Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn<br />
<br />
<br />
Trước những biến động của nước nhà, hàng loạt các chiếu của nhà vua được ban<br />
xuống để bây giờ trở thành những tác phẩm hay có giá trị trong nền văn học Việt Nam.<br />
Cùng với Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung thì chúng ta còn được biết đến Chiếu dời<br />
đô của vua Lý Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà nó còn mang<br />
nhiều nét văn học trong đó. Lý Công Uẩn nổi tiếng là một nhà vua thông minh nhân ái có<br />
trí lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được<br />
triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lý Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh<br />
Tuất (1010), Lý Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra<br />
thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).<br />
Tương truyền khi thuyền nhà vua đến đoạn sông dưới chân thành thì chợt thấy có<br />
rồng vàng bay lên. Cho là điềm lành, Lý Thái Tổ nhân đó đổi tên Đại La thành Thăng<br />
Long.<br />
Chiếu là một loại văn bản cổ, nội dung thông báo một quyết định hay một mệnh lệnh<br />
nào đó của vua chúa cho thần dân biết. Chiếu thường thể hiện một tư tưởng lớn lao có ảnh<br />
hưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước. Chiếu dời đô cũng mang đầy đủ đặc điểm trên<br />
nhưng bên cạnh đó, nó cũng có những nét riêng. Đó là tính chất mệnh lệnh kết hợp hài<br />
hòa với tính chất tâm tình. Ngôn ngữ bài chiếu vừa là ngôn ngữ hành chính vừa là ngôn<br />
ngữ đối thoại. Cũng như chế và biểu, chiếu được viết bằng tản văn, chữ Hán, gọi là cổ thể;<br />
từ đời Đường (Trung Hoa) mới theo lối tứ lục gọi là cận thể (thể gần đây).<br />
Trước hết tác giả nêu lên những dẫn chứng, những cơ sở để làm tiền đề cho việc dời<br />
đô của mình. Từ cổ chí kim việc dời đô là một việc làm thường xuyên của các nhà vua,<br />
cốt là để tìm cho hàng cung một chỗ phong thủy hợp cho sự phát triển của đất nước, góp<br />
phần hưng thịnh đất nước. Lý Công Uẩn dẫn ra hàng loạt sự dời đô của những vị vua bên<br />
Trung Quốc trước đó. Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến<br />
vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình<br />
mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính<br />
kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân nếu thấy thuận tiện thì<br />
thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Có thể nói bằng những dẫn<br />
chứng trên tác giả lấy đó làm tiền đề và mở đầu cho bản chiếu dời đô của mình. Dời đô<br />
không phải là một việc xấu, từ xưa nó đã diễn ra thường xuyên rồi. Mục đích của nó cốt<br />
chỉ để làm cho việc mưu sinh thêm thuận lợi, bộ máy hành chính được đặt ở trung tâm<br />
của đất nước. Dời để hợp ý trời và thuận lòng dân để từ đó đất nước phồn thịnh kéo dài.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua việc đưa ra những Lý lẽ và dẫn chứng ấy, tác giả khẳng định việc thay đổi kinh<br />
đô đối với triều đại nhà Lý là một tất yếu khách quan. Ý định dời đô của Lý Công Uẩn bắt<br />
nguồn từ thực tế lịch sử đồng thời thể hiện ý chí mãnh liệt của nhà vua cũng như của dân<br />
tộc ta hồi đó. Nhà vua muốn xây dựng và phát triển Đại Việt thành một quốc gia hùng<br />
mạnh trong tương lai.<br />
Tiếp theo tác giả phân tích nhưng thực tế cho thấy kinh đô cũ không còn thích hợp với<br />
sự mở mang của đất nước nữa cho nền cần thiết phải dời đô. Ông không ngần ngại phê<br />
phán những triều đại cũ “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường<br />
mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây,<br />
khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật<br />
không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”. tác giả nói<br />
rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây<br />
chính vì thế mà triều đại không được lâu dài. Không biết học những cái của thời xưa như<br />
nhà Thương, nhà Chu. Vậy nên trái với khách quan thì sẽ bị tiêu vong, không đi theo quy<br />
luật thì sẽ không có kết quả tốt. Tóm lại kinh đô Đại Việt không thể phát triển được trong<br />
một quốc gia chật hẹp như thế. Nhưng thực chất thì ở giai đoạn đó hai triều đại chưa đủ<br />
mạnh cả thế và lực để tiến hành việc rời đô vùng đồng bằng trống trải nên vẫn phải dựa<br />
vào địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lý, trên<br />
đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa.<br />
Bên cạnh những dẫn chứng thuyết phục như thế tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của<br />
mình. Điều đó đã làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn. Cảm xúc ấy chính là cảm<br />
xúc mà tác giả muốn phát triển đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu<br />
dài và bền vững hơn.<br />
Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc<br />
dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước “Huống gì thành<br />
Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn<br />
hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hưởng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng<br />
mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật<br />
cũng rất mực phong phú tốt tươi.” Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa,<br />
đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã<br />
nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của<br />
thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có<br />
thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở ra<br />
bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là<br />
đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại La có<br />
đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Chứng cớ nhà vua đưa ra có<br />
sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực. có thể nói đây là một<br />
mảnh đất lý tưởng cho kinh đô và với những điều kiện ấy triều đại sẽ phát triển hưng<br />
thịnh. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh<br />
địa. Có thể hiểu thánh địa là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển<br />
mạnh mẽ.<br />
Kết thúc bài chiếu Lý Công Uẩn không dùng sức mạnh uy quyền để quyết định rời đô<br />
mà dùng một giọng như tham khảo ý kiến của nhân dân, bề tôi trung tín “Trẫm muốn dựa<br />
vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?. Đó như thể hiện sự<br />
dân chủ và công bằng cho tất cả những người bề dưới, quyền quyết định đương nhiên<br />
thuộc về nhà vua thế nhưng ông vẫn muốn hỏi ý kiến phía dưới để thấy đồng lòng với<br />
người dân. Vì chỉ có hợp với lòng dân thì nhà vua cũng nhu đất nước mới trở nên vững<br />
bền được.<br />
Như vậy có thẻ thấy Lý Công Uẩn là một vị vua thông minh, nhân ái hiền từ và rất<br />
đổi hợp lòng dân. Ông không chỉ lấy những thực tế dẫn chứng từ các triều đại trước cũng<br />
như sự tốt đẹp của địa hình Đại La mà ông còn đánh vào tình cảm để thuyết phục. Tuy là<br />
một bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn rất có<br />
sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận<br />
chặt chẽ, Lý lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khỏe khoắn để thuyết phục dân chúng tin và<br />
ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình.<br />
<br />
<br />
Bài tham khảo 2:<br />
Lý Công Uẩn (974 – 1028) quê ở châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là làng Đình Bảng,<br />
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được<br />
nhiều võ công hiển hách. Dưới thời Tiền Lê, ông làm quan đến chức Tả thân vệ điện tiền<br />
chỉ huy sứ. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là<br />
Lý Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ viết bài<br />
chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).<br />
Tương truyền khi thuyền nhà vua đến đoạn sông dưới chân thành thì chợt thấy có rồng<br />
vàng bay lên. Cho là điềm lành, Lý Thái Tổ nhân đó đổi tên Đại La thành Thăng Long.<br />
Chiếu dời đô phản ánh ý chí tự cường và khát vọng về một đất nước độc lập, thống<br />
nhất, lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì trên thuận<br />
ý trời, dưới hợp lòng người, có sự kết hợp hài hòa giữa Lý với tình.<br />
Chiếu là một loại văn bản cổ, nội dung thông báo một quyết định hay một mệnh lệnh<br />
nào đó của vua chúa cho thần dân biết. Chiếu thường thể hiện một tư tưởng lớn lao có ảnh<br />
hưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước. Chiếu dời đô cũng mang đầy đủ đặc điểm trên<br />
nhưng bên cạnh đó, nó cũng có những nét riêng. Đó là tính chất mệnh lệnh kết hợp hài<br />
hòa với tính chất tâm tình. Ngôn ngữ bài chiếu vừa là ngôn ngữ hành chính vừa là ngôn<br />
ngữ đối thoại.<br />
Bố cục bài chiếu có thể chia làm ba đoạn:<br />
Đoạn một: Từ đầu đến không thể không dời đổi: Tác giả nêu những dẫn chứng trong<br />
sử sách để làm cơ sở cho việc dời đô của mình.<br />
Đoạn hai: Tiếp theo đến phong thái tốt tươi: Tác giả phân tích thực tế là kinh đô cũ<br />
không còn thích hợp với sự mở mang phát triển của đất nước cho nên cần thiết phải dời<br />
đô.<br />
Đoạn còn lại: Tác giả khẳng định thành Đại La là nơi hội đủ mọi điều kiện thuận lợi<br />
để chọn làm kinh đô mới.<br />
Kết cấu nói trên tiêu biểu cho kết cấu của một bài văn nghị luận chính trị xã hội. Bằng<br />
phương thức lập luận sắc bén, chặt chẽ, lôgíc, tác giả đã trình bày và thuyết phục mọi<br />
người đồng tình với quyết định dời đô của mình. Để chứng minh quyết định dời đô là<br />
đúng đắn, tác giả nêu một số dẫn chứng trong lịch sử cổ kim để củng cố Lý lẽ, tăng thêm<br />
khả năng thuyết phục.<br />
Để giải tỏa tâm trạng băn khoăn của không ít người trước việc dời đô, tác giả khẳng<br />
định dời đô là việc làm thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại phong kiến từ<br />
trước tới nay. Lý Công uẩn viện dẫn gương các triều vua thời cổ đại bên Trung Quốc cũng<br />
đã từng dời đô:<br />
Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương<br />
cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển<br />
dời ? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho<br />
con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên<br />
vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.<br />
Đoạn này nêu tiền đề làm chỗ dựa cho Lý lẽ mà tác giả sẽ trình bày ở những phần tiếp<br />
theo. Trong lịch sử phong kiến phương Bắc đã từng có chuyện dời đô và mang lại những<br />
kết quả tốt đẹp, cho nên việc dời đô của Lý Thái Tổ không phải là chuyện bất thường.<br />
Nhà vua khẳng định các bậc đế vương khi quyết định dời đô đều nhằm mục đích mưu<br />
đồ nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho quốc gia, dân tộc.<br />
Việc dời đô trên thì thuận theo mệnh trời (tức phù hợp với quy luật khách quan), dưới thì<br />
thuận theo ý dân (phù hợp với nguyện vọng của nhân dân) nôn kết quả là đều đem đến sự<br />
phát triển thịnh vượng cho quốc gia dân tộc.<br />
Qua việc đưa ra những Lý lẽ và dẫn chứng ấy, tác giả khẳng định việc thay đổi kinh<br />
đô đối với triều đại nhà Lý là một tất yếu khách quan. Ý định dời đô của Lý Công Uẩn bắt<br />
nguồn từ thực tế lịch sử đồng thời thể hiện ý chí mãnh liệt của nhà vua cũng như của dân<br />
tộc ta hồi đó. Nhà vua muốn xây dựng và phát triển Đại Việt thành một quốc gia hùng<br />
mạnh trong tương lai.<br />
Dựa vào óc quan sát, phân tích kĩ lưỡng tình hình thực tế, ông nêu ra những nhận xét<br />
có tính chất phê phán: Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh<br />
trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho<br />
triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không<br />
được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.<br />
Theo ông, nếu cứ để kinh đô ở chỗ cũ thì sẽ phạm những sai lầm như không phù hợp<br />
quy luật khách quan: lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời; không biết học theo<br />
cái đúng của người xưa: không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở<br />
nơi đây. Hậu quả là triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi… Tóm lại, kinh đô<br />
của quốc gia Đại Việt không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật hẹp như<br />
thế.<br />
Bằng quan điểm của người thời nay, chúng ta cẩn xem xét, đánh giá thật công bằng về<br />
vai trò lịch sử hai triều đại Đinh, Lê. Thực ra, vào giai đoạn đó, cả thế và lực của triều<br />
đình chưa đủ mạnh để có thể dời đô ra vùng đồng bằng trống trải nên vẫn phải dựa vào<br />
địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài. Nhưng đến thời Lý, trên đà<br />
mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa.<br />
Bốn cạnh Lý lẽ sắc sảo, vua Lý Thái Tổ còn dùng tình cảm chân thành để tác động<br />
mạnh mẽ tới tâm hồn dân chúng, ông tỏ ra tinh tế, khiêm nhường khi giãi bày ý định của<br />
mình. Tính thuyết phục của Lý lẽ càng tăng lên khi tác giả lồng cảm xúc của mình vào:<br />
Trẫm rất đau xót về việc đó. Cảm xúc đó phản ánh khát vọng của nhà vua là muốn phát<br />
triển đất nước thành một quốc gia hùng cường. Tuy nhiên đằng sau lời lẽ mềm mỏng ấy<br />
vẫn là một quyết định cứng rắn không thể không dời đổi.<br />
Nhà vua chứng minh ưu thế mọi mặt của thành Đại La và khẳng định đây là địa điểm<br />
tốt nhất để đặt kinh đô mới:<br />
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;<br />
được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hưởng nhìn<br />
sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn<br />
khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.<br />
Nhà vua dựa vào thuyết phong thủy để phân tích và chứng minh lợi thế và vẻ đẹp<br />
muôn mặt của thành Đại La về địa Lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện sống của dân<br />
cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật.<br />
Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa<br />
dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện<br />
cho việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa<br />
và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành<br />
kinh đô mới của Đại Việt. Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được<br />
cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực, Trên cơ sở đó nhà vua khẳng định:<br />
Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thánh địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn<br />
phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.<br />
Tác giả gọi Đại La là thánh địa của đất Việt bởi lẽ ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt,<br />
đất lành, có thể đem nhiều lợi ích, đồng thời ông tiên đoán Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng<br />
yếu, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.<br />
Kết thúc bài Chiếu dời đô, Lý Thái Tổ không lấy uy quyền của vua chúa để ban bố<br />
mệnh lệnh mà lại đặt ra câu hỏi: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ<br />
ở. Các khanh nghĩ thế nào?<br />
Câu hỏi tu từ này thể hiện thái độ tôn trọng của người đứng đầu đất nước đối với triều<br />
đình phong kiến đương thời. Có thể coi đây là yếu tố dân chủ tiến bộ trong tư tưởng của<br />
Lý Thái Tổ. Lời lẽ bài chiếu mang tính chất đối thoại, tạo sự hiểu biết và đồng cảm giữa<br />
nhà vua với các bậc quan lại trong triều đình và dân chúng. Một lần nữa, nhà vua khẳng<br />
định quyết tâm dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La của mình.<br />
Chiếu dời đô được viết theo lối văn biền ngẫu với những cặp câu song song, các vế<br />
câu đối nhau rất chỉnh về cả ý lẫn lời. Những đoạn văn cân xứng kết hợp và bổ sung cho<br />
nhau để thể hiện nội dung tư tưởng của bài chiếu. Tác giả đã thuyết phục người nghe bằng<br />
Lý lẽ sắc sảo và tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lý Thái Tổ phù hợp với<br />
nguyện vọng của thần dân trăm họ.<br />
Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc và sự phát triển lớn mạnh<br />
của quốc gia Đại Việt. Qua đó, chúng ta có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên<br />
về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc<br />
gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp ra vùng<br />
đồng bằng rộng rãi, điều đó chứng tỏ triều đình nhà Lý đã đủ khả năng chấm dứt nạn<br />
phong kiến cát cứ trong nước và đủ sức chống cự với quân xâm lược phương Bắc. Việc<br />
Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn<br />
về một mối, để có điều kiện xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh.<br />
Sự đúng đắn của quyết định dời đô đã được lịch sử chứng minh một cách hùng hồn.<br />
Thăng Long xưa – thủ đô Hà Nội ngày nay xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung<br />
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, đã vững vàng trước mọi thử thách ác liệt của<br />
nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.<br />