intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích kinh tế của nhà máy điện mặt trời nổi kết nối lưới tại hồ Đa Mi, tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích kinh tế của nhà máy điện mặt trời nổi kết nối lưới tại hồ Đa Mi, tỉnh Bình Thuận" cung cấp các chọn lựa đầu tư về nhà máy điện mặt trời nổi trên cả hai quan điểm nền kinh tế quốc dân và quan điểm của chủ đầu tư đều mang lại hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và đảm bảo được các nghĩa vụ trả nợ cho các ngân hàng cũng như nhà tài trợ vốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích kinh tế của nhà máy điện mặt trời nổi kết nối lưới tại hồ Đa Mi, tỉnh Bình Thuận

  1. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 YSC4F.312 PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI NỔI KẾT NỐI LƯỚI TẠI HỒ ĐA MI, TỈNH BÌNH THUẬN VÕ HOÀNG ÂN, BÙI TRẦN GIA DĨ, TRAN TRUNG QUY, PHẠM QUỐC DƯƠNG, NGUYỄN HOÀNG MINH DUY, NGUYỄN HIẾU NGHĨA* Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nguyenhieunghia@iuh.edu.vn, vohoangan4@gmail.com Tóm tắt. Ngành năng lượng điện luôn song hành cùng quá trình phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ. Trong thực trạng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hiện nay, nối tiếp với sự bùng nổ của điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời áp mái, tiếp đến là điện mặt trời nổi được xem là ứng viên sáng giá nhất trong việc đáp ứng các mục tiêu về không gian đất, hiệu suất pin, đáp ứng được các mục tiêu về môi trường tốt hơn. Bài báo sẽ tập trung vào việc phân tích kinh tế - tài chính của nhà máy điện mặt trời nổi có công suất 47,5 MW đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia 110 kV tại hồ thủy điện Đa Mi thuộc tỉnh Bình Thuận đã hòa lưới vào tháng 5 năm 2019. Nhà máy điện mặt trời Đa Mi là tài sản của bên thứ 3 đó là Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi đã bắt đầu nghiên cứu và thực hiện các thủ tục đầu tư từ năm 2017, là một trong những dự án điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam. Bài báo cung cấp các chọn lựa đầu tư về nhà máy điện mặt trời nổi trên cả hai quan điểm nền kinh tế quốc dân và quan điểm của chủ đầu tư đều mang lại hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và đảm bảo được các nghĩa vụ trả nợ cho các ngân hàng cũng như nhà tài trợ vốn. Từ khoá. Phân tích kinh tế, điện mặt trời, hệ thống PV, nhà máy điện mặt trời nổi. ECONOMIC ANALYSIS OF GRID- CONNECTED FLOATING PV SYSTEM AT DA MI LAKE, BINH THUAN PROVINCE Abstract. The electric energy industry always goes hand in hand with the development and application of science and technology. In the current situation of solar power development in Vietnam, following the explosion of solar farm power, rooftop solar power, followed by floating solar power is considered the best candidate in the field of solar power generation area, meeting the goals of land- space, battery performance, meeting better environmental goals. The paper will focus on the economic- financial analysis of a floating solar power factory with a capacity of 47.5 MW connected to the 110kV national power system at Da Mi hydropower reservoir in Binh Thuan province, in May 2019. Da Mi Solar Power Plant is the property of a 3rd party that is Da Nhim- Ham Thuan- Da Mi Hydropower Joint Stock Company, which has started to research and carry out investment procedures since in 2017, that is one of the first solar power projects in Vietnam. The article provides investment options for the floating solar power plant from the national economy point of view and the investor's point of view are both effective, able to recover capital and ensure debt repayment obligations for banks as well as capital sponsors. Keywords. Economic analysis, solar power, PV system, floating solar power plant. 