Phân tích khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
lượt xem 8
download
Từ ấy là lỗi tâm nguyện của thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cộng sản . khi được soi rọi bởi lí tưởng ,người thanh niên đã giác ngộ rõ con đường cách mạng cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc vĩ đại. Niềm vui sướng và say mê mãnh liệt ấy đã được thể hiện rõ ràng trong khổ đầu bài thơ. Hãy tham khảo bài văn mẫu "Phân tích khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu" dưới đây để hiểu rõ hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH KHỔ THƠ ĐẦU BÀI TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU BÀI MẪU SỐ 1: Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làm Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên –Huế. Tố Hữu là một nhà thơ chiến sĩ, ông được nhiều độc giả biết tới với lối thơ độc đáo nhưng dễ đi vào lòng người và đặc biệt hơn thơ ông chứa đựng lí tưởng cách mạng cao cả. Thơ ông mang một tiếng nói trữ tình mới; cái tôi cá thể hòa đồng với mọi người, do vậy Tố Hữu đã có một phong cách thơ rõ rệt: phong cách trữ tình — chính trị. Từ ấy là lỗi tâm nguyện của thanh niên yêu nước khi giác ngộ lí tưởng cộng sản . khi được soi rọi bởi lí tưởng ,người thanh niên đã giác ngộ rõ con đường cách mạng cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc vĩ đại. Niềm vui sướng và say mê mãnh liệt ấy đã được thể hiện rõ ràng trong khổ đầu bài thơ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim… Có thể khi trước khi tới lí tưởng ví đại của Đảng cộng sản, đa số thanh niên Việt yêu nước đều chìm đắm trong tăm tối như một đêm đông kéo dài vô tận. Ngược lại, với những người ý thức được hoàn cảnh thực tại và khao khát được thay đổi số phận mình, họ lại cảm thấy vô cùng ngột ngạt và bí bách. Chính vì Tố Hữu là một trong những thanh niên như vậy, ông cảm thấy sự bất lực khi bản thân mình có tài sức mà không có cơ hội được đem nhiệt huyết hừng hực ấy sống mái với giặc. Thật may khi lí tưởng của Đảng đã đem đến ánh sáng cho cuộc đời Tố Hữu. Và chính khổ đầu của từ ấy đã diễn tả cảm xúc của người thanh niên đó. Chính trong ngay trong câu đầu tiên, độc giả bắt gặp hình ảnh ẩn dụ độc đáo và đầy ý nghĩa: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”. Khoảng khắc đó người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng và tình nguyện đứng vào hàng ngũ của Đảng. Nắng hạ khi kết hợp với từ bừng đã tạo ra một hiệu ứng tuyệt vời, nó k chỉ soi rọi mà còn lan tỏa tràn ngập ánh sáng và gợi mở ra nhiều tầng ý nghĩa. Và đó là thứ ánh sáng xuất hiện mãnh liệt nhất trong năm để thể hiện niềm hân hoan mạnh mẽ và lòng nhiệt huyết căng tràn. Những dự định tiềm tàng bấy lâu như trăm nụ hoa ngủ dài, bắt gặp ánh sáng mãnh liệt kia và rồi bừng tỉnh giấc, tỏa ngát hương sắc cho đời. Và rồi hình ảnh mà Tố Hữu so sánh lí tưởng cách mạng với hình tượng tuyệt đẹp: “mặt trời chân lí”. Aánh sáng mạnh mẽ, mãnh liệt nhất có lẽ chỉ có mặt trời mới tạo ra được, cũng ánh sáng như mặt trời, chân lí cách mạng , thứ ánh sáng đó đã chỉ đường đã dẫn dắt con người bế tắc đến tương lai tươi sáng. Cũng chính từ hình ảnh này chúng ta càng thêm ý thức được sự quyết định sống còn của lí tưởng cách mạng với con người làm cách mạng. Lí tưởng cách mạng cũng giống như mặt trời với muôn loài trên hành tinh vậy nó là vĩnh hằng . Nhưng cái hay không chỉ có bấy nhiêu, ảnh hưởng của “mặt trời chân lí” còn trực tiếp tác động đến tình cảm của nhà thơ: “chói qua tim”. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…” Để diễn tả cảm xúc của mình, tác giả ngầm chỉ ý tâm hồn của tác giả cũng tràn đầy nhựa sống tràn đầy nhiệt huyết.Câu thơ thật bay bổng và lãng mạn, diễn đạt trọn vẹn niềm vui sướng tột độ của một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết khi bắt gặp chân lí. Tố Hữu so sánh cái vô hình là “hồn tôi” với cái hữu hình “vườn hoa lá” làm cho câu chữ bay bổng hơn, lãng mạn hơn. “vườn hoa lá” của Tố Hữu được “mặt trời chân lí” làm cho “bừng” sáng đã ngập tràn sắc hương và âm thanh tươi mới của cuộc đời. Quả thật trong lòng có nắng, con mắt nhìn đâu cũng thấy sáng bừng… những từ ngữ hình ảnh thật giàu tính liên tưởng và có sức lay động mãnh liệt tới người đọc. Chỉ với 4 câu thơ thôi mà nó giống như là tiếng hát dạo đầu thể hiện niềm vui sướng tột độ của người con đất Việt gặp được chân lí, tìm được con đường lí tưởng của đời mình. Và trong bối cảnh nước nhà bấy giờ, có một bộ phận thanh niên chán ngán xã hội đương thời, tù túng với cuộc sống thực tại mà không tìm được con đường đi đúng đắn từng bước từng bước hủy hoại bản thân cả về thể lực lẫn lí trí thì “Từ ấy” như một lời tuyên ngôn của bản thân Tố Hữu. Lờii tuyên ngôn này tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của độc giả. Thật tài tình khi thể hiện cảm xúc và ý thức của bản thân khi được lí tưởng của Đảng soi rọi.những câu thơ chỉ với những hình ảnh chân thực giản dị nhưng cũng dễ dnagf khiến người đọc nhận ra niềm vui niềm hạnh phúc lan tỏa ra từ đó. BÀI MẪU SỐ 2: Nhắc đến Tố Hữu là nhắc đến một trong những nhà thơ có một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, nhà thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn và con đường cách mạng luôn song hành với con đường thơ ca. Nổi bật lên là bài thơ "Từ Ấy" in trong tập thơ cùng tên " Từ Ấy " - là bài thơ đầu tiên mở đầu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị ở những chặng thơ đầu tiên của nhà thơ. Khái quát : Bài thơ Từ Ấy được in trong phần Máu Lửa của tập thơ " Từ Ấy ". Được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, bài thơ viết về một sự kiện có ý nghĩa làm nên bước ngoặt lớn trong đường đời và đường thơ của Tố Hữu - Giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng. Đi vào giải thích câu nói : Nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị có nghĩa là những sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn với Đất Nước, với cá nhân, làm thay đổi cả một đời người đều trở thành nguồn cảm hứng trong thơ Tố Hữu. cái chất trữ tình cùng cảm xúc chân thành của nhà thơ quyện vào nhau, làm nên những vần thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Cách Mạng. Bài thơ " Từ Ấy" là bài thơ đánh dấu mốc son quan trọng, có ý nghĩa nhất đối với cuộc đời của nhà thơ, chính giây phút nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng ấy đã làm nên sự thay đổi kì diệu về nhận thức, lí tưởng của một hồn thơ thuộc về cách mạng, thuộc về nhân dân.. Đến với khổ thơ mở đầu, ta bắt gặp cảm xúc vui sướng, hạnh phúc, say mê của hồn thơ Tố Hữu khi lần đầu tiên bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng. Một nguồn cảm xúc thiêng liêng và chân thành xuất phát từ chính trái tim của nhà thơ. Đây cũng là xúc cảm tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim..." Ngay từ câu thơ mở đầu đã bắt gặp hình ảnh " Từ Ấy " đã đem lại sự ấn tượng và khẳng định một lần nữa khoảng time mà nhà thơ bắt gặp ánh sáng lí tưởng. Nói lên cảm xúc của mình trước những giây phút thiêng liêng như thế, nhà thơ sử dụng các thử pháp nghệ thuật : so sánh, ẩn dụ và nhân hoá.. hình ảnh " nắng hạ " cho ta thấy được một cái ánh nắng chói chang gay gắt của buổi trưa hè. Khác với nhiều nhà thơ khác luôn tìm đến ánh trăng, tới cái ánh nắng của buồi chiều sa thì Tố Hữu tìm đến cái nắng của mùa hạ. Đúng vậy, cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế.Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý. " Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng Ta đi tới chỉ một đường cách mạng " Và dường như như thế chưa đủ để nói lên sự toả sáng của " lí tưởng cách mạng " nhà thơ lại tìm đến hình ảnh " Mặt trời chân lí ", đó chính là biểu tượng cho lí tưởng mà nhà thơ theo đuổi. Hình ảnh mặt trời biểu hiện cho sự ấm nóng, rực rỡ và là nguồn sáng bất diệt. Đúng vậy, lí tưởng ấy đâu phải chí toả sáng trong phút chốc mà sẽ toả sáng bất diệt, là nguồn sáng vĩnh cửu, không gì có thể dập tắt nổi. Tố Hữu gọi lí tưởng cách mạng là mặt trời chân lí bởi đó chính là nguồn sáng dẫn đường cho cuộc đời đã từng tối tăm, mù mịt của nhà thơ khi " băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời "... Mặt trời chân lý ấy " chói " qua tim người nghệ sĩ . hình ảnh trái tim là nơi chứa đựng biết bao tình cảm , cảm xúc, là nơi kết hợp giữa tâm lí và ý thức trí tuệ " mặt trời chân lí chói qua tim giống như xuyên rọi qua tất cả những tình cảm, lí tưởng của nhà thơ và cũng chỉ khi được ánh sáng ấy chiếu rọi nhà thơ mới thực sự hành động đúng, mới cảm thấy được ý nghĩa của cuộc sống mình. Chính ánh sáng chói chang rực rỡ ấy đã làm thay đổi cuộc đời, thay đổi cả tình cảm của nhà thơ: " Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.." Khác hẳn với hồn thơ khi nhà thơ còn chưa bắt gặp ánh sáng lí tưởng, hồn thơ của Tố Hữu bây giờ rạo rực, vui sướng đến nỗi được so sánh với hình ảnh " vườn hoa " -> vườn hoa đầy đủ sắc màu, tràn ngập những âm thanh của tiếng chim, mùi hương của hoa lá... Đúng vậy, tâm trạng của nhà thơ đang tràn ngập rất nhiều cảm xúc ; có cái ngất ngây, say mê trước "hương thơm" của lí tưởng cách mạng, có cái rộn ràng, rạo rực vui sướng như tiếng chim kia.... Nhà thơ sử dụng các động từ mạnh , cũng các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ so sánh và đặc biệt là lối vắt dòng từ câu thứ ba xuống câu thứ tư đã góp phần lớn trong việc biểu hiện cảm xúc của mình. “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng. BÀI MẪU SỐ 3: Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 tại Phù Lai, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông được biết đến với tư cách là một nhà thơ lớn của thơ ca cách mạng Việt Nam, con đường thơ ca của ông gắn liền với con đường cách mạng. Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu tay của ông, gồm 71 bài được sáng tác trong khoảng thời gian 10 năm, từ 1936-1946. Tập thơ được chia thành ba phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. “Máu lửa” gồm 27 bài, là thơ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến, đòi hòa bình, cơm áo, vấn đề quyền sống con người và cách mạng giải phóng dân tộc. “Xiềng xích” gồm 30 bài, viết trong tù thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù. “Giải phóng” gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập chủ yếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng. Bài thơ “Từ ấy” nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên của Tố Hữu, đây chính là tiếng hát hân hoan, nồng nhiệt của một thanh niên trí thức khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Bài thơ gồm có 3 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ diễn tả 3 nét chuyển biến trong nhận thức, trong tâm hồn của nhà thơ. Trong đó, khổ thơ đầu tiên thể hiện niềm vui sướng của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Từ nhan đề cho đến mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng từ “Từ ấy”, nhằm mục đích nhấn mạnh giây phút đầu tiên chàng thanh niên trẻ bắt gặp lí tưởng cộng sản, đây cũng chính là giây phút thiêng liêng trọng đại quyết định cả cuộc đời của người thanh niên ấy. Mốc thời gian quan trọng ấy chính là tháng 9 năm 1938, vì thế giây phút thiêng liêng ấy đã trở thành một mốc thời gian không thể nào quên trong trái tim thi sĩ. Trước mốc thời gian đó, Tố Hữu là một thanh niên sôi nổi, hào hứng tràn đầy nhiệt huyết “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” nhưng vẫn chưa tìm được hướng đi cho bản thân: “Vẩn vơ theo mãi vòng luẩn quẩn Muốn thoát than ôi chẳng bước rời” (Nhớ đồng) Chính vì vậy, nhà thơ đã rơi vào cảnh: “Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp 5 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
17 p | 716 | 66
-
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
4 p | 1477 | 61
-
Bài phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ "Sóng" của nữ sĩ Xuân Quỳnh
4 p | 845 | 56
-
Tổng hợp 3 bài văn mẫu "Phân tích khổ 5, 6, 7 trong bài thơ "Sóng" Xuân Quỳnh"
11 p | 1707 | 52
-
Cảm nhận về hình tượng sóng trong hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
4 p | 413 | 42
-
Văn mẫu lớp 12: 5 bài văn mẫu phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
14 p | 360 | 31
-
Tổng hợp 4 bài phân tích khổ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
15 p | 422 | 31
-
Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
15 p | 569 | 31
-
Phân tích 2 khổ đầu trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
5 p | 814 | 21
-
Phân tích khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 394 | 11
-
Tổng hợp 5 bài phân tích 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu
16 p | 226 | 10
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích khổ đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
40 p | 84 | 9
-
Phân tích khổ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
15 p | 302 | 8
-
Phân tích 2 khổ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
4 p | 296 | 5
-
Bài phân tích khổ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
15 p | 124 | 4
-
Phân tích khổ đầu trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
2 p | 107 | 2
-
Phân tích vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
5 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn