Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
lượt xem 13
download
Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận mở đầu cho tập sách Thi nhân Việt Nam của tác giả Hoài Thanh. Ông đã sử dụng những hình ảnh đầy cảm xúc, tinh tế để thay thế cho những định nghĩa xưa cũ, khô khan, kém hấp dẫn. Đoạn trích chủ yếu nói về cái bi kịch, tính chất tội nghiệp, điểm thiếu hụt trong ý thức, các hướng lớn của thơ mới chung quanh cái tôi. Các em có thể tham khảo bài văn mẫu lớp 11 Phân tích đoạn trích của Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh để hiểu thêm về tác phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
Văn mẫu lớp 11: Đoạn trích Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh
- Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh - Bài mẫu số 1
- Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh - Bài mẫu số 2
- Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh - Bài mẫu số 3
- Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh - Bài mẫu số 4
Bài mẫu số 1
Hoài Thanh được đánh giá là một nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học xuất sắc nhất. Cuốn sách “Một thời đại trong thi ca” là tiểu luận mở đầu cho cuốn Thi nhân Việt Nam, là một trong những công trình xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của tác giả. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến rất nhiều vấn đề như nguồn gốc của thơ mới, cuộc tranh luận, so sánh giữa thơ mới - thơ cũ, vài nét về con đường phát triển Thơ mới, đặc điểm về hình thức thể loại và triển vọng trước mắt của Thơ mới; tinh thần cốt lõi của Thơ mới và hình ảnh cái tôi trong mỗi tác phẩm. Ở mỗi góc cạnh của vấn đề, tác giả lại có những nhận định với những khía cạnh rất riêng kèm theo những ý kiến sắc sảo và tinh tế.
Mở đầu cho đoạn trích thì tác giả đưa ra để xác định cho thơ mới, và theo như Hoài Thanh thì muốn hiểu được thời đại thi ca thì phải có sự so sánh. Cách xác định của tác giả luôn mang tính khoa học bởi vì chỉ những câu hay mới được trở thành thước đo để tính giá trị sản phẩm mà thôi. Thứ hai, căn cứ vào tổng thể chứ không thể nhìn vào tiểu tiết. Nghĩa là phải dựa vào cái chung nhất.
Bài mẫu số 2
1. Tác giả & văn bản
Hoài Thanh (1909 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, sinh tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. Ông tham gia các phong trào yêu nước từ khi còn đi học. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia cách mạng và làm Chủ tịch Hội văn hoá cứu quốc ở Huế, sau đó giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành văn hoá - nghệ thuật. Hoài Thanh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000.
Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với phương châm "lấy hồn tôi để hiểu hồn người", văn phê bình của Hoài Thanh tinh tế, tài hoa, nhẹ nhàng và ý vị.
Tác phẩm chính : Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Quyền sống của con người trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du (1949), Nói chuyện thơ kháng chiến (1950), Phê bình và tiểu luận (3 tập : 1960, 1965, 1971) – trong đó nổi bật nhất là cuốn Thi nhân Việt Nam.
Đoạn trích thể hiện quan niệm của tác giả về tinh thần thơ mới, thuộc phần cuối bài Một thời đại trong thi ca – tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam.
2. Phân tích
Nhìn lại tiến trình văn học Việt Nam những năm 1930 - 1945 người ta không khỏi giật mình trước sự phát triển kỳ diệu của nó. Sự phân hoá giai cấp trong xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn chương, đặc biệt là thơ ca lãng mạn. Sự xuất hiện của phong trào Thơ mới là một dấu son chói lọi đánh dấu bước phát triển rực rỡ, ghi tên một thời đại thơ ca lãng mạn.
Đoạn trích tập trung nêu chủ đề "Tinh thần Thơ mới", có bố cục rõ ràng.
Phần 1 (từ đầu đến đại thể) : đặt vấn đề tinh thần thơ mới.
Phần 2 (tiếp theo đến băn khoăn riêng) : sự phân biệt thơ cũ và thơ mới ; cảm xúc chủ đạo của thơ mới.
Phần 3 (còn lại) : niềm tin, hi vọng vào sự phát triển của thơ mới.
Để khẳng định tinh thần của Thơ mới, tác giả Hoài Thanh đã sử dụng một cách lập luận chặt chẽ, lôgíc. Thơ mới chính là thơ của cái Tôi cá nhân cá thể. Đặc biệt ở phần thứ hai, tác giả đã đưa ra những biện luận cụ thể về nội dung của chữ tôi trong việc phân biệt với chữ ta.
