Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao(phần 3)
lượt xem 7
download
KHI ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH Thời gian lặng lẽ trôi qua, rồi một ngày kia : Nhờ ơn cô bác giúp lời Chị em giúp của, ông trời định đôị Chàng trai đã được cha mẹ chấp thuận trở lại chốn cũ, cưới người tình xưạ Sau khi đã đủ lễ bộ "tiền cưới trao tay", "tiền cheo rấp nước", chàng đã được phép đón dâu đị Khao khát là thế, chờ đợi là thế mà khi xuất giá vu qui, người thiếu nữ phải rời xa cha mẹ, rời xa mái nhà thân yêu, đã không khỏi ngậm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao(phần 3)
- Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao(phần 3) B. KHI ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH Thời gian lặng lẽ trôi qua, rồi một ngày kia : Nhờ ơn cô bác giúp lời Chị em giúp của, ông trời định đôị Chàng trai đã được cha mẹ chấp thuận trở lại chốn cũ, cưới người tình xưạ Sau khi đã đủ lễ bộ "tiền cưới trao tay", "tiền cheo rấp nước", chàng đã được phép đón dâu đị Khao khát là thế, chờ đợi là thế mà khi xuất giá vu qui, người thiếu nữ phải rời xa cha mẹ, rời xa mái nhà thân yêu, đã không khỏi ngậm ngùi lưu luyến : Ra đi ngó trước ngó sau Ngó nhà mấy cột, ngó cau mấy buồng. Nhưng : Thuyền phải theo lái, gái phải theo chồng Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theọ Nay lấy được người chồng yêu thương, xứng ý vừa đôi là nàng đã được an ủi rất nhiềụ Về đến nhà chồng, khi tiệc tùng đã xong, bà con đã ra về, trong phòng riêng chỉ còn nàng đối diện với người thương, nói làm sao xiết cái hạnh phúc của vợ chồng nàng trong đêm tân hôn ấỵ Chúng ta thử tưởng tượng một mẫu đối thoại dí dỏm của cô dâu chú rể trong đêm động phòng hoa chúc. Cô dâu e lệ hỏi chú rể : Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng? Chú rể sung sướng hiêu hiêu đắc chí trả lời : Trầu vàng nhá với cau xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời ! Sau đó, chàng bắt đầu nịnh vợ nhưng rồi lại hơi tỏ ý ghen bóng ghen gió.
- Thật ra, đây chỉ là một cách nói làm duyên với cô vợ mới cưới mà thôi : Cổ tay em trắng lại tròn... Để cho ai gối đã mòn một bên ? Cô dâu hẳn sẽ trả lời, đại khái là : Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho aị Dù đã biết chắc tình yêu tuyệt đối thủy chung của vợ, chàng vẫn muốn được nàng xác định một lần. Sau khi đã thỏa lòng mong đợi, chàng sung sướng tận hưởng cái hạnh phúc đầu gối tay ấp của mình : Gối chăn gối chiếu không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em ! Và hai vợ chồng đã mãn nguyện cho cuộc hôn phối tốt đẹp này : Anh lấy được em, bõ công ao ước Em lấy được anh, thỏa dạ ước ao ! 1. Bổn phận đối với gia đình nhà chồng. Sau cái đêm tân hôn ân ái mặn nồng đó, chàng trai biết mình phải làm gì : Dạy con từ thuở còn thơ Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Chàng rất mực khôn khéo, chàng hiểu rõ tâm lý đàn bà : Chim khôn chết mệt vì mồi Người khôn chết mệt vì lời nhỏ tọ Chàng đã nhỏ to với cô vợ mới cưới những gì ? Mẹ già khó lắm em ơi Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha Nhịn cho nên cửa, nên nhà Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông. Nhịn cho nên vợ nên chồng Thì em coi sóc lấy trong cửa nhà.
- Và : Liệu mà thờ kính mẹ cha Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cườị Được vuốt ve tự ái, được khích lệ bởi tình yêu thương, người thiếu phụ nhất định sẽ đủ sức chịu đựng mà vượt qua mọi khó khăn trong cảnh làm dâu, thực hiện được trọn vẹn bổn phận của người đàn bà, "Có chồng phải gánh giang san nhà chồng". Ngoài bổn phận thay chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng : Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già. Mẹ già là mẹ già anh Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường. Nàng còn phải có ý tứ, giữ gìn từng lời ăn tiếng nói với mọi người xung quanh : Làm dâu khổ lắm ai ơi Vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than. Phải thức khuya dậy sớm coi sóc việc nhà : Năm canh thì ngủ lấy ba Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn. Nếu may m ắn được cha mẹ chồng là người hiền đức, biết điều, thấy nàng dâu đảm đang, nết na thì cũng nể vì : Hoa thơm ai chẳng muốn đeo Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lờị Hoặc : Hoa thơm ai chẳng nâng niu Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề. Nàng còn được cả họ hàng nhà chồng quý mến : Hạt lúa vàng, hạt thóc cũng vàng Anh yêu em, bác mẹ họ hàng cũng yêụ
- Thì nàng sẽ được sống những ngày êm đềm, hạnh phúc trong gia đình nhà chồng. Trong trường hợp này, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy nàng dâu đã tìm thấy ở người mẹ chồng hiền đức bao dung đó, một hương vị ngọt ngào đậm đà của tình mẫu tử : Mẹ già như chuối ba hương Như cơm nếp một như đường mía laụ Chăm sóc hầu hạ cha mẹ chồng, nàng lại chạnh nghĩ đến cha mẹ mình: Vẳng nghe chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiềụ Nhiều khi nhớ quá, nàng chẳng thiết ăn uống : Gió đưa cây cửu lý hương Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn. Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm. Từ ngày lấy chồng xa xứ, có muốn thăm hỏi cha mẹ cũng rất khó khăn. Nàng thương cha mẹ nàng đã không được hưởng cái hạnh phúc có con gái lấy chồng gần : Có con mà gả chồng gần Có bát canh cần nó cũng đem chọ Hoặc : Có con mà gả chồng gần Nửa đêm đốt đuốc đem phần cho chạ Để tỏ lòng báo đáp trong muôn một, mỗi khi nghe tin ai sắp về quê mẹ , nàng vội vàng gửi gấm chút quà với tất cả tấm lòng hiếu kính ,xót xa : Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầỵ
- Ai về tôi gửi đôi giầy Phòng khi mưa nắng để thầy mẹ đi 2. Bổn phận đối với con, thiên chức làm me.. Ngoài bổn phận đối với gia đình nhà chồng, người phụ nữ còn có bổn phận đối với con, nói khác đi, là bổn phận làm mẹ, một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Từ khi con mới là thai nhi trong bụng, cho đến lúc sinh ra đời, nàng đã chịu bao nỗi vất vả : Con mẹ có thương mẹ thay Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau Thuở con còn tấm bé, nàng phải thức khuya dậy sớm, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ : Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chầy thức đủ năm canh. Nàng sung sướng theo dõi từng phát triển lớn khôn của con thơ : Con ăn, con bú, con nô Con lẫy, con bò, con chững, con đi Biết bao bú mớm bù trì. Gặp cảnh nhà nghèo, mưa dột, nàng vội nhường chỗ khô ráo cho con : Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn. Nếu bị chồng phụ bạc, bỏ bê gia đình, nàng một mình vất vả nuôi con. Thân nàng chẳng quản, chỉ thương cho con phải chịu thiếu thốn : Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy naỵ Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. Trong trường hợp người chồng chẳng may mất sớm, nàng phải làm ăn cơ cực, không chỉ ban ngày, mà đôi khi lặn lội cả đêm khuya mới mong kiếm đủ tiền nuôi bầy con dạị Lại khi xẩy cảnh hiểm nguy, nàng sẵn sàng chịu trận, miễn sao vẫn giữ được tiết sạch giá trong để bảo vệ đời sống tinh
- thần cho các con : Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống aọ Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Người mẹ thương con đến thế, làm sao có thể bỏ con một mình mà bước đi bước nữa : Trời mưa bong bóng bập bồng Mẹ đi lấy chồng, con ở với ai ? Điều đó cho thấy, nàng không bước đi bước nữa, không phải vì cái danh hão "tiết hạnh khả phong" mà chính vì lòng thương con vô bờ, vô bến của người me.. Lại những khi con đau ốm hay gặp hoạn nạn thì lòng mẹ như nát, như tan : Con chim trên rừng kêu thánh tha thánh thót Mẹ thương con cắt ruột xẻ haị Rồi với thời gian, con càng khôn lớn, bổn phận của mẹ càng khó khăn : Miệng ru mắt nhỏ hai hàng Nuôi con càng lớn mẹ càng thêm lo Vì sao? Vì nàng biết, ngoài sự chăm sóc thương yêu, bây giờ nàng còn có trách nhiệm giáo dục trẻ thơ cho nên người hữu du.ng. Nàng muốn các con nghe nàng, không chỉ bằng trái tim thương yêu mà bằng cả lý trí xét đoán phải trái nữa : Con ơi muốn nên thân người "Lắng tai" nghe lấy những lời mẹ chạ Đối với con gái, nàng dậy dỗ rất kỹ về nữ công nữ hạnh, sửa soạn cho con trở thành người phụ nữ hoàn toàn sau này : Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa Ngoài ra ,con gái cũng cần phải biết :
- Học buôn học bán cho tày người tạ Con đừng học thói chua ngoa Họ hàng ghét bỏ người ta chê cườị Dù no, dù đói cho tươi Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan. Đối với con trai, nàng khuyến khích con chăm chỉ học hành, mong có ngày tạo nên sự nghiệp: Con ơi con học cho cần Bút nghiên cha sắm, áo quần mẹ maỵ Con ơi con học cho hay Có công mài sắt có ngày nên kim. Và không quên nhắc nhở con, ăn ở sao cho ra người đạo nghĩa : Nuôi con cho được vuông tròn Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối long. Con ơi cho trọn hiếu trung Thảo ngay một dạ kẻo luống công mẹ thầỵ Tóm lại, trong bổn phận làm mẹ, vì quá thương con nàng đã gánh chịu bao nỗi khổ cực, với niềm mong ước duy nhất : con sẽ nên người ! Mẹ nuôi con bấy lâu rồi Nuôi con cho đến ngày thành người mới nghẹ Công trình nuôi con của các bậc làm cha làm mẹ to tát là thế. Song bởi lòng thương yêu con mà tự nguyên hy sinh nên các người chẳng bao giờ kể lể công ơn: Chim trời ai dễ đếm lông Nuôi con ai dễ kể công tháng ngàỵ Ngay cả khi con đã khôn lớn ra đời, mẹ vẫn dõi theo từng bước con đị Phải thời chinh chiến, mẹ già lại gánh gạo tiễn con lên đường : Chém cha cái giặc chết hoang Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng. Gánh từ xứ bắc xứ đông
- Đã gánh theo chồng lại gánh theo con. T ừ đó, mẹ già lại ngày ngày khắc khoải chờ trông : Mẹ trông con ngồi cầu Ái Tử Vợ trông chồng ra đứng núi Vọng Phụ Mỏi mòn bóng xế trăng lu Khác chi con ve kêu mùa hạ Biết mấy thu cho nguôi lòng. Ôi công cha ,nghĩa mẹ nói làm sao xiết ! Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy rạ 3-Bổn phận đối với chồng, thiên chức làm vơ..Ngay khi vừa bước chân về nhà chồng, cô dâu mới đã tự nguyện đem tất cả thiện chí, tài đức của mình để xây dựng hạnh phúc gia đình : Nguyện với trăng già Tơ hồng kết lại một nhà đầm ấm yên vuị Việc đầu tiên, nàng bỏ bớt điểm trang, tỏ ra ta đây là gái đã có chồng : Có chồng bớt áo thay vai Bớt màu trang điểm kẻo trai nó lầm. Rồi sẵn sàng cùng chồng chia ngọt sẻ bùi, đồng lao cộng khổ : a. Nếu chồng nàng là con nhà nông, nàng vui vẻ cùng chàng chia phần công tác. Từ việc đồng áng: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừạ Đến chuyện bếp nước, quẩy cơm: Trăng chưa cho lúa chín vàng Cho anh đi gặt, cho nàng quẩy cơm. Vào những tháng rảnh rỗi, nàng lại cùng chồng sửa sang mái ấm gia đình : Em về cắt rạ, đánh gianh Chặt tre, chẻ lạt cho anh lợp nhà.
