Phân tích môi trường làm việc tại doanh nghiệp: Trường hợp Công ty Coca-cola (The Coca-Cola Company)
lượt xem 1
download
Bài viết "Phân tích môi trường làm việc tại doanh nghiệp: Trường hợp Công ty Coca-cola (The Coca-Cola Company)" tập trung vận dụng cơ sở lý thuyết để phân tích thực trạng môi trường làm việc của công ty Coca-Cola, từ đó đề ra những kiến nghị cải thiện môi trường làm việc trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích môi trường làm việc tại doanh nghiệp: Trường hợp Công ty Coca-cola (The Coca-Cola Company)
- PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY COCA-COLA (THE COCA-COLA COMPANY) Nguyễn Thị Thùy Dương1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một, email: duongntt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Môi trường làm việc luôn là yếu tố quan trong và được chú trọng hiện nay, là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu trên thế giới để góp phần nâng cao thương hiệu, cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên và tạo sự đồng thuận xã hội. Công ty Coca-cola (The Coca-Cola Company) là một trong những công ty lớn về nước giải khát có quy mô trên khắp thế giới, được đánh giá tích cực về môi trường làm việc. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập kinh tế, những vấn đề về môi trường làm việc vẫn luôn phát sinh và tồn tại, trở thành bài toán cho nhà quản trị doanh nghiệp. Bài viết tập trung vận dụng cơ sở lý thuyết để phân tích thực trạng môi trường làm việc của công ty Coca-Cola, từ đó đề ra những kiến nghị cải thiện môi trường làm việc trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Coca-Cola, môi trường làm việc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng nguồn nhân lực chính là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đầy đủ về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ … nhưng nếu thiếu đi nguồn nhân lực thì khó có thể tồn tại và phát triển lâu dài, do đó các doanh nghiệp luôn chú trọng đến sự hài lòng của nhân viên. Theo các nghiên cứu trước đây thì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhân viên nhưng môi trường làm việc là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc và là yếu tố để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cụ thể như: lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên (Coff,1997), điều kiện cơ sở vật chất (Black và Lynch, 2011), mối quan hệ trong công việc (Stogdill,1974), sự đa dạng trong môi trường làm việc (Tomavik, 1995). Môi trường làm việc tốt sẽ giảm bớt sự ganh ghét, chia rẽ giữa các nhân viên, sẽ tạo động lực làm việc và giúp nâng cao chất lượng công việc. Môi trường làm việc ảnh hưởng bởi văn hoá tổ chức, điều kiện vật chất, quan hệ giữa đồng nghiêp hay với cấp trên và chế độ làm việc tại văn phòng. Công ty Coca-Cola cũng đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ và tài năng. Công ty luôn có các chính sách tác động đến động lực làm việc của nhân viên như lương thưởng và phúc lợi, cách bố trí văn phòng để tạo hứng thú trong công việc. Do đó, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc là một việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu mang tính tổng hợp về môi trường làm việc của công ty này trên nhiều phương diện, tiêu chí. Tác giả vận dụng một số lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc, sự hài lòng của nhân viên về thu nhập, lương thưởng, phúc lợi, sự đa dạng về môi trường làm việc đề làm rõ thực trạng môi trường làm việc của công ty Coca-Cola. 437
