
Phản hồi của sinh viên điều dưỡng dựa trên trải nghiệm về kỳ thi OSCE tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 1
download

Kỳ thi OSCE (Khám lâm sàng có cấu trúc khách quan) được đánh giá là phương pháp hiệu quả trong kiểm tra kỹ năng lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng, đảm bảo tính khách quan và công bằng. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích quan điểm của sinh viên Điều dưỡng về quá trình tổ chức OSCE tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phản hồi của sinh viên điều dưỡng dựa trên trải nghiệm về kỳ thi OSCE tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(1):54-60 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.07 Phản hồi của sinh viên điều dưỡng dựa trên trải nghiệm về kỳ thi OSCE tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Lê Ngọc Tuyết1,*, Huỳnh Thuỵ Phương Hồng1, Phạm Dương Thanh Tâm2, Trần Thuỵ Khánh Linh1, Phạm Lê An1 1 Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Mục tiêu: Kỳ thi OSCE (Khám lâm sàng có cấu trúc khách quan) được đánh giá là phương pháp hiệu quả trong kiểm tra kỹ năng lâm sàng của sinh viên Điều dưỡng, đảm bảo tính khách quan và công bằng. Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích quan điểm của sinh viên Điều dưỡng về quá trình tổ chức OSCE tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, khảo sát định lượng và phân tích trên 216 sinh viên Điều dưỡng năm 3, năm 4 tham gia kỳ thi OSCE. Bảng hỏi bao gồm thang đo Likert và câu hỏi mở. Dữ liệu được phân tích bằng SPSS và các phương pháp phân tích chủ đề. Kết quả: Tính công bằng: 65% sinh viên cho rằng OSCE công bằng, nhưng vẫn tồn tại lo ngại về sự không đồng đều trong việc đánh giá giữa các giám khảo. Kiến thức và kỹ năng: 70% đánh giá OSCE bao quát tốt các kỹ năng cần thiết, nhưng một số sinh viên gặp khó khăn tại các trạm thi phức tạp với thời gian hạn chế. Áp lực thi cử: 45% sinh viên cảm thấy căng thẳng, chủ yếu do thời gian hạn chế tại các trạm. Hậu cần tổ chức: được đánh giá tích cực, giúp giảm lo lắng và cải thiện trải nghiệm thi cử. Kết luận: Kết quả tương đồng với các nghiên cứu quốc tế về OSCE, đặc biệt là các vấn đề căng thẳng, áp lực thời gian và sự không đồng đều trong đánh giá. Tuy nhiên, sinh viên đánh giá cao tính công bằng và bao gồm kiến thức của kỳ thi. Kiến nghị: Kỳ thi OSCE tại Đại học Y Dược TP.HCM được đánh giá cao nhưng cần cải thiện về: tăng thời gian tại các trạm phức tạp, tổ chức thêm buổi ôn tập trước kỳ thi này, nghiên cứu bổ sung thêm yếu tố gây căng thẳng nghiên cứu để hỗ trợ tâm lý cho sinh viên. Từ khoá: sinh viên Điều dưỡng; OSCE; thi cử Ngày nhận bài: 10-12-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 15-01-2025 / Ngày đăng bài: 20-01-2025 *Tác giả liên hệ: Lê Ngọc Tuyết. Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: lntuyet@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 54 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 Abstract EXPERIENCE-BASED RESPONSE OF NURSING STUDENTS ON OBJECTIVE STRUCTURED CLINICAL EXAMINATION AT THE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH Le Ngoc Tuyet, Huynh Thuy Phuong Hong, Pham Duong Thanh Tam, Tran Thuy Khanh Linh, Pham Le An Objective: The OSCE (Objective Structured Clinical Examination) is considered an effective method for evaluating the clinical skills of nursing students, ensuring objectivity and fairness. This study aims to analyze the perspectives of nursing students at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City (UMP), regarding the organization of OSCE, while comparing these findings with international studies conducted since 2020. Methods: 119 third-year nursing students participated in the OSCE were included in a cross-sectional study combining quantitative surveys and qualitative analysis. The questionnaire included a Likert scale and open-ended questions. Data were analyzed using SPSS and thematic analysis. Results: Fairness: 65% of students perceived OSCE as fair; however, concerns were raised about inconsistency in evaluations among examiners. Knowledge and Skill Coverage: 70% of students believed OSCE effectively covered essential skills, though some faced difficulties with complex stations due to time constraints. Exam Stress: 45% of students reported feeling stressed, primarily due to limited time at each station. Logistics and Organization: The organization was evaluated as positive, helping to reduce anxiety and enhance the overall examination experience. Conclusion: The results align with international studies on OSCE, highlighting common issues such as stress, time pressure, and inconsistencies in evaluations. Nonetheless, students highly valued the fairness and comprehensive coverage of knowledge in the exam. Recommendations: The OSCE at UMP was well-received but requireds improvements, such as: more time allowance at complex stations, more preparatory and review sessions before the exam, further research on stress-inducing factors to provide better psychological support for students. Keywords: nursing students; Objective Structured Clinical Examination; exam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ độ tin cậy của kỳ thi. Theo hướng dẫn của AMEE, kỳ thi OSCE được thiết kế với các trạm thi độc lập, mô phỏng các tình huống lâm sàng thực tế. Mỗi trạm yêu cầu sinh viên thực Ở Việt Nam, giáo dục y khoa đang có những bước tiến hiện một nhiệm vụ cụ thể dưới sự giám sát của giám khảo. quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Điều dưỡng, Đây là phương pháp giúp đánh giá toàn diện năng lực của trong đó OSCE được áp dụng như một phương pháp kiểm sinh viên trong các lĩnh vực từ chẩn đoán, can thiệp đến giao tra kỹ năng lâm sàng chủ đạo. Kỳ thi OSCE (Khám lâm sàng tiếp với bệnh nhân. Tuy nhiên, không ít sinh viên cảm thấy có cấu trúc khách quan) đã được áp dụng rộng rãi trong giáo căng thẳng trong quá trình thi, ảnh hưởng đến hiệu quả thi dục y khoa như một phương pháp đánh giá khách quan và cử. Do đó việc khảo sát quan điểm của sinh viên Điều dưỡng hiệu quả đối với các kỹ năng lâm sàng. Được thiết kế với về cách thức tổ chức OSCE là cần thiết để hiểu rõ hơn về mục tiêu đánh giá cả lý thuyết và thực hành trong môi trường những khó khăn và thách thức sinh viên gặp phải trong quá lâm sàng giả lập, OSCE giúp giảm thiểu sai lệch trong đánh trình thi. giá bằng cách áp dụng những tiêu chuẩn và quy tắc rõ ràng. Hiệp hội Giáo dục Y khoa Châu Âu (AMEE) đã cung cấp hướng dẫn về tổ chức OSCE nhằm đảm bảo tính giá trị và Mục tiêu https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 55
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1* 2025 Phân tích quan điểm của sinh viên Điều dưỡng về quá loại và đánh giá các cấp độ học tập trong lĩnh vực y khoa, bao trình tổ chức OSCE tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí gồm "biết", "biết làm", "thể hiện", và "thực hiện". Trong Minh (TP.HCM). OSCE, kỳ thi tập trung vào việc đánh giá các cấp độ "thể hiện" và "thực hiện", tức là sinh viên không chỉ cần biết kiến thức mà còn phải thể hiện và áp dụng chúng trong tình huống lâm 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP sàng. Thuyết kiến tạo cũng cho rằng sinh viên xây dựng kiến NGHIÊN CỨU thức và kỹ năng thông qua việc tương tác với môi trường và trải nghiệm của họ. Trong kỳ thi OSCE, sinh viên phải áp dụng 2.1. Đối tượng nghiên cứu các kiến thức đã học vào các tình huống lâm sàng thực tiễn, và 216 sinh viên Điều dưỡng năm thứ ba, thứ tư đã tham gia chính qua quá trình này, họ tự xây dựng hiểu biết của mình về kỳ thi OSCE tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hành điều dưỡng. Dựa trên cơ sở lý luận trên, phỏng vấn (TP.HCM). Bảng câu hỏi tự điền bao gồm thang đo Likert 5 không chỉ tập trung tìm hiểu suy nghĩ của sinh viên về logistic mức độ, từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng của kỳ thi mà còn mở rộng ra quá trình sinh viên xây dựng ý”, và các câu hỏi mở nhằm thu thập phản hồi về các khía kiến thức cho bản thân và áp dụng vào giải quyết tinh huống cạnh khác nhau của kỳ thi. thông quan kỳ thi OSCE. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 2.2.4. Xử lý và phân tích dữ liệu Sinh viên Điều dưỡng năm thứ 3 và thứ 4 năm học 2022- Phân tích định tính được thực hiện bằng phương pháp 2023, thuộc chương trình cử nhân chính quy, đã hoàn thành phân tích mệnh đề (thematic analysis) để xác định các chủ kỳ thi OSCE và đồng ý tham gia nghiên cứu. đề nổi bật trong quan điểm của sinh viên về kỳ thi OSCE. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Dữ liệu định lượng được phân tích bằng phần mềm SPSS để tính toán tần số, tỷ lệ phần trăm, và các thống kê mô tả. Sinh viên vắng mặt trong thời gian thực hiện nghiên cứu như ốm, bảo lưu hay nghỉ học. 3. KẾT QUẢ 2.2. Phương pháp nghiên cứu Đặc điểm dân số tham gia nghiên cứu được mô tả qua 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Bảng 1 với hơn 90% sinh viên tham gia nghiên cứu là nữ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cắt ngang, kết hợp khảo Có 56% sinh viên điều dưỡng năm 3 trong khi sinh viên năm sát định lượng và phân tích định tính. 4 chiếm 44%. 2.2.2. Cỡ mẫu Bảng 1. Đặc điểm dân số tham gia nghiên cứu (N=216) Trung bình Khoảng tin cậy Công thức Taro Yamane được áp dụng để tính cỡ mẫu từ (ĐLC) (KTC 95%) quần thể 274 sinh viên với sai số 5%, xác định cần 163 sinh Tuổi (năm) 21,6 ± 0,8 21,52 – 21,73 viên. Do quần thể nhỏ và tồn tại ngắn sau kỳ thi OSCE, Số lượng (n) Tỷ lệ (%) phương pháp chọn mẫu thuận tiện, không xác suất được sử Giới tính dụng. Dữ liệu được thu thập ngay sau kỳ thi để giảm sai lệch Nam 19 8,8 hồi tưởng và đảm bảo tính chính xác, tránh thiên kiến tiêu Nữ 197 91,2 cực và vị kỷ, khi sinh viên chưa biết kết quả. Cuối cùng, có Dân tộc 216 sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. Kinh 193 89,4 Khác 23 10,6 2.2.3. Quy trình thực hiện Sinh viên Điều dưỡng Nghiên cứu áp dụng học thuyết Miller về tháp năng lực lâm Năm 3 121 56,0 sàng và thuyết kiến tạo (Contructivism) của Piaget và Bruner Năm 4 95 44,0 định hướng các khái niệm khi xây dựng các câu hỏi mở. Tháp Kết quả khảo sát dựa trên tần số xuất hiện mệnh đề được Miller là một khung lý thuyết thường được sử dụng để phân 56 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.07
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 đề cập trong đáp án trả lời các câu hỏi mở ghi nhận 3 khía số sinh viên cảm thấy một số trạm thi quá phức tạp hoặc cạnh (Bảng 2), gồm có: không có đủ thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ. 1/ Tính công bằng của OSCE; 3.3. Áp lực thời gian và căng thẳng trong kỳ thi 2/ Sự bao quát kiến thức và kỹ năng; Gần 45% sinh viên thừa nhận rằng kỳ thi OSCE gây ra 3/ Áp lực liên quan thời gian khi thi. nhiều áp lực về thời gian và căng thẳng, đặc biệt là do thời Bảng 2. Các khía cạnh được đề cập trong kỳ thi OSCE gian hạn chế tại mỗi trạm thi. Các sinh viên cho rằng thời Hoàn gian dành cho mỗi trạm chưa đủ để thực hiện tất cả các kỹ Không có Không Hoàn toàn Yếu tố toàn Đồng ý kiến đồng ý không năng yêu cầu một cách hoàn chỉnh, điều này khiến họ cảm đồng ý ý (%) (%) (%) (%) đồng ý (%) thấy lo lắng và đôi khi không thể hiện được hết khả năng của mình. Việc sinh viên cảm thấy thiếu thời gian để hoàn thành Tính công bằng của 35 30 20 10 5 các nhiệm vụ tại các trạm có thể được phân tích theo lý OSCE thuyết này là do sự chuyển dịch khó khăn từ mức "biết" và Bao quát "biết làm" sang mức "thực hiện" trong bối cảnh áp lực thời kiến thức 40 30 20 5 5 gian. Các ý kiến đề xuất tập trung vào việc xem xét việc điều và kỹ năng chỉnh thời gian cho các trạm phức tạp hơn hoặc thêm cơ hội Cần thêm thời gian tại 15 30 25 20 10 ôn luyện trước kỳ thi để giúp sinh viên chuyển từ cấp độ các trạm "biết" sang cấp độ "thực hiện" trong môi trường lâm sàng. Áp lực trong kỳ thi 20 25 30 15 10 OSCE 4. BÀN LUẬN Phần lớn sinh viên đồng ý rằng OSCE là một kỳ thi công 3.1. Tính công bằng bằng. Tuy nhiên, có sự lo ngại về việc không đồng đều trong Phần lớn sinh viên (khoảng 65%) cho rằng OSCE là kỳ thi đánh giá giữa các giám khảo tại các trạm thi khác nhau. công bằng, đặc biệt là trong việc đánh giá kỹ năng lâm sàng. Nghiên cứu của Bani-Issa W (2021) tại UAE cũng ghi nhận Sinh viên nhận thấy rằng cấu trúc thi được chuẩn bị kỹ lưỡng rằng sinh viên Điều dưỡng đánh giá cao tính công bằng của và mỗi trạm thi đều được tổ chức một cách minh bạch, giúp OSCE trong việc đánh giá năng lực lâm sàng [1]. Sinh viên họ có cơ hội thể hiện năng lực của mình. Tuy nhiên, vẫn có cho rằng các trạm thi đều phản ánh đúng các tình huống lâm một số ý kiến cho rằng việc đánh giá giữa các giám khảo sàng thực tế và giúp họ được đánh giá một cách công bằng. không hoàn toàn đồng nhất, tạo ra sự thiếu công bằng ở một Tính công bằng là một yếu tố được đánh giá tích cực trong cả số trạm. Tuy nhiên sinh viên cũng đề xuất tạo thêm các cơ hai nghiên cứu. Tuy nhiên, lo ngại về sự không đồng đều trong hội tương tác với môi trường lâm sàng thông qua các buổi đánh giá giữa các giám khảo cũng xuất hiện trong nhiều thực hành hoặc mô phỏng sẽ giúp sinh viên tiếp tục xây dựng và củng cố kiến thức trước khi bước vào kỳ thi. nghiên cứu quốc tế, đặc biệt là khi OSCE phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của các giám khảo tại các trạm khác nhau. 3.2. Bao quát kiến thức và kỹ năng Sinh viên cho rằng OSCE bao quát tốt các kiến thức và kỹ Khoảng 70% sinh viên đánh giá cao việc OSCE bao quát năng cần thiết. Tuy nhiên, có một số sinh viên cảm thấy rằng được nhiều lĩnh vực kiến thức và kỹ năng quan trọng trong một số trạm thi quá phức tạp và đòi hỏi nhiều hơn so với thời thực hành lâm sàng. Các sinh viên nhận định rằng các trạm gian có sẵn. Tương tự nghiên cứu của Haider I (2020) cũng thi đều được thiết kế dựa trên các tình huống thực tiễn, từ đó ghi nhận sinh viên Điều dưỡng tại Pakistan cho rằng OSCE là giúp họ ứng dụng kiến thức vào thực tế. Sinh viên đánh giá phương pháp hiệu quả để bao quát và đánh giá các kỹ năng cao việc OSCE bao quát các kỹ năng cần thiết cho thực hành lâm sàng cũng như có ý kiến cho rằng một số trạm quá khó và lâm sàng, điều này phản ánh các cấp độ cao hơn trong tháp sinh viên không có đủ thời gian để hoàn thành tất cả các nhiệm Miller, đặc biệt là "thể hiện" và "thực hiện". Tuy nhiên, một vụ [2]. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy OSCE là phương pháp https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 57
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1* 2025 đánh giá tốt về mặt bao quát kiến thức, nhưng thời gian hạn 5. KẾT LUẬN chế tại một số trạm vẫn là vấn đề phổ biến. Điều này chỉ ra rằng cần có sự điều chỉnh về thời gian cho các trạm có nhiệm Kỳ thi OSCE tại Đại học Y Dược TP.HCM theo Hướng vụ phức tạp. dẫn của AMEE được đánh giá cao về tính công bằng và bao Sinh viên thừa nhận cảm thấy căng thẳng trong quá trình thi quát kiến thức. Tuy nhiên, áp lực và căng thẳng trong quá OSCE, chủ yếu do áp lực thời gian tại mỗi trạm. Điều này trình thi vẫn là vấn đề đáng lưu ý. Việc kéo dài thời gian tại tương đồng với nghiên cứu của Khan M (2015) cho thấy sinh các trạm thi và tổ chức thêm các buổi hướng dẫn, ôn tập viên Điều dưỡng tại Anh cũng gặp phải nhiều áp lực và căng trước kỳ thi có thể giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn và giảm thẳng khi tham gia OSCE [3], đặc biệt là do thời gian hạn chế bớt căng thẳng. và yêu cầu phải di chuyển nhanh qua các trạm. Sinh viên đề xuất kéo dài thời gian cho các trạm phức tạp hơn để giảm áp 6. Kiến nghị lực. Có thể thấy căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến trong cả hai nghiên cứu và áp lực về thời gian tại các trạm thi Dựa trên kết quả nghiên cứu, cần thiết phải phát triển một là yếu tố chủ đạo gây ra sự lo lắng ở sinh viên, không chỉ ở số biện pháp hỗ trợ sinh viên hỗ trợ trong kỳ OSCE này. Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác. Trước tiên, các đơn vị liên quan nên tăng cường tổ chức các Nhìn chung sinh viên phản hồi tích cực về cách tổ chức kỳ buổi tập và thực hành trước kỳ thi này, giúp sinh viên làm thi khi sinh viên đánh giá cao sự rõ ràng trong hướng dẫn và quen với quy trình và giảm bớt căng thẳng. Đồng thời, cần tổ chức hậu cần. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tổ chức điều chỉnh thời gian tại các trạm thi sao cho phù hợp với mức OSCE tốt và rõ ràng sẽ giúp giảm bớt lo lắng và cải thiện trải độ phức tạp của các kỹ năng được yêu cầu, đảm bảo sinh nghiệm thi cử của sinh viên (Alsalamah Y, 2021; Majumder viên có đủ thời gian để hoàn thành phần thi một cách hiệu MAA, 2019) [4,5]. Tuy nhiên, cần tiếp tục cải tiến về mặt hậu quả. Ngoài ra, việc nghiên cứu thêm về các yếu tố gây căng cần và sự phối hợp giữa các giám khảo để nâng cao tính đồng thẳng trong thời kỳ này là cần thiết để đề xuất các loại biện nhất trong đánh giá. Khoảng 45% sinh viên điều dưỡng UMP pháp hỗ trợ tâm lý phù hợp và phù hợp. cho rằng thời gian tại các trạm cần được kéo dài, đặc biệt là với các trạm có nhiệm vụ phức tạp. Tương tự như nghiên cứu Lời cảm ơn của Alsalamah Y (2021), sinh viên cũng đề xuất tăng thời gian Cảm ơn Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ cho các trạm khó hoặc trạm yêu cầu thực hiện nhiều nhiệm vụ, kinh phí cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu. nhằm đảm bảo sinh viên có thể hoàn thành một cách cẩn thận và không cảm thấy vội vàng [4]. Có thể thấy thời gian tại các trạm là vấn đề phổ biến trong OSCE trên toàn thế giới. Để cải Nguồn tài trợ thiện, có thể xem xét điều chỉnh thời gian cho các trạm có mức Nghiên cứu nhận được kinh phí tài trợ từ Đại học Y Dược độ phức tạp cao hơn, hoặc thiết lập các khung thời gian linh Thành phố Hồ Chí Minh theo hợp đồng số 192/2021/HĐ. hoạt hơn dựa trên độ khó của nhiệm vụ (Alamri S, 2022; Alsalamah Y, 2021) [4,6]. Xung đột lợi ích Kết quả từ nghiên cứu tại Đại học Y Dược TP.HCM cho Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết thấy sự tương đồng với các nghiên cứu quốc tế về quan điểm này được báo cáo. của sinh viên Điều dưỡng đối với kỳ thi OSCE. Những vấn đề như căng thẳng, áp lực thời gian, và sự không đồng đều trong ORCID đánh giá giữa các giám khảo là những vấn đề được ghi nhận Lê Ngọc Tuyết chung ở nhiều quốc gia (Alamri S, 2022; Alsalamah Y, 2021) https://orcid.org/0009-0009-9379-5810 [4,6]. Tuy nhiên, sinh viên đều đánh giá cao tính công bằng và khả năng bao quát kiến thức của kỳ thi này, cho thấy OSCE Huỳnh Thuỵ Phương Hồng vẫn là một phương pháp đánh giá hiệu quả trong đào tạo Điều https://orcid.org/0000-0001-7664-7669 dưỡng lâm sàng. Phạm Dương Thanh Tâm 58 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.07
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 1 * 2025 https://orcid.org/0009-0006-0445-3180 Clinical Examination: A mixed methods study in Trần Thuỵ Khánh Linh Pakistan. Nurse Education Today. 2020;85:1045-1050. https://orcid.org/0000-0001-6735-846X 3. Khan M, Noor SM, Siraj M. Students’ perceptions of Phạm Lê An OSCE in dentistry. Advances in Health Professions https://orcid.org/0000-0003-1186-0543 Education, 2015;1(1):30-36. 4. Fawaz M & Alsalamah Y. Perceptions of Lebanese Đóng góp của các tác giả nursing students and examiners regarding the Objective Ý tưởng nghiên cứu: Huỳnh Thuỵ Phương Hồng, Phạm Structured Clinical Examination Method (OSCE) in Dương Thanh Tâm, Trần Thuỵ Khánh Linh nursing fundamentals: A mixed method study. International Journal of Africa Nursing Sciences, Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Phạm Dương Thanh 2021;15:100373. Tâm, Lê Ngọc Tuyết, Trần Thuỵ Khánh Linh, Huỳnh Thuỵ Phương Hồng 5. Majumder MAA, Kumar A, Krishnamurthy K, Ojeh N, Adams OP & Sa B. An evaluative study of objective Thu thập dữ liệu: Lê Ngọc Tuyết structured clinical examination (OSCE): students and Giám sát nghiên cứu: Trần Thuỵ Khánh Linh, Phạm Lê An examiners perspectives. Advances in Medical Nhập dữ liệu: Phạm Dương Thanh Tâm, Lê Ngọc Tuyết Education and Practice. 2019;10:387-397. Quản lý dữ liệu: Lê Ngọc Tuyết 6. Alamri S, Al Hashmi I, Shruba K, Jamaan S, Alrahbi Z & Al Kaabi T. Nursing Students’ Perception and Phân tích dữ liệu: Huỳnh Thuỵ Phương Hồng Attitude towards Objective Structured Clinical Viết bản thảo đầu tiên: Huỳnh Thuỵ Phương Hồng Examination in Oman. Sultan Qaboos University Medical Journal. 2022;22(3):343. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Phạm Lê An, Trần Thuỵ Khánh Linh Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 802/ HĐĐĐ-ĐHYD ngày 02/11/2020. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bani-Issa W, Al Tamimi M, Fakhry R & Al-Shujairi AM. Experiences of nursing students and examiners with the Objective Structured Clinical Examination method in physical assessment education: A mixed methods study. Nurse Education in Practice. 2021;35:83-89. 2. Haider I, Gulzar S, Ali T & Sohail T. Perceptions of nursing students and faculty about Objective Structured https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.01.07 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 59

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết - Bs Lê Duy Bắc
18 p |
417 |
81
-
VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
12 p |
217 |
45
-
Bài giảng Hội chứng tăng áp lực nội sọ
68 p |
236 |
34
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương (năm học 2014): Đề số 3
6 p |
140 |
24
-
Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính (Phần 4)
15 p |
129 |
23
-
Bài giảng Điều trị chấn thương bụng kín và vết thương thấu bụng - BS Nguyễn Tấn Cường
10 p |
254 |
18
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Loạn thần do rượu
18 p |
105 |
7
-
Chẩn đoán hội chứng Down trong thai bằng... máu của bố, mẹ
2 p |
81 |
6
-
Tập bài giảng Hồi sức cấp cứu (NUR 313): Sốc phản vệ và chăm sóc điều dưỡng - ThS. BS. Nguyễn Phúc Học
58 p |
30 |
5
-
Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp
9 p |
9 |
4
-
Ứng dụng phương pháp UBL (ubiquitous-based learning) trong đào tạo định hướng nghề nghiệp điều dưỡng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
7 p |
6 |
2
-
Thực trạng kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn trong môi trường bệnh viện của sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2022
8 p |
5 |
2
-
Đặc điểm và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do các vi khuẩn gram âm tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
8 p |
2 |
1
-
Kiến thức về chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh cuối đời của sinh viên điều dưỡng năm cuối tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
8 p |
6 |
1
-
Kiến thức và thái độ về chăm sóc giảm nhẹ của sinh viên điều dưỡng
7 p |
5 |
1
-
Nhận thức của sinh viên Điều dưỡng về Kỳ thi lâm sàng theo Cấu trúc Khách quan (OSCE): Yếu tố đảm bảo chất lượng theo Hướng dẫn của AMEE
11 p |
5 |
1
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 16: Mãn kinh và điều trị nội tiết thay thế
179 p |
3 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
