intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.048
lượt xem
431
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách tính lãi đơn , lãi kép. Đây là những khái niệm tưởng chừng ai cũng biết nhưng mấy ai đã hiểu rõ ngọn ngành về nó. Thậm chí nhiều người làm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn lơ mơ mặc dù lúc nào cũng ''động chạm” tới những thuật ngữ đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu

  1. Phân biệt lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu tại của NHTW – Cách tính lãi đơn , lãi kép. Đây là những khái niệm tưởng chừng ai cũng biết nhưng mấy ai đã hiểu rõ ngọn ngành về nó. Thậm chí nhiều người làm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn lơ mơ mặc dù lúc nào cũng ''động chạm” tới những thuật ngữ đó... Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản. Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có hơi huớng giống nhau Tuy nhiên lãi suất tái chiết khấu là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các
  2. giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu , ...Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NH TW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NH TM, và sau đó họ bán lại các khoản này co NH TW để đổi lấy lương tiền mặt. Các lãi suất này khác nhau tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu, vào các khoản vay của NH, vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của NHTW theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia....
  3. Cách tính Lãi đơn và Lãi kép? Lãi chính là số tiền thu được (đối với người cho vay) hoặc chi ra (đối với người đi vay) do việc sử dụng vốn vay. 1. Lãi đơn (simple interest) Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Công thức tính lãi đơn như sau: SI = P0( i )(n) Trong đó SI là lãi đơn, P0 là số tiền gốc, i là lãi suất kỳ hạn và n là số kỳ hạn tính lãi. 2. Lãi kép (compound interest) Lãi kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra. Nó chính là lãi tính tr ên lãi, hay còn gọi là ghép lãi (compounding). Khái niệm lãi kép rất quan trọng vì nó có thể ứng dụng để giải
  4. quyết rất nhiều vấn đề trong tài chính. 3. Lãi kép liên tục (continuous cpompound interest) Lãi kép liên tục là lãi kép khi số lần ghép lại trong một thời kỳ (năm) tiến đến vô cùng. Nếu trong một năm ghép lãi một lần thì chúng ta có lãi hàng năm (annually), nếu ghép lãi 2 lần thì chúng ta có lãi bán niên (semiannually), 4 lần có lãi theo quý (quarterly), 12 lần có lãi theo tháng (monthly), 365 lần có lãi theo ngày (daily), … Khi số lần ghép lãi lớn đến vô cùng thì việc ghép lãi diễn ra liên tục. Khi ấy chúng ta có lãi liên tục (continuously). 4. Giá trị tương lai của một số tiền hiện tại Giá trị tương lai của một số t iền hiện tại nào đó chính là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó sinh ra trong khoản thời gian từ hiện tại cho đến một thời điểm trong tương lai. Để xác định giá trị tương lai, chúng ta đặt: P0 = giá trị của một số tiền ở thời điểm hiện tại i = lãi suất của kỳ hạn tính lãi n = là số kỳ hạn lãi FVn = giá trị tương lai của số tiền P0 ở thời điểm n kỳ hạn lãi FV1 = P0 + P0i= P0(1+i) FV2= FV1 + FV1i = FV1(1+i) = P0(1+i)(1+i) = P0(1+i)2 ……….. FVn = P0(1+i)n = P0(FVIFi,n) (3.1) Trong đó FVIFi,n là thừa số giá trị tương lai ở mức lãi suất i% với n kỳ hạn tính lãi. Thừa số FVIFi,n được xác định bằng cách tra bảng(cuối sách TCDN có) 5. Giá trị hiện tại của một số tiền tương lai
  5. Chúng ta không chỉ quan tâm đến giá trị tương lai của một số tiền mà ngược lại đôi khi chúng ta còn muốn biết để có số tiền trong tương lai đó thì phải bỏ ra bao nhiêu ở thời điểm hiện tại. Đấy chính là giá trị hiện tại của một số tiền tương lai. Công thức tính giá trị hiện tại hay gọi tắt là hiện giá được suy ra từ (3.1) như sau: PV0 = P0 = FVn/(1+i)n = FVn(1+i)-n = FVn(PVIFi,n) (3.2) Trong đó PVIFi,n là thừa số giá trị hiện tại ở mức lãi suất i% với n kỳ hạn tính lãi. Thừa số PVIFi,n được xác định bằng cách tra bảng 2 trong phần phụ lục kèm theo. 6 .Xác định yếu tố lãi suất Đôi khi chúng ta đứng trước tình huống đã biết giá trị tương lai, hiện giá và số kỳ hạn lãi nhưng chưa biết lãi suất. Khi ấy chúng ta cần biết lãi kép (i) ngầm hiểu trong tình huống như vậy là bao nhiêu. Ví dụ bây giờ chúng ta bỏ ra 1000$ để mua một công cụ nợ có thời hạn 8 năm. Sau 8 năm chúng ta sẽ nhận được 3000$. Như vậy lãi suất của công cụ nợ này là bao nhiêu? Sử dụng công thức (3.1),chúng ta có: FV3 = 1000(1+i)8 = 1000(FVIFi,8) = 3000 => (FVIFi,8) = 3000/1000 = 3 Sử dụng bảng để suy ra lãi suất i nằm giữa 14 v à 15% (= 14,72%). cách khác để xác định chính xác ơn lãi suất i như sau: (1+i)8 = 3000/1000 = 3 (1+i) = 31/8 = 1,1472 => i =14,72% 7. Xác định yếu tố kỳ hạn Đôi khi chúng ta đứng trước tình huống đ ã biết giá trị tương lai, hiện giá v à l ãi suất nhưng chưa biết số kỳ hạn lãi. Khi ấy chúng ta cần biết số kỳ hạn tính lãi, để từ đó suy ra thời gian cần thiết để một số tiền P0 trở thành FV. Ví dụ bây giờ chúng ta bỏ ra 1000$ để mua một công cụ nợ được trả lãi kép hàng năm là 10%. Sau một khoảng thời gian bao lâu chúng ta sẽ nhận được cả gốc và lãi là 5000$. Sử dụng công thức (3.1), chúng ta có:
  6. FV5 = 1000(1+0,1)n = 1000(FVIF10,n) = 5000 => (FVIF10,n) = 5000/1000 = 5 Sử dụng bảng để suy ra n khoảng 17 năm. Tuy nhiên kết quả này không hoàn toàn chính xác do có sai số khi tra bảng. Để có kết quả chính xác chúng ta có thể thực hiện như sau: (1+0,1)n = 5000/1000 = 5 1,1n = 5 n.ln(1,1) = ln(5) => n = ln(5)/ln(1,1) = 1,6094/0,0953 = 16,89 năm 8. Thời giá của tiền tệ Khái niệm thời giá tiền tệ rất quan trọng trong phân tích tài chính vì hầu hết các quyết định tài chính từ quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho đến các quyết định về quản lý tài sản đều có liên quan đến thời giá tiền tệ. Cụ thể là thời giá tiền tệ được sử dụng như yếu tố cốt lõi trong rất nhiều mô hình phân tích và định giá tài sản, kể cả đầu tư tài hữu hình lẫn đầu tư tài sản tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1