- 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm môi trường làm việc Nhiều học giả đã cố gắng khái niệm hóa môi trường làm việc. Có lẽ nó có thể được định nghĩa ở dạng đơn giản nhất là bối cảnh, tình huống, điều kiện và hoàn cảnh mà mọi người làm việc trong đó. Briner (2000) xây dựng thêm như một phạm trù rất rộng bao gồm bối cảnh vật lý (ví dụ: nhiệt độ, thiết bị, v.v.), đặc điểm của bản thân công việc (ví dụ: khối lượng công việc, độ phức tạp của nhiệm vụ), các đặc điểm tổ chức rộng hơn (ví dụ: văn hóa, lịch sử) và thậm chí cả các khía cạnh của bối cảnh tổ chức bổ sung (ví dụ: điều kiện thị trường lao động địa phương, ngành công nghiệp, mối quan hệ nơi làm việc và gia đình). Điều đó có nghĩa là môi trường làm việc là tổng thể mối quan hệ tồn tại giữa người lao động và người sử dụng lao động và môi trường nơi người lao động làm việc bao gồm môi trường kỹ thuật, con người và tổ chức. Theo Yusuf và Metiboba (2012) để định nghĩa môi trường làm việc là sự kết hợp của ba môi trường phụ chính bao gồm môi trường kỹ thuật, môi trường con người và môi trường tổ chức. Theo họ, môi trường kỹ thuật đề cập đến các công cụ, thiết bị, cơ sở hạ tầng công nghệ và các yếu tố vật chất hoặc kỹ thuật khác của nơi làm việc. Môi trường con người bao gồm các đồng nghiệp, những người khác mà nhân viên có quan hệ, nhóm và nhóm làm việc, các vấn đề tương tác, lãnh đạo và quản lý. Môi trường con người có thể được hiểu là mạng lưới tương tác chính thức và không chính thức giữa các đồng nghiệp; nhóm cũng như mối quan hệ sếp-cấp dưới tồn tại trong khuôn khổ của các tổ chức. Loại môi trường làm việc thứ ba, môi trường tổ chức bao gồm các hệ thống, thủ tục, thông lệ, giá trị và triết lý hoạt động dưới sự kiểm soát của cấp quản lý. Theo Brown và Leigh (1996), Môi trường làm việc được định nghĩa chính là sự nhận thức của nhân viên về nơi mà họ làm việc theo hai khía cạnh: an toàn và ý nghĩa; các yếu tố mang lại cảm giác an toàn cho nhân viên đó là: sự ủng hộ của cấp trên, công việc rõ ràng, sự giao tiếp thẳng thắn và cởi mở. Các yếu tố mang lại cảm giác ý nghĩa cho nhân viên đó là: sự đóng góp vào mục tiêu của tổ chức, sự công nhận đầy đủ về những đóng góp của nhân viên và cơ hội được học hỏi và phát triển của mỗi cá nhân. Qua những định nghĩa trên, ta có thể kết luận môi trường làm việc được xem là một nơi có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại nhất để nhằm mục đích phục vụ trong công việc và hỗ trợ cho các nhân viên văn phòng làm việc một cách hiệu quả nhất. Việc bài trí không gian trong văn phòng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho các nhân viên thuận tiện trong quá trình giao tiếp cũng như trao đổi công việc với nhau. Không những thế môi trường làm việc còn tạo cho nhân viên một cảm giác an toàn và thoải mái, để kích thích quá trình tư duy và đóng góp ý kiến của các nhân viên trong khi làm việc. Ngoài ra trong môi trường làm việc thì các nhân viên trong văn phòng cần có sự hỗ trợ lẫn nhau và luôn giữ sự tôn trọng đối với các đồng nghiệp trong công ty. Đối với môi trường làm việc như vậy thì các lãnh đạo trong văn phòng đó phải tạo ra được nguồn năng lực tích cực cho nhân viên để mang lại cảm giác an toàn và ủng hộ của cấp trên đối với nhân viên từ đó tạo ra lòng trung thành của nhân viên với công ty để họ cống hiến hết mình với công ty và gặt hái được các mục tiêu mà công ty đề ra. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc của doanh nghiệp 2.2.1. Lương thưởng, phúc lợi và chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên Người ta thường nói rằng nhân viên là tài sản quý giá nhất và là nhân tố thiết yếu nguồn lợi cạnh tranh (Coff, 1997), nên mức lương và phúc lợi là yêu cầu hàng đầu để thu hút nhân viên. Nếu như tiền lương là “thước đo” của người đi làm thì phúc lợi là “thước đo” của một công ty tốt. Công ty có đầy đủ phúc lợi như trợ cấp ốm đau, thai sản, quà tặng vào các ngày lễ sẽ giữ chân được nhân viên lâu dài, còn nếu thiếu mức độ đãi ngộ thì nhân viên sẽ chán nản làm việc dẫn đến tình trạng nghỉ việc thường xuyên ảnh hưởng đến quá trình làm việc. Do đó, phúc lợi cho nhân viên là một việc tốt nhất để cải thiện mức độ làm việc của nhân viên. 438
- 2.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất Theo Black và Lynch (2011) bố cục văn phòng của một công ty ngày càng được thiết kế xoay quanh nhu cầu của nhân viên nhằm tối đa hoá năng suất lao động. Một môi trường sạch sẽ, không bừa bãi thì nhân viên sẽ tập trung làm việc hơn, hoàn thành mục tiêu nhanh chóng. Vì vậy để thích ứng nhu cầu làm việc của nhân viên thì những công ty hiện nay đã chuyển sang môi trường làm việc với không gian mở. Điều này giúp tất cả nhân viên dễ dàng trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Điều kiện làm việc thông qua quá trình công nghệ, công cụ sản xuất, đối tượng lao động và năng lực của người lao động. Một môi trường có đầy đủ các thiết bị máy tính, mạng internet, sách vở, nhà xưởng , bàn ghế làm việc và các thiết bị công nghệ khác sẽ có lợi cho sự phát triển của nhân viên, trang thiết bị hiện đại và tiện nghi sẽ tạo điều kiện tốt giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu một môi trường hạn chế về cơ sở vật chất, không có các thiết bị công nghệ hiện đại sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhân viên,họ sẽ khó hoàn thành công việc hơn từ đó đem lại hiệu quả lao động kém chất lượng. 2.2.3. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, giữa cấp dưới với cấp trên Giao tiếp với đồng nghiệp tốt không chỉ giúp chúng ta học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm mà còn tạo sự thoải mái, đoàn kết trong công việc. Những người đồng nghiệp sẽ giúp đỡ, quan tâm, hỗ trợ nhau khi làm việc, hơn thế nữa, họ có thể trở thành người bạn tri kỉ chia sẻ với mình cả hai phương diện công việc và cuộc sống. Đối với lãnh đạo: Trong một văn phòng thì lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng. Là người tạo ra một nguồn năng lượng tích cực cho các nhân viên, nhằm mục đích thúc đẩy tinh thần làm việc cho các nhân viên một cách thoải mái và hòa đồng với công việc. Nếu trong một số trường hợp nhà lãnh đạo không thúc đẩy tinh thần làm việc cho các nhân viên thì sẽ có một số nhân viên làm việc riêng và đôi khi họ sẽ miễn cưỡng đóng góp ý kiến của mình vào việc hỗ trợ việc thực hiện các dự án hay công việc. Đã là một lãnh đạo thì chức năng ra quyết định dứt khoát là một chiến lược lãnh đạo rất quan trọng, điều này rất dễ hiểu nếu một nhà quản trị không có khả năng ra quyết định thì điều đó có khả năng lãnh đạo sẽ không giúp được các thành viên trong nhóm của mình trong mọi công việc (Stogdill,1974). Các nhà lãnh đạo trong quá trình giảng dạy cho các nhân viên mà độc đoán quá mức thì có thể làm mất đi thẩm quyền của họ, vì không chịu nhận sự góp ý của của các thành viên trong nhóm sẽ làm cho các nhân viên cảm thấy không hài lòng và dẫn đến việc không thực hiện công việc của thành viên trong văn phòng. Trong môi trường làm việc văn phòng thì xung đột là điều không thể tránh, cụ thể là các nhân viên sẽ xảy ra bất đồng quan điểm ý kiến của mình với người khác, trong các trường hợp như vậy thì lãnh đạo sẽ là người đứng ra giải quyết vấn đề, xem xét ý kiến của từng thành viên và đánh giá đưa ra được một phương hướng giải quyết tốt nhất và hiệu quả nhất trong công việc, đồng thời hòa giải một cách thỏa đáng nhất cho các thành viên. 2.3.4. Sự đa dạng trong môi trường làm việc Theo Tomavik (1995) thì đa dạng môi trường làm việc đề cập đến sự hiện diện của các cá nhân có các đặc điểm khác nhau về giới tính, độ tuổi, văn hoá, tôn giáo, học vấn, kinh nghiệm làm việc và các đặc điểm khác trong cùng môi trường làm việc. Sự đa dạng nơi làm việc khiến tất cả nhân viên cảm thấy được chấp nhận và ghi nhận giá trị của bản thân, không có một cá nhân nào bị xem nhẹ hay bị phân biệt đối xử. Sự đa dạng là sức mạnh tập thể về kinh nghiệm, kỹ năng, tài năng và các nền văn hoá của mỗi cá nhân mang đến cho doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao sự sáng tạo và năng suất lao động của các cá nhân trong cùng môi trường làm việc. Sự đa dạng còn giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhân tài đến với doanh nghiệp hơn. Bên cạnh đó, sự đa dạng ở các thế hệ khác nhau giúp họ biết cách giao tiếp với nhau hơn, thích ứng được quan điểm của các thế hệ và học hỏi ở nhau nhiều điều mới mẻ để nâng cao hiệu suất làm việc. 439