1. GIỚI THIỆU Khoảng 58% lượng khí thải toàn cầu hiện nay đến từ các nước đang phát triển [1]. Nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng lượng chính được sử dụng truyền thống bởi tất cả các quốc gia theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã báo cáo vào năm 2015, lưu ý rằng nhiên liệu hóa thạch đáp ứng 80% nhu cầu năng lượng trên 100  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 toàn thế giới và chịu trách nhiệm cho 90% năng lượng khí thải liên quan dưới dạng CO2 [2]. Theo số liệu năm 2016 các quốc gia Đông Nam Á nhu cầu năng lượng đã tăng 60% trong 15 năm [3], các mục tiêu về năng lượng tái tạo do mỗi quốc gia đặt ra, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã tăng cường các mục tiêu tương ứng của họ. Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp năm 2020 khoảng 31,0%; khoảng 32,3% vào năm 2030 và tăng lên đạt khoảng 44,0% năm 2050. Tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050. Năm 2020, sản lượng điện phát từ điện mặt trời đạt 10,6 tỷ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia. Thái Lan cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ sử dụng 30% năng lượng tái tạo. Mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng cách áp dụng toàn bộ biểu giá cấp vào (FiT) chính phủ Thái Lan đang thúc đẩy đầu tư vào năng lượng sạch, trong bối cảnh đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về sản xuất điện tái tạo, nhiên liệu sinh khối và xe điện, tổ chức nhà nước nỗ lực nhằm tăng cường nhiên liệu tái tạo trong danh mục năng lượng của đất nước [4]. Việt Nam trước đây cũng đã áp dụng mức thuế nhập vào (FiT) đối với quang điện mặt trời, chất thải rắn, sinh khối, gió và thủy điện nhỏ vào năm 2017. Năng lượng tái tạo đã được chính phủ Trung Quốc coi trọng trong 10 năm qua và Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc đã được chính phủ Trung Quốc xác nhận vào 28 tháng 2 năm 2005. Chính phủ Trung Quốc đưa ra một loạt chính sách và quy định để khuyến khích nổi bật là: “Tất cả năng lượng điện PV phải được mua bởi Công ty Điện lực và phải cung cấp đủ dịch vụ nối lưới” [5]. Tại Malaysia, chương trình mới nhất được triển khai vào tháng 11 năm 2011, đặt trọng tâm vào điện mặt trời. FiT có thời gian hoàn vốn là 21 năm và tỷ lệ giảm giá là 8% mỗi năm. Chương trình FiT được tài trợ bởi chính người tiêu dùng. Điều này đạt được bằng cách tăng giá điện lên 1,6% và gộp số tiền đó vào quỹ FiT. Quỹ này sẽ hoạt động cho đến năm 2030 khi đạt giá trị tích lũy là 18,9 tỷ MYR. Với tốc độ khử được áp dụng, dự kiến đến năm đó, chi phí điện mặt trời sẽ ngang bằng với lưới điện, do nhu cầu về môi trường và an ninh năng lượng Malaysia. Kế hoạch FiT dự kiến sẽ xúc tác cho việc lắp đặt PV nối lưới ở Malaysia. Ở Indonesia một trong những chính sách được đưa ra vào năm 2004 là Chính sách Năng lượng Xanh (số 0002/2004). Ngày 10 tháng 8 năm 2007, Indonesia ban hành Luật Năng lượng (Luật số 30/2007) để tăng cường hơn nữa việc sử dụng các nguồn NLTT. Sau đó, vào năm 2010, một luật khác đã được ban hành - Luật Điện lực (Luật số 30/2010), nêu rõ việc sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ sạch là ưu tiên hàng đầu. Bộ Năng lượng Philippines (DOE) đã thông qua Đạo luật năng lượng tái tạo (2008) và đã xây dựng một Chương trình tái tạo quốc gia ((NREP) 2011– 2030) để thúc đẩy phát triển, sử dụng và khai thác thương mại các nguồn NLTT. Quốc gia này đặt mục tiêu tăng gấp ba lần công suất phát điện từ năng lượng mặt trời khoảng 5232 MW năm 2010 lên gần 15.300 MW vào năm 2030, với ước tính đóng góp vào lưới điện là 284 MW từ năng lượng mặt trời vào năm 2030 [6]. Tại Việt Nam đặt mục tiêu ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mặt trời cho sản xuất điện, đưa tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng mặt trời trong tổng sản lượng điện sản xuất khoảng 6% vào năm 2030 và khoảng 20% vào năm 2050, tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ khoảng 35% vào năm 2015 tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050. Vị trí của Việt Nam trong Bảng xếp hạng Toàn cầu về Tổng công suất điện tái tạo tính đến cuối năm 2020 (Gigawatts) là thứ hạng 16 với 34 GW đứng đầu là Trung Quốc (908), hai là Hoa Kỳ (313), ba là Brazil (150). Công suất điện mặt trời xây mới năm 2020 (Gigawatts) Việt Nam đứng thứ 3 với 11GW, đứng đầu là Trung Quốc (48), hai Hòa Kỳ (19) [7]. Theo số liệu mới từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến 31/10/2021, tổng công suất nguồn năng lượng tái tạo lắp đặt đạt 20.644 MW, trong đó, thủy điện chiếm 29,6%, năng lượng mặt trời là 22,57%, năng lượng gió là 5,16%, khí chiếm 10%, dầu xấp xỉ 2% và sinh khối chiếm 0,28% trong tổng công suất nguồn điện, mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo tại dự thảo quy hoạch điện VIII phê duyệt ngày 1/10/2019 xác định ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồi năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện trong đó, ưu tiên đối với điện mặt trời phân tán với mục đích tự dùng là chủ yếu, điện mặt trời nổi [8].  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 101
  3. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 2. THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG, KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 2.1. Dữ liệu bức xạ mặt trời tại khu vực dự án Dự án nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ thủy điện Đa Mi, tỉnh Bình Thuận được xây dựng tại huyện Tánh Linh và huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Hình 1. Bản đồ GHI trung bình ngày lý thuyết khu vực dự án Từ phần mềm Meteonorm 7, số liệu này được tổng hợp và nội suy từ các trạm đo bức xạ trên thế giới kết hợp với số liệu bức xạ đo của vệ tinh, tổng xạ theo phương ngang GHI tại khu vực hồ thủy điện Đa Mi khoảng 1.777kWh/m2/năm, tương đương 4,87 kWh/m2/ngày (Hình 1). Theo số liệu thu thập từ nguồn dữ liệu công khai miễn phí của NASA (tại trang web: https://eosweb.larc.nasa.gov/sse/), tổng bức xạ theo phương ngang tại khu vực dự án là 1.874 kWh/m2/năm, tương đương 5,13 kWh/m2/ngày. Theo số liệu thu thập từ nguồn dữ liệu công khai miễn phí của SolarGIS (tại trang web: http://solargis.com/), tổng bức xạ theo phương ngang tại khu vực dự án là 1.846 kWh/m2/năm, tương đương 5,06 kWh/m2/ngày. Qua nghiên cứu đánh giá, đề án đề xuất sử dụng nguồn dữ liệu mua từ SolarGIS. Đây là cơ sở dữ liệu thương mại được đo đạc từ các vệ tinh trong chuỗi thời gian dài, từ đó tổng hợp và tính toán để ra giá trị khí tượng điển hình của một năm đặc trưng cho dự án. Nguồn dữ liệu SolarGIS đã được nhiều tổ chức nghiên cứu độc lập đánh giá là nguồn dữ liệu mặt trời tin cậy nhất [9]. 2.2. Đánh giá tác động môi trường 2.2.1. Hiện trạng hồ thủy điện Đa Mi Hồ thủy điện Đa Mi là hồ chứa điều tiết ngày, có độ sâu trung bình lớn, diện tích mặt hồ lớn, xả mặt thông qua tràn tự do, lưu lượng xả lũ nhỏ, vận tốc dòng chảy thấp thuận tiện để lắp đặt pin mặt trời quy mô lớn. 102  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Hồ hiện đang được sử dụng để nuôi cá tầm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Hình 2. Địa hình khu vực hồ thủy điện Đa Mi Môi trường lòng hồ không có loại thủy sinh đặc chủng và đã được xây dựng vận hành từ năm 2000. Các vấn đề về khoáng sản lòng hồ đã được đánh giá trong giai đoạn trước khi xây dựng nhà máy thủy điện Đa Mi. 2.2.2. Tác động của các thành phần cấu thành hệ thống đến môi trường tự nhiên Các thành phần cấu thành nhà máy điện mặt trời Hình 3. Sơ đồ tổng quan về nhà máy điện mặt trời quang điện nối luới  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 103
