Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài viết phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam với mục tiêu chung là phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam, trong đó sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam
- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SƠN SEAMASTER VIỆT NAM Trần Yến Nhung1 1. Lớp: D18TC02. Email: 1823402010096@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài viết phân tích hiệu quả sử dụng vốn (HQSDV) kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam với mục tiêu chung là phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam, trong đó sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá HQSDV từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao HQSDV tại Công ty. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá HQSDV từ đó hệ thống và hoàn thiện về mặt lý luận, phân tích thực trạng HQSDV tại Công ty. Số liệu phân tích được thu thập từ báo cáo tài chính của Công ty từ năm 2018-2020. Kết quả phân tích cho thấy, qua 3 năm tỷ trọng của vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn thấp hơn tỷ trọng của vốn dài hạn, các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty được xem là khá tốt, các chỉ tiêu khả năng sinh lời chưa cao và ba chỉ tiêu ROS, ROA, ROE đều giảm qua các năm. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao HQSDV như điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý, quản lý hàng tồn kho, quản lý khả năng thanh toán, tăng lợi nhuận sau thuế… Từ khóa: Hiệu quả sử dụng vốn, Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam. GIỚI THIỆU Để có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kì một DN nào cũng cần đến “Vốn”. Theo Cao Thị Thanh Hải (2016): “Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ DN, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Vốn là chìa khóa, là phương tiện để biến các ý tưởng trong kinh doanh thành hiện thực. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ góp phần quyết định sự thành bại của DN, chính vì vậy bất kỳ một DN nào dù lớn hay nhỏ, đều quan tâm đến vốn”. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của DN gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy, nên sử dụng vốn như thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của mình mà lại tiết kiệm được tối đa chi phí,… đó cũng chính là điều mà hầu hết các DN đang rất quan tâm. Hiện nay, trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế sự cạnh tranh giữa các DN, nhất là giữa các DN trong nước và các DN ngoài nước là hết sức mãnh liệt. Đồng thời ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc huy động vốn để duy trì hoạt động của các DN ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, để có thể cạnh tranh, tồn tại trên thị trường thì việc sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả đóng vai trò sống còn đối với mỗi DN. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá năng lực trình độ quản lý cũng như sử dụng nguồn vốn của 189
- DN sao cho có thể tối thiểu chi phí – tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hay tổ chức tín dụng có thể có thể dựa vào những thông tin đó của DN để có những quyết định đầu tư sao cho đúng đắn, hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Phân tích HQSDV tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC CÓ LIÊN QUAN 1.1. Nghiên cứu trong nước Đàm văn Huệ (2010) với cuốn sách “HQSDV trong các DN vừa và nhỏ” đã trình bày một lượng kiến thức khá đầy đủ và bao quát về việc nâng cao HQSDV cho DN vừa và nhỏ. Nội dung sách được chia thành 6 chương, nhằm bám sát những vấn đề về HQSDV đối với các DN vừa và nhỏ...trong nền kinh tế thị trường phát triển. Phan Thị Xuân (2014) với luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao HQSDV kinh doanh tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai”. Luận văn làm rõ lý luận về vốn kinh doanh. Luận văn đã xuất phát từ khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung để chỉ ra khái niệm về HQSDV kinh doanh. Từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nâng cao HQSDV kinh doanh tại DN có nhiều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Cao Văn Kế (2015) với luận án tiến sĩ “Nâng cao HQSDV kinh doanh của DN xây dựng ở Việt Nam hiện nay”. Luận án đã tổng hợp cơ sở lý thuyết về vốn kinh doanh của DN xây dựng, làm rõ vai trò, đặc điểm, phân loại DN. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQSDV kinh doanh của DN xây dựng. Đỗ Thị Lê Anh (2016) với luận văn “Phân tích HQSDV tại công ty cổ phần sông Đà 2”. Thông qua việc đánh giá, phân tích thực trạng tại Công ty, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQSDV góp phần tăng năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sông Đà 2. Bùi Tuấn Vũ (2016), luận văn thạc sĩ “Nâng cao HQSDV kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long” đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận về vốn và HQSDV kinh doanh tại DN. Bên cạnh đó nghiên cứu về các giải pháp nâng cao HQSDV kinh doanh tại công ty xây dựng trong bối cảnh nguồn tín dụng hạn chế. Luận văn “Giải pháp nâng cao HQSDV tại công ty cổ phần nội thất 190” của Vũ Thị Thanh Tuyền (2017) với mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn và HQSDV của DN, sau đó phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao HQSDV cho Công ty Cổ phần nội thất 190. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh làm phương pháp luận căn bản cho việc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong sử dụng vốn tại công ty. Từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm nâng cao HQSDV cho Công ty. Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao HQSDV tại Công ty TNHH Trang Trung Trang” của Phạm Thị Vân Anh (2019) đã đưa ra những cơ sở lý luận chung về vốn và HQSDV trong DN. Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nâng cao HQSDV như đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, nâng cao HQSDV cố định, nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động,… 190
- Nghiên cứu “Giải pháp nâng cao HQSDV kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại Hạ Long” của Lương Thị Thanh Hằng (2021) với nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá sử dụng và huy động vốn của Công ty để thấy rõ các hạn chế trong việc sử dụng vốn của công ty, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQSDV cho Công ty trong thời gian tới. 1.2. Nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của Myers (1984) đã nêu rằng, trong cơ cấu nguồn vốn của một công ty mà có hệ số nợ cao, thì các cổ đông sẽ ít đầu tư vào cổ phiếu của công ty bởi vì các khoản đầu tư này sẽ ít có lợi cho cổ đông mà thay vào đó là có lợi cho chủ nợ. Do vậy, để các cổ đông quan tâm đầu tư thì các công ty phải có mức sinh lời cao, có hệ số VCSH lớn và có hệ số nợ thấp. Nghiên cứu của Wessels và Titaman, (1988) đã chỉ ra rằng LN có quan hệ ngược chiều với hệ số nợ bởi vì những công ty có LN cao thường duy trì tỷ lệ nợ vay thấp. Tuy nhiên, mô hình lý thuyết dựa trên thuế lại cho rằng các công ty hoạt động có LN cao thì nên vay vốn nhiều hơn để có lợi hơn từ tấm lá chắn thuế. Năm 1995, nghiên cứu của Rajan và Zingles đã chỉ ra rằng nếu trong cơ cấu nguồn vốn các công ty càng sử dụng nhiều nợ thì tỷ trọng TSCĐHH trên TTS sẽ càng lớn. Kết luận này trùng với kết luận của Wiwattnakantang (1999) tại Thái Lan và Chen (2004) tại Trung Quốc. Nghiên cứu của Huang và Song (2002) và Chen (2004) cũng cùng quan điểm với Titman và Wessles (1988), Rajan và Zingales (1995) rằng các công ty lớn thì thường có rủi ro phá sởn thấp hơn là công ty nhỏ. Do vậy, quy mô vốn kinh doanh của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay. Ngoài ra, các công ty lớn có chi phí đại diện của nợ vay thấp, chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn so với các công ty nhỏ, dòng tiền biến động ít dễ dàng tiếp cận thị trường tín dụng. Do đó, các công ty này đã sử dụng nhiều nợ vay hơn vì các chi phí đó sẽ làm giảm số thuế phải nộp. Tuy nhiên, nghiên cứu của Benven và Dambolt vào năm 2002 lại nói rằng quy mô vốn của công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn. Cuốn sách “The High Performance Enterprise” (Walter Kruz, Alex Stratigakis and Gerald Hunt, 2006), tác giả đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc quản lý vốn và TS trong một DN. Bởi vì, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một DN thì nguồn vốn và tài sản cần được quản lý hiệu quả. HQSDV là thước đo để đánh giá năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh, khả năng phát triển của DN. Các công trình nghiên cứu ngoài nước có sự khác biệt rất lớn đối với các công trình nghiên cứu ở Việt Nam: quy mô nghiên cứu lớn hơn, mẫu nghiên cứu lớn hơn, các DN có tiềm lực tài chính mạnh hơn. Thời gian nghiên cứu của các công trình khá lâu, từ năm 2006 trở về trước. Khoảng trống của nghiên cứu: Quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy: “Phân tích HQSDV kinh doanh tại DN” là một vấn đề nghiên cứu quen thuộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây được các tác giả thực hiện nghiên cứu tại một đơn vị hoặc một DN hoặc trên một địa bàn nhất định. Do vậy, sẽ có sự khác biệt rất lớn về cơ cấu tổ chức, cơ cấu nguồn vốn, năng lực tài chính, và HQSDV kinh doanh… dẫn đến không thể áp dụng mô hình nghiên cứu chung cho tình hình thực tiễn tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam. Qua nghiên cứu thực tiễn, “tác giả khẳng định đề tài không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào có nghiên cứu tại Công ty TNHH Sơn Semaster Việt Nam” và đây là khoảng trống cần được nghiên cứu. 191
- 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập số liệu và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Kế thừa các tài liệu, báo cáo của Công ty. Phương pháp xử lý phân tích: - Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế: Phương pháp này chủ yếu dựa trên sự thu thập tài liệu, báo cáo, số liệu, tập hợp số liệu và thống kê số liệu đã thu thập được. - Sử dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính để đánh giá HQSDV của Công ty. 3. KẾT QUẢ 3.1. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: Triệu đồng 100% 80% 60% 72.2 73.5 79.1 40% 20% 27.8 26.5 20.9 0% Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Vốn ngắn hạn Vốn dài hạn Biểu đồ 4.1: Cơ cấu vốn của công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam giai đoạn 2018-2020 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty) Nhìn vào biểu đồ 4.1 ta thấy qua 3 năm tỷ trọng của vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn thấp hơn tỷ trọng của vốn dài hạn. Chứng tỏ công ty sử dụng vốn theo nguyên tắc cơ cấu vốn bảo thủ, nghĩa là sử dụng vốn trung dài hạn để tài trợ cho TSNH. Điều này thể hiện rằng công ty chủ động về nguồn vốn nhưng thiếu sự linh hoạt trong cơ cấu vốn. 3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty Bảng 4.2: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: Lần So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Hệ số khả năng thanh 3,04 3,18 4 0,14 4,44 0,82 25,86 toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh 2,69 2,8 3,54 0,12 4,4 0,74 26,36 toán nhanh Hệ số khả năng thanh 0,14 0,25 0,27 0,1 73,75 0,02 9,08 toán tức thời (Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2018-2020) 192
- Trong giai đoạn đoạn 2018-2020, các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty được xem là khá tốt. Trong đó, chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là có hiệu quả nhất. Điều đó cho thấy khả năng thanh toán là ổn định, đảm bảo việc chi trả nợ ngắn hạn của công ty. Mặc dù khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh khá tốt, nhưng chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của công ty đang ở mức rất thấp. Nếu duy trì mức độ này trong khoảng thời gian lâu dài, dấu hiệu rủi ro tài chính sẽ xuất hiện, ảnh hưởng tới việc kinh doanh. Vì thế, công ty cần phải nhanh chóng có những biện pháp khắc phục bởi đây là một trong những yếu tố giúp công ty tạo dựng được uy tín trên thị trường. 3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty Bảng 4.3: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: % So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 +/- % +/- % ROS 0,08 0,04 0,01 -0,04 -50 -0,03 -75 ROA 0,13 0,06 0,01 -0,07 -53,84 -0,05 83,33 ROE 0,19 0,09 0,02 -0,1 -52,63 -0,07 -77,78 (Nguồn: Số liệu tính từ các Báo cáo tài chính 2018-2020) Trong giai đoạn 2018-2020, ta thấy các chỉ tiêu khả năng sinh lời chưa cao và ba chỉ tiêu ROS, ROA, ROE đều giảm qua các năm cho thấy công ty hoạt động chưa tốt. Tuy nhiên, tỷ số này mang dấu dương cũng đã thể hiện việc doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Công ty cần phải xem xét lại việc quản lý kinh doanh và cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đem lại nhiều giá trị thặng dư trong tương lai. Bảng 4.4: So sánh nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời của công ty với một số công ty khác cùng ngành giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: % Chỉ So sánh So sánh Tên công ty 2018 2019 2020 tiêu 2019/2018 2020/2019 Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt 0,08 0,04 0,01 -0,04 -50 -0,03 -75 Nam ROS Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai 4,91 4,43 7,99 -0,48 -9,78 3,56 80,36 Công ty CP Hãng sơn Đông Á 7,59 5,93 3,95 -1,66 -21,87 -1,98 -33,39 Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt 0,13 0,06 0,01 -0,07 -53,85 -0,05 -83,33 Nam ROA Công ty CP Sơn Đồng Nai 11,74 10,12 15,94 -1,62 -13,8 5,82 57,51 Công ty CP Hãng sơn Đông Á 5,82 4,91 2,76 -0,91 -15,64 -2,15 -43,79 Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt 0,19 0,09 0,02 -0,1 -52,63 -0,07 -77,78 Nam ROE Công ty CP Sơn Đồng Nai 21,16 17,19 27,02 -3.97 -18,76 9.83 57,18 Công ty CP Hãng sơn Đông Á 10,04 8,92 5,07 -1,12 -11,16 -3.85 -75,94 (Nguồn: Số liệu tính từ BCTC của Công ty và BCTC công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á và BCTC công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai giai đoạn 2018-2020) 193
- ❖ Về ROS: Nhìn vào bảng so sánh trên, có thể thấy rằng ROS của Công ty qua 3 năm đều nhỏ hơn so với công ty khác cùng ngành như Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai và Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á. Điều này cho thấy rằng, Công ty chưa có chính sách quản lý chi phí hiệu quả và phù hợp để tăng LNST. Do vậy, Công ty cần đưa ra các chính sách phù hợp để quản lý chi phí hiệu quả nhằm tăng ROS của công ty. ❖ Về ROA: Nhìn vào bảng 4.4, ta thấy rằng ROA của công ty qua 3 năm cũng nhỏ hơn so với hai công ty cùng ngành như Công ty Cổ phần Đồng Nai và Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á. Điều này thể hiện rằng Công ty bỏ vốn đầu tư cho tài sản chưa mang lại hiệu quả cao như hai công ty cùng ngành. Vì vậy, Công ty cần phải quản lý tài sản một cách tốt hơn, nên thay thế những tài sản cũ bằng những tài sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. ❖ Về ROE: Không chỉ ROS và ROA, ROE của Công ty cũng thấp hơn so với hai công ty cùng ngành là Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai và Công ty Cổ phần Hãng Sơn Đông Á. Điều này cho thấy rằng HQSDV chủ sở hữu của Công ty là thấp, làm giảm khả năng đầu tư nên Công ty cần phải tăng giá trị vốn chủ sở hữu nhiều hơn nữa. 3.4. Phân tích Dupont Bảng 4.5: Phân tích Dupont Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 1. ROS (%) 0,08 0,04 0,01 -0,04 -0,03 1. DTT/TTS (lần) 1,69 1,49 1,02 -0,21 -0,47 2. TTS/VCSH (lần) 1,47 1,44 1,42 -0,04 -0,01 3. ROA (%) = (1)x(2) 0,14 0,06 0,01 -0,08 -0,05 4. ROE (%) = (1)x(2)x(3) 0,2 0,09 0,01 -0,11 -0,08 (Nguồn: Số liệu tính toán từ các báo cáo tài chính giai đoạn 2018-2020) Qua bảng phân tích, ta thấy giai đoạn 2018-2020, ROA liên tục giảm do sự sụt giảm của ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Trong đó ROS giảm liên tục là do LNST của Công ty giảm dần qua 3 năm; hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm là do DTT của công ty cũng giảm dần trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2018, ROA là 0,14%, năm 2019 giảm 0,08% còn 0,06%, đến năm 2020 tiếp tục giảm thêm 0,05% chỉ còn 0,01%. Do đó, để chỉ tiêu ROA tăng lên trong tương lai thì Công ty có 2 biện pháp: thứ nhất, không để ROS giảm hay cụ thể là tăng DT và giảm CP; thứ hai, tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản bằng cách tăng DTT và giảm TTS hoặc tốc độ tăng của TTS phải nhỏ hơn tốc độ tăng của DTT. ROA chịu tác động trực tiếp từ ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản.ROE còn bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố là ROS, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sử dụng VCSH. Nhìn vào bảng 4.5, ta thấy ROE cũng có xu hướng giảm giống với ROS trong giai đoạn 2018-2020. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ROS, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sử dụng VCSH giảm dần qua 3 năm. Do đó, để tăng ROE ta có thể sử dụng hai biện pháp làm tăng ROA ở trên hoặc biện pháp thứ 3 là tăng hệ số sử dụng VCSH. 4. KIẾN NGHỊ 4.1. Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý Đối với cơ cấu nguồn vốn: Công ty nên tăng cường sử dụng vốn vay, không nên sử dụng quá nhiều VCSH. Sử dụng nhiều vốn vay hơn sẽ giúp Công ty có lợi hơn từ tấm lá chắn thuế. Đặc biệt, 194
- Công ty nên sử dụng thêm các khoản nợ dài hạn, vì với một Công ty có năng lực tài chính khá mạnh như Seamaster thì nên sử dụng các khoản vay dài hạn để đầu tư cho TSDH sẽ là hợp lý. Nợ dài hạn của Công ty cũng được sử dụng rất ít trong 3 năm 2018-2020. Nợ dài hạn giúp Công ty ổn định được những chiến lược kinh doanh của mình. Công ty nên huy động thêm nguồn nợ dài hạn để đầu tư vào các khoản TSCĐ. 4.2. Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho của Công ty cần phải có những biện pháp quản lý tiêu thụ nhằm đẩy mạnh chi phí lưu kho đồng thời tránh tình trạng ứ động vốn của công ty. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: - Giảm giá bán của hàng tồn kho. Để thu hồi được vốn, một trong những cách nhanh chóng nhất là chấp nhận một khoản thiệt hại để giải quyết được lượng hàng tồn đọng - Áp dụng các chính sách khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng. Đồng thời làm mới các hình thức bán hàng, áp dụng các chương trình quảng bá hình ảnh của sản phẩm tới khách hàng. - Về lâu dài, tìm kiếm thêm các kênh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, sử dụng các khâu trung gian đưa hàng hóa từ DN sản xuất đến khách hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tìm mua các loại hàng hóa phù hợp nhu cầu. - Cắt giảm chi phí sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu với giá hợp lý nhất để có thể sản xuất sản phẩm và đưa ra thị trường với giá thấp hơn, nhằm thu hút khách hàng và tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng. 4.3. Quản lý khả năng thanh toán Đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt: Công ty phải tiến hành ngay việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, bởi vì nguyên nhân gây ứ động vốn của Công ty là do tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn. Công ty nên bắt đầu thu hồi từ các khoản có giá trị lớn trước sau đó đến các khoản có giá trị nhỏ, tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các khoản nợ quá hạn, cần có những biện pháp nặng để thu hồi nợ nhanh chóng tránh trường hợp dây dưa khiến tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Thêm vào đó để nâng cao hiệu quả của việc thu hồi nợ công ty nên áp dụng mức lãi phạt nặng hơn nữa tùy theo từng thời gian quá hạn của các khoản nợ, điều này sẽ khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ cho Công ty. Công ty nên giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và thay thế bằng nợ dài hạn. Sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn sẽ tạo ra áp lực lớn lên khả năng thanh toán của Công ty. Vì vậy, Công ty nên chủ động giảm các khoản nợ ngắn hạn tại ngân hàng và thay vào đó bằng các khoản nợ dài hạn. 4.4. Tăng lợi nhuận sau thuế Để tăng LNST, Công ty cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Sau đây là một số biện pháp để tăng doanh thu và giảm chi phí: ❖ Tăng doanh thu Đối với các khách hàng lớn như các đại lý, các nhà thầu công trình thì bằng mọi cách Công ty phải giữ được những khách hàng này vì có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng bán ra của Công ty. Công ty phải tiếp tục cũng cố, phát triển mối quan hệ tốt đẹp đối với họ. 195
- Tăng cường công tác Marketing: hiện nay, ngoài việc kinh doanh sơn dầu, sơn nước, Công ty còn kinh doanh thêm các mặt khác như: bột trét, cung cấp dịch vụ thi công công trình. Đây là những mặt hàng có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, vì vậy, Công ty cần tăng cường khâu quảng cáo, các hình thức khuyến mãi như mua sơn tặng nón, mua 10 tặng 1,…. Quan tâm đến các đại lý bán hàng: Đây là đơn vị trung gian có ảnh hưởng lớn đến sản lượng sản phẩm bán ra của Công ty. Do vậy, Công ty cần có quà biếu, thăm hỏi trong các dịp lễ tết, ngoài ra, Công ty có thể tổ chức các chuyến du lịch định kì cho các đại lý. ❖ Kiểm soát chi phí Giảm chi phí vận chuyển: cần thực hiện hợp lý các quãng đường vận chuyển, tránh việc vận chuyển lòng vòng, ít qua các khâu trung gian để tiết kiệm tối đa chi phí. Giảm chi phí hao hụt: Công ty cần quan tâm hơn trong việc bảo quản hàng hóa, đặc biệt là ở khâu vận chuyển đối với mặt hàng sơn dầu và sơn nước, thực hiện các phương pháp giảm hao hụt và phát hiện kịp thời, xác định nguyên nhân, biện pháp xử lý cũng như biện pháp khắc phục kịp thời các rủi ro. 4.5. Tăng ROA và ROE ❖ Tăng ROA: Để chỉ tiêu ROA tăng lên thì Công ty có thể thực hiện 2 biện pháp: − Tăng ROS bằng cách tiết kiệm chi phí. − Tăng hiệu suất sử dụng TTS bằng cách tăng DTT và giảm TTS hoặc tốc độ tăng TTS nhỏ hơn tốc độ tăng của DTT. ❖ Tăng ROE: Để chỉ tiêu ROE tăng lên thì Công ty có thể thực hiện 3 biện pháp: − Không để ROS giảm hay cụ thể là tăng DT và giảm CP. − Tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản bằng cách tăng DTT và giảm TTS hoặc tốc độ tăng DTT lớn hơn tốc độ tăng của TTS. − Tăng hệ số sử dụng VCSH. KẾT LUẬN Vốn là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất của DN được diễn ra thường xuyên và liên tục, Vì vậy nếu không có vốn sẽ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh, thiếu vốn sẽ gây ra tình trạng khó khăn, cản trở tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Để tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào số lượng vốn nhiều mà cơ bản là phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào là hiệu quả nhất. Mặt khác, phải có một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với điều kiện của DN cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển bền vững của tất cả DN. Nhận thức được tầm quan trọng đó, đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam” đã giải quyết được một số vấn đề sau: − Làm rõ các lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại DN − Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam. 196
- − Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Sơn Seamaster Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính 2. Lưu Thị Hương (2012), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục. 3. Vũ Thị Thanh Huyền (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 190. Luận văn Thạc sĩ. 4. Đàm Văn Huệ, (2010). Hiệu quả sử dụng Vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. 5. Cao Văn Kế, (2015). Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Tài chính. 6. Đỗ Lê Anh (2016), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông Đà 2, Luận văn thạc sỹ. 7. Nguyễn Đức Kiệm, Bạch Đức Hiểu (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, NXB Tài chính. 8. Cao Thị Thanh Hải (2016), “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần đóng tàu sông Gấm”, Luận văn Thạc sĩ 9. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2012), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Học viện tài chính 10. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. 11. Bộ tài chính. (2014). Thông tư số 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp 12. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2012), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Học viện tài chính 13. Trần Thị Hòa, Nguyễn Hữu Cúc (2014), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đà Nẵng. 14. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình tài chính doannh nghiệp, NXB Tài chính 15. Trần Nam Trung (2012), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng công trình giao thông 208 thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, Luận văn thạc sĩ- HVHC. 16. Nguyễn Đăng Hạc (2001), Tài chính doanh nghiệp, NXB Xây dựng. 17. Walter Kruz, Alex Stratigakis and Gerald Hunt, (2006). The High Performance Enterprise 18. Oliver E. Williamson (2002), “The Theory of the Firm as Governance Structure: From Choice to Contract”, Journal of Economic Pespective 16 (3), pp 171-195 19. Peter Nolan and wang Xiaoqiang (1999), “Beyond privatization: institutional invvovation and growth in china’s large state – owned enterprises” World Development, Volume 27 (1), pp. 169-200 (32). 20. Shleifer, Andrei & Vishny, Robert W (1997), “A survey of Corporate Governace”, American Finance Assocition, Vol 52 (2), pp 737 -83. 21. Walter Kruz, Alex Stratigakis and Gerald Hunt, (2006). The High Performance Enterprise. 22. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á: https://s.cafef.vn/hastc/HDA-cong-ty-co- phan-hang-son-dong-a.chn 23. Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai: https://s.cafef.vn/hastc/SDN-cong-ty-co-phan- son-dong-nai.chn 24. http://www.seamasterpaint.com.vn/ 197
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản trị nhân sự
161 p | 631 | 203
-
MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
3 p | 354 | 58
-
Bài giảng môn học Phân tích hiệu quả kinh doanh: Phần 1 - ThS. Lê Xuân Thủy
40 p | 209 | 52
-
Bài giảng môn học Phân tích hiệu quả kinh doanh: Phần 2 - ThS. Lê Xuân Thủy
48 p | 194 | 47
-
Tài liệu Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp - ĐH Kinh tế Quốc dân
24 p | 108 | 32
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 3: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh
14 p | 115 | 20
-
Bài giảng về Phân tích hiệu quả đầu tư
36 p | 135 | 19
-
Tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại - ĐH Kinh tế Quốc dân
23 p | 136 | 19
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - ThS. Trần Thị Trương Nhung
109 p | 99 | 19
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 8 - ThS. Lê Văn Hòa (2016)
15 p | 94 | 16
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính
28 p | 123 | 12
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Văn Dược
133 p | 82 | 11
-
Phân tích hiệu quả website bằng Google Analytics (Phần 2)
7 p | 78 | 10
-
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp phân phối thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
11 p | 24 | 5
-
Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
10 p | 101 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Phân tích hoạt động kinh doanh (Mã học phần: BAN331)
26 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ năng lượng của các doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
10 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn