Đề bài: Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức<br />
Bài làm<br />
Đoạn trích mở đầu bằng sự phê phán thói "thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả <br />
ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình". Đây là kiểu học đòi nói tiếng Pháp thường <br />
được gọi là kiểu Pháp bồi, chỉ chuyên đi "cóp nhặt những cái tầm thường" để tạo ra một <br />
hình thức để bắt buộc những người khác "tin là họ đã tạo theo kiểu Tây phương". Những <br />
người học đòi theo kiểu bồi đó không hiểu được rằng họ không những không đủ trình độ <br />
hiểu biết cần thiết mà cũng không thể hiểu được đầy đủ chính xác các nền văn hóa <br />
"ngoại bang" khác. Nguyễn An Ninh gọi điều đó là "Thái độ mù tịt về văn hóa châu Âu". <br />
Ông phê phán cách học như vậy và chỉ ra sự lai căng mà những kẻ "Tây học" kiểu đó cố <br />
tình tạo ra: "Những kiểu kiến trúc và trang trí lai căng của những ngôi nhà thuộc về những <br />
người An Nam được hun đúc theo cái mà những người ở Đông Dương gọi là văn minh <br />
Pháp, chứng tỏ rằng những người An Nam bị Tây hóa chẳng có được một thứ văn minh <br />
nào".<br />
Hệ quả của việc làm đó là: "Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho <br />
mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng".<br />
Tiếp đó, ông phân tích bản chất của tiếng mẹ đẻ, của ngôn ngữ dân tộc. Ông chỉ ra lợi <br />
ích thiết thực của việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ, của việc dùng tiếng mẹ đẻ: "Tiếng nói là lời <br />
bảo vệ quý báo nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải <br />
phóng các dân tộc bị thống trị". "Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ <br />
đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình". Vì sao lại thế? Bởi vì: "Nếu người An <br />
Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn <br />
để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, <br />
việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian". Như vậy, học châu Âu <br />
không phải để thu được vài tiếng bồi mà là tiếp thu khoa học, các học thuyết lớn, tiếp thu <br />
tinh hoa văn hóa nhân loại để tìm ra con đường đi thích hợp cho dân tộc mình, là lấy lí <br />
luận của phương Tây để phản bác lại phương Tây.<br />
Ông chỉ trích những người chê bai tiếng Việt nghèo nàn và chỉ rõ những lời trách cứ như <br />
vậy đều không có cơ sở. Bởi vì những người đó: "Họ chỉ biết những từ thông dụng của <br />
ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam <br />
nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?" Từ đó ông đưa ra câu hỏi buộc những <br />
người có lương tâm với dân tộc đều phải suy nghĩ: "Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của <br />
ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?"<br />
Ở đây, ông chỉ rõ thái độ vô trách nhiệm, thái độ phủ nhận một chiều của những người <br />
cam tâm làm nô lệ, chấp nhận làm tay sai cho thực dân, bởi lẽ chê bai đất nước một cách <br />
thụ động, giản đơn, một chiều, sẽ dẫn tới thái độ khinh rẻ đất nước, dẫn tới sự tự ti dân <br />
tộc.<br />
Từ đó, ông chủ trương học người để làm cho mình lớn lên: "Chúng ta không tránh né châu <br />
Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn <br />
ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không <br />
phải giữ riêng cho mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự <br />
cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng <br />
mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ <br />
nước mình". Thực tiễn của mấy chục năm sau khi đất nước độc lập đã chứng minh điều <br />
mong muốn này của Nguyễn An Ninh. Từ đây, việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ và việc tiếp thu <br />
văn hóa nước ngoài không hề loại trừ nhau hay mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau.<br />
Nổi bật lên ở đây là nghệ thuật lập luận dẫn dắt vấn đề. Trước hết, cũng cần nói tới <br />
khả năng của tư duy lí tính theo mô hình tư duy phương Tây, đặc biệt là kiểu hình tư duy <br />
khoa học của người Pháp mà tác giả Nguyễn An Ninh đã tiếp thu được từ nhà trường <br />
Pháp, cũng có đóng góp quan trọng cho việc nhìn nhận và lí giải vấn đề tiếng mẹ đẻ này. <br />
Tiếp đó, tác giả lần lượt đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề tiếng mẹ đẻ và <br />
đặt ra trách nhiệm chung cho toàn xã hội, đặc biệt cho những người có học, những người <br />
Tây học, là phát triển hơn nữa tiếng mẹ đẻ, tiếng nói chung của dân tộc. Bảo vệ tiếng <br />
mẹ đẻ không chỉ dừng lại ở mức độ biết hoặc thường xuyên sử dụng tiếng mẹ đẻ mà <br />
phải làm cho tiếng mẹ đẻ đó phát triển đi lên, bằng cách tiếp nhận các khái niệm mới, bổ <br />
sung, hoàn thiện vốn từ ngữ của dân tộc, dùng tiếng mẹ đẻ để chuyển tải những học <br />
thuyết tiến bộ về "đạo đức và khoa học" để mở đường đi lên cho dân tộc.<br />
Việc lập luận chặt chẽ này có tính thuyết phục cao bởi đối tượng quan trọng mà tác giả <br />
hướng tới là đội ngũ trí thức Tây học, nhằm thức tỉnh họ, đặt họ trước nhiệm vụ lịch sử <br />
của dân tộc. Do đó, việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ cũng chính là một hành động yêu nước, <br />
thương nòi.<br />