  5. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Nhà máy điện mặt trời nối lưới trực tiếp gồm các thành phần được mô tả như trong hình 3, bao gồm: - Tấm pin quang điện (PV module): Mỗi tấm pin quang điện gồm nhiều tế bào quang điện (PV cell) kết nối với nhau, các tấm quang điện sẽ được mắc nối tiếp thành chuỗi (string) và song song thành mảng (array) để đạt được công suất điện đầu ra DC yêu cầu. - Bộ nghịch lưu (Inverter): là thiết bị điện tử công suất có chức năng chuyển đổi dòng điện 1 chiều DC thành dòng điện xoay chiều AC phù hợp để kết nối với lưới điện. - Hệ thống giá đỡ (Mounting system): Với giải pháp lắp đặt các tấm pin trên mặt nước thì hệ thống giá đỡ được thay thế bằng hệ thống phao nổi. - Máy biến áp nâng áp: Tùy thuộc vào quy mô công suất, điều kiện lưới điện khu vực mà cấp điện áp có thể thay đổi phù hợp (ví dụ 22 kV, 35 kV, 110 kV, 220 kV…). Với các cấp điện áp cao thế sẽ phải cần thông qua 2 cấp máy biến áp. Cơ sở hạ tầng để đấu nối lưới điện: Cụ thể ở đây là trạm biến áp, sẽ bao gồm các thiết bị bảo vệ, đo đếm, điều khiển. a. Pin mặt trời Mức độ tác động đến môi trường trong thời gian vận hành là không đáng kể và được xác định trên phạm vi toàn cầu là dạng năng lượng sạch. Sau thời gian vận hành, có thể thu gom tái chế khối lượng lớn. Tác động tích cực trong thời gian vận hành: việc lắp đặt pin mặt trời có tác dụng giảm bốc hơi nước, giảm hấp thụ năng lượng mặt trời, có xu hướng giảm nhiệt độ nước, tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước, có tác động tốt đến hoạt động của thủy sản trong hồ. b. Trạm biến áp Trạm biến áp 110kV sử dụng máy biến áp ngâm dầu là có thể là nguồn phát sinh ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ cháy nổ đe dọa tính mạng con người, an toàn tài sản. c. Đường dây điện Các đường dây điện có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn điện đối với động thực vật khi có sự cố chạm đất, ngắn mạch hoặc có sự vi phạm hành lang an toàn lưới điện. 2.2.3. Các ảnh hưởng đến dân sinh, an ninh quốc phòng, lịch sử văn hoá Dự án được xây dựng phần lớn trên hồ, không ảnh hưởng đến cư dân, trạm biến áp 110kV nằm trong diện tích đất đã được địa phương giao cho chủ đầu tư quản lý, bảo vệ công trình hồ chứa, phần đường dây đấu nối 110kV chỉ ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác của người dân, không ảnh hưởng đến định cư của dân sinh. Vị trí xây dựng không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và các khu di tích lịch sử văn hóa của khu vực. 2.3. Ưu đãi và hỗ trợ tài chính a. Thuế Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp Ưu đãi + 4 năm đầu có lãi: Thuế suất 0% + 9 năm tiếp theo: Thuế suất 5% + 2 năm tiếp theo: Thuế suất 10% + Các năm còn lại: Thuế suất 20% b. Giá bán điện Giá bán điện trong phân tích tài chính 9,35 UScents/kWh áp dụng Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 11 tháng 4 năm 2017 về Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. c. Lãi suất vay 50%/70% (vốn vay cho thiết bị nhập ngoại) tạm tính vay từ nguồn vốn vay tín dụng người cấp hàng dự kiến lãi vay tính bằng USD là 5,0%/năm. 20%/70% vốn vay cho hạng mục trong nước, nguồn vốn vay thương mại với lãi suất huy động tạm tính 9,5%/năm d. Trả nợ 104  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Lãi trong thời gian xây dựng (IDC) sẽ được cộng dồn đến ngày vận hành thương mại (COD) và lãi cộng dồn này sẽ được cộng vào phần trả gốc trong thời gian vận hành thương mại. Kế hoạch trả nợ gốc và trả lãi có thể chọn một trong các phương thức, tuỳ theo