- 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY COCA-COLA 3.1. Chế độ lương thưởng, phúc lợi của nhân viên Coca – Cola trả lương hàng tháng cho nhân viên từ ngày 15 của tháng trước đến hết ngày 14 của tháng hiện tại và sẽ được trả vào ngày cuối cùng của mỗi tháng. Với cách tính lương như trên các bộ phận kế toán có nhiệm vụ xác nhận và duyệt các khoản chấm công, tăng ca hoặc các nội dung khác liên quan đến lương gửi phòng nhân sự trước 15h ngày 13 hàng tháng. Coca Cola có nhiều vị trí và chức vụ khác nhau do đó mức lương sẽ tùy thuộc vào từng bộ phận và chức vụ sẽ có một mức lương thỏa đáng khác nhau phù hợp với vị trí, kinh nghiệm làm việc và mong muốn. Thông tin lương của từng nhân viên sẽ được bảo mật hoàn toàn. Khi sự thay đổi về lương, bộ phận nhân sự sẽ trao đổi với người quản lí trực tiếp để được điều chỉnh. Bảng 1: Mức lương theo vị trí việc làm tại công ty Coca-Cola Vị trí việc làm Mức lương (quy đổi ra VND) Nhân viên bán hàng thị trường 7.889.819 VND/ tháng Nhân viên bán hàng 5.802.193 VND/ tháng Nhân viên vận hành máy sản xuất 8.158.521 VND/ tháng Nhân viên nhập liệu 8.058.317 VND/tháng Nhân viên thủ kho 8.917.807 VND/tháng Nhân viên kinh doanh đại lý 9.639.720 VND/tháng Nhân viên kiểm soát chất lượng 9.661.904 VND/tháng Quản lý cửa hàng 7.450.495 VND/tháng Nguồn: Tác giả tổng hợp từ vn.indeed.com và quy đổi từ USD sang VND. Từ bảng trên có thể thấy được rằng lương của công ty Coca-Cola tại Việt Nam về cơ bản đạt được mức GDP trung bình là 3.717 USD (khoảng 8.200.000 VND), đáp ứng được mức sống cơ bản của nhân viên. Tuy nhiên, nếu so với trụ sở chính ở Mỹ, mức lương này khá thấp, theo số liệu thống kê của Zippia.com, mức lương trung bình của các vị trí việc làm ở quốc gia này là 40.269 USD/năm (khoảng 88.333.333 VND). Điều này cho thấy khoảng cách lương giữa trụ sở chính và các công ty con ở các quốc gia khác là khá lớn. Chế độ phúc lợi như bảo hiểm xã hội, nghỉ phép, nghỉ lễ, chăm sóc sức khỏe… đều đáp ứng các quy định của quốc gia nước sở tại. Có một số thay đổi tùy quốc gia, tuy nhiên điều này là không đáng kể. Ngoài lương tháng 13, nhân viên còn nhận thêm tiền thưởng năm dựa trên thành tích công việc và kết quả kinh doanh; bữa trưa miễn phí với thực đơn được làm mới và vô cùng hấp dẫn cho cả người ăn chay và ăn mặn, công nhân cũng được tăng khẩu phần ăn trưa, nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ; hệ thống xe buýt thuận tiện đưa đón tại các quận khác nhau tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh; tất cả nhân viên được tham dự lớp yoga miễn phí… Nhìn chung Coca Cola ở mỗi quốc gia đều có chế độ đãi ngộ nhân viên khác nhau, phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc tại đó, nhưng không có sự khác biệt nhiều. Chính vì nhờ vào sự phát triển, tạo động lực về mặt tinh thần thúc đẩy ý thức làm việc tạo cho nhân viên có cơ hội phát triển và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Theo bảng xếp hạng Anphabe, năm 2022 công bố Coca Coca xếp hạng thứ 6 về nơi về làm việc tốt nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, công tác đào tạo của công ty chưa được chú trọng, còn chủ quan trong việc tự đánh giá công ty đã được cải thiện và tăng năng suất hơn, vì vậy chưa cần thiết có kế hoạch đào tạo phù hợp và bỏ qua những vấn đề quan trọng của nhân viên, ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty (Kura và Yusuf, 2019). 440
- 3.2. Điều kiện cơ sở vật chất Theo nghiên cứu của Chukundah, Tutah Tonye, và Chinedu Victor Ile (2022) đã tiến hành khảo sát về môi trường làm việc của công ty Coca-Cola ở Port Habour với tổng cộng 400 nhân viên theo thang đo Likert và đạt được kết quả như sau: Bảng 2: Kết quả khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất tại Coca-Cola Tiêu chí Số lượng mẫu Kết quả trung bình Bố trí văn phòng 400 4.08 Văn phòng có điều hòa 400 4.13 Điều kiện môi trường 400 4.27 Thiết bị văn phòng 400 4.05 Qua kết quả khảo sát trên cho thấy nhân viên đều đánh giá môi trường làm việc của văn phòng Coca Cola ở mức 4 (Tốt), một số tiêu chí ở mức cận 5 (Rất hài lòng). Điều này giúp nhân viên tăng sự sáng tạo, tinh thần thoải mái và góp phần hoàn thành công việc hiệu quả. Tuy khảo sát trên chỉ được tiến hành ở một quốc gia châu Phi, tuy nhiên cũng góp phần khái quát được môi trường làm việc của công ty Coca-Cola là rất tích cực, cho thấy hiệu quả quản trị doanh nghiệp với các tiêu chí về doanh thu, lương thưởng, phúc lợi xã hội… đều được sự đồng thuận cao của nhân viên làm việc tại đây. 3.3. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, giữa cấp dưới và cấp trên Theo nghiên cứu của Chukundah, Tutah Tonye, và Chinedu Victor Ile (2022) đã tiến hành khảo sát về môi trường làm việc của công ty Coca-Cola ở Port Habour với tổng cộng 400 nhân viên theo thang đo Likert và đạt được kết quả như sau: Bảng 3: Kết quả khảo sát về mối quan hệ trong công việc tại Coca-Cola Tiêu chí Số lượng mẫu Kết quả trung bình Mối quan hệ trong công việc 400 4.15 Thông qua kết quả khảo sát trên, ta có thấy đa phần các nhân viên trong Coca-Cola đều nghiêng về sự đồng ý và hoàn toàn đồng ý trong việc đánh giá mối quan hệ công việc tại công ty (bao gồm cả với lãnh đạo và đồng nghiệp). Các mức điểm trung bình đều trên 4 điều này cho thấy rằng các nhân viên trong công ty rất hài lòng với các mối quan hệ trong môi trường làm việc của mình. Điều này đã góp phần tạo nên một môi trường làm việc hòa đồng, thoải mái và lành mạnh giúp cho các nhân viên kích thích tinh thần làm việc và giúp đỡ nhau trong công việc để gặt hái được nhiều thành công. 3.4. Sự đa dạng lao động trong môi trường làm việc Theo báo cáo thường niên của công ty Coca-Cola về giới tính trên các tiêu chí về lãnh đạo cấp cao, quản lý cấp trung và nhân viên được thống kê trong bảng 4 dưới dây. Bảng 4: Thống kê về giới tại công ty Coca-Cola ở Mỹ Giới tính Lãnh đạo cấp cao Quản lý cấp trung Nhân viên Tổng cộng Nữ 39% 51.3% 36% 44% Nam 61% 48.7% 64% 56% Nguồn: Coca-Cola (2022). Từ bảng trên ta có thể thấy được rằng tỉ lệ nữ chiếm tổng số 44% và nam là 56%, đa phần giới tính nữ giữ chức vụ quản lý cấp trung. Đây là tiêu chí cao hơn so với quản lý cấp trung là nam giới. Điều này cho thấy, ở công ty Coca-Cola luôn chú trọng việc cân bằng về giới trong việc bố trí nhân sự các cấp, trong đó nhà quản lý cấp trung là nữ giới được bố trí đa số. 441
- Yếu tố chủng tộc/sắc tộc cũng rất quan trọng, cho thấy việc dần xóa bỏ khoảng cách, chế độ phân biệt chủng tộc tại các công ty đa quốc gia, với đa dạng thành phần lao động. Bảng 5 dưới dây cho thấy thống kê về chủng tộc/sắc tộc tại công ty Coca-Cola ở Mỹ. Bảng 5: Thống kê về chủng tộc/sắc tộc tại công ty Coca-Cola ở Mỹ Chủng tộc/Sắc tộc Lãnh đạo cấp Quản lý cấp Nhân viên Tổng cộng cao trung Người Mỹ gốc Ấn/ Người Alaska bản địa 0% 0.3% 0.4% 0,3% Người châu Á 10% 10.4% 5.4% 8.1% Người da đen/ Người Mỹ gốc Phi 8.6% 16.1% 30.3% 22% Người Tây Ban Nha/ Người Latinh 9.9% 8.7% 21.2% 14.6% Người Hawaii bản địa/ Người quàn đảo Thái 0.1% 0.1% 0.5% 0.3% Bình Dương khác Không xác định 9.1% 5.2% 2.4% 4.3% Từ hai chủng tộc trở lên 0.9% 2.2% 3.0% 2.5% Người da trắng 61.4% 57.1% 36.7% 48.1% Nguồn: Coca-Cola (2022). Từ bảng trên ta có thể thấy được sự da dạng về lao động của công ty Coca-Cola ở Mỹ, tỉ lệ người da trắng chiếm đa số ở các vị trí chức vụ và công việc (48.1%), tiếp đến là người da đen (22%). Có thể thấy chính sách tuyển dụng, bố trí công việc của Coca-Cola là rất tiến bộ, dù vị trí lãnh đạo cấp cao vẫn đa số là người da trắng nhưng theo cơ cấu nhất định, người da đen vẫn được chú trọng trong công việc và tạo môi trường làm việc tích cực cho họ. Tỉ lệ người da đen nắm giữ chức vụ quản lý cấp trung (16.1%) là một tỉ lệ có thể chấp nhận được (chỉ thấp sau người da trắng, cao hơn các thành phần còn lại). Đa phần người da đen làm việc tại Coca-Cola với tỉ lệ 30%, và họ cảm thấy được tôn trọng tại đây (kết quả khảo sát trình bày ở mục 2.1, 2.2 và 2.3). Coca-Cola đã cho thấy được chính sách bố trí nhân sự trên tiêu chí chủng tộc/sắc tộc hết sức phù hợp và nhân văn, xóa bỏ khoảng cách khu vực, màu da, các chế độ phân biệt tồn tại qua nhiều thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, do môi trường làm việc có nhiều thành phần dân tộc và ngôn ngữ, nên vẫn còn xảy ra tình trạng bất bình đẳng về ngôn ngữ bên trong công ty gây khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ công việc, làm cho hiệu suất công việc giảm, dẫn đến mối quan hệ công việc nhiều lúc còn căng thẳng, tiêu cực, khó đoàn kết, hòa nhập bởi tư tưởng phân biệt chủng tộc. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Thứ nhất, tăng cường chuyển đổi số trong doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường làm việc của nhân viên. Việc tích hợp chuyển đổi số vào tất cả bộ phận của doanh nghiệp, sử dụng công nghệ để giúp ích trong việc kinh doanh được hiệu quả hơn. “ Chuyển đổi số tại nơi làm việc” đề cập đến cách thay đổi mới về công nghệ, cách mọi người thực hiện công việc và cách các đồng nghiệp giao tiếp với nhau trong công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhờ đó giúp tăng năng suất và doanh thu, cải thiện kinh nghiệm, hiệu quả và sự hài lòng của nhân viên. Một số nghiên cứu đã ghi nhận những lợi ích làm việc từ xa dựa vào tính tự chủ của nhân viên. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh Covid nhân viên không thể làm việc tại công ty nên nhiều công ty đã chuyển sang môi trường chuyển đổi số để nhân viên có thể làm việc tại nhà và liên kết với nhau qua internet. Việc chuyển đổi số sẽ hỗ trợ các tổ chức tận dụng tối đa làm việc của người lao động, hệ thống công nghệ có thể thực hiện công việc giá trị thấp mà không cần đến nhân viên, điều này làm giảm chi phí trả lương cho nhân viên. Trong môi trường chuyển đổi số, lãnh đạo có thể 442
- kiểm tra chất lượng lao động và tính minh bạch của từng nhân viên bằng cách sử dụng dữ liệu báo cáo từ việc thu thập được. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp chuyển đổi số thành công thì họ sử dụng hiệu quả công nghệ thông qua việc tận dụng, khai thác dữ liệu trên mạng. Hơn thế nữa, trong môi trường chuyển đổi số, sự tương tác của nhân viên tốt hơn khi nhân viên trò chuyện và gắn kết với nhau khiến họ cảm thấy thân thuộc và tin tưởng thì họ sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng trong môi trường làm việc, nhờ đó mối quan hệ của họ tốt hơn. Sự tương tác trong nhóm là điều sử dụng công nghệ tiên tiến thông qua email, bên cạnh đó, môi trường chuyển đổi số giúp họ thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn và đem lại hiệu suất cao hơn. Thứ hai, tăng cường phúc lợi giải trí để giảm áp lực cho nhân viên. Thường xuyên tăng cường sự thích thú cho nhân viên trong môi trường làm việc thì hoạt động giải trí được cho là những cách hiệu quả nhất. Điều này tạo ra sự hạnh phúc tại nơi làm việc cũng như gắn kết tất cả các thành viên trong một tổ chức với nhau. Việc áp dụng các hoạt động vui chơi, giải trí là một cách khiến nhân viên hài lòng hơn về môi trường làm việc. Nên hiện nay, bất chấp suy thoái kinh tế thì nhiều công ty vẫn tăng cường tổ chức các hoạt động vui nhộn như tổ chức trò chơi, sự kiện giúp nhân viên gắn kết với nhau hơn đồng thời giúp nơi làm việc trở nên thoải mái và giảm bớt căng thẳng cho nhân viên để họ có tinh thần tốt hơn để làm việc lâu dài và hiệu quả. Thông thường, các chuyến dã ngoại của công ty đều góp phần giúp tinh thần thoải mái cũng như thư giãn, đây là một phần thưởng mà công ty dành cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc này giúp nhân viên có thể gắn kết với nhau, xây dựng các mối quan hệ tốt hơn. Khi đi du lịch thì nhân viên thì nhân viên có thêm những trải nghiệm mới, khám phá những điều mới và có kỉ niệm đáng nhớ ở nơi làm việc. Đặc biệt, những cơ hội đi dã ngoại giúp nhân viên khám phá và học hỏi các văn hoá, lịch sử và cách sống của con người ở mọi nơi giúp họ có thêm kiến thức về đa văn hoá để họ biết cách cư xử giữa các mối quan hệ khác nhau. Qua các lợi ích trên thì Coca Cola nên có những phúc lợi về giải trí cho nhân viên thư giãn sau những ngày làm, công ty nên đưa ra các chính sách nghỉ phép dài hạn, cho phép nhân viên nghỉ phép lâu hơn để họ dành thời gian đó đi du lịch khi hoàn thành xong công việc để nhân viên có cơ hội tận hưởng, lấy lại tinh thần sau những áp lực công việc. Tiếp đến, công ty có thể tổ chức các hoạt động giải trí trong công ty như các sự kiện, buổi tiệc để nhân viên tham gia giải trí và kết giao thêm nhiều mối quan hệ mới. Hơn thế nữa, Coca Cola có những chương trình thưởng du lịch dựa trên hiệu suất làm việc, trong đó sẽ có một phần thưởng đi du lịch điều này làm nhân viên thích thú và nỗ lực hơn trong công việc. Sau cùng, công ty có thể tự tổ chức các chuyến đi du lịch nhằm tạo cơ hội cho nhân viên có những trải nghiệm mới mang lại kỉ niệm đáng nhớ cho họ. Thứ ba, giải quyết vấn đề bất đồng ngôn ngữ bằng các khóa học ngôn ngữ và công cụ công nghệ sẵn có. Việc sử dụng chung một loại ngôn ngữ trong môi trường làm việc có thể làm tăng khả năng tương tác của các nhân viên và góp phần tạo cơ hội cho các nhân viên tham gia vào các hoạt động của công ty tích cực hơn. Không những thế, sử dụng chung một loại ngôn ngữ còn giúp cho mọi người trong công ty dễ dàng hiểu được ý kiến của nhau hơn, làm giảm sự hiểu lầm trong lời nói của mọi người, làm cho việc giao tiếp của các nhân viên trong công ty trở nên hiệu quả hơn, giúp mọi người trong công ty dễ dàng hỗ trợ lẫn nhau và trao đổi công việc một cách thuận tiện. Để giúp cho việc đồng bộ về ngôn ngữ, thì các công ty trên thế giới đã bắt đầu mở các khóa học dạy tiếng Anh cho nhân viên của mình. Vì tiếng Anh là ngôn ngữ chung trên toàn cầu, được sử dụng thường xuyên ở nhiều quốc gia từ trong cuộc sống đến môi trường làm việc văn phòng, đó là phương tiện giao tiếp chung của mọi người và tiếng Anh được xem như là ngôn ngữ thứ hai của quốc gia. Việc sử dụng tiếng Anh trong công ty sẽ giúp cho công ty cải thiện được sự bất đồng về ngôn ngữ giữa người da màu và người da trắng trong công ty. Hơn thế nữa, tiếng Anh còn là một loại ngôn ngữ được cả thế giới sử dụng làm ngôn ngữ chung trong các vấn đề về giao tiếp giữa nước này và nước khác. 443
- Trong môi trường làm việc của công ty Coca Cola tại Hoa Kỳ và Châu Phi, thì các nhân viên da màu và nhân viên da trắng làm việc tại công ty rất nhiều và các nhân viên ở đây thường xảy ra tình trạng bất đồng về ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp, làm cho các nhân viên rất khó khăn trong quá trình trao đổi và giải quyết công việc. Cho nên Coca Cola cần tổ chức các khóa học ngôn ngữ tiếng anh cho các nhân viên trong công ty của mình. Cùng với việc tổ chức các khoá học thì công ty nên khuyến khích hoặc có điều kiện bắt buộc mọi người tham gia học tập nhằm nâng cao vốn ngôn ngữ và giúp cho nhân viên cải thiện được khả năng giao tiếp trong công ty. Không những thế, Coca Cola nên sử dụng các công cụ dịch thuật ngữ để hỗ trợ khi giao tiếp như Google Translate. Ứng dụng này sẽ cho phép chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách nhanh chóng giúp cho các cuộc họp trong văn phòng trở nên hiệu quả hơn. Việc cải thiện được khả năng giao tiếp trong công việc sẽ giúp cho các nhân viên dễ dàng trao đổi, giúp đỡ nhau trong công việc và tăng hiệu quả công việc lên rất nhiều, vấn đề giao tiếp đã trở nên thuận tiện hơn thì mọi người trong văn phòng sẽ cảm thấy hòa đồng, vui vẻ và thoải mái hơn khi làm việc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Black, S. & Lynch, L. (1996). Human-Capital Investments And Productivity, Technology, Human Capital and the Wage Structure. Vol 86. No. 2, 263 – 267. 2. Briner, R. B. (2000). Relationships between work environments, psychological environments and psychological well-being: in-depth review. Occup. Med. 50 (5), 299-303. Retrieved from http://occmed.oxfordjournals.org/content/50/5/299.full.pdf 3. Brown, S., & Leigh, T. (1996). A New Look at Psychological Climate and Its Relationship to Job Involvement, Effort, and Performance. Journal of Applied Psychology, 81, 358-368. https://doi.org/10.1037/0021-9010.81.4.358 4. Coco-Cola (2022). Báo cáo kinh doanh bền vững. https://www.coca- colacompany.com/content/dam/company/us/en/reports/coca-cola-business-sustainability-report- 2022.pdf#page=56 5. Chukundah, Tutah Tonye, and Chinedu Victor Ile (2022). Work Environment and Employees Job Performance in Coca-Cola Bottling Company Port Harcourt, BW Academic Journal (2022). 6. Coff RW (1997). Human assets and management dilemmas: coping with hazards on the road to resource-based theory. Academy of Management Review 22(2): 374–402 7. Kura and Yifru (2019). Assesment of training practices in East Africa Bottling SC (Coca-Cola). Diss. St. Mary's University, 2019. 8. Mazibuko, J. Veli, and Krishna K. Govender (2017). Exploring workplace diversity and organisational effectiveness: A South African exploratory case study, SA Journal of Human Resource Management. 15 (2017): 10. 9. Stogdill, R. (1974). Handbook of leadership: A survey of theory and research. New York: The Free Press. 10. Tomervik, K. (1995). Workforce diversity in Fortune 500 corporations headquartered in Minnesota: Concepts and practices. Academy of Human Resource Development (AHRD) Conference Proceedings, St. Louis, MO. 11. Trang thông tin điện tử Indeed.com: https://www.indeed.com. 12. Trang thông tin điện tử Zippia.com: htttps://www.zippiz.com 13. Yusuf N. & Metiboba S. (2012). Work environment and job attitude among employees in a Nigerian work organization. Journal of Sustainable Society, 1(2), 36-43 444
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích môi trường vĩ mô chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của Trung Nguyên
6 p | 4547 | 307
-
Phân tích kế hoạch marketing
21 p | 392 | 120
-
Chiến lược kinh doanh_ Chương bốn: Phân tích môi trường và hệ thống thông tin quản trị (MIS)
5 p | 345 | 116
-
Phân tích môi trường và hệ thống thông tin quản trị
5 p | 410 | 110
-
Chiến lược và Chính sách kinh doanh - Phân tích môi trường và hệ thống thông tin quản trị (MIS)
4 p | 308 | 81
-
Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 1
5 p | 236 | 77
-
Phần lý thuyết phân tích ngành
11 p | 287 | 53
-
Phân tích môi trường marketing.
40 p | 175 | 34
-
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI MUA phần 2
12 p | 178 | 29
-
Môi trường văn hóa của nước Pháp và Đức ảnh hưởng đến hoạt động marketing
33 p | 129 | 24
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực: Chương 2 - TS. Bùi Quang Xuân
46 p | 148 | 23
-
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGOẠI VI
21 p | 159 | 20
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 3 - TS Nguyễn Hữu Lam
19 p | 98 | 14
-
Phân tích môi trường marketing 1
5 p | 89 | 13
-
Phân tích môi trường marketing 2
6 p | 125 | 12
-
fac và myspace có làm thay đổi môi trường làm việc? (phần 1)
6 p | 69 | 11
-
Những nguyên tắc vàng cho bảo mật doanh nghiệp
4 p | 83 | 10
-
Phân tích môi trường marketing
9 p | 108 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn