intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH (BMP)

Chia sẻ: Nhu Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

4.062
lượt xem
285
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan về hoạt động của công ty 1.Đặc điểm về ngành 2.Tổng quan về công ty 2/1. Lịch sử phát triển 2/2. Ngành nghề kinh doanh chính 2/3. Vị thế của công ty trong ngành 2/4. Cơ cấu doanh thu 2/5. Nhà máy 2/6. Các dự án hoặc kế hoạch tương lai II. Phân tích tình hình tài chính công ty 1.Phân tích tổng quan xu hướng của các khoản mục 1/1. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần 1/2. Cơ cấu tài sản 1/3. Cơ cấu nguồn vốn 2. Phân tích các chỉ số tài chính 2/1....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH (BMP)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH (BMP) GVHD: Th.s TRẦN THANH VŨ Cô XUÂN MAI SVTH: NGUYỄN THỊ BẢO YÊN Lớp: K14TC7 MSSV: K087614 Tp. HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2011
  2. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) MỤC LỤC I.Tổng quan về hoạt động của công ty 3 1.Đặc điểm về ngành 3 2.Tổng quan về công ty 4 2/1. Lịch sử phát triển 4 2/2. Ngành nghề kinh doanh chính 5 2/3. Vị thế của công ty trong ngành 5 2/4. Cơ cấu doanh thu 5 2/5. Nhà máy 2/6. Các dự án hoặc kế hoạch tương lai 6 II. Phân tích tình hình tài chính công ty 6 1.Phân tích tổng quan xu hướng của các khoản mục 6 1/1. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần 6 1/2. Cơ cấu tài sản 7 1/3. Cơ cấu nguồn vốn 8 2. Phân tích các chỉ số tài chính 9 2/1. Tỷ số thanh toán 9 2/2. Tỷ số cơ cấu tài chính 10 2/3. Tỷ số hoạt động 10 2/4. Tỷ số doanh lợi 10 2/5. Tỷ số giá thị trường 11 Page 2
  3. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) 3. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn 12 4. So sánh công ty BMP với công ty NTP 12 III. Thuận lợi và khó khăn 1.Thuận lợi 2.Khó khăn IV. Đề xuất, kiến nghị V. Phụ lục Bảng cân đối kế toán Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Page 3
  4. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) I.Tổng quan về hoạt động của công ty: 1.Đặc điểm về ngành: Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ, kim loại, silicat v.v. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia. Ngành nhựa phụ thuộc gián tiếp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế Đặc thù các sản phẩm ngành nhựa phục vụ cho các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, bưu chính viễn thông...Theo đó, sự tăng trưởng phát triển của ngành Nhựa gắn liền với tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm nhựa. Sản lượng ngành Nhựa có mức tăng trưởng cao qua các năm Trong hơn mười năm qua, ngành Nhựa Việt Nam được phát triển với tốc độ khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15 – 30%. Đây có thể nói là một mức phát triển khá ấn tượng đối với một ngành công nghiệp vẫn còn non trẻ. Trong đó, 2 nhóm ngành đem lại giá trị kinh tế cao gồm nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng và nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật cao đều có mức tăng khá ở mức 125% và 128% tương ứng trong giai đoạn 2005-2010. Qua đó, cho thấy tiềm năng phát triển ngành Nhựa ở Việt Nam như hiện nay là rất lớn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 trên 1 tỷ USD Hiện tại, ngành nhựa đã mở rộng trên 55 thị trường xuất khẩu thường xuyên với mức độ tăng trưởng bình quân từ 25-43%. Page 4
  5. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) Hoạt động xuất nhập khẩu có mức tăng trưởng tốt do:  Các sản phẩm nhựa ở Việt Nam có khả năng thâm nhập tốt khi thị phần ở các thị trường này còn thấp.  Được hưởng mức thuế nhập khẩu tương đối thấp hơn so với các quốc gia cạnh tranh.  Xu hướng các nước nhập khẩu hạn chế các sản phẩm nhựa từ Trung Quốc. 10 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Campuchia, CHLB Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Đài Loan, Malaysia, Phillippin...Chiếm 80% kim ngạch thu được tại các thị trường này là từ các sản phẩm bao bì như: hộp nhựa, túi nhựa, (túi siêu thị, túi rác…), màng nhựa các loại và màng pallet, 10% là các sản phẩm nhựa phục vụ cho lĩnh vực xây dựng như: ống và các phụ kiện...10% còn lại là các sản phẩm nhựa gia dụng, sản phẩm phục vụ văn phòng. Biến động giá dầu thế giới và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí NVL đầu vào Rủi ro hoạt động cao do 80%-90% nhu cầu nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào nhập khẩu, giá nguyên liệu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá dầu thô trên thế giới và tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá tăng thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo , nếu tình hình này kéo dài lâu và doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục thì phải chịu những ảnh hưởng lớn đến giá nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm và làm giảm hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp trong nước không cao Mức độ cạnh tranh khác nhau ở những khu vực khác nhau do sự phân bổ không đồng đều của các doanh nghiệp trong cả nước. Khoảng 76% các doanh nghiệp trong ngành tập trung ở khu vực phía Nam, nên khu vực này có mức độ cạnh tranh cao hơn hẳn so với khu vực miền Bắc và miền Trung. Nhưng hầu hết Page 5
  6. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) các doanh nghiệp ngành nhựa đều có những sản phẩm đa dạng và ở những phân khúc thị trường khác nhau và những khách hàng truyền thống riêng nên sự cạnh tranh trực tiếp là rất thấp. Qua đó ta thấy ngành nhựa có tiềm năng tăng trưởng tốt, hiệu quả hoạt động cao, rủi ro tài chính thấp nhưng rủi ro hoạt động cao. 2.Tổng quan về công ty: 2/1. Lịch sử phát triển: Hình thành Nhựa Bình Minh được hình thành từ việc sáp nhập hai Công ty ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) ở số 139 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Công ty Nhựa Kiều Tinh ở số 301-309 đường 54 (nay là số 57 đường Nguyễn Đình Chi) theo quyết định số 1488/QĐ-UB ngày 16 /11 /1977 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh. Chuyển đổi cơ cấu Ngày 02/01/2004 Công ty Nhựa Bình Minh chính thức chuyển đổi sang Công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103002023 ngày 02/01/2004 với tên giao dịch là Bình Minh Plastic Joint-Stock Company. Tên viết tắt là BMPLASCO. Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  Đăng ký lần đầu ngày 02/01/2004 vốn điều lệ là 107.180.000.000 đồng.  Thay đổi lần thứ 1 ngày 27/11/2006, tăng vốn điều lệ lên 147.908.400.000 đồng.  Thay đổi lần thứ 2 ngày 01/08/2008, tăng vốn điều lệ lên 175.989.560.000 đồng. Page 6
  7. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP)  Thay đổi lần thứ 3 ngày 06/02/2010, tăng vốn điều lệ lên 349.835.520.000 đồng. 2/2. Ngành nghề kinh doanh chính: Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp nhựa hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa theo khuôn mẫu công nghiệp và xây dựng bao gồm ống PVC cứng, PEHD (ống gân và ống trơn), phụ tùng ống dùng trong ngành cấp nước và cáp ngầm, bình phun thuốc trừ sâu, nón bảo hộ lao động và các sản phẩm nhựa kỹ thuật khác. Ống nhựa là nhóm sản phẩm đem lại doanh thu chính cho công ty (chiếm hơn 83%). 2/3. Vị thế của công ty trong ngành: Đối thủ cạnh tranh chính của BMP trên thị trường là công ty Nhựa Tiền Phong (NTP). Tuy nhiên thị trường ống nhựa có sự phân tách khá rõ ràng về địa lý khi NTP chiếm thị phần cao nhất (khoảng 30%) nhưng sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại miền Bắc trong khi Nhựa Bình Minh với 25% thị phần cung cấp các sản phẩm nhựa cho khu vực miền Trung và phía Nam. BMP đã tạo được thương hiệu khá tốt tại các tỉnh phía Nam với một chuỗi kênh phân phối thông qua cửa hàng bán sản phẩm, khách hàng riêng lẻ và đấu thầu công trình. Gần đây công ty đã triển khai hoạt động ra phía Bắc với việc xây dựng nhà máy Nhựa Bình Minh tại Phố Nối, Hưng Yên tháng 12/2007. 2/4. Cơ cấu doanh thu: Tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của BMP đến từ mảng kinh doanh sản phẩm ống nhựa dùng trong ngành xây dựng dân dụng, cáp ngầm... Theo đó mảng này chiếm tới 83.02%. Để đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế rủi ro và phát triển sản phẩm mới, BMP không ngừng chú trọng đến nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Page 7
  8. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) Biểu đồ 1.1- Cơ cấu doanh thu 6% Nhóm sản phẩm ống nhựa 11% Nhóm phụ tùng ống nhựa 83% Nhóm sản phẩm bình xịt, mũ bảo hộ, lao động và sản phẩm khác 2/5. Nhà máy: Công ty cổ phần nhựa Bình Minh hiện nay có 3 nhà máy, tổng sản lượng sản xuất theo thiết kế : 65.000 tấn/năm:  Nhà máy 1: 57 Nguyễn Đình Chi_P9_Q6_Tp.HCM  Nhà máy 2: Số 7 đường số 2_ Khu công nghiệp Sóng Thần_Huyện Dĩ An_ Tỉnh Bình Dương. Đây là nhà máy chính của công ty ở phía Nam với trang thiết bị hiện đại của các nước châu Âu như Đức, Ý, Áo. Diện tích nhà xưởng, kho bãi đã xây dựng hoàn chỉnh là 45.000 m2 trên tổng số 50.000 m2 đất.  Nhà máy 3: Hưng Yên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/2007, có trang thiết bị hiện đại, nhà xưởng được xây dựng mới đồng bộ với diện tích 30.000m2 trên tổng diện tích 40.000m2, công suất thiết kế ban đầu 20.000 tấn/năm. Nhà máy không chỉ sản xuất các sản phẩm ống nhựa và phụ tùng ống nhựa gia dụng để đáp ứng cho thị trường miền Bắc mà còn phục vụ cho việc xuất khẩu. 2/6. Các dự án hoặc kế hoạch tương lai: Page 8
  9. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP)  Xây dựng nhà máy thứ tư tại KCN Vĩnh Lộc 2-Bến Lức- Long An với diện tích trên 15 ha. Tổng vốn đầu tư ước tính trên 400 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởicông xây dựng vào đầu năm 2012 và chính thức hoạt động vào năm 2013 nhằm mở rộng quy mô sản xuất của toàn Công ty CP Nhựa Bình Minh lên trên 200.000 tấn/năm.  Chiến lược mở rộng thị phần của BMP được thể hiện thông qua việc BMP là cổ đông lớn của công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng (DPC) với tỷ lệ nắm giữ là 30%, trong tương lai có thể DPC sẽ hợp nhất giúp BMP mở rộng doanh thu tại khu vực miền Trung.  Năm 2011 BMP đặt ra kế hoạch 1650 tỷ doanh thu tăng 14% so với năm 2010 và 300 tỷ lợi nhuận trước thuế tăng 5% so với năm 2010. II. Phân tích tình hình tài chính công ty: 1.Phân tích tổng quan xu hướng của các khoản mục: 1/1. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần: 500.00% 400.00% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 300.00% Giá vốn hàng bán 200.00% Lợi nhuận gộp về bán 100.00% hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài 0.00% chính 2010 2009 2008 2007 Lợi nhuận (lỗ) sau thuế -100.00% TNDN -200.00% Page 9
  10. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) Cuối năm 2007 đầu năm 2008 công ty đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu khi giá còn ở mức rất cao và không sử dụng hết cho tới tận cuối năm 2008. Cộng thêm với đợt hạ giá bán trong quý 4 do nhu cầu cho sản phẩm ống nhựa bắt đầu suy yếu vì ảnh hưởng của kinh tế khó khăn dẫn đến tỷ suất lợi nhuận bị sụt giảm khá nhiều. Ngược lại, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế, giá nguyên vật liệu nhựa rơi xuống mức thấp nhất vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Sau đó, các gói kích thích kinh tế ở nhiều nước trên thế giới được tung ra khiến cho giá hạt nhựa tăng trở lại, kéo giá nhựa trong nước tăng theo. Nhờ nhập về một lượng khá lớn nguyên vật liệu ở mức đáy, công ty đã có năm 2009 khá thành công.( lợi nhuận sau thuế tăng 160,54% so với năm 2008). Nhưng tình hình trở nên khó khăn hơn vào cuối năm 2009 do tính thời vụ, lượng nguyên vật liệu tồn kho giá rẻ dần được sử dụng hết công ty phải nhập khẩu hạt nhựa nhưng giá lại tăng cao dẫn đên năm 2010 giá vốn hàng tăng bán lên 28,36% , tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giảm. 1/2. Cơ cấu tài sản: 100% 90% Tài sản dài hạn khác 80% Các khoản đầu tư tài 70% chính dài hạn 60% Bất động sản đầu tư 50% 40% Lợi thế thương mại 30% 20% Tài sản cố định 10% Các khoản phải thu dài hạn 0% 2010 2009 2008 2007 2006 Page 10
  11. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) Do đặc thù của DN ngành nhựa chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm 80% chi phí sản xuất nên tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Theo đó ta thấy tốc độ tăng trưởng của tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm (0% tại năm 2010) Tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng cao đột biến do năm này giá nguyên vật liệu giảm nên DN đã dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu khiến cho hàng tồn kho tăng dẫn đến tổng tài sản ngắn hạn tăng. 100.00% 80.00% 60.00% Tài sản ngắn hạn 40.00% Tài sản dài hạn Tổng tài sản 20.00% 0.00% 2010 2009 2008 2007 -20.00% Page 11
  12. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) 1/3. Cơ cấu nguồn vốn: 100.00% 80.00% 60.00% Nợ phải trả Nợ ngắn hạn 40.00% Nợ dài hạn 20.00% Vốn chủ sở hữu 0.00% 2010 2009 2008 2007 -20.00% 100% 90% 80% Nguồn kinh phí và các quỹ 70% khác 60% Vốn chủ sở hữu 50% 40% Nợ dài hạn 30% 20% Nợ ngắn hạn 10% 0% 2010 2009 2008 2007 2006 Trong năm 2007 và 2009 nợ phải trả và nợ ngắn hạn tăng cao do sự tích lũy một lượng nguyên vật liệu lớn của DN và không sử dụng hết cho dến cuối năm tiếp theo dẫn đến năm 2008, 2010 nợ phải trả và nợ ngắn hạn giảm. Việc nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng như tổng nợ trên tổng tài sản chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cho thấy công ty có tỷ lệ nợ dài hạn rất thấp, tình hình tài Page 12
  13. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) chính lành mạnh, rủi ro do mất khả năng thanh toán là rất khó xảy ra. Điều này cho thấy công ty sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý và an toàn. Trong tổng nợ, chủ yếu công ty vay các khoản vay ngắn hạn. Hiện nay, so với các doanh nghiệp cùng ngành thì tỷ lệ này của BMP ở mức rất thấp. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành nhựa đều sử dụng nợ khá cao. Do đó khi lãi suất trên thị trường khá cao, việc BMP sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế giữ lại tái đầu tư đã làm cho cổ tức nhận được trên mỗi cổ phẩn khá nhỏ, điều này làm cho cổ phiếu BMP ít được quan tâm trên thị trường mặc dù tình hình kinh doanh rất tốt. 2. Phân tích các chỉ số tài chính: 2/1. Tỷ số thanh toán: Chỉ tiêu Đvt 2010 2009 2008 2007 2006 1/ Tỷ số thanh toán hiện thời Lần 5.52 3.77 4.45 4.61 8.37 2/ Tỷ số thanh toán nhanh Lần 3.14 1.93 1.99 2.79 5.34 3/ Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt Lần 0.52 0.65 0.24 0.11 2.51 Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh qua 05 năm cho thấy công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ 2 lần trở lên. Kết quả cho thấy năm 2010, với mỗi đồng nợ ngắn hạn, BMP có xấp xỉ 5.52 đồng tài sản ngắn hạn làm bảo đảm, điều này nói lên khả năng thanh toán của BMP là mạnh, DN có đủ tài sản lưu động để hoàn trả nợ vay. Chênh lệch giữa hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán nhanh khá lớn cho thấy hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu TSLĐ. Giải thích cho Page 13
  14. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) điều này là do DN chủ động nhập hàng tồn kho khoảng 2-3 tháng nhằm tránh biến động giá NVL đầu vào nhằm ổn định sản xuất. Nếu như năm 2006 hàng tồn kho chỉ chiếm 39,6 % TSLĐ thì năm 2008 đã tăng lên 55,2%. Khả năng thanh toán bằng tiền có sự sụt giảm có thể dự đoán công ty dùng để mua dự trữ tồn kho NVL đầu vào ở thời điểm cuối năm. Kết thúc năm 2010 hệ số thanh toán của BMP rất cao do khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho cuối năm tăng mạnh. Điều này được lý giải bởi cuối năm khi giá nguyên vật liệu giảm, BMP đã chủ động tích trữ hàng để phục vụ cho năm 2011, tránh tình trạng giống năm 2008 khi giá nguyên vật liệu tăng mạnh làm cho doanh nghiệp không kịp thay đổi giá bán của sản phẩm dẫn đến kết quả kinh doanh bị sụt giảm. 2/2. Tỷ số cơ cấu tài chính: Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007 2006 1/ Tỷ số nợ 0.13 0.18 0.14 0.15 0.10 2/ Thanh toán lãi vay 278.64 128.93 12.15 374.39 117.07 Việc nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng như tổng nợ trên tổng tài sản chiếm một tỷ lệ rất nhỏ cho thấy công ty có tỷ lệ nợ dài hạn khá thấp, tình hình tài chính lành mạnh, rủi ro do mất khả năng thanh toán là khó xảy ra. Tỷ trọng nợ trung bình 03 năm qua chỉ khoảng 13% tổng tài sản và 16% vốn chủ sở hữu. So với NTP thì BMP có rủi ro về tài chính thấp hơn khoảng 4 lần. Điều này cho thấy công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá hợp lý và an toàn. Trong tổng nợ, chủ yếu công ty vay các khoản vay ngắn hạn. 2/3. Tỷ số hoạt động: Chỉ tiêu Đvt 2010 2009 2008 2007 2006 1/Vòng quay tồn kho Lần 4.64 4.24 4.35 4.92 4.08 Page 14
  15. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) 73.4 2/Kỳ thu tiền bình quân Ngày 76.41 42.40 39.63 82.59 5 11.2 3/Hệ số sử dụng tài sản cố định Lần 5.34 4.30 3.67 4.57 4 4/Vòng quay tổng tài sản Lần 1.44 1.39 1.43 1.37 1.20 Có thể thấy các chỉ tiêu về năng lực hoạt động của BMP tốt dần qua các năm. Vòng quay tổng tài sản biến động trong khoảng 1.20 đến 1.44 Do chủ động duy trì mức tồn kho NVL cao nên BMP có thê chủ động được chi phí NVL đầu vào tránh rủi ro của việc tăng giá dẫn đến ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lợi nhuận, các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho ở mức thấp biến động trong khoảng 4.08 đến 4.64 2/4. Tỷ số doanh lợi: Từ năm 2006 đến nay, Công ty đã có sự phát triển tốt về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu so riêng với năm 2009, là năm mà DN còn dự trữ được một lượng lớn nguyên vật liệu giá rẻ, giúp giảm đáng kể chi phí giá thành thì các chỉ tiêu của năm 2010 hầu hết đều thấp hơn. Mặc dù vậy, vượt qua những biến động trong giá cả, chi phí tăng vọt, DN vẫn đạt được tỷ suất sinh lời rất cao so với mặt bằng chung của ngành, tiếp tục khẳng định được vị trí dẫn đầu của mình trong ngành nhựa tại thị trường khu vực phía Nam, thể hiện qua thành quả kinh doanh đã đạt được. Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2007 2006 1/ Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh 19.43 21.86 11.68 14.12 16.87 thu(ROS) % % % % % 2/ Tỷ suất sinh lời trên tài 28.03 30.32 16.76 19.29 20.31 Page 15
  16. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) sản(ROA) % % % % % 3/ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở 32.29 36.89 19.40 22.77 22.51 hữu (ROE) % % % % % 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% a/ ROS 20.00% b/ ROA 15.00% c/ ROE 10.00% 5.00% 0.00% 2010 2009 2008 2007 2006 So sánh ROE qua 03 năm cho thấy công ty có các tỷ suất lợi nhuận khá ổn định mặc dù năm 2008 có sụt giảm đôi chút so với năm 2006,2007. Nguyên nhân điều này do xăng dầu chiếm tỷ trọng 1% trong tổng chi phí sản xuất của DN nhựa,trong năm 2008, khi giá dầu tăng thêm 30%, chi phí sản xuất của các DN tăng 1.29% và giá thành sản phẩm thêm 2.2% (Tạp chí khoa học ĐHQGHN) dẫn đến chi phí các hoạt động tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp có sự tăng đột biến chiếm 9.5% tổng doanh thu năm 2008 so với mức 7% và 6% của các năm 2007, 2006. Mức ROA cao hơn trung bình ngành cho thấy tài sản của công ty đang được sử dụng khá hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác, tuy nhiên hệ số ROE lại thấp hơn mức trung bình ngành do doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài chính rất thấp. Page 16
  17. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) 2/5. Tỷ số giá thị trường: Chỉ tiêu Đvt 2010 2009 2008 2007 2006 a/ EPS Đồng/Cổ phiếu 7893.53 7187.90 5458.58 6837.86 6097.02 b/ P/E Lần 6.03 9.01 5.53 24.06 24.27 Mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) phản ánh mức sinh lời trên mỗi cổ phiếu của công ty cũng có được sự ổn định ở mức cao (trung bình 05 năm qua ở mức 6,695 VNĐ). Hệ số P/E giảm dần qua các năm tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận tương đối của các nhà đầu tư tăng dần. Tuy nhiên BMP chỉ trả cổ tức cho các cổ đông mỗi năm là 1.600VND/1CP, mức khá thấp so với kết quả kinh doanh đã đạt được do đó cổ phiếu này không thu hút nhà đầu tư dài hạn. Đa số phần lợi nhuận còn lại được trích lập vào quỹ đầu tư phát triển. 3. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn: Qua các năm gần đây ta thấy việc tăng thêm vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong nguồn vốn, biến động từ 45% đến 80% và có xu hướng tăng dần. Điều này được lý giải do BMP sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Do đặc thù của ngành nhựa nên tỷ trọng tăng hàng tồn kho chiếm khoảng 1/3 trong việc dử dụng nguồn. Bảng phân tích nguồn và sử dụng nguồn 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng I.Nguồn vốn 224731 100.00% 1. Giảm tiền và các khoản tương đương tiền 27347 12.17% 2. Giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1559 0.69% Page 17
  18. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) 3. Giảm tài sản ngắn hạn khác 14653 6.52% 4. Giảm tài sản cố định 131 0.06% 5. Giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn 30 0.01% 6. Giảm tài sản dài hạn khác 61 0.03% 7. Tăng nợ dài hạn 367 0.16% 8. Tăng vốn chủ sở hữu 180583 80.36% II. Sử dụng nguồn 224731 100.00% 1. Tăng các khoản phải thu ngắn hạn 166067 73.90% 2. Tăng hàng tồn kho 35615 15.85% 3. Giảm nợ ngắn hạn 17531 7.80% 4.Giảm nguồn kinh phí và các quỹ khác 5518 2.46% ta thấy công ty chú trọng đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất (tăng dự trự hàng tồn kho), trả bớt nợ vay ngắn hạn, tăng các khoản phải thu ngắn hạn. Để tài trợ cho các mục đích trên công ty đã vay thêm nợ dài hạn, tăng thêm vốn chủ sở hữu, giảm tiền và các khoản tương đương tiền 4. So sánh công ty BMP với công ty NTP: Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong là hai doanh nghiệp dẫn đầu phân ngành, chiếm phần lớn thị phần của phân ngành này ở 2 miền. NTP là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất miền Bắc và cả nước trong khi BMP là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất miền Nam và đứng thứ hai cả nước. Trong mấy năm gần đây doanh thu, lợi nhuận và tài sản của hai doanh nghiệp không ngừng gia tăng, đẩy mạnh đầu tư phát triển sản phẩm và mở rộng thị phần. BMP có nhà máy chính tại phía Nam, sớm đầu tư cho công ty con tại miền Bắc và trở thành cổ đông lớn tại CTCP Nhựa Đà Nẵng (30%) đẻ mở rộng thị trường ra Page 18
  19. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) miền Bắc và miền Trung. NTP có nhà máy chính ở miền Bắc và cũng đầu tư vào công ty con ở miền Nam, công ty con tại Lào và sắp đầu tư nhà máy tại miền Trung. Thị trường miền Nam có mức độ cạnh tranh rất cao nhưng BMP vẫn luôn nắm giữ thị phần lớn nhất tại thị trường này, thị trường miền Bắc và miền Trung có mức độ cạnh tranh thấp hơn nên công ty con của BMP ở phía Bắc đã dần thâm nhập và mở rộng thị phần nhất là sau khi dây chuyền ống nhựa HDPE 1,200 mm đi vào hoạt động. Các nhà đầu tư đánh giá cao BMP trong việc mạnh dạng đầu tư phát triển sản phẩm mới cũng như mở rộng nhà máy. BMP có hệ thống phân phối tốt, giúp chi phí bán hàng duy trì ở mức thấp mà vẫn mở rộng thị phần. BMP duy trì tỷ lệ nợ thấp nhất giúp giảm được chi phí trong tình hnhf lãi suất đang duy trì ở mức cao nhưu hiện nay. BMP là doanh nghiệp có chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý thấp nhất trong các doanh nghiệp đang niêm yêt trên sàn khiến tỷ suất lợi nhuận ròng của BMP là cao nhất. Nhựa Bình Minh đã thống lĩnh 50% thị trường miền Nam và khoảng 30% thị phần cả nước. Trong khi đó, Nhựa Tiền Phong có 65% thị phần miền Bắc, 25% thị phần ống nhựa cả nước. Do 2 DN hoạt động trên 2 thị trường địa lý riêng biệt, cạnh tranh trực tiếp không lớn trừ khi muốn thâm nhập thị trường còn lại. Tóm lại BMP có các chỉ tiêu cơ bản tốt. Tốc độ tăng trưởng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận cao cho thấy khả năng mở rộng phát triển của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời tốt, BMP là DN có chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thấp. cơ cấu nguồn vốn tài trợ vững chắc cho tài sản, khả năng thanh toán cao. III. Thuận lợi và khó khăn: Page 19
  20. Phân tích báo cáo tài chính CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) 1.Thuận lợi: Kinh nghiệm và thương hiệu của Bình Minh: Với kinh nghiệm hơn 25 năm trong nghiên cứu và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Sản phẩm của công ty ngày càng được cải tiến về chất lượng và mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của Bình Minh ngay cả với đối thủ lớn trong ng ành như Nhựa tiền Phong (NTP). Thương hiệu “Nhựa Bình Minh” từng bước tạo dựng được uy tín với khách hàng. Trong số hơn 40 doanh nghiệp sản xuất nhựa khu vực Miền Nam thì nhựa Bình Minh là anh cả trên thị trường cả về thị phần và thương hiệu. Tiềm lực tài chính: Với sức mạnh về nguồn lực tài chính, công ty có thể chủ động trong việc dự trữ NVL, đề phòng biến động giá cả NVL đầu vào. Trang thiết bị hiện đại: Là yếu tố quan trọng đồng hành cùng sự thành công của Nhựa B ình Minh. V ới công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của công ty được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM...v à doanh s ố sản phẩm cung ứng kịp thời các đơn đặt hàng số lượng lớn. 2.Khó khăn: Sự biến động của giá nguyên vật liệu: Mặc dù đã chủ động được nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất nhưng việc tăng giá NVL cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phí vận chuyển tăng: Giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng, giá trong nư ớc cũng đ ược Nhà nước điều chỉnh tăng. Sự tăng giá của mặt hàng thiết yếu này đã làm tăng chi phí vận chuyển. Mặc dù sản phẩm ống nhựa nhẹ nhưng rất cồng kềnh nên việc vận chuyển rất tốn kém. Sự cạnh tranh không lành mạnh đến từ hàng giả, hàng nhái,..do nhựa Bình Minh có thị trường tiêu thụ rộng lớn và thương hiệu đã được khẳng định. Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2