thoả thuận giữa Nhà đầu tư và các tổ chức cho vay. Dự kiến trả gốc đều hàng năm trong 10 năm và trả lãi đều hàng năm trong 10 năm sau khi vận hành thương mại. 2.4. Chi phí của hệ thống pin Các thông số kỹ thuật, tài chính và các giả thiết có liên quan đến việc phân tích kinh tế- tài chính a. Công suất của nhà máy: 47,5MW b. Sản lượng điện: 69,99 triệu kWh/ năm c. Tốc độ thoái hoá module quang điện mức cao nhất: 0,7%/ năm d. Chi phí vận hành và bảo dưỡng: - Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) tạm tính là: 1,2% (giá trị xây dựng và thiết bị của công trình) chi phí O&M tăng đều mỗi năm 2,5%. - Chi phí tháo dỡ và xử lý thiết bị nhà máy điện mặt trời sau khi kết thúc dự án bao gồm các chi phí: chi phí tháo dỡ tấm pin và thiết bị, chi phí vận chuyển về địa điểm tập trung và chi phí xử lý. Chi phí xử lý tấm pin tạm tính bằng chi phí hủy pin/ắc quy chì, tham khảo từ tài liệu “Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại” của chủ đầu tư cấp. Toàn bộ chi phí tháo dỡ, vận chuyển và xử lý được đưa vào chi phí vận hành năm cuối cùng của dự án. e. Khấu hao tài sản Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính: Thời gian khấu hao thiết bị 10 năm, khấu hao phần giá trị còn lại 15 năm. Giá trị để tính khấu hao là giá trị tổng mức đầu tư của công trình. f. Hệ số chiết khấu Áp dụng Quyết định số 2014/QĐ-BCN ngày 13/ 06/ 2007 về việc Ban hành quy định tạm thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính đầu tư của Bộ Công Thương trong đề án này như sau: - Phân tích hiệu quả tài chính: Tính theo tỷ lệ chiết khấu tài chính bình quân cho các nguồn vốn (WACC) là 7,03%. - Tỷ suất chiết khấu kinh tế 10%. g. Tổng mức đầu tư Nội dung tổng mức đầu tư bao gồm đầy đủ các chi phí như: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng được trình bày trong bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư (Đơn vị tính: Triệu đồng) Giá trị trước Giá trị sau Stt Hạng mục công việc Thuế VAT thuế thuế Chi phí bồi thường, hỗ trợ và 1 5.711 0 5.711 tái định cư 2 Chi phí xây dựng 501.098 50.110 551.208 3 Chi phí thiết bị 594.622 59.462 654.084 4 Chi phí quản lý dự án 10.747 0 10.747 Chi phí tư vấn đầu tư xây 5 32.356 3.236 35.592 dựng 6 Chi phí khác 70.966 3.542 74.508 7 Chi phí dự phòng 97.417 9.610 107.027 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 1.312.917 125.960 1.438.877  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 105
  7. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 3. PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH 3.1. Cơ sở tính toán Lợi nhuận ròng quy về hiện tại - NPV: NPV của dự án được tính cho tổng chi phí đầu tư của dự án, có tính cả chi phí vận hành và bảo trì theo công thức đơn giản với giả định hệ số sử dụng hàng năm không đổi của hệ thống, chi phí vận hành và bảo trì không đổi và tổng chi phí đầu tư tập trung vào năm 0: 𝑁𝑃𝑉 = (𝑅 − 𝑐 𝑜𝑚 )𝑘 𝑎 − 𝐼 𝑇 (1) Trong đó, R là doanh thu hàng năm, 𝑐 𝑜𝑚 là chi phí vận hành và bảo trì hệ thống, 𝐼 𝑇 là tổng chi phí đầu tư của dự án và (1+𝑎) 𝑛 −1 𝑘𝑎 = (2) 𝑎(1+𝑎) 𝑛 Trong đó a là tỷ lệ chiết khấu và n là thời gian tồn tại của dự án tính theo năm Đối với lắp đặt PV, trong khi các tấm pin được bảo hành hiệu suất dài 25 năm, thì bộ biến tần là điểm yếu của hệ thống cần được thay thế. Do đó, công thức NPV đã được sửa đổi để tính đến các thay thế theo phương trình 3 [10]: 𝐶 𝐶 𝐶 𝑁𝑃𝑉 = (𝑅 − 𝑐 𝑜𝑚 )𝑘 𝑎 − 𝐼 𝑇 − (1+𝑎) 𝑛1 − (1+𝑎) 𝑛2 − (1+𝑎) 𝑛3 𝑖𝑛𝑣 𝑖𝑛𝑣 𝑖𝑛𝑣 (3) Trong đó 𝐶 𝑖𝑛𝑣 là chi phí thay thế của các bộ biến tần và 𝑛1, 𝑛2 và 𝑛3 là năm mà việc thay thế sẽ diễn ra. Chỉ số NPV thể hiện tính khả thi hay không của một dự án. Khi NPV dương, khoản đầu tư được thu hồi, tỷ suất lợi nhuận vốn tối thiểu đạt được, thu được thặng dư và do đó dự án khả thi. Khi NPV âm, dự án không có lợi nhuận do không đạt được tỷ suất sinh lợi tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu càng cao, NPV càng thấp. Tỷ suất hoàn vốn nội tại- ROI (IRR) Tỷ suất hoàn vốn nội tại dùng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư. Tỷ suất hoàn vốn nội tại đo lường số lợi nhuận so với chi phí đầu tư. Lợi nhuận của một khoản đầu tư, trong trường hợp này là khoản tiết kiệm tích lũy trong suốt thời gian tồn tại của dự án, được chia cho chi phí của khoản đầu tư, trong trường hợp này là khoản đầu tư ban đầu. Kết quả có thể được biểu thị dưới dạng tỷ lệ. 𝐵𝑒𝑛𝑒𝑓𝑖𝑡 𝑅𝑂𝐼 = (4) 𝐼𝑛𝑣𝑒𝑠𝑡𝑚𝑒𝑛𝑡 𝑐𝑜𝑠𝑡 Dự án năng lượng mặt trời sẽ có lãi khi IRR > Ik. Ik là giá vốn được ấn định bởi lãi suất vay vốn hoặc giá vốn yêu cầu của nguồn vốn tương ứng. Tỷ số lợi ích trên chi phí- B/C Tỷ số lợi ích trên chi phí: Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra. 𝑛 𝐵𝑖 ∑ 𝑖=0 (1+𝑟) 𝑖 𝐵/𝐶 = 𝑛 𝐶𝑖 (5) ∑ 𝑖=0 (1+𝑟) 𝑖 Trong đó: o Bi là mức lương (doanh thu) tại năm i o Ci là chi phí tại năm i Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn. Thời gian hoàn vốn - PP (năm) Một dự án được đánh giá tốt khi có thời gian hoàn vốn nhỏ hơn số năm trong vòng đời của dự án. Lẽ tất yếu là các nhà đầu tư đều mong muốn mình phải thu hồi vốn càng nhanh càng tốt, có thể tránh được những biến động, rủi ro khó xác định. 3.2. Phân tích kinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư là mức chênh lệch giữa lợi ích kinh tế mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được từ dự án và những chi phí mà xã hội phải bỏ ra khi dự án được thực hiện. Những hiệu quả của dự án mang lại cho nền kinh tế quốc dân sẽ được phân tích cụ thể về cả mặt định tính và mặt 106  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  8. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 định lượng a. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện Dự án nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ thủy điện Đa Mi, tỉnh Bình Thuận sẽ đáp ứng một phần nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của hệ thống điện Việt Nam. Mặt khác, dự án cũng góp phần làm tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế. b. Ảnh hưởng tác động môi trường Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề toàn cầu, ngày càng được xã hội quan tâm và chú trọng hơn, đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo ngày càng được phổ biến hơn. Điện năng năng lượng mặt trời được coi là loại năng lượng sạch, không làm ô nhiễm không khí khi sản xuất điện, nhờ đó làm giảm đáng kể lượng khí CO2 thải ra môi trường trong công nghiệp sản xuất điện, góp phần giảm biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. c. Tác động khác Nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ thủy điện Đa Mi, tỉnh Bình Thuận sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển lưới điện của khu vực, là cơ sở tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp khác tại địa phương. Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy điện trên hồ thủy điện là tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của dự án để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời giảm quỹ đất sử dụng trong quá trình sản xuất điện. Điều này cũng mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Khi dự án đưa vào vận hành, nhân lực sử dụng trong nhà máy điện mặt trời là không nhiều, tuy nhiên dự án điện mặt trời có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương đã qua đào tạo và một số công việc sử dụng nhân công không qua đào tạo điều này cũng góp phần tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho người lao động. Đối với nộp ngân sách nhà nước: dự án khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế. Đánh giá lợi ích kinh tế với nguồn năng lượng thay thế khác: Với tình hình hiện tại nguồn khí thiên nhiên đồng hành đã bị suy giảm sản lượng, các nhà máy nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp phải giảm công suất hoặc chạy dầu DO. Theo quyết định 428/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030, trong thời gian tới, khoảng sau năm 2020 nhu cầu nhập khí thiên nhiên hóa lỏng để vận hành các Trung tâm điện lực Phú Mỹ, Ô Môn, Nhơn Trạch với giá nhiên liệu cao, việc đưa điện mặt trời vào hệ thống điện là cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia. Theo dự báo của Tổng sơ đồ điện 7 hiệu chỉnh giá khí thiên nhiên hóa lỏng trong giai đoạn đến năm 2025 sẽ tăng 2,5 lần giá hiện tại, cụ thể: Nguồn PNG tiềm năng nhất là từ mỏ Natuna D Alpha của Indonesia với sản lượng dao động từ 5÷ 10 tỷ m3/năm, thời điểm được xem xét từ sau năm 2018, giá dự báo khoảng 10 USD/ triệu BTU. Nguồn LNG: có thể mua tại thị trường giao ngay (spot market) trên thế giới hoặc mua theo hợp đồng dài hạn. Trong đó nên ưu tiên xem xét mua theo hợp đồng dài hạn từ Australia, Trung Đông hoặc CHLB Nga với giá dự báo 12- 14 USD/ triệu BTU. Để nhập khẩu theo phương thức này cần phải xây dựng hệ thống kho cảng LNG. Chi phí vận hành các nhà máy điện sẽ tăng cao, việc so sánh hiệu quả kinh tế điện mặt trời với nguồn thay thế điển hình là nhiệt điện chạy dầu diesel có chi phí quy dẫn theo hiệu suất ở công suất 90% và cập nhật giá dầu hiện tại khoảng 14,5US cent/ kWh được xem xét là đầu vào so sánh. Kết quả phân tích kinh tế thể hiện ở dưới đây. Bảng 2: Kết quả phân tích kinh tế Các chỉ tiêu kinh tế đạt được Kết quả Đơn vị - Giá bán điện 14,5 UScent/kWh - EIRR 17,2 % - NPV 664,3 tỷ đồng  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 107
  9. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 - B/C 1,55 - Thời gian hoàn vốn 9,3 năm 3.3. Phân tích tài chính dự án Một dự án được coi là khả thi về mặt tài chính phải thoả mãn các điều kiện sau: - Hệ số hoàn vốn nội tại tài chính FIRR phải lớn hơn giá vốn được ấn định bởi lãi suất vay vốn hoặc giá vốn yêu cầu của nguồn vốn tương ứng. - NPV>0 khi tính theo hệ số chiết khấu của từng nguồn vốn yêu cầu. - Chỉ số lợi ích trên chi phí B/C>1. - Thời gian hoàn vốn càng sớm càng có lợi. Kết quả phân tích tài chính: Bảng 3: Kết quả phân tích tài chính Các chỉ tiêu tài chính đạt được Kết quả Đơn vị Hệ số chiết khấu tài chính (iF) 6,95 % Giá bán điện 9,35 UScent/ kWh FIRR 11,14 % NPV 220,3 tỷ đồng B/C 1,211 Thời gian hoàn vốn 14,4 năm Để đánh giá rủi ro, tìm an toàn cho dự án, trong phân tích tài chính cần phải phân tích độ nhạy với các mức thay đổi vốn đầu tư; điện năng phát ra hay số giờ vận hành công suất đặt; thay đổi giá mua thiết bị chính của nhà máy điện mặt trời; thay đổi chi phí O&M; tổ hợp thay đổi vốn đầu tư và điện năng phát. Phân tích độ nhạy tài chính nhằm xem xét các khả năng thay đổi các thông số KTKT (Kinh tế - kỹ thuật) và tài chính ảnh hưởng tới các chỉ tiêu đánh giá tài chính của dự án, từ đó giúp chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư tối ưu. Phân tích độ nhạy được tiến hành với các trường hợp như sau: Bảng 4: Kết quả phân tích độ nhạy PA3: Chi phí PA4: Vốn đầu tư PA1: Vốn đầu PA2: Điện năng TT Chỉ tiêu O&M tăng tăng 10%, điện năng tư tăng 10% phát giảm 10% 10% phát giảm 10% 1 FIRR % 8,43% 8,08% 10,9% 5,70% 2 NPVf (tỷ đồng) 82,9 56,8 205,50 (79,2) 3 B/Cf 1,073 1,055 1,20 0,931 Thời gian hoàn vốn 4 17,5 18,0 14,7 >20 có chiết khấu (năm) Khi xét các thông số riêng rẽ: Vốn đầu tư, sản lượng điện và chi phí O&M ta có biểu đồ cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả của dự án như sau: 108  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 400 350 300 250 NPV 200 150 100 050 000 90% 95% 100% 105% 110% Tỷ lệ thay đổi Vốn đầu tư Sản lượng điện Chi phí O &M Lãi suất Hình 4. Kết quả phân tích độ nhạy Từ kết quả phân tích độ nhạy cho thấy, đánh giá hiệu quả tài chính trong các trường hợp xét riêng lẻ các yếu tố, vốn đầu tư tăng, điện năng giảm, chi phí vận hành tăng, với các phương án dự án đạt hiệu quả tài chính, riêng phương án tổ hợp vốn đầu tư tăng 10% và điện năng giảm 10% dự án không đảm bảo hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, trong thời điểm vừa qua giá tấm pin vẫn đang có xu thế giảm. Vì vậy, để tăng hiệu quả tài chính của dự án thì chủ đầu tư cần quản lý nguồn vốn đầu tư thật chặt chẽ, kết hợp việc quản lý vận hành đạt hiệu quả giảm thiểu việc giảm công suất phát, ngoài ra việc tìm kiếm các nguồn vốn có lãi suất thấp cũng sẽ góp phần đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án. 4. KẾT LUẬN Qua việc phân tích đánh giá về cả mặt kinh tế và tài chính cho thấy rằng với phương án cơ sở cả hai quan điểm nền kinh tế quốc dân với giá bán điện 14,5 UScent/ kWh, EIRR= 17,2%, NPV= 664,3 tỷ đồng, B/ C= 1,55, thời gian hoàn vốn là 9,3 năm và quan điểm của chủ đầu tư với hệ số chiết khấu tài chính (iF= 6,95%), giá bán điện 9,35 UScent/ kWh, FIRR= 11,14%, NPV= 220,3 tỷ đồng, B/ C= 1,211, thời gian hoàn vốn là 14,4 năm. Vì thế, dự án đều mang lại hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn và đảm bảo được các nghĩa vụ trả nợ cho các ngân hàng cũng như nhà tài trợ vốn. Vì vậy, dự án khả thi về cả hai mặt kinh tế và tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J. C. Sweeney, “Climate Change,” Int. Encycl. Hum. Geogr., pp. 147–155, 2009, doi: 10.1016/B978-008044910- 4.00561-7. [2] S. Ali, J. Taweekun, K. Techato, J. Waewsak, and S. Gyawali, “GIS based site suitability assessment for wind and solar farms in Songkhla, Thailand,” Renew. Energy, vol. 132, pp. 1360–1372, 2019, doi: 10.1016/j.renene.2018.09.035. [3] Erdiwansyah, R. Mamat, M. S. M. Sani, and K. Sudhakar, “Renewable energy in Southeast Asia: Policies and recommendations,” Sci. Total Environ., vol. 670, pp. 1095–1102, 2019, doi: 10.1016/j.scitotenv.2019.03.273. [4] V. Ho and Q. Ph, “Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam,” no. Vcci, 2021. [5] M. Abdolzadeh and M. Ameri, “Improving the effectiveness of a photovoltaic water pumping system by spraying water over the front of photovoltaic cells,” Renew. Energy, vol. 34, no. 1, pp. 91–96, 2009, doi: 10.1016/j.renene.2008.03.024. [6] H. T. Nguyen, T. Vo-duy, B. Nguyễn, M. C. Ta, and J. P. F. Trovão, “Modeling and Control of Wind-Solar-Battery Energy System – Energetic Macroscopic Representation Approach,” vol. 1, no. May, pp. 1–10, 2021.  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 109
  11. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 [7] M. Mierzwiak and B. Calka, “Multi-Criteria Analysis for Solar Farm Location Suitability,” Reports Geod. Geoinformatics, vol. 104, no. 1, pp. 20–32, 2017, doi: 10.1515/rgg-2017-0012. [8] T. Thumma and S. R. Sheri, “Unsteady MHD Free Convection Flow past a Vertical Porous Plate Considering Radiation and Volume Fraction Effects in a Nanofluid,” Int. Adv. Res. J. Sci. Eng. Technol., vol. 2, no. 2, pp. 197– 205, 2015, doi: 10.17148/IARJSET. [9] Nghiên cứu của tổ chức năng lượng thế giới IEA-SHC, thực hiện bởi giáo sư Pierre Ineichen của đại học Geneva tháng 2/2011 và 9/2013 đánh giá SolarGIS là nguồn dữ liệu bức xạ mặt trời tin cậy nhất. [10] Edoardo Gionta, “Design, feasibility study and environmental analysis of a grid connected PV system in Cambodia” Thesis to obtain the Master of Science Degree in Energy Engineering and Management, November 2018. 110  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2