Suy nghĩ đúng chân lý, 3. Chính ngữ (nói đúng chân lý, 4. Chính nghiệp (Hành động đúng), 5. Chính mệnh (Sống đúng chân lý), 6. Tinh tiến (tiến đức tới đắc đạo), 7. Chính niệm (ý niệm chân chính không gian bạo), 8. Chính định (định trí vào chân lý cách vững vàng). Ngoài phần lý thuyết trên, Phật tử còn phải giữ ngũ giới và lục độ. Ngũ giới (cấm sát sinh, đạo tặc, dâm ô, vọng ngữ - ăn gian nói dối-, rượu chè,) - Lục độ tức 6 đường tu gồm: Bố thí, trì giới (giữ 5 điều nói trên) nhẫn nhục, tinh tiến, Thiền định (suy niệm), bát nhã (học giáo lý cho thông) Đối với Phật giáo thì giai đoạn sau cùng là Niết bàn (Nirvâna). Tới Niết bàn là
  5. không còn đạo. Niết bàn do động từ Nirvâna có nghĩa là dập tắt đi để được mát mẻ thảnh thơi. Niết bàn có thể xuất hiện ngay ở cõi trần, đó là 1 tình trạng trong đó ý tưởng, cảm xúc không còn nữa và những dục vọng đã bị tiêu diệt. Niết bàn chỉ là 1 trạng thái của linh hồn đã thoát cõi Vô minh mê lầm mà vào cõi giác, chứ đó không phải là cõi hạnh phúc nào tích cực như cõi Thiên đường. Chính Như Lai Phật Tổ đã nói với Râdha:"Tịch diệt ái dục là Niết bàn". Nhận xét: Tự mình giải thoát mình khỏi "dục vọng". Hết dục là hết khổ. Hết dục là Niết bàn. Phật giáo không nói gì đến Ông Trời, hay nhờ Trời mà được ơn này ơn nọ…không nói tới thần thánh nào hết. Cũng không bảo thờ cúng ai hết. Phật giáo đúng ra là con đường tự giải thoát. Không nhìn nhận Ông Trời. Nhưng trên thực tế, có nhiều cái khổ không phải tự mình tham muốn, đúng ra là không muốn, không tham. Nó đến từ bên ngoài như tai nạn thiên nhiên, hoặc từ đâu đâu ập đến, người ta gọi là "tai bay vạ gió", biết giải thích sao, nếu không nhận có một Ông Trời điều hành vũ trụ?Ai sẽ thưởng phạt công minh? 3. Thờ Khổng
  6. Khổng Tử không sáng lập, nhưng đã phát huy đạo này, sau này, người ta quen gọi là Đạo Khổng. Khổng Tử sinh năm 551 trước Tây lịch. Ngài san định lại Ngũ kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân, Thu. Ngài dạy 8 điều đã có trong Nho giáo: Hiếu, Đễ, Trung, Thứ, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Ngài còn dạy 6 nghề: Lễ để giao thiệp, Nhạc để giải trí, Xa để bắn, Ngự cỡi ngựa để tập thể thao, Thư để làm Văn nghệ, Số để biết toán pháp. Điểm chính của Nho giáo là chú trọng đến việc giáo dục con người. Căn bản tư cách con người là Tam cương: Quân thần, Phụ tử, Phu phụ. Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,đó là 5 đức mà con người thường phải có trong khi giao dịch với nhau. Muốn thành con người hoàn hảo, phải đi theo thứ tự: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Đường lối xử thế người hành đạo cần theo đúng: Chính danh, Thuận ngôn, Hành thiện,
  7. Phụ nữ phải: Tam tòng, Tứ đức (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức là: Công, Dung, Ngôn, Hạnh) Linh mục Đắc Lộ trong sách Phép giảng Tám ngày (ngày thứ bốn), hỏi: "ông Khổng Tử biết có Đức Chúa Trời làm nên mọi sự, là cội rễ mọi vật tạo thành, mọi sự lành, hay là ông chẳng biết?. Nếu ông được tôn kính là thánh hiền, là thầy, đã biết, thì phải dạy học sinh cũng được biết mà thờ đấng ấy cho phải đạo. Nhưng ông Khổng đã chẳng dạy điều đó…" Vậy người ta cũng không nhờ đạo Khổng mà nhận biết Trời! 4- Thờ Lão Lão Tử dạy về vũ trụ rằng: "Đạo là nguyên lý vô hình vô sắc, đã sinh ra âm dương trời đất muôn vật muôn loài theo như luật tuần hoàn biến cải tự nhiên". . Bằng cớ vào đâu để quả quyết từ nguyên lý vô hình vô sắc? theo lý luận hay theo khoa học? Nói "Đạo" từ vô hình mà phát sinh, thì có hơn gì nói "không biết"? Như vậy Lão tử không biết đến hay không nhìn nhận Ông Trời?
  8. 5- Thờ Ông Bà Nói là đạo ông bà thì không đúng hẳn, vì không có Giáo hội, giáo chủ, giáo sĩ, đây chỉ là chuyện gia đình, chuyện con cái tự thấy yêu mến, muốn đáp đền ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã sinh dưỡng mình. Khi qua đời, Ông bà được chôn trong vườn cạnh nhà, vong hồn ông bà được coi như đang sống nơi tủ thờ, do đó con cái ăn lo sống sao cho đứng đắn kẻo mang chữ bất hiếu. Từ việc tết nhất, cưới vợ gả chồng, từng bữa cơm, khi con cháu đau, ông bà đều được nhớ đến, được khấn vái. Tùy gia đình giầu nghèo, bình thường hay cấp bách: thường là mâm cơm, ít là cau trầu hoa quả, giữa đêm khuy một chén nước lã với nén hương. Thời gian cúng là chờ cho tan một tuần hương, tức là bó nhang cháy lụn, lúc đó là kể như thời gian ông bà hưởng dùng của lễ dâng. Sau đó dọn xuống cho người nhà cùng nhau dùng. Thói tục VN cữ tên ông bà, nếu đứa cháu lỡ đặt lầm tên ông bà thì phải kêu tên khác với tên trong khai sinh. Không có sách giáo lý dạy Đạo Ông Bà, nên không nói đến Ông Trời, nhưng thực tế con cháu lại luôn cầu Trời như ca dao tục ngữ được trình bầy dưới đây.
  9. 2. Trời trong ca dao tục ngữ dân Việt Qua phần trên, người ta thấy tại Việt Nam tuy có nhiều đạo …nhưng trên hết các đạo, người Việt Nam tin ở Ông Trời, người ta còn gọi là Ngọc Hoàng, Thượng Đế. Dân Việt Nam là dân hữu thần, sống rất gần gũi với Trời. Từ khi chào đời tới khi qua đời, người ta nói rất nhiều tới Trời xanh cao cả trên đầu, qua trời xanh đó, người ta nhận rằng có Đấng Tối cao dựng nên trời đất, cai quản vũ trụ, nhất là loài người. Người ta tin rằng, từng hành động của con người đều có Trời chứng giám, can thiệp. Tiếng "Trời" được phát xuất từ cửa miệng dân chúng hằng ngày qua đời sống cách dễ dàng, lại còn sàng lọc, kết tinh, lưu trữ trong tâm trí con người, trong ca dao tục ngữ như những nguyên tắc đạo hạnh, được lưu truyền qua nhiều thế hệ nơi người bình dân để rồi âm thầm điều khiển tư tưởng, ngôn ngữ, lối sống của người Việt. Ta có thể tìm thấy những tư tưởng về Ông Trời như sau:
  10. * Trời tạo dựng muôn vật: - Khi nghe chim hót, khi nhìn núi cao, khi thấy sông sâu, khi nhìn cái gai nhọn trên rừng, nhìn trái tròn trên cây, người ta nhận ra Đấng làm ra chúng. "Con chim nó hót trên cành, Nếu Trời không có, có mình làm sao? Con chim nó hót trên cao, Nếu Trời không có, làm sao có mình? "Núi kia ai đắp nên cao, sông kia biển nọ ai đào mà sâu? "Gai trên rừng ai bứt mà nhọn, trái trên cây ai vo mà tròn? * Trời trông coi, gìn giữ: - Tin rằng Trời sinh ra con người, sinh ra rồi, Trời không bỏ mặc, nhưng Trời nuôi sống:
  11. "Trời sinh Trời dưỡng. "Trời sinh voi, Trời sinh cỏ. Ngày nay, tình trạng sinh sống nhân loại khác ngày xưa, không còn nhiều người quan niệm như câu tục ngữ trên, vì người ta đã không còn tin tưởng mạnh mẽ ở Trời cao như cha ông họ. - Không những Trời sinh ra thân xác con người, qua cha mẹ, mà còn sinh cả tính tình nữa: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính "Trời sinh ra ông tướng giặc, cờ bạc xóc đĩa dông dài cả đêm, canh trước tướng hãy còn tiền, canh sau cố áo ngồi bên lọ hồ... Bấy giờ quan tướng thua ra, áo quần cố hết, trở ra về trần,
  12. về giữa sân vạch quần bắt rận, vợ trong nhà giận chẳng nấu cơm. Bấy giờ tướng cúi ổ rơm, chẳng dám hạch nước hạch cơm hạch trầu. Vợ thương chồng ra mầu rét mướt, đem tiền đi chuộc áo lấy về. Từ nay tướng hẳn xin thề, đã đi cờ bạc còn về chi đây. - Trong nếp sống gia đình, vợ chồng khuyến khích nhau: "Xin chàng kinh sử học hành, để em cầy cấy cửi canh kịp người, mai sau xiêm áo thảnh thơi, ơn Trời lộc nước đời đời hiển vinh - Đôi hôn nhân nguyện Trời chứng giám cho mối tình chung thủy: "Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ, trên bầu trời rộng có mây xanh,
  13. từ ngày chia rẽ em anh, nước trời còn đó ai đành phụ nhau. Họ thề thốt trước mặt Trời: "Trời cao đất rộng, em vọng lời nguyền, đất trời còn đó, em giữ tuyền thủy chung. - Khi con người phụ tình, người ta than thở: "Trời ơi có thấu tình chăng, con người nhân nghĩa lai căng mất rồi. - Gắng tập đức: "Ở hiền thì lại gặp lành, Những người nhân đức trời dành phước cho.
  14. "Ở xởi lởi Trời cởi ra cho, Ở so đo Trời co ro lại. - Những biến cố của quốc gia, người ta cũng nói đến Trời xui khiến: "Trời ơi sinh giặc làm chi, cho chồng tôi phải ra đi chiến trường! Người ta cầu xin cho cuộc chinh chiến thành công: "Lạy Trời cho cả gió nồm, cho thuyền chúa Nguyễn căng buồm tiến ra (phương Bắc đánh chúa Trịnh?) - Sự giầu nghèo, bất công, chênh lệch trên đời cũng do tại Trời: "Trời sao trời ở chẳng cân, \ người ăn không hết, kẻ lần không ra! "Trời sao trời ở chẳng công, người ba bốn vợ, người không vợ nào!
  15. - Ngay cả việc cờ bạc họ cũng dám đùa bỡn đổ lỗi cho Trời: "Trời sinh ra kiếp ăn chơi, sao trời lại ghép vào nơi không tiền? - Còn muốn hỏi Trời về những xui xẻo do đam mê ngu dại mình: "Bác thang lên hỏi ông Trời, những tiền cho gái có đòi được chăng? - Nước Việt thuộc miền nhiệt đới, mưa nhiều, nắng nhiều. Dân Việt hầu hết làm nghề nông, trồng lúa, trồng hoa mầu, nên khi đồng khô cỏ cháy, người ta ngày đêm kêu cầu Trời cho mưa nắng phải thì, mùa màng tốt tươi: "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm tôi thổi,
  16. lấy chổi quét nhà, con gà nhặt thóc... Và khi đã có mưa, người ta hân hoan biết ơn, cần cù làm việc: "Ơn Trời mưa nắng phải thì, nơi thì cầy cạn, nơi thì bừa sâu. "Nhờ trời mưa gió thuận hòa, nào cày nào cấy trẻ già đua nhau. -Nhờ ơn Trời mà có cảnh sung túc ấm no: "Làng ta phong cảnh hữu tình, Dân cư giang khúc như hình con long, nhờ Trời Hạ kế sang Đông, làm nghề cầy cấy vun trồng tốt tươi, vụ năm cho đến vụ mười, trong làng kẻ gái người trai đua nghề, trời ra: gắng, trời lặn: về,
  17. ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chiên, Dưới dân họ trên quan viên, công bình giữ mực cầm quyền cho hay. Họ biết lợi dụng cả trời nắng cũng như trời mưa: "Trời nắng tốt dưa, Trời mưa tốt lúa Khi thời tiết thuận hòa cũng như khi gặp cảnh bão lụt mất mùa thường xảy ra trên quê hương: "Bây giờ gặp phải hội này, khi trời hạn hán khi hay mưa dầm, khi trời gió bão ầm ầm - Người ta khiêm tốn ngửa mặt cầu xin: "Nghiêng vai ngửa vái Ông Trời, đương cơn hoạn nạn, độ người trần gian
  18. * Người ta quan niệm rằng: Trời là Đấng Tối cao sinh ra con người, hằng quan phòng và nắm quyền thưởng phạt, điều hành vũ trụ cách công minh uy quyền. Trời quyền phép, công bằng, nhưng rất nhân từ: Trời là nguồn ơn và cũng là nguồn khổ. Khi được may lành người ta nói: "Nhờ Trời ban". Khi gặp đau khổ, người ta kêu: "Trời ơi!". Trời sinh ra khác biệt, giầu nghèo… "Trời làm một trận nắng chang, ông hóa ra thằng thằng hóa ra ông. - Tin rằng Trời luôn nâng đỡ kẻ thiện chí, thành tâm: "Trời nào phụ kẻ có nhân", Nên nhiều khi người ta phó thác cho Trời: "Trời cho, hơn lo làm". "Làm trai quyết chí tu thân, công danh chớ vội nợ nần chớ lo,
  19. khi nên Trời giúp công cho, làm trai năm liệu bảy lo mới hào, Trời sinh Trời chẳng phụ nào, công danh gặp hội anh hào ra tay. Trời công bằng, nhưng có quan niệm lẫn lộn với niềm tin bên Phật: có quả báo: "Trời quả báo, ăn cháo gẫy răng, ăn cơm gẫy đũa, xỉa răng gẫy chày "Trời đánh thánh vật. - Đừng kiêu ngạo: "Ếch ngồi đáy giếng coi Trời bằng vung. "Cứ trong nghĩa lý luân thường, làm người phải giữ kỉ cương mới màu, đừng cậy khỏe, chớ cậy giầu,
  20. Trời kia còn ở trên đầu còn kinh. - Đừng xảo trá: "Tin nhau buôn bán cùng nhau, Thiệt hơn hơn thiệt, trước sau như lời. Hay gì lừa đảo kiếm lời, Một nhà ăn uống, tội Trời riêng mang. - Đừng hoang phí: "Phí của Trời, mười đời chẳng có. "Làm người nên biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi, những người đói rách rạc rời, bởi phụ của Trời làm chẳng có ăn. Coi chừng:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0