- Sớm khuya hòa thuận đôi ta Hơn ai gác tía, lầu hoa một mình. Còn những ngày được mùa, tuy phải làm việc cực nhọc, đầu tắt mặt tối, nhưng nàng rất phấn khởi vì biết rằng sẽ có đủ tiền đóng thuế, đóng sưu (tức chuộc sưu dịch) cho chồng. Chàng hẳn yên lòng khi đã làm tròn bổn phận công dân, lại được miễn hết các việc tạp dịch vất vả : Tháng năm gặt hái đã xong Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầỵ Nong thóc đầy em say, em giã Trấu ủ phân, cám bã nuôi heọ Sang năm lúa tốt, tiền nhiều Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng. Hơn nữa, nàng còn tính đến chuyện mua nhiêu, mua xã cho chồng để chàng có được chút danh phận với đờị Muốn thế, nàng tự nhủ, phải làm việc hơn nữạ Nghĩa là ngoài công việc đồng áng, nàng còn phải lo cửi canh để làm tăng gia ngân quĩ gia đình : Con rô nó rạch lên phên Uốn tay cho mềm, dệt cửi cho ngoan. Có tiền ta đóng việc quan cho chồng. Một khi chồng nàng được dự vào hàng quan viên trong làng, chàng chẳng những không phải lo chuyện bị gọi đi phu phen tạp dịch cực khổ nữa, mà vào những ngày hội hè đình đám, chàng còn được khăn đống áo dài, ăn trên ngồi trước, vẻ vang như ai (ý chỉ hàng chức sắc, là những người có khoa bảng, chức tước hoặc được phẩm hàm vua ban, hay những vị chức dịch trong làng). b. Nếu chồng nàng là học trò. Sống trong một xã hội trọng văn học cử nghiệp như xã hội VN ta, nếu nàng lấy được người chồng là học trò, đang theo đòi việc nghiên bút thì nàng vô cùng hể hả; nàng quyết lòng nuôi chàng ăn học cho đến thành tài : Em thời canh cửi trong nhà Nuôi anh ăn học đăng khoa bảng vàng.
- Hiện tại, nàng đang được sống trong cảnh êm đềm, thơ mô.ng. Khi thì vợ chồng làm việc chung bóng dưới đèn : Em ngồi canh cửi trong khung Anh đến ngồi học cùng chung một đèn. Khi thì bên nhau dưới ánh trăng thanh : Sáng trăng giải chiếu hai hàng Bên anh đọc sách, bên nàng quay tợ Nàng không quản ngại thức khuya dậy sớm chăm sóc, nhắc nhở chồng trau luyện thi phú, dùi mài kinh sử : Khuyên anh đọc sách, ngâm thơ Dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêụ Và : Canh một dọn cửa, dọn nhà Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm. Canh tư bước sang canh năm Trình anh dậy học chớ nằm làm chị Để khích lệ chồng cũng như m ình vượt thắng những giây phút nhọc nhằn, lười biếng, chán nản... nàng vẽ ra một tương lai xán lạn khi chàng được đăng khoa bảng vàng : Nữa mai chúa mở khoa thi Bảng vàng chói lọi kia để tên anh. Và nhất là cảnh tượng huy hoàng, náo nhiệt trong ngày chàng tân khoa tiến sĩ vinh qui bái tổ : Võng anh đi trước, em thì võng sau Tàn, quạt, hương án theo hầu Rước vinh qui về nhà bái tổ Ngả trâu bò làm lễ tế vua Họ hàng ăn uống say sưa Hàng tổng, hàng xã mừng cho ông nghè. Ngoài ra, chàng còn làm vẻ vang
- tổ tông và bảo đảm cho gia đình một đời sống sung túc, danh giá : Trước là vinh hiển tổ tông Sau là xiêm áo thảnh thơi Ơn trời, lộc nước đời đời hiển vinh. Dám hỏi trong xã hội ta xưa kia, có bao nhiêu chàng trai khoa danh hiểu đạt mà không nhờ vào sự khích lệ và tận tình giúp đỡ của các bậc hiền phụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KHO TÀNG LỤC BÁT DÂN GIAN - Ca dao dân ca - Nét đẹp tâm hồn người Việt
10 p | 825 | 120
-
Vẻ đẹp của Sông Đà và Sông Hương và văn phong của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
7 p | 799 | 60
-
Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao (phan 2)
21 p | 323 | 57
-
Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao (phan1)
9 p | 175 | 34
-
Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao(phần 1)
11 p | 119 | 11
-
Đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua tùy bút Người lái đò Sông Đà
4 p | 83 | 10
-
Giáo án bài 7: Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc) - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 328 | 10
-
Đẹp lạ với những khúc biến tấu từ tóc tết
18 p | 79 | 9
-
Những nét đẹp của người phụ nữ VN xưa qua ca dao(phần 2)
13 p | 98 | 9
-
Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
12 p | 126 | 6
-
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
2 p | 180 | 6
-
Phân tích sức mạnh của tình yêu thương con người thể hiện qua “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
5 p | 133 | 6
-
Giáo án bài 6: Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 156 | 4
-
Vẻ đẹp của con sông Hương qua cảm nhận của cái tôi tài hoa mê đắm của hoàng phủ Ngọc Tường
6 p | 67 | 4
-
Những nét chính của trích đoạn Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)
1 p | 51 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 12: Bài thơ Sóng- Trường THPT Bình Chánh
36 p | 17 | 3
-
Có ý kiến cho rằng: Sắc đẹp làm vui mắt, sự dịu hiền thu hút lòng người. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên?
3 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn