Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n<br />
----------------<br />
<br />
L£ DIÖU LINH<br />
<br />
HOµN THIÖN C¤NG T¸C PH¢N TÝCH B¸O C¸O<br />
TµI CHÝNH T¹I NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I<br />
Cæ PHÇN SµI GßN Hµ NéI<br />
<br />
Chuyªn ngµnh: kÕ to¸n (kÕ to¸n, kiÓm to¸n vµ ph©n tÝch)<br />
<br />
Hµ Néi - 2011<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Chương 1 - Tổng quan đề tài , nội dung chính trong chương này đề cập đến<br />
là tính cấp thiết của đề tài, điểm qua các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
này, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi đề ra, xác định đối tượng và phạm vi nghiên<br />
cứu, phươ ng pháp sử dụng trong quá trình làm luận văn, ý nghĩa đề tài và cấu trúc<br />
luận văn.<br />
Phân tích báo cáo tài chính gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của<br />
các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Ngân hàng là một loại hình<br />
doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh đặc thù vì vậy bên cạnh việc vẫn tuân thủ<br />
theo những phương pháp, nội dung trong phân tích báo cáo tài chính của doanh<br />
nghiệp nói chung, việc phân tích báo cáo tài chính trong ngân hàng vẫn mang những<br />
nét riêng và có tầm ảnh hưởng l ớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nền<br />
kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để<br />
đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích báo cáo tài<br />
chính ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.<br />
Trong quá trình nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều mảng đề tài nghiên cứu về<br />
các ngân hàng với nội dung đa dạng như: quản trị rủi ro tại ngân hàng, kế toán huy<br />
động vốn tại ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng,<br />
phân tích báo cáo tài chính tại các công ty TNHH hoặc phân tích tình hình tài chính<br />
trong các ngân hàng, các luận văn này đều nêu lên thực trạng tình hình tài chính tại<br />
các đơn vị phân tích và đưa ra giải pháp hoàn thiện…Với mong muốn có cái nhìn<br />
tổng quan về hoạt động kinh doanh một ngân hàng nên tôi quyết định nghiên cứu đề<br />
tài phân tích báo cáo tài chính tại một ngân hàng. Mặt khác, phân tích báo cáo tài<br />
chính đã và đang được Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà nội thực hiện<br />
nhưng vẫn còn nhiều mặt thiếu sót, chưa đem đến đầy đủ những thông tin cần thiết<br />
cho các đối tượng sử dụng sản phẩm của việc phân tích báo cáo tài chính, mặt khác là<br />
do mảng phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng là một mảng rất cần được chú<br />
trọng và đầu tư nhiều hơn, chính vì vậy để công tác phân tích báo cáo tài chính tại đây<br />
có chất lượng cao hơn và có ý nghĩa áp dụng thực tiễn hơn trong hoạt động kinh<br />
doanh của ngân hàng, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác<br />
<br />
phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng t hương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” .<br />
Và cuối cùng, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội là một ngân hàng<br />
thành lập chưa lâu, tôi đã tìm hiểu và chưa thấy có một luận văn cao học nào nghiên<br />
cứu về đề tài này.<br />
Đối tượng nghiên cứu : cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích báo cáo tài chính tại<br />
ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện<br />
công tác phân tích báo cáo tài chính tại SHB. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của<br />
chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể và phát triển áp dụng<br />
vào quá trình nghiên cứu đề tài. Và để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của<br />
đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương<br />
pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫ u và hệ thống hoá.<br />
Luận văn thạc sĩ đề tài: “ Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” được chia làm bốn chương với các<br />
nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài, Chương 2: Lý<br />
luận chung về phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại, Chương 3: Thực<br />
trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn<br />
Hà Nội, Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội.<br />
Chương 2 – Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng<br />
thương mại, đưa ra những lý luận chung nhất về phân tích báo cáo tài chính tại Ngân<br />
hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh t iền tệ, vì vậy<br />
phân tích báo cáo tài chính là công tác không thể thiếu giúp nhà quản lý dánh giá hoạt<br />
động của ngân hàng, xây dựng mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động. Trong phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại, thông thường s ẽ sử<br />
dụng hai phương pháp so sánh và phương pháp tỉ lệ, bên cạnh đó, khi phân tích hiệu<br />
quả hoạt động kinh doanh, có thể sử dụng phương pháp Dupont để phân tích khả<br />
năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng dựa vào số<br />
liệu trê n báo cáo tài chính và chia ra phân tích từng hoạt động của ngân hàng, bao<br />
gồm: phân tích tình hình huy động vốn, phân tích hoạt động tín dụng, phân tích thanh<br />
khoản của NHTM, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích rủi ro trong<br />
hoạt động kinh doanh. Tài liệu sử dụng chính là Bảng cân dối kế toán, Báo cáo kết<br />
<br />
quả kinh doanh.<br />
Thứ nhất, phân tích tình hình huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ phải tập<br />
trung phân tích các chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn (cụ thể là tiền gửi thanh toán và<br />
tiền gửi tiết kiệm), bao gồm: qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn (tiền gửi thanh<br />
toán, tiền gửi tiết kiệm và các khoản vay); cơ cấu vốn, nhóm nguồn và sự thay đổi cơ<br />
cấu; lãi suất bình quân, sự thay đổi trong lãi suất bình quân, lãi suất cận biên; kết quả<br />
thực hiện so với kế hoạch, hoặc so với thực hiện kì trước, những nhân tố ảnh hưởng;<br />
phân tích triển vọng nguồn, nhóm nguồn trong thời gian tới.<br />
Thứ hai, trong phân tích hoạt động tín dụng, ngân hàng nên sử dụng một số<br />
nhóm chỉ tiêu được dùng để đánh giá qui mô và chất lượng của hoạt động của ngân<br />
hàng như: Nhóm chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn (tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tổng dư nợ có<br />
nợ quá hạn), Chỉ tiêu về phản ánh nợ xấu, Nhóm chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín<br />
dụng (tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng, tỷ lệ sinh lời của tín dụng, chỉ tiêu phản ánh khả<br />
năng sinh lời của vốn huy động), Nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn (tổng dư nợ<br />
cho vay trên tổng vốn huy động, trên tổng tài sản có), Nhóm chỉ tiêu trích lập dự<br />
phòng (tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng, tỷ lệ xóa nợ), các chỉ tiêu đuợc tính toán dựa<br />
vào các báo cáo tài chính của ngân hàng.<br />
Thứ 3, phân tích thanh khoản của ngân hàng thương mại, dựa vào phương pháp<br />
cung cầu thanh khoản và phương pháp chỉ số tài chính. Phương pháp cung cầu thanh<br />
khoản xác định những nhu cầu chi trả và những nguồn thu của ngân hàng tại một thời<br />
điểm nhất định, từ đó đưa ra xem cung cầu tại ngân hàng đã hợp lý chưa. Phương<br />
pháp chỉ số tài chính lượng hóa thanh khoản bằng việc tính cách tính các chỉ số tài<br />
chính dựa vào báo cáo tài chính của ngân hàng và so sánh với các ngân hàng khác có<br />
cùng qui mô hoạt động để đưa ra những đánh giá về tình trạng thanh khoản của ngân<br />
hàng mình. Các chỉ số sử dụng trong phương pháp này là chỉ số trạng thái tiền mặt,<br />
chỉ số chứng khoán thanh khoản, chỉ số năng lực cho v ay, chỉ số tiền nóng, chỉ số tiền<br />
gửi thường xuyên, chỉ số cấu trúc tiền gửi, chỉ số tín dụng trên tiền gửi, chỉ số tiền đi<br />
vay trên tổng tài sản, chỉ số cam kết trên tổng tài sản.<br />
Thứ 4, trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương<br />
mại sẽ có 2 nhóm chỉ tiêu thường dùng để phân tích: nhóm chỉ tiêu tăng trưởng và<br />
nhóm chỉ tiêu sinh lời. Phương pháp được sử dụng để phân tích ở đây là phương pháp<br />
<br />
so sánh, các chỉ tiêu được tính ở thời điểm hiện tại, so sánh với chỉ tiêu ở thời điểm<br />
quá khứ để đánh giá mức độ tăng hay giảm giúp chuyên viên phân tích thấy được tình<br />
hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hay không. Nhóm chỉ tiêu tăng<br />
trưởng bao gồm: tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ trọng từng khoản doanh thu, tốc độ<br />
tăng trưởng tổng tài sản. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời bao gồm: hệ số doanh<br />
lợi, hệ số sử dụng tài sản, hệ số ROA, hệ số ROE, hệ số chênh lệch lãi, lãi cận biên<br />
ròng, hệ số thu nhập ngoài lãi cận biên ròng.<br />
Thứ 5, phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại,<br />
phần này sẽ đi vào phân tích rủi ro có thể gặp phải trong từng hoạt động kinh doanh<br />
của ngân hàng dựa vào chỉ số đặc trưng cho mỗi loại rủi ro hoạt động này, từ đó đánh<br />
giá rủi ro và tìm hướng giải quyết. Phân tích rủi ro tín dụng, n gười ta sử dụng hệ số<br />
rủi ro tín dụng của ngân hàng và đánh giá các hệ số liên quan đến nợ xấu, các khoản<br />
tổn thất tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Khi phân tích rủi ro thanh<br />
khoản, người ta sẽ sử dụng hệ số thanh khoản, bên cạnh đó có thể tính thêm tỷ số “Dư<br />
nợ cho vay/tiền gửi (huy động)” và tỷ số “Tài sản thanh khoản/tiền gửi”. Phân tích rủi<br />
ro lãi suất, nguời ta sử dụng hệ số rủi ro lãi suất để đo lường rủi ro lãi suất. Ngoài ra,<br />
ngân hàng sử dụng hệ số vốn chủ sở hữu để đánh giá mức độ an toàn của vốn chủ sở<br />
hữu, qua đó nhận biết được rủi ro vốn chủ sở hữu tại ngân hàng.<br />
Trong chương này còn đề cập đến việc tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại<br />
ngân hàng cần lưu ý gì về tổ chức nhân sự và các bước trong qui trình phân tích báo<br />
cáo tài chính.<br />
<br />
Chương 3 - Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội, Chương 3 đề cập đến vấn đề thực trạng phân<br />
tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội. Phần đầu<br />
giới thiệu chung về SHB: lịch sử hình thành, đặc điểm hoạt động kinh doanh, kế<br />
hoạch hoạt động năm 2011, cơ cấu tổ chức quản lý chung và đặc điểm cơ cấu tổ chức<br />
bộ máy kế toán tại SHB. Tiếp đó là đi sâu vào thực trạng phân tích báo cáo tài chính<br />
tại SHB, nguồn dữ liệu và báo cáo phân tích do chuyên viên phân tích, ban tài chính<br />
kế toán của SHB cung cấp. Phương pháp sử dụng để phân tích là phương pháp truyền<br />
thống: so sánh và tỷ lệ, với nội dung phân tích cũng tuân theo nội dung phân tích báo<br />
<br />