Bài mẫu số 3
Mở những trang đầu của tuyển tập Thi nhân Việt Nam (1932 - 1941), người đọc được thưởng thức một bài tiểu luận xuất sắc của Hoài Thanh về phong trào thơ mới. Đây là bản tổng kết một sự kiện văn học lớn, được xem là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thơ ca ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Một bản tổng kết có giá trị khoa học, đồng thời cũng là một áng văn phê bình bất hủ. Bài tiểu luận không đầy bốn mươi trang in nhưng đã nói rất nhiều về tư tưởng, tài năng và phong cách của một trong những cây bút phê bình vãn học tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
Tác giả tự chia bài tiểu luận của mình ra làm nhiều đoạn. Nhưng căn cứ vào nội dung và mạch văn, có thể thu lại thành ba phần:
Phần 1 - Trình bày nguồn gốc lịch sử, văn hoá, cơ sở tư tưởng, tâm lí, xã hội của phong trào Thơ mới ; quá trình hình thành, vận động, phát triển và thắng lợi của thơ mới trong cuộc đấu tranh với thơ cũ đã suy vi (từ đoạn 1 đến đoạn 4).
Phần 2 - Phân loại và nhận xét khái quát về các dòng khác nhau trong phong trào Thơ mới (dòng Pháp, dòng Đường, dòng Việt) ; những nhược điểm của thơ mới (đoạn 5, 6).
Phần 3 - Định nghĩa thơ mới, thơ cũ từ hình thức đến nội dung (đoạn 7). Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng Cao, tập hai trích giảng một đoạn trong phần III của bài tiểu luận. Dưới đây sẽ phân tích, bình giảng đoạn văn này.
Bài mẫu số 4
Mở bài:
Hoài Thanh (1909 – 1982) là một nhà phê bình văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Văn phê bình của ông vừa lấp lánh trí tuệ, vừa dạt dào cảm xúc, giàu tính thẩm mỹ và được diễn đạt bằng những lời văn rất mực tài hoa. Đoạn văn dưới đây trích trong bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca là một trong những dẫn chứng tiêu biểu nhất cho phong cách phê bình nói trên của ông.
Thân bài:
1. Vài nét về tác giả.
Hoài Thanh ( 1909 – 1982) xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. Ông sớm tham gia phong trào yêu nước và viết văn từ những năm mới ngoài hai mươi tuổi. Hoạt động chủ yếu của ông là trong ngành văn hoá nghệ thuật. Ông được độc giả đánh giá là nhà phê bình xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng nhất là Thi nhân Việt Nam. Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
2. Phân tích văn bản.
Hoài Thanh đã triển khai bài viết của mình như sau:
Bước 1: Đầu tiên, tác giả nêu luận đề bao trùm của đoạn trích là “tinh thần thơ mới”. Nhưng cái khó là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi, dễ nhận ra. Vậy làm thế nào để nhận diện?
Các bạn đăng nhập thành viên để có thể download và xem đầy đủ bốn bài văn mẫu trên về Đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh và tham khảo thêm:
Và các bài văn mẫu liên quan:
- Phân tích tinh thần thơ mới trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca
- Phân tích và bình luận ý kiến của Hoài Thanh khi nhận xét về Thơ mới: ”Đời chúng ta nằm trong vòng... theo hồn ta” trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
- Phân tích và bình luận ý kiến của Hoài Thanh khi nhận xét về Thơ mới: ”Đời chúng ta nằm trong vòng... theo hồn ta” trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước”(Nguyễn Khoa Điềm) “Trong anh và em hôm nay ....................................... Làm nên Đất Nước muôn đời”
5 p | 1598 | 148
-
Phân tích đoạn trích "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 267 | 43
-
Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích " Vào phủ chúa Trịnh"
8 p | 1343 | 34
-
Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình - Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
10 p | 221 | 25
-
Phân tích đoạn trích 'Nỗi thương mình' trong tác phẩm Truyện Kiều
14 p | 139 | 17
-
Phân tích và bình luận ý kiến của Hoài Thanh khi nhận xét về Thơ mới: ”Đời chúng ta nằm trong vòng... theo hồn ta” trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
4 p | 308 | 11
-
Đề bài: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca trích Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh
11 p | 175 | 7
-
Phân tích tinh thần thơ mới trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca
10 p | 300 | 6
-
Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ… Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
7 p | 61 | 5
-
Phân tích văn bản Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của tác giả Trần Đình Hượu
6 p | 52 | 4
-
Cảm nhận đoạn trích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
7 p | 256 | 4
-
Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
9 p | 52 | 4
-
Phân tích Một Thời Đại Trong Thi Ca của Hoài Thanh
14 p | 91 | 3
-
Phân tích phần kết của đọan trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V. Huy-gô) từ "Giăng Van-giăng tì khuỷu tay" đến hết). Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn.
2 p | 47 | 3
-
Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
3 p | 44 | 3
-
Phân tích vẻ đẹp tình yêu ở đoạn trích: "Dưới trăng đôi trẻ đinh ninh thề nguyền"
2 p | 58 | 3
-
Phân tích đoạn thơ Kiều báo ân,báo oán
6 p | 86 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn