Đề bài: Phân tích cảm hứng từ cái chết bi thảm của Lorca trong bài thơ Đàn Ghi ta <br />
của Lorca<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Thanh Thảo một cây bút tiên phong trên con đường hiện đại hóa thơ Việt Nam theo <br />
hướng tượng trưng, siêu thực. Thơ Thanh Thảo chú trọng khai thác cái tôi nội cảm với <br />
nhiều ngôn từ mới mẻ và hình ảnh gợi liên tưởng đa chiều. "Đàn ghita của Lorca" một <br />
trong những tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ thể hiện sự đau xót của Thanh <br />
Thảo trước cái chết bi thảm của Lorca. Sức sống mãnh liệt của tiếng đàn Lorca và cách <br />
từ giã cuộc sống của Lorca được Thanh Thảo bộc lộ đầy xúc cảm.<br />
<br />
"không ai chôn cất tiếng đàn<br />
<br />
... long lanh nơi đáy giếng"<br />
<br />
Câu thơ 'không ai chôn cất tiếng đàn" lấy ý từ câu thơ được coi là di chúc của Lorca "khi <br />
tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn". Lời di chúc này không chỉ thể hiện tình yêu nghệ thuật <br />
say đắm, yêu đất nước thiết tha mà còn thể hiện nhân cách cao đẹp của nhà nghệ sĩ thiên <br />
tài Lorca. Với Lorca, đạo đức của người nghệ sĩ phải biết lùi vào quá khứ để thế hệ sau <br />
được tự do sáng tạo cái mới. Ông hiểu nghệ thuật của mình một ngày sẽ ngăn cản hành <br />
trình sáng tạo của những người đến sau. Bởi thế, ông muốn những người tiếp nối phải <br />
biết chôn cất tiếng đàn của ông để đi tới. . Nhưng điều đau buồn là người ta không hiểu <br />
thông điệp tư tưởng của ông đã cất giấu trong lời di chúc.<br />
<br />
"không ai chôn cất tiếng đàn" tức là không ai dũng cảm vượt qua cái cũ, thần tượng cũ để <br />
làm nên cái mới. Ý thơ thể hiện sự đồng cảm và nỗi xót thương của Thanh Thảo và cái <br />
chết của một thiên tài, nỗi xót xa, tiếc nuối hành trình cách tân dang dở của Lorca nói <br />
riêng và nền nghệ thuật Tây Ban Nha nói chung. Câu thơ "tiếng đàn như cỏ mọc hoang" <br />
có nhiều ẩn ý. Trước hết , nhà cách tân Lorca đã chết, nghệ thuật thiếu vắng người dẫn <br />
đường nên tràn lan như cỏ mọc hoang. Cách so sánh của Thanh Thảo giản dị nhưng chứa <br />
đựng trong đó bao nỗi niềm oan trái của người đã khuất. Cũng có thể hiểu hình ảnh "cỏ <br />
mọc hoang" thể hiện sức sống mãnh liệt không gì hủy hoại được của cái đẹp, nghệ <br />
thuật. Đàn ghita của Lorca sử dụng nhiều câu thơ, hình ảnh thơ khó hiểu bởi chúng được <br />
viết theo lối tượng trưng. Hình ảnh "giọt nước mắt vầng trăng" "long lanh trong đáy <br />
giếng" là trường hợp như vậy. "giọt nước mắt" và "vầng trăng" là hai hình ảnh cụ thể <br />
trên một dòng thơ. Nhưng chúng có quan hệ với nhau như thế nào? Thật khó xác định. Ta <br />
phải đọc tiếp câu "long lanh trong đáy giếng" mới hiểu được ý nhà thơ muốn nói. Hai <br />
hình ảnh "giọt nước mắt" và "vầng trăng" được soi chiếu "trong đáy giếng". Nó gợi đến <br />
cái chết, số phận nghiệt ngã của Lorca. Và ta có thể hiểu rằng: vầng trăng nơi đáy giếng <br />
như giọt nước mắt khổng lồ, giọt nước mắt sáng trong như vầng trăng bất hủ.<br />
<br />
Lời thơ súc tích, ý thơ sâu sắc, hình ảnh thơ trang trọng, tất cả dành để bày tỏ nỗi đau <br />
xót, tiếc thương, sự đồng cảm của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ mà ông coi là thần <br />
tượng.<br />
<br />
"đường chỉ tay đã đứt<br />
<br />
...lilalilalila"<br />
<br />
Cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. <br />
Nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi của anh ta được đem <br />
lên bệ thờ và trở thành bức tường kiên cố cản trở sự cách tân nghệ thuật của những <br />
người đến sau. Vì vậy, nhân danh lòng kính trọng Lorca , hãy để cho Lorca có được sự <br />
giải thoát thực sự. Cách nói ẩn dụ "đường chỉ tay đã đứt" thể hiện thái độ chấp nhận định <br />
mệnh như một dấu chấm hết của đời người. Sự đối lập giữa "đường chỉ tay" nhỏ bé , <br />
ngắn ngủi với "dòng sông rộng vô cùng" gợi sự mong manh của phận người giữa thế giới <br />
rộng mênh mông.<br />
<br />
"Lorca bơi sang ngang<br />
<br />
trên chiếc ghita màu bạc".<br />
<br />
Chiếc đàn ghi ta là tượng trưng cho âm nhạc, cho nghệ thuật. Lorca bơi "trên chiếc ghi ta" <br />
cũng là bơi trên con thuyền nghệ thuật để sang cõi khác. Các hình ảnh "chàng ném lá <br />
bùa...vào xoáy nước", "ném trái tim vào lặng yên" tượng trưng cho sự giã từ, sự giải thoát. <br />
Dường như Lorca muốn rũ bỏ hết mọi ràng buộc và hệ lụy trần gian để về cõi vĩnh <br />
hằng. Các chuỗi âm thanh "lilalila lila" lặp lại ở cuối bài thơ cùng dấu "..." thật ý <br />
nghĩa. Nếu chuỗi âm "lilalila lila"' ở đoạn thơ đầu là chùm hợp âm sau ca khúc mở đầu <br />
thì chuỗi âm cuối này là chùm hợp âm vĩ thanh sau khi ca khúc ngừng lời. Nó gợi liên <br />
tưởng đến một bè trầm có phần nhạc đệm của ghita. Chuỗi âm ấy cứ ngân vang, u hoài, <br />
ám ảnh người đọc về cuộc đời và số phận của Lorca.<br />
<br />
Có thể nói, sự hi sinh của Lorca không chỉ là nỗi đau và niềm tự hào của người Tây Ban <br />
Nha mà còn là cảm hóa được tâm hồn những người yêu chuộng cái đẹp, sự tự do và tình <br />
yêu Tổ quốc, nhân dân. Cũng vì thế, đoạn thơ đã thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Thanh <br />
Thảo đối với nghệ sĩ thiên tài Lorca.<br />
<br />
Bài thơ viết theo thể tự do, không có dấu hiệu mở đầu, kết thúc, kết hợp hài hòa giữa thơ <br />
và nhạc, nhiều hình ảnh tượng trưng có sức chứa lớn về nội dung và mang màu sắc Tây <br />
Ban Nha rõ nét. Bài thơ bộc lộ nỗi đau sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lorca, đồng <br />
thời bày tỏ niềm trân trọng, sự ngưỡng mộ của Thanh Thảo với người nghệ sĩ Tây Ban <br />
Nha.<br />
<